ùa Phượng năm ấy . Trước khi chia tay,các anh lớp Thanh bắt chước người nhớn sửa soạn làm một số báo về hè nói về tình nghĩa thầy trò và bạn bè cùng lớp. Tất cả đều đồng lòng cử Thanh trông nom vì biết thường ngày Thanh có võ vẽ tí văn thơ hơn cả. Thanh cặm vụi gần một tháng vẽ, viết, tô màu, tẩy xóa cho đến khi số báo dày 20 trang giấy học trò kia thành hình. Buổi học cuối cùng Thanh đưa số báo đặc biệt để thầy Hiền xem. Thầy bảo đọc bài đầu dưới nha đề đỏ thắm: “ Phượng ơi! mùa liên hoan “.Nhưng trong bọn con giai không ai tốt giọng cả. Thầy nhìn đến bàn con gái. Các cô Tú,cô Hiền, cô Trang ranh mãnh đề cử Phượng lên đọc. Thầy vốn dĩ xưa nay yêu Phượng hơn cả, nên bằn glòng ngay. Phượng từ chối không được đành phải đứng bên bàn thầy. Mặt Phượng bữa ấy đỏ như màu hoa, chân tay Phượng run lẩy bẩy trông ái ngại quá. Phượng chuẩn bị đọc thì cô Sâm ngồi đầu bàn khúc khích : Chị Phượng đọc văn của anh Thanh! Hay quá! Mấy cô kia tủm tỉm cười theo nhưng thầy suỵt bắt im. Kia rồi, Phượng đang đứng nghiêm nhìn vào trang giấy trắng, mái toác xõa hai bên bờ vai. Đôi môi chúm chím Phượng đangđọc những câu văn đầu tiên trong đời Thanh. Thanh đã viết thế này: “Phượng đỏ mùa liên hoan” Vậy mà có một hôm, con bướm đang tung tăng vào thăm một giàn hoa thiên lý thì bị một đứa trẻ nhỏ bắt được. Đứa trẻ nhỏ mà ác quá. Nó ép bướm vào bên trang sách. Bụi rơi lả tả, bướm vàng dãy dụa thở hơi cuối cùng. Nghe tin đau đớn, tất cả loài bướm ôm nhau khóc lóc, bỏ cả công việc hàng ngày hút nhụy thăm hương. Vườn hoa cũng ngơ ngác tiêu điều hẳn đi. Loài bướm đồng lòng kiện lên ông Trời. Thuở ấy, ông Trờichưa cách biệt với trần gian như bây giờ, nên Trời sai ngay một cô Tiên xuống trần gian mở cuộc điều tra.Cô Tiên đẹp nõn nà nghe xong chuyện bướm mới phán rằng: Bướm ngoan như thế và các em đều đau xót. Vậy cô sẽ làm phép cho bướm sống lại. Ngay lúc đó cô Tiên bay vào phòng cậu bé, lật qua trang sách. Xác bướm vàng khô đét nằm kia. Cô Tiên liền dùng phép hà hơi một cái,thế là bướm vàng tỉnh lại, hương phấn đầy mình. Nghe tìn bướm vàng sống lại, tất cả loại bướm, loại hoa mừng rỡ, tổ chức ăn mừng. Có cánh hoa Phượng sung sướng quá cười, cười mãi đến nỗi mặt đỏ gắt mà vẫn chưa thôi. Ngày hội liên hoan kéo dài trong suốt chín mươi ngày, chín mươi ngày loài bướm vui chơi và dù cậu nhỏ nào ác đến đâu cũng không nỡ bắt nữa. Hàng năm để kỷ niệm chuyện cũ, loài bướm vẫn hợp tác với loại hoa lại tổ chức ngày hội liên hoan. Trong ngày đó vẫn anh chàng Phượng khoái chí cười, cười mãi. Và vì thề hoa Phượng mới đỏ và mùa hè mới nhiều bướm bay …” Phượng vừa đọc xong,cả lớp cười ồ lên vì câu kết lý thú có hai nghĩa. Anh Ánh đứng lên: Thưa thầy anh Thanh viết “mặt Phượng đỏ” là Phượng nào đấy ạ? Phượng xấu hổ quá đặt vội tờ báo xuống bàn thầy rồi chạy về chỗ. Trông mặt Phượng lúc ấy Thanh bâng khuâng không biết có phải là cánh hoa mà Thanh vừa tả không? Nghỉ hè năm ấy, một buổi Phượng rủ Thanh đến chơi nhà. Phượng trách Thanh: Hôm ấy anh Thanh làm phượng xấu hổ quá.Anh Thanh lại để tên Phượng trùng ten với một loại hoa thành thử về sau các chi ấy cứ chế mãi và đặt tên hiệu cho Phượng là “ Phượng đỏ”. Phượng bắt đền anh Thanh đấy. Thanh nhe răng cười ngờ nghệch. Đời Thanh có gì đáng giá để đền cho Phượng đây? Bắt đền chán không được. Phượng dắt Thanh ra ngoài vườn.Cây roi đang nặng trĩu quả.Phượng đặt một cái thang vào gốc cây mà bảo Thanh rằng: Anh Thanh trông đây để Phượng trèo lên ngắt nhé.Chẳng hôm nay, anh Thanh đến chơi mà Phượng chẳng có gì thết anh Thanh cả. Nhưng Thanh vội gàn Phượng lại: Phượng là con gái. Phượng không trèo được đâu, Phượng để đấy Thanh lấy cho. Nhân tiện để Thanh đền tội cho Phượng một thể. Rồi nhanh nhẹn không đợi Phượng ưng hay không, Thanh trèo lên thang. Phượng giữ dưới chân. Mới chỉ có thế mà trán phượng đã nhấp nhánh mồ hôi, hai má Phượng gờn gợn đỏ. Thanh ngước lên, những chùm lá xanh thẫm, những quả roi đỏ mọng,lòng Thanh lúc ấy cũng xanh xanh đỏ đỏ như thế.Phượng ở dưới cứ huyên thuyên chỉ trỏ: Không, anh Thanh ngắt quả kia cơ, quá ấy bé lắm…Không phải, quả ấy chưa chín hẳn.Phải rồi, cái lùm cạnh chỗ gạc ngang, anh Thanh chạm tay vào ấy. Phượng cứ “ phải rồi” với ”không phải” líu tíu như chim non. Khác hẳn với khi ở trường, Phượng đăm chiêu như một bà cụ (đời Phượng ai ngờ chỉ được líu ríu có lần ấy thôi, hỡi ôi!!). Thanh nhoai người lên với với mãi cố làm vui lòng Phượng. Phượng bỗng nói to bảo Thanh: Anh Thanh cẩn thận, thang trơn lắm đấy. Muốn “đền tội” với “ Phượng đỏ” Thanh vẫn không để ý. Bỗng “hự”,chiếc thang tuột,Thanh ngã vật xuống đất,mấy quả roi trong túi vương vãi chung quanh. Phượng chạy lại và hốt hoảng hét lên.Trán Thanh va phải hòn đá,máu chảy bê bết. Phượng dìu vội Thanh vào nhà. Vết da liền lại mấy ngày sau đó,nhưng đồng thời trán Thanh giữ mãi một cái bướu con con. Kỷ niệm Phượng để lại cho đời Thanh. ° ° ° Đã có nhiều đêm thơ dại, Thanh chắp tay cầu khấn Đất-Trời,những cô tiên nõn nà, những ông Thần nhân đức sẽ che chở cho đời Thanh và Phượng đừng gặp tai ương sóng gió,sẽ ban phúc lành cho hai đứa được sống mãi yên ổn dưới mái trường này. Thuở nhỏ Thanh ngây dại lắm nên chỉ ước mơ có thế! Nhưng hỡi ơi,niên học năm sau một việc xảy ra làm đen sẫm cả quãng đời thơ ấu của Thanh. Một buổi tan lớp vừa đi ngang qua đường,một chiếc ôtô bỗng đột ngột quặt ngang sát qua người Phượng. Mọi người kêu lên. Phượng hốt hoảng nhảy lên vỉa hè.Không may chỗ ấy có một đống đá lổn nhổn chưa kịp dọn đi.Phượng mất đà, trượt chân ngã úp mặt xuống đống đá.Mấy viên nhọn hoắt,sắc lạnh thản nhiên chọc sâu vào đôi mắt đen láy của Phượng.Máu tung tóe. Phố xá tấp nập chạy đến.Mẹ Phượng nghe tin bỏ quầy hàng chạy về ôm lấy Phượng khóc tưởng như ngất đi. Mặc dù các thầy thuốc đã hết sức chạy chữa cho Phượng,nhưng hỡi ôi,từ đây đôi mắt đẹp của Phượng chỉ còn là hai mảng tối đen dày đặc. Phượng không còn có thể đến trường.Hàng ngay ở nhà kéo ghế ra sau vườn, ngồi nghe tiếng chim rúc rích trên cành,tiếng gió đùa xì xào trong vòm lá thay cho tiếng giảng bài của thầy An,những câu chuyện cùng các bạn.Cả lớp ai cũng thươgn Phượng kể cả lớp bên lũ lượt đến thăm Phượng mang theo cả quà bánh. Thầy An đặc biệt thương Phượngnhiều nhất vì Phượng là học trò ngoan,lại dịu dàng học giỏi có tâm hồn, mà thầy đặt nhiều hy vọng.Ai trông thấy Phượng quờ quờ đôi tay đi trong khu vườn cũng không cầm được nước mắt. Mẹ Phượng cứ héo rũ như tàu lá cạn nhựa sống nhiều hôm phải bỏ cả buổi chợ để ở nhà trông nom Phượng. Thanh đến thăm, Phượng quờ quạng tay tìm Thanh và mỉm cười, nụ cười nhẫn nhục: Thôi thế cũng xong! Phượng đỡ phải nhìn nhiều – để chỉ còn giữ hình ảnh những người thân nhất. Trong mắt Phượng bây giờ chỉ còn mẹ,thầy Hiền,thầy An và anh Thanh thôi. Buổi học cuối cùng năm ấy, vì vắng Phượng nên Thanh được các bạn cử đọc bài tản văn về những kỷ niệm thầy trò trước khi chia tay. Giọng Thanh bỗng lạc hẳn đi khi nhắc đến: “ Lớp ta hè năm nay vắng một bạn gái dịu dàng thùy mỵ hay giúp đỡ bạn thật đáng yêu.Bạn Phượng từ nay không còn bao giờ được ngồi chung lớp với chúng ta nữa, không còn bao giờ được ngắm một sắc trời xanh, một cánh hoa đẹp, một trang giấy trắng…vĩnh viễn không còn…” Cả lớp lắng đi vì xúc động.nhh74ng anh bạn giai trầm lặng cúi đầu,vai rung rung mất hẳn vẻ nghịch ngợm thường ngày. Mấy cô bạn gái kín đáo rút “mùi xoa” lên thấm hai bên khóe mắt. Rồi cô Tú nấc lên gục xuống bàn.Cô Trang hai má đầm đìa ướt đẫm.Thầy An vờ quay mặt đi để giấu đôi mắt đỏ hoe sau cặp kính trắng. Bài văn của Thanh năm nay buồn quá, ngậm ngùi quá, chẳng còn cái trong sáng hồn nhiên của năm qua. Khi Thanh đọc xong, thầy An cầm lấy bài văn, thầy cẩn thận cất vào cặp. Xong thầy nhìn Thanh cảm động thương hại: Văn của con tình cảm nhưng buồn, buồn quá. Con phải coi chừng văn chương hay vận vào cuộc đời lắm. Đời này là đời thực tế khoahọc,những loại văn buồn như thế không đạt được gì đâu. Người viết văn buồn sẽ luôn thất bại, con nghe thầy nên đổi lại lối viết đi… ° ° ° Hàng ngày tan buổi học Thanh đến thăm Phượng mang theo hôm thì múi bưởi,quả khế, hôm gói ô mai,chùm nhãn…Trên tay Thanh lúc nào cũng có một cuốn truyện hay để đọc cho Phượngnghe như những ngày trước đây mỗi khi đọc được đoạn nào thích thú thì hai đứa thường kể lại nhau nghe kèm theo lời bình luận. Lần nào cũng thế, cứ nghe tiếng dép quen thuộc của thanh, Phượng lại mỉm cười, nụ cười lặng lẽ an phận: Anh Thanh đấy phải không? Anh đem truyện lại cho Phượng đấy phải không? Thanh lại gần, cúi sát bên vai Phượng, nghẹn ngào: Phải rồi, Thanh đây, Thanh đến thăm Phượng đây,Phượng có khỏe không? Có vui không? Tuy đã biết rồi nhưng Phượng cứ bảo Thanh cúi xuống, rồi lấy tay sờ nắn cái bướu nhỏ trên trán Thanh, Phượng nói nhỏ như riêng cho mình Phượng nghe: Phải rồi, đúnh anh Thanh.Cái bướu đây không nhầm được. Phượng loạng choạng đứng lên, giơ hai tay ra trước mặt: Anh Thanh dẫn Phượng ra vườn nhé, chỗ cây roi ấy nhé. Thanh đi trước dắt Phượng theo sau. Dàng Phượng ẻo là, run rẩy làm mắt Thanh như bị nhòa đi trong bao hàng lệ. Phượng mỉm cười khô khan bảo Thanh: Những buổi không có anh Thanh ở đây, Phượng thường bảo mẹ dắt ra ngồi một mình dưới gốc cây roi này. Phượng thích nhớ lại kỷ niệm ngày qua của chúng mình. Hôm ấy anh Thanh ngã đau lắm, chắc anh Thanh giận Phượng lắm nhỉ? Rồi Phượng hỏi Thanh: À anh Thanh xem cây bưởi năm nay có được sai quả như mọi năm không. Lâu lắm rồi, Phượng cũng không có thì giờ chăm sóc đến cây bưởi ngày nhỏ nữa. Thanh bậm môi không thể trả lời. Bởi vì Phượng ơi, từ dạo Phượng bắt đầu sống tủi buồn trong bóng đen dày đặc thì cây bưởi kia cũng rầu rĩ héo hắt như ai. Lá có còn xanh nữa đâu, và quả rụng hết rồi từ độ vắng bàn tay mềm săn sóc. Không nghe thấy tiếng trả lời của Thanh, Phượng quờ quạng tay khẽ hỏi: Anh Thanh còn đứng cạnh Phượng không đấy? Thanh vội đỡ tay Phượng: Có, Thanh đây! Thanh lúc nào cũng ở bên cạnh Phượng. Lúc đó, Phượng mới yên tâm: Phượng lo quá,tưởng anh Thanh chạy đi đâu rồi, vì không thấy anh Thanh trả lời. Phượng lại vơ vẩn hỏi Thanh: Trời hôm nay màu gì hở anh Thanh? Có nhiều mây không, và ánh nắng lúc anh Thanh đến đây đã nhạt hẳn chưa. Ồ anh Thanh nhỉ, đã ba năm rồi, Phượng không còn được nìn thấy ánh năng rực rỡ của một ngày hè. Lòng Thanh tan nát: Trời bữa nay nặng như khung chì, mây nhiều như vẩn đục những hình ma quái… Phượng bỗng ngắt lời Thanh: Phượng nghe anh Thanh tả ghê rợn thế nào. Thôi anh Thanh kể chuyện khác cho Phượng nghe. Chuyện trong lớp mình ấy..Thầy An có còn hay hen suyễn giữa lưng chừng bài giảng…chị Tú, chị Huyền, chị Sâm có còn hay đem me, sấu vào ăn trong lớp…bà hai Rỗ vẫn bán sôi chè ở cổng trường đấy chứ..à anh Vịnh, anh Hiển có còn hay nói chuyện như hồi xưa bị thầy phạt… Mấy giờ rồi anh Thanh nhỉ…mẹ sắp về chưa…sao chung quanh vắng lặng thế này…sao chẳng thấy anh Thanh nói gì cả…à anh Thanh hay đến đây thế này chẳng giúp gì được ở nhà, mợ có mắng anh Thanh không? ( Phượng ơi! Thanh vẫn ở cạnh Phượn g đây,luôn luôn và mãi mãi. Nhưng Phượngcó biết không? Lòng Thanh đau như xé. Thương Phượng quá nhưng không dám bật ra tiếng khóc..) Không đợi Thanh kịp trả lời,Phượng đã lại ngắt sang câu khác: Ngoài đường phố có đông không ở anh Thanh..anh Thanh đến đây bằng gì đi xe đạp hay đi bộ..xe dạp anh Thanh vẫn treo con búp-bê sợ mà Phượng tết cho anh Thanh đấy chứ..những chiều nhạt nắng, bóng nước Hồ gươm có còn soi nhiều bóng áo như buổi xưa không…Anh Thanh vẫn viết bich báo đấy chứ..có bài gì hay, anh Thanh đọc cho Phượng nghe với…Phượng buồn quá chẳng bao giờ còn đọc được nữa… Thanh muốn nấc lên: Không Phượng ạ.Từ dạo Phượng không còn đi chơi phố thì cảnh vui ngoài đường đã chết hẳn. Những tà áo tuy nhiều nhưng Thanh chỉ còn thấy một màu tang sẫm-Thầy An dạo này đã bới hen suyễn- cô Tú cô Huyền nhớn rồi không còn ăn me ăn sấu và cũng ít chí chóe cãi nhau..các cô ấy vẫn nhắc đến Phượngluôn..Bà Hai Rỗ vẫn bán xôi chè ở cổng trường,bây giờ mùa hè bà còn bán thêm cả dưa hấu và nhiều thứ hoa quả khác. Vịnh,Hiển dạo này chăm học lắm,ít nói chuyện và riêng Vịng khi hỏi thăm Phượng vẫn tỏ ý hối hận vì đã ác với Phượng hồi xưa. Phố xá chiều nay xe cộ có ít hơn vì trận mưa lũ vừa qua,nhiều đoạn đường còn bị ngập…cụ Tham Ban đầu phố, đêm vừa rồi mát giời,cả nhà ngủ say bị trộm vào “cuỗm” đi bao nhiêu thứ quý giá..Phượng ơi còn hơn tiếng nữa mẹ mới về cơ..Mợ Thanh cũng thương Phượng lắm, thường giục Thanh sang đỡ đần cho Phượng …à, mợ gửi chi Phượng hộp sữa đây này để Thanh pha cho Phượng uống nhé? Buổi học cuối cùng năm nay,lòng Thanh lại mặn đắng nước mắt vì Phượng ơi,mỗi kỳ nắng chói ve kêu lại khiến Thanh buồn ghê gớm.Thanh có viết bích báo,nhưng không ai còn thích nghe bởi cả lớp đã khóc nửa chừng.Bài văn ấy, Phượng ơi, bữa nay Thanh đem đến để đọc cho Phượng là người Thanh nghĩ đến độc nhất khi dúng ngòi bút vào mực, Phượng nghe nhé, Thanh đọc cho Phượng nghe… Thanh mở rộng trang giấy.Phượng thờ thẫn khoanh tay trước ngực.Nắng như ngưng đọng, gió buồn qua các khóm cây.Thời gian như ngừng trôi.Mây ngừng chuyển tiếc thương màu dĩ vãng.Chỉ còn lại trong khu vườn nhỏ này,tiếng thủ thỉ rất hiền,rất nhẹ của đôi bạn cùng lớp: Phượng và Thanh… ° ° ° Mùa nắng một năm đất nước đang ghi nhiều biến động. Phượng chăm chú nghe chuyện của Thanh. Năm ấy Phượng đã mười bảy, nhan sắc Phượng kiều diễm nhưng đẹp trong một nỗi sầu cay đắng tái tê. Nụ cười trên môi Phượng tàn héo qua bao nhiêu năm tháng câm lặng, có lẽ chỉ còn nhếch ra khi mỗi bận Phượng nghe tiếng gót giầy Thanh ngoài cửa. Lần này nghe Thanh đọc xong Phượng lộ hẳn vẻ không bằng lòng: Anh Thanh viết chuyện này ở đâu, có phải dưới mái trường ngày nhỏ của chúng ta không? Thanh hơi lúng túng: Không Phượng ạ.Thanh từ giã mái trường rồi, để đi tìm sắc mây bên ngoài. Lớp học nhiều tù hãm và chẳng có sắc mây.Nhất là từ dạo vắng Phượng, Thanh đam ra sợ hãi gian lớp. Mỗi khi nhìn qua cửa sổ để bắt gặp một cánh hoa đỏ thắm bên ngoài,Thanh đã khóc gục xuống bàn. Thanh khóc một mình chẳng ai an ủi cả.Gian lớp thiếu Phượng thiếu cả tình thương với Thanh. Phượng giận dỗi bảo Thanh: Bài văn của anh Thanh năm nay thiếu hẳn những nét mực sáng mầu, nhữn gngói đỏ, cửa gương, hồn trẻ,Phượng nghe như anh Thanh đang mải mê nhắc đến hơi rượu, tàn thuốc và hình như cả những vệt son. Vệt son hẳn phải đỏ hơn cánh hoa ngày nào,anh Thanh nhỉ. Thanh xấu hổ quá. Thanh van lạy Phượng: Phượng tha lỗi cho Thanh,bài này Thanh đã viết trong một quán rượu thật giữa những phút đau cuồng ghê gớm vì hình ảnh Phượng. Phượng ơi- không còn Phượngngồi cùng gian lớp,Thanh buồn quá không còn biết tìm an ủi đâu cả. Thanh trót đi kiếm hơi rượu, tàn thuốc để quên đi một nỗi buồn gặm nhấm.Nhưng Phượng đã trách, Thanh sẽ không dám viết thế nữa. Phượng quờ quờ đôi tay vuốt lên má Thanh: Anh Thanh…Phượngnghe nói ngoài kia đang vui, sôi động lắm, sao anh Thanh không hòa theo mọi người mà cứ để nỗi buồn gặm nhấm.Anh Thanh bảo là thương Phượng nhưng chính anh đang làm cho Phượng buồn thêm đó. Phượng chừng như nghĩ ngợi rồi lại hỏi Thanh: Anh Thanh từ giã mái trường thế anh đã dự định làm gì chưa? Thanh đáp ngay không ngẫm nghĩ: Ngày xưa dưới gốc ab2ng,Thanh đã trả lời Phượng rồi, nhưng ngày xưa là hoài bão, bây giờ mới là thực hành.Thanh sẽ viết văn,làm thơ Phượng ạ. Thanh sẽ gửi lại cho đời một cái tện, một cuốn sách,dăm ba tư tưởng trong lành. Phượng nghe rồi Phượng lại lắc đầu: Phượng còn nhớ năm xưa có lần Phượngnói với anh Thanh: Những người viết văn làm thơ cuộc đời thường khổ lắm. Bố Phượng đã làm khổ mẹ Phượng biết bao nhiêu rồi.Anh Thanh nên nghĩ ngợi chọn nghề khác đi… Thanh bảo Phượng thế này: Người ta chỉ khổ vì trót thèm những áci quá tầm tay với. Nhưng ở Thanh, Thanh sẽ tâm niệm; bằng lòng và an phận tất cả. Như thế Thanh có thể theo đuổi nghiệp bút mực trọn đời được.Phượng ạ. Thanh sẽ luôn giữ thẳng cán bút để mỗi năm khi hè về nhuộm đỏ không gian. Thanh sẽ lại viết một bài để tặng riêng cho Phượng- riêng mìnb Phượng nghe “ Phượng của Thanh. Phượng của Thanh mãi mãi,Phượng của Thanh không bao giờ tàn, Phượng của Thanh nở đủ cả bốn mùa!...” Phượng chắp hai tay trước ngực, ngẩng mặt lên trời cao, âm thầm nhắc lại: “ Phượng của Thanh. Phượng của Thanh mãi mãi,Phượng của Thanh không bao giờ tàn, Phượng của Thanh nở đủ cả bốn mùa!...” ° ° ° “ Phượng ơi mùa dĩ vãng ” đã qua hẳn rồi không bao giờ còn nữa.Thiên đường tuổi thơ đã khép hẳn lại từ buổi từ giã mái trường để Thanh chỉ còn gặp lại trên đường đi những lối cùng,ngõ hẻm.Thầy An đã nói đúng “ Người viết văn buồn sẽ luôn thất bại “ Bữa nay đây, Thanh ngơ ngác trở về, lòng ớn đau tim rạn vỡ.Có còn là Hà Nội của mình nữa hay không? Mấy năm xa cách mà sao phố xá nhiều thay đổi.Thanh cứ ngỡ ngàng như đi trên một mảnh đất xa lạ nào vậy. Những người lính mặt đỏ gay như mào gà sống thiến, hở bộ ngực đầy lông lá,vừa đi vừa hát ông ổng. Những cô gái mắt quầng xanh môi đỏ như máu ngồi vắt chéo chân hút thốc lá trong mấy tiệm nhảy, tiếng nhạc dậm dật đinh tai rức óc… bánh xích xe tăng nghiến rợn người trên đường nhựa…đâu rồi cái nề nếp của 36 phố phường xưa??. Hai bên dãy phố còn nhiều cái lạ mắt, lạ tai, nhưng Than h đâu còn đủ tâm trí mà nhìn, mà nghe… Thanh chỉ mong, chỉ nghĩ đến một người …Phượng ơi..Thanh đang đến với Phượng đây…Bặt vắng mấy năm không tin tức của Phượng nhưng lòng Thanh vẫn không quên. Mấy năm ở trong mảnh đất tạm chiếm này, Phượng ra sao,vui buốn thế nào. Mẹ vẫn bán hàng ở chợ đấy chứ, mẹ có già đi nhiều không? Hàng ngày ai là người đến thăm Phượng, đọc và kể cho phượngnghe những trang sách và những chuyện ngoài đời… Thanh đan run run rảo bước đến thăm Phượng đây. Này nhé, Phu75ng sẽ sững sờ kêu lên khi nghe tiếng chân Thanh bước vào. Phượng sẽ hỏi: Anh Thanh đấy phải không? Thanh đáp nhưng Phượng vẫn cứ bắt Thanh cúi xuống, lấy tay sờ nắn trên trán Thanh “ Đúng anh Thanh đây rồi. Đúng cái bướu dưới gốc roi đây rồi “ Rồi Phượng sẽ bắt Thanh dẫn Phượng ra vườn dưới gốc bưởi mát rượi,Phượng sẽ hỏi Thanh mây nắng ngoài trời, cảnh sống phô phường và cuộc đời Thanh qua mấy ănm lang bạt thay đổi thế nào,hoài bão tuổi xanh đạt được chút gì chưa?... Thanh sẽ gục đầu vào vai Phượng và kể lể: Mấy năm xa cách Thanh trở về mà không nhận ra Hà Nội của mình nữa. Mây quằn quại như trời giông tố, nắng vàng bệch mang màu bệnh hoạn, cảnh sống phố phường sa đọa và ác độc với bộ mặt của một tên đao phủ. Thanh hiện giờ mệt mỏi, nghi ngờ đủ cả, Phượng xem đây,áo Thanh sờn rách cả rồi và lòng Thanh cũng như thế. Phượng nghe và Phượng sẽ lấy khăn tay lau khô giọt nước mắt mặn chát của Thanh. Phượng sẽ quờ quạng đôi tay kéo Thanh lại gần sát mà bảo Thanh rằng: “ Anh Thanh không nên tuyệt vọng quá. Anh Thanh phải tin tường và nhẫn nại. Đó là hai bí quyết màu nhiệm nhất để giúp ta sống và thành công. Áo của anh Thanh có rách sờn, anh Thanh cởi ra và xâu chỉ cho Phượng để Phượng vá víu lại cho.Áo rách, nhưng biết vá lại vẫn có thể mặc được, không phải vưt đi anh Thanh ạ.” Thanh sẽ ngậm ngùi nhìn mười ngón tay thon nhỏ của Phượng đang lần lần từng vết rách trên manh áo phong trần- Thanh sẽ quỳ gập dưới chân Phượng nghẹn ngào: Phượng ơi! Thanh sợ hãi sự chung đụng với con người. Không ai thành thực với Thanh cả,ngay cả một vài người mà Thanh tưởng chừng đã dâng hết kiếp sống cho họ. Giữa một rừng người nhởn nhơ nói cười và thi nhau trụy lạc.Thanh thấy mình cô độc, lạc lõng hết sức,Thanh sẽ không đi đâu nữa,Thanh sẽ ở đây với Phượng. Chỉ có Phượng là không bao giờ phản trắc Thanh Phượng sẽ hàn gắn cho Thanh những vết thươgn đang rỉ máu,Thanh sẽ đọc cho Phượng nghe những trang sách thiện lành, những chuyện xưa tích đức tu nhân, Thanh sẽ kể lại chuyện nhỏ hai đứa mình “ Phượng của Thanh. Phượng của Thanh mãi mãi,Phượng của Thanh không bao giờ tàn, Phượng của Thanh nở đủ cả bốn mùa!...” Nhưng Phượng sẽ lắc đầu, nghiêm nét mặt mà trách Thanh rằng: Anh Thanh nghĩ thế là nhầm.Anh cần phải lăn vào xã hội loài người để sống.Đời anh Thanh còn nhiều bổn phận xứng đáng hơn.Anh không thể an phận, hèn yếu bên một người con gái – Đời Phượng đã đành bỏ đi, nhưng đời anh Thanh tương lai cònđang ở phía trước.Áo anh Thanh Phượng đã vá lành lại rồi đây. Anh Thanh mau mặc vào để còn đuổi theo xã hội. Coi chừng họ bỏ anh xa quá… …Phượng ơi, Thanh đang đến gần nhà Phượng đây. Ngực Thanh bỗng nôn nao như muốn vỡ tung. Nhà Phượng đây rồi,nhưng sao thế kia? Ủa mà có phải nhà Phượng thực đây không? Thanh như khựng lại, như lạc hẳn đi vì không tin vào đôi mắt mình nữa. Đâu rồi, căn nhà một tầng xinh xắn với giàn hoa thiên lý trước cửa và khoảnh vườn con sau nhà giồng hai dãy rau cải,rau mướp với bóng mát cây bưởi cây roi. Trước mắt Thanh lúc này là một khu đất hoang cỏ mọc um tùm . Mấy bức tường đổ còn ám màu khói đen. Một cái hố sâu hoắm như cái ao nhỏ giữa nền nhà..nước mưa bao ngày đọng lại đen sẫm lên rêu. Điêu tàn hoang vắng như còn lẩn quất đâu đây. Trước đôi mắt như đang dại đi, mê đi của Thanh, bà hàng xóm cạnh nhà cho biết: …Đêm lửa khói kinh thành vì bất ngờ quá nên mẹ con Phượng khôn gchạy kịp.Hơn nữa mẹ ốm yếu mảnh dẻ, con tật nguyền hỏng mắt nên lúng túng, khó khăn. Hai mẹ con cứ lần mò trong bong tối kêu những tiếng thất thanh,nhưng không có ai là thân thích bên cạnh cả. Đúng trưa hôm sau, một trận pháo từ trong thành bắn ra, trong đó một quả “trái phá” đã rơi đúng giữa căn nhà và không ai cón thấy mẹ con Phượng đâu nữa! Phố Trần Quốc Toản, tháng 10 năm 1952 Hết (Trích trong tập truyện ngắn Phượng ơi! Mùa Dĩ vãng do Nhà xuất bản Văn học in năm 2003.)