. đã được báo bằng điện thoại đến chủ nhật sau người ta sẽ tiến hành một cuộc thẩm vấn nho nhỏ về vụ việc của anh.Người ta cũng báo cho anh biết trước từ nay trở đi cuộc thẩm vấn sẽ tiếp tục điều đặn, và nếu không phải tuần nào cũng có hỏi cung thì ít ra cũng sẽ khá thường xuyên. Người ta bảo anh là cần phải mau chóng kết thúc vụ án vì lợi ích của tất cả mọi người, nhưng các cuộc hỏi cung vẫn cứ phải hết sức tỉ mỉ, đồng thời phải khá ngắn gọn để tránh mệt mỏi thái quá. Chính vì những lý do ấy nên người ta mới chọn cách hỏi cung rải ra thành nhiều lần nho nhỏ nhưng thường xuyên. Còn như chọn ngày chủ nhật là để khỏi ảnh hưởng đến công việc nghề nghiệp của anh. Người ta dự đoán là anh đồng ý; tuy nhiên, nếu anh thích vào một ngày khác hơn, người ta sẽ cố chiều theo ý anh trong chừng mực có thể, chẳng hạn hỏi cung vào ban đêm, nhưng cách ấy không hay, vì K. sẽ không đủ sức chịu đựng mệt mỏi đến thế, rút cục đành chọn ngày chủ nhật nếu anh không thấy có trở ngại gì. Tất nhiên là anh buộc phải có mặt, chẳng cần nhấn mạnh đến điều đó; người ta cho anh biết số nhà anh phải tới; đó là một tòa nhà xa xôi tại một phố ngoại ô K. chưa đến bao giờ.Anh đặt máy nghe xuống không trả lời gì khi người ta báo cho biết tin ấy; anh quyết định đi tới đó; chắc chắn cần thiết phải tới; vụ án thắt lại rồi và anh cần phải đương đầu với tình thế; phải làm sao để cuộc hỏi cung lần đầu ấy cũng là lần cuối. Anh đứng đăm chiêu bên máy điện thoại, chợt nghe sau lưng tiếng nói của ông phó giám đốc hình như cũng muốn gọi dây nói, nhưng anh đứng vướng.“Tin chẳng lành ư?”, ông phó giám đốc hỏi một giọng nhẹ nhàng, không phải để tò mò muốn biết, mà chỉ cốt để cho K. tránh lui máy ra.“Không, không”, K. nói và đứng né ra nhưng không đi.Ông phó giám đốc cầm ống nghe và nói với K. trong lúc chờ đợi đường dây, tay vẫn không rời máy:“Xin hỏi một câu, ông K. ơi! Ông có vui lòng đến để đi chơi thuyên buồm với tôi vào sáng chủ nhật này không? Có đông người lắm và thế nào ông cũng gặp bè bạn. Có cả ngài biện lý Hasterer. Ông đến chứ? Nào, ông đồng ý đi!”.K. cố gắng chú ý đến những điều ông phó giám đốc nói. Đây hầu như quả là một sự lạ, vì anh và ông phó giám đốc xua nay chưa bao giờ thật thông cảm với nhau, lời mời này có nghĩa là thủ trường của anh muốn hòa giải và chứng tỏ vị trí của anh ở nhà ngân hàng; nó chứng tỏ vị thủ trưởng thứ hai của ngân hàng rất muốn tranh thủ được cảm tình của K. hay ít nhất cũng mong anh giữ thái độ trung lập. Tuy ông phó giám đốc chỉ mời trong lúc chờ nói điện thoại, tay không rời máy nghe, nhưng như thế là ông cũng đã tự hạ mình rồi; K. còn làm cho ông nhục nhã thêm khi trả lời:“Cám ơn ông vô cùng, nhưng sáng chủ nhật tôi đã có hẹn”.- Tiếc quá nhỉ! - Ông phó giám đốc nói và quay về phía máy điện thoại vừa bắt được liên lạc.Cuộc trò chuyện bằng điện thoại khá lâu, nhưng K. vẫn lơ đãng đứng gần máy suốt thời gian ấy. Chỉ đến khi thấy ông phó giám đốc đặt ống nghe xuống, anh mới giật mình và nói như để thanh minh phần nào cho sự có mặt vô tích sự của anh:- Họ vừa gọi dây nói bảo tôi đến một địa điểm, nhưng lại quên không cho biết là vào giờ nào.- Vậy ông gọi lại đi. - Ông phó giám đốc bảo.- Ồ đâu có quan trọng đến mức như vậy! - K. nói, tuy rằng lời khẳng định ấy làm giảm giá trị câu thanh minh lúc nãy vốn đã không đủ sức thuyết phục.Ông phó giám đốc khi bước đi còn nói với anh nhiều chuyện khác nữa. K. miễn cưỡng trả lời nhưng đầu óc nghĩ đâu đâu. Anh tự nhủ tốt nhất là sẽ có mặt những ngày ấy vào lúc chín giờ vì đó là giờ tòa bắt đầu làm việc.Hôm chủ nhật, trời u ám. K. rất mệt, vì suốt một nửa đêm hôm trước, anh chè chén với mấy người quen ở tiệm ăn nhân một cuộc vui nho nhỏ, và anh suýt nữa quên giờ. Anh không có thời gian suy nghĩ và liên kết các dự định khác nhau anh vạch ra trong tuần; anh phải mặc quần áo vội vàng và đi đến vùng ngoại ô đã được chỉ định, không kịp ăn sáng. Tuy không có mấy thì giờ nhìn phố xá, nhưng lạ thay, trên đường đi, anh thấy Rabensteiner, Kullisch và Kaminer là ba nhân viên ngân hàng có dính líu đến vụ việc của anh. Hai tay đầu anh nhìn thấy trên xe điện, còn Kaminer thì ngồi ở ngoài hiên một tiệm cà phê và tò mò nhoài người trên hàng lan can trước cửa tiệm đúng vào lúc anh đi ngang qua trước mặt hắn. Cả ba đứa đã đưa mắt nhìn theo anh, ngạc nhiên thấy cấp trên của chúng chạy vội như thế; K. không đi xe điện vì anh muốn tỏ ra mình bất cần; trong việc này anh thấy ớn không muốn bất cứ ai cứu giúp; anh không muốn cầu đến ai để bảo đảm không cho ai biết đến điều bí mật; anh cũng không muốn tự hạ mình trước ban điều tra chút nào bằng thái độ quá nghiêm túc.Trong khi chờ đợi, anh rảo bước để có thể đến kịp vào lúc chín giờ, mặc dầu anh không được triệu tập vào giờ đích xác.Anh nghĩ có lẽ nhận ra tòa nhà từ xa qua một dấu hiệu nào đấy anh chưa hề hình dung trong óc hoặc có người nấp ở các cửa ra vào. Nhưng đến đầu phố Saint-Jules, nơi có địa chỉ tòa nhà, anh dừng lại một lát, chỉ thấy hai bên những dãy nhà cao xam xám một kiểu giống nhau, những khối nhà tồi tàn cho người nghèo thuê. Vào buổi sáng chủ nhật ấy, hầu như cửa sổ nào cũng có người, những gã đàn ông m!!!15454_10.htm!!!
Đã xem 7383 lần.
http://eTruyen.com