Chương 2
ĐÍCHSƠN

    
ặc dầu thuyền bị chậm nhưng trời im biển lặng, con thuyền vượt biển bình thường.
Bà Uynxton rất được trọng đãi. Ông Huvo nhường cho bà căn phòng thuyền trưởng ở cuối thuyền, tuy hẹp nhưng rất sạch sẽ. bà ở đây với Giac và u già Năng. Ông Huvo cũng sắp đặt cho ông bindac ở một phòng nhỏ bên cạnh. Còn ông Huvo dọn đến căn phòng dành cho thuyền phó vẫn bỏ không. Đến bữa thì ông Huvo và ong Bindac dùng cơm cùng bà Uynxton tại phòng.
Thủy thủ trong thuyền đều là những người tốt và khỏe mạnh. Họ quen nhau từ lâu vì cùng ở vùng duyên hải, cùng là đồng nghiệp nên họ ăn ở với nhau rất là thuận hòa.
Trong thuyền còn có một người Bồ Đào Nha làm đầu bếp, tên là Nego, nói tiếng Anh rất thạo. nego là một người lầm lì, ít nói, nhưng nấu ăn rất khá, ít khi người ta trông thấy hắn vì ban ngày hắn ở lì trong bếp. Đêm đến, khi lò lửa đã tàn, hắn mới rời bếp để về buồng ngủ đặt ở góc trong cùng khu thủy thủ.
Như trên đã nói, toàn thủy thủ của thuyền Hải âu gồm có năm người và một chú bé học nghề. Chú mười lăm tuổi. Người ta không biết cha mẹ chú là ai vì chú bị bỏ rơi ngay từ lúc mới lọt lòng và được một nhà từ thiện đem về nuôi. Tên chú la Đíchsơn.
Đíchsơn rất mạnh khỏe, gương mặt thông minh và quả cảm, đó không chỉ là khuôn mặt của một người “có gan” mà còn là khuôn mặt của một kẻ “dám làm”.
Lên tám, Đíchsơn được theo thuyền đi Nam Cực. Em quen với nghề đi biển từ đó. Dần dần, em được các sĩ quan dạy chữ và nghề đi biển.
Về sau Đíchsơn làm thủy thù cho một thương thuyền. Tình cờ em được thuyền trưởng Huvo chú ý đến. Ông giới thiệu em với ông Uynxton, chủ hãng. Thấy em khôi ngô lại mồ côi, ông Uynxton thương và đem em về nuôi.
Được tin bà Uynxton sắp về bằng thuyền hải âu, Đíchsơn sung sướng vô cùng. Đã mấy năm trời, bà là người mẹ hiền của em và Đíchsơn coi Giắc như một đứa em nhỏ.
Gió đông dai dẳng mãi, thuyền trưởng Huvo không lúc nào được rảnh tay. Ông không làm sao điều khiển cho thuyền chạy được theo một đường chính xác. Bà Uynxton về nhà bị chẫm trễ khiến ông luôn luôn lo ngại, mặc dù ông không có trách nhiệm gì về việc này.
Cuộc hành trình vẫn tiếp diễn, đều đều, tẻ ngắt. Bỗng một chuyện xảy đến vào ngày hai tháng hai trên kinh tuyến và vĩ tuyến này. Khoảng chín giờ sáng hôm đó, trời quang mây tạnh, Đíchsơn và Giắc đứng chơi với nhau trên bao lơn cạnh cột buồm, ở đây các em có thể nhìn khắp con thuyền hải Âu và trông thấy cả một vùng biển rộng, xa tit tắp.
Thuyền Hải âu vẫn quay bên trái và chạy ngược gió rất nhịp nhàng, Đíchsơn cắt nghĩa cho Giắc biết thuyền đã được bỏ vật nặng vào đáy khoang cho khỏi tròng trành nên giữ được thăng bằng, dù sóng cồn có đánh mạnh vào mạn bên phải cũng không lật được. Chợt Giắc ngắt chuyện và nói ta:
- Có cái gì ở đằng kia hay sao ấy?
- Em nhìn thấy vậy gì chăng? – Đíchsơn quay hỏi Giắc.
Giắc chỉ một điểm trên biển và nói:
- Vâng, chỗ kia!...
Đíchsơn chú ý nhìn đểm đó rồi kêu to:
- Một xác thuyền.

Truyện THUYỀN TRƯỞNG TUỔI 15 PHẦN THỨ NHẤT
Chương 1
Chương 2 !!!14780_19.htm!!! Đã xem 63921 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 2
TÌM LỐI RA

--!!tach_noi_dung!!--
    
íchsơn biết mình đã bị lạc vào Phi châu và không còn nghi ngờ gì nữa Ali là tên lừa đảo. Do đó, Đíchsơn kết luận rằng Ali và Nego đã quen biết nhau từ lâu. Chúng ngẫu nhiên gặp nhau ở bờ biển rồi cùng nhau bày mưu tính kế để hại những người còn sống sót của thuyền Hải Âu. Nhưng chúng làm thế nhằm mục đích gì? Nếu nghe được hai tên gian bàn định với nhau ở bờ suối, Đíchsơn sẽ biết âm mưu của chúng và một mối nguy hiểm lớn đang đe dọa bà Uynxton, các bạn da đen và cả chính Đíchsơn nữa.
Tình trãng thực nguy ngập, nhưng chàng thủy thủ bé nhỏ không sớn lòng. Là thuyên trưởng trên đại dương, Đíchsơn cũng là thuyền trưởng trên đất liền. Sau mấy tiếng đồng hồ suy tính về hiện tại và tương lai với những điều may, cái rủi – mà cái rủi nhiều hơn – Đíchsơn đứng phắt dậy không hề nản chí. Ánh mặt trời đã lờ mờ trên những ngọn cây rừng, Đíchsơn đến gần già Tôm và nói nhỏ;
- Già cũng thấy những dụng cụ của bọn buôn người rồi. Hẳn già cũng biết đây là Phi châu?
- Đúng thế. Tôi biết lắm.
- vậy già phải giữ kín, đừng nói gì cho bà Uynxton và các bạn biết. Chỉ cần tôi và già biết để lo liệu thôi, già ạ.
- Vâng, cần phải thế.
- Chúng ta phải thận trọng hơn bao giờ hết. ta đang ở trong một xứ lạ. Chỉ cần cho mọi người biết rằng chúng ta đã bị Ali phản để mọi người phải thận trọng hơn, mà đề phòng những toán người da đỏ hiếu chiến.
- Cậu có thể tin vào sự tận tâm và lòn gcan đảm của tôi.
- Cũng như tôi tin vào sự thiện chí và kinh nghiệm của già. Già sẽ giúp đỡ tôi.
- Tôi sẽ hết lòng, cậu cứ yên tâm.
Kế hoạch của Đíchsơn là phải rút ngay ra bờ biển càng sớm càng tốt, mặc dù Đíchsơn biết bờ biển đó thuộc Angola. Ý định này được già Tôm tán thành. Nhưng muốn trở ra bờ biển, lại phải theo lối cũ hay sao? Đíchsơn nghĩ nếu trở ra bằng lối cũ tất nhiên sẽ gặp Ali, thế nào hắn cũng đón đường để sinh sự. Theo Đíchsơn thì chỉ có cách tìm một con sông để ra biển, tuy chậm nhưng chắc chắn và không để lại một dấu vết gì. Việc cần nhất là phải biết gần đó có dòng nước nào khả dĩ đi về được không. Đíchsơn nhớ hôm cuối cùng đi với Ali, đoàn người có đi qua một con suối hai bờ nhuộm đỏ vì có oxít sắt. Tìm lại dòng suối đó không lâu và không khó khăn lắm. Đíchsơn sẽ theo con suối đó để tìm ra con sông mà thả xuôi bè. Nghe Đíchsơn bàn tính, già Tôm cũng cho là không còn cách nào hay hơn nữa. Trời bắt đầu sáng, mọi người lần lượt thức dậy, bà Uynxton nhìn chung quanh rồi hỏi Đíchsơn:
- Ông Ali đâu nhỉ? Ta không trông thấy ông ấy?
Đíchsơn đáp:
- Ông ấy không còn ở đây ạ.
- Thế ông ấy đi trước à?
- Thưa bà, hắn trốn mất rồi. Hắn là một thằng làm phản. hắn đã thông đồng với Nego để đưa đoàn ta đến đây.
- Đíchsơn, con tin chắc Ali phản chúng ta?
- Thưa bà, đúng thế.
Rồi Đíchsơn nhìn già Tôm, nói luôn:
- Đêm qua con và già Tôm đã khám phá ra gian ý của Ali. Nếu nó không tẩu thoát nhanh bằng ngựa, con đã bắn chết nó rồi.
Bà Uynxton hỏi:
- Thế còn nông trại?...
- Chẳng có nông trại nào, xóm làng nào ở chung quanh đây cả. Chúng ta phải rút nhanh ra bờ biển.
- Bằng con đường cũ à?
- Thưa bà, không. Chúng ta sẽ theo một dòng sông để ra biển, như thế sẽ bớt cực nhọc và nguy hiểm. Tuy nhiên phải đi bộ chừng vài dặm.
- Ồ, ta còn khỏe. Ta sẽ đi được và ẵm con ta. Thế thì nên đi cho sớm.
- Vâng. Con cùng các bạn đã sửa soạn rồi.
Đoàn người chưa đi được năm mươi bước thì già Tôm nói một tiếng làm cho mọi người đứng cả lại.
- Con Đinhgô?
Ecquyn đáp:
- Ờ nhỉ? Không thấy Đinhgô đâu cả.
Nói xong, vốn to mồm, Ecquyn gọi lên mấy tiếng vang cả khu rừng nhưng không thấy tiếng sủa đáp lại. Đíchsơn im lặng, mất con chó thật đáng tiếc. Vì nó sẽ báo động gi&uate;ng sau, tôi mới gặp chiếc thuyền đánh cá tên Hải âu ghế bến Úclan.
- Rồi thuyền đó đưa anh về bờ biển Ănggôla à?
- Chính thuyền đó, anh Ali ạ.
- Nhưng theo lời anh bạn trẻ đã gặp tôi thì thuyền đó đâu có muốn cập bờ biển Phi châu. Có lẽ là một sự ngẫu nhiên đã đưa thuyền đó đến đây chăng?
- Việc đó đâu phải là ngẫu nhiên! Ngẫu nhiên có chăng chính là việc tôi đã gặp anh ở ngay địa điểm mà con thuyền Hải âu vừa đắm. Còn việc cho thuyền về hướng Ănggôla  này là do ý muốn của tôi, một ý muốn kín đáo và đã thành công. Vì thế bà Uynxton và đồng bọn mới phải đặt chân lên bờ biên Phi châu và vào sâu đến trăm dặm.
- Bây giờ thì họ có biết là họ đang ở đâu không?
- bây giờ thì cần gì!
- Anh se tính thế nào?
- Tôi định… Nhưng trước khi nói đến họ, anh cho tôi biết tin tức ông trùm Angve của chúng ta?
- Ồ! Ông ta vẫn phây phây và sẽ vui mừng khi thấy anh trở về.
- Ông ta vẫn ở chợ Bi lê đấy chứ?
- Không, đã hơn một năm nay, ông ta dọn về Cađôngđê rồi.
- Công việc làm ăn ra sao?
- Mỗi ngày một khó khăn, anh ạ. Mình bị kẹt: một bên là cách nhà chức trách Bồ Đào Nha, một bên là những tàu tuần thám của nước Anh, họ lùng bắt các lái buôn ngườu rất gắt. Bây giờ chỉ còn một lối đưa hàng xuống Mosamode ở phía Nam Angola may ra mới thoát. Vì thế, hiện nay tại các trại trú chân đều đầy nô lệ, chỉ đợi tàu đi các thuộc địa Bồ Đào Nha thôi. Còn đưa hàng đi qua địa hạt Bengola hay Luanda như trước thì không thể được nữa, vì các tỉnh trưởng không nghe và các khu trưởng cũng không chịu. Thế nên trùm Angve phải quanh vào các làng xa đổi vải lấy ngà voi hoặc nô lệ. kết quả vẫn khả quan. Tuy nhiên, sau này việc buôn bán nô lệ sẽ không thể hoạt động được nữa. Người Anh mở rộng phạm vi kiểm soát rất nhanh tới trung bộ Phi châu. Mặt khác, các giáo sĩ càng ngày cáng chống lại tụi ta. Lại còn tên bác sĩ Livinhtơn, người ta nói là sau khi thám hiểm miền hồ lạch, sẽ thẳng đường về Angola.
Trò chuyện đến đây, Ali đã rõ tâm trạng của Nego rồi nhưng chưa biết ý kiến y về những người đắm thuyền ra sao. Ali hỏi:
- Bây giờ anh định thế nào về bọn chúng?
Nego đáp:
- Tôi định chia thành hai nhóm: một nhóm bán làm nô lệ, còn một nhóm…
Nego không nói hết, nhưng qua nét mặt dữ tợn của hắn, người ta có thể biết mưu kế hắn dành cho tốp sau thâm độc lắm.
Ali hỏi:
- Anh định bán những tên nào?
- Những tên da đen theo bà Uynxton chứ còn ai? Trong bọn có lão Tôm già quá, bán không được mấy, còn bốn tên kia béo, khỏe rất có giá ở chợ Cadôngđê – Nego đáp.
- Đúng lắm, anh sẽ bán được đắt giá. Những nô lệ gốc ở Mỹ mà gửi sang thị trường Angola thực là của hiếm, sẽ đắt như tôm tươi. Bấy giờ chỉ còn việc chiếm đoạt thứ hàng quý giá đó thôi.
Nego hỏi:
- Việc đó có lẽ khó?
- Không bạn ạ. Cách đây 10 dặm, đang có một đoàn nô lệ đang cắm ở làng Quangđa do một lái Ả Rập tên là Amít cầm đầu. Hắn chỉ đợi tôi trở về là lên đường đến chợ Cadôngđê. Vùng đó không có lính tuần tra nên ta dễ bắt bọn Đíchsơn, miễn là bọn đi định đi về lối Quangđa.
Ali nói tiếp:
- Chắc thế, vì Đíchsơn là một tên thông minh. Nó sẽ không theo đường cũ để ra bờ biển vì dễ lạc trong những cánh rừng bao la. Tôi đoán thế nào nó cũng theo một dòng sông con đóng bè để ra biển. Nó không còn phương tiện nào hơn nữa. Tôi biết thế nào nó cũng đi bằng lối ấy, và tất nhiên nó không ngờ đến vòng lưới của chúng ta đang đợi nó.
Nego tư lự một lúc rồi nói:
- Phải… may ra…
- Không thể nói là “may ra” mà phải nói là “cầm chắc” mới đúng. Anh sẽ thấy Đíchsơn sẽ đến đúng “chỗ hẹn tưởng tượng” của tôi trên sông Quangđa cho mà xem.
- Nếu đúng như vậy thì chúng ta khởi hành ngay đi. Tôi biết Đíchsơn lắm, nó không chịu chậm trễ một giờ nào, ta phải đến trước mới được.
- Chúng ta đi.
Hai người vừa đứng dậy thì có tiếng sột soạt ở trong bụi cây gần đó. Nego dừng lại và nắm lấy tay Ali. Chợt tiếng sủa vang lên rồi một con chó hiện ra trên bờ suối, nhe nanh, vọt đến. Ali kêu:
- A! Con Đinhgô!
Nego nói:
- Lần này nó không thoát tay tôi.
Trong khi Đinhgô nhảy vào Nego, y giật súng của Ali lùi lại, ngắm và bóp cò. Một tiếng kêu đau đớn đáp lại sau tiếng nổ. Con Đinhgô biến mất sau đám cây con bao phủ bờ suối. nego bước xuống bờ suối, thấy lá cây cào vết máu và một vệt đỏ kéo dài trên đám sỏi trắng tinh. Y nói:
- Thế là hết đời con quái vật nhé!
Ali chứng kiến hết tấn kịch đó, hỏi Nego:
- Con chó căm thù anh lắm sao?
- Hình như thế. Nhưng bây giờ thì nó hết căm thù!
- Sao nó lại căm thù anh đến như thế?
- Ồ! Đó là một chuyện cũ cần phải thanh toán giữa nó và tôi.
- Chuyện cũ à?
Nego im lặng. Ali biết Nego không muốn tiết lộ chuyện riêng nên không hỏi thêm nữa. Một giờ sau, hai tên lần theo bờ suối một đoạn nữa rồi rẽ đường rừng để đến Quangđa.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: HanAn
Nguồn: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng (1988) -Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 13 tháng 11 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--
Truyện Cùng Tác Giả Cuộc du hành vào lòng đất Hai vạn dặm dưới biển Hòn đảo bí mật Năm tuần trên khinh khí cầu Ngọn Hải Đăng Nơi Cuối Trời Người Hoa Tiêu trên Sông Danube Phiêu lưu vào mỏ than Aberfoyle Tám mươi ngày vòng quanh thế giới THUYỀN TRƯỞNG TUỔI 15 ìm được một chỗ tạm trú bây giờ thì hơn, dù chỉ là mộ túp lều hay…
Đíchsơn ngừng lời. Một tia chớp sáng vừa lóe và soi khắp cánh đồng. Đíchsơn nói to:
- Tôi vừa nhìn thấy cái gì đằng kia, cách đây độ năm trăm thước!
Già Tôm gật đầu, đáp:
- Phải, tôi cũng trông thấy.
- Một đồn trại phải không?
- Phải. Có lẽ là một đồn trại… nhưng là đồn trại của dân địa phương.
Đíchsơn nói:
- Già cùng mọi người hãy tạm dừng ở đây, để tôi đến đó thăm dò xam sao.
Ba phút sau, Đíchsơn trở về, vừa chạy vừa mừng rỡ gọi to:
- Lại đây! Lại cả đây!
Già Tôm hỏi:
- Đồn đó bỏ trống hay sao?
- Không phải đồn, không phải trại. Đó là một cái tổ mối, chúng ta vào trú mau.
Mọi người vội vã theo Đíchsơn đến chỗ trú.
Lát sau họ đến trước một ụ đất đỏ cao hơn ba thước hình chóp mọc la liệt như bát úp. Mặc dù loài mối là đáng sợ, nhưng trong lúc khẩn cấp này, họ chui vào trong tổ để ở chung với chúng, nếu không đuổi hẳn được chúng ra ngoài. Họ chọn một tổ gần nhất, chân ụ có một lỗ hẹp, Ecquyn phải dùng dao khoét rộng cho người chui vào lọt, và cho cả anh nữa.
Trước cặp mắt ngạc nhiên của nhà côn trùng học Binđác, trong tổ không có một con mối nào. Có lẽ tổ mối này bị bỏ hoang. Khi cửa tổ đã được khoét rộng, Đíchsơn và mọi người chui vào.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: HanAn
Nguồn: Nhà Xuất Bản Đà Nẵng (1988) -Vnthuquan - Thư viện Online
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 13 tháng 11 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---