Như Hạnh dắt xe ra cổng trường. Giờ này ngoài đường đông nghẹt xe. Muốn đi nhanh thì phải luồn lách, nhưng cô lại thích như vậy. Cô khoái không khí ồn ào, vội vã và những tiếng động cơ inh cả tai. Đi ngoài đường mà lưa thưa người thì chán chết. Chia tay với Kha ở ngã tư, Như Hạnh rẽ vào con đường nhỏ. Đi một đoạn, cô mới nhớ mình chưa trả nhị ca tập Anh văn. Sáng qua, Kha gom mấy quyển tập giao cho cô ghi tựa bài. Anh lười nhất là viết tựa. Còn Như Hạnh thì lại mê vẽ các loại chữ trang trí, nhưng lại ghét chép bài. Hôm nào bài dài quá, cô ngồi quay tới quay lu rồi cuối cùng bắt Kha chép luôn cho cộ Mặt anh nhăn như khỉ, nhưng cũng ráng cong lưng mà viết. Anh mà lười là khó sống nổi với cô. Như Hạnh nghĩ lan man đủ chuyện, đến nỗi cô không hay mình vừa đi qua một đoạn rẽ. Nhớ ra, cô vội quẹo trở lại. Như Hạnh không hay phía sau cô cũng có một chiếc xe vừa trờ tới. Người thanh niên bị cản đường bất ngờ, chỉ kịp thắng rít lại và quẹo sang trái… nhưng vẫn không kịp. Cô ngã cái “rầm” xuống đường, đau điếng. Như Hanh ngồi bệt dưới đất, ngơ ngác một giây. Cô không hiểu sao tự nhiên mình té? Có đến vài phút, cô mới định thần lại, định đứng lên thì thấy người thanh niên nhanh chóng dựng xe với vẻ mặt lo lắng. Như Hạnh bèn ngồi yên. Chờ cho anh đến ngồi trước mặt cô, chưa kịp hỏi thì cô nhăn nhó như đau đến không dậy nổi, rồi gào lên nho nhỏ: - Trời ơi! Đau quá… đau kinh khủng. Anh chạy xe vậy đó hả? Đền đi. Tôi không biết đâu. Oái! Đau quá… Làm sao đi được bây giờ? Hu… hu… Khuôn mặt anh lo đến rối bời. Anh nhìn cô xem xét. Không bị trầy, không bị một thương tích nhỏ… và cách ngồi như thế không thể chấn thương nào khác. Vậy thì tại sao cô có vẻ đau đến mức không thể đứng lên? Anh mím môi: - Cô ráng một chút, đau ở đâu hãy nói, tôi sẽ đưa cô đến bệnh viện. - Đến đó làm chi? Như Hạnh chợt ngẩng đầu lên, nói tỉnh bơ, rồi cô đứng cái dậy, dắt xe đi. Người thanh niên nhìn cô ngơ ngác. Rồi anh dắt xe mình đi theo Như Hạnh: - Này cô! Cô có sao không? Sao tự nhiên bỏ đi vậy? Như Hạnh quay lại, tỉnh bơ: - Anh này lạ, té xong thì phải đứng lên đi tiếp, chứ ở đó làm chi? - Nhưng rõ ràng tôi vừa thấy cô đau lắm mà. Cô cắc cớ: - Sao anh biết tôi đau? - Cô nhăn nhó ghê quá. - Ờ, tại tôi vậy đó. Hí…hí… Người thanh niên nhìn cô hoài nghi, nhưng vẫn lịch sự: - Thật ra lỗi không phải hoàn toàn về phía tôi. Nhưng dù sao… nếu cô bị thương thích gì đó, tôi sẵn sàng đề, và… Như Hạnh xua tay: - Thôi khỏi. - Nhưng lúc nãy cô… Như Hạnh quay mặt, cố giấu nụ cười tinh nghịch, giọng cô nghiêm trang: - Không sao đâu. Tại thấy anh lo quá, tôi tức cười nên chọc chút chơi. Anh đi đi, không có gì đâu. Anh nhìn cô chằm chằm: - Cô không đùa đấy chứ? - Lúc nãy thì có đùa, nhưng bây giờ hết rồi. Đã bảo không sao đâu mà, anh đi đi. Anh mím môi đứng yên, rồi nói nhẹ nhàng nhưng rõ ràng không giấu bực mình: - Hy vọng đừng bao giờ cô đùa như vậy nữa. Rồi anh lên xe phóng đi. Như Hạnh thong thả đạp xe, miệng cười nghịch ngợm. Lúc nãy thấy anh ta hết hồn, cô hứng chí chọc cho vui thôi, ai ngờ anh ta hoảng thật. Hì… hì… nếu không sợ người ta nhìn, cô sẽ la toáng cho anh ta mất vía chơi. Nhìn mặt anh hoảng hồn, tức cười dễ sợ. Về đến nhà, Như Hạnh cất xe rồi vào phòng khách. không có dì Ngân ở đó, cô đi luôn xuống bếp. Dì Ngân đang phụ dì Tư dọn bàn. Như Hạnh ngạc nhiên thấy trong bếp rất nhiều đồ ăn. Cô tròn mắt nhìn. Chưa kịp hỏi thì dì Ngân giải thích: - Tối nay dì làm tiệc mừng anh Duy về đó. Lát nữa, dì giới thiệu cho an hem biết nhau. Chắc hai đứa không nhớ nhau đâu. Hồi mẹ con về quê, thì hai đứa còn nhỏ cả. - Thế anh Duy đâu rồi dì? Ảnh về hồi nào ạ? - Về hồi trưa. Cái thằng, không chịu báo trước để ở nhà đi đón. Thấy nó xách va li vô nhà mà dì hết hồn, cứ tưởng ai. Như Hạnh nhìn quanh: - Ảnh đâu rồi, dì Ngân? - Đến thăm cô bạn gái của nó rồi. Cô tò mò: - Bạn gái á… người yêu ấy hả dì? - Ừ, tụi nó thương nhau từ hồi học phổ thông tới giờ. - Chị ấy làm gì hả dì? - Nó còn đi học. Hình như cùng trường với thằng Hưng. Chắc nó cũng ra trường một lượt với anh Duy con, dì cũng không rành lắm. Nó bảo học kinh tế, dì đoán chắc vậy. - Bán gái của anh Duy mà dì không bết hả? Ngộ quá hén! Cô nhận xét một cách lơ mơ, rồi lững thững đi lên phòng. Câu chuyện lúc nãy cũng bị quên mất tiêu, thậm chí không nhớ lúc nãy mình đã nói gì. Cô có cái tật hay hỏi lung tung, nhưng hỏi xong rồi quên ngay. Thay đồ xong, Như Hạnh định xuống bếp phụ dì Ngân. Nhưng vừa mở cửa, thì cô đã gặp một người đi lên. Như Hạnh kinh hãi nhận ra đó là người thanh niên cô gặp lúc chiều. Cô đứng im, tròn mắt nhìn anh. Anh cũng nhìn cô một cách kinh ngạc. Nhưng anh ta không hỏi một tiếng, chỉ khẽ gật đầu đáp lại cái chào của cô, rồi đi về phòng mình ở góc cuối hành lang. Như Hạnh lấp ló ở cửa nhìn theo. Sự suy đoán làm cô muốn rụng tim. Ối trời ơi! Nếu đó là anh Duy thì cô khó sống rồi. Làm gì anh ấy không “quạt” cho cô một trận về cái tội hù anh một phen hết hồn. Như Hạnh rầu rĩ đi xuống bếp. Cô dọn bàn mà tâm trí cứ để ở đâu đấy. Thế nào cái anh Duy nghiêm khắc ấy cũn có ác cảm với cộ Mà ở chung nhà với người không ưa mình thì khó mà yên thân. Chưa kể đến chuyện anh ấy kể với dì Ngân… Cô rất sợ dì Ngân biết mình nghịch như quỷ. Từ đó tới giờ, dì cứ nghĩ cô ngoan hiền lắm. - Hạnh! Hạnh! Ra đây. Như Hạnh quay lại, Hưng đang đứng ở cửa ngoắt cộ Cô đặt đĩa xuống bàn, rồi đi ra. - Cho Hạnh nè. Vừa nói, Hưng vừa chìa ra một cụm hoa cúc. Mắt Như Hạnh sáng lên: - Ôi, đẹp quá! Ông kiếm đâu ra vậy? - Ở quán cà phệ Thấy đẹp quá mình hái về cho Hạnh đó, thích không? - Thích. Để tui đem chưng trên bàn học. Nói rồi cô nhảy nhót chạy lên phòng, giữa đường lại gặp anh Duy đi xuốn. Tự nhiên hai chân Như Hạnh thuần lại. Cô đi một cách thùy mị về phòng mình. Nét mặt nghiêm nghị của anh Duy cũng làm nụ cười trên môi cô vụt tắt và hai mắt cứ dáo dác lên sợ sệt. Vào phòng, Như Hạnh ngồi phịch xuống giường. Cụm hoa xoay tròn trên tay cộ Cô cố phân tích mình sợ gì và tự bảo không việc gì phải sợ. Nhưng sao vẫn thấy ngán cái “ông cụ” khó khăn ấy. Người gì mặt lúc nào cũng lầm lì. Phải như Hưng thì dễ chịu biết bao. Đã vậy mình còn vô tình trêu vào “cụ” nữa chứ. Sao số mình xui đến mức ấy nhỉ? Nhớ lại đôi mắt gườm gườm nhìn cô, như sẵn sàng hăm dọa la mắng, Như Hạnh càng rối trí khi nghĩ đến lúc ngồi cùng bàn ăn với anh. Hình như từ nhỏ đến lớn, cô chưa ngán ai hơn thế. Thật là xui xẻo! Ai bảo nghịch ngợm cho lắm vào. Lát nữa dì Ngân giới thiệu với anh, cô biết ăn nói ra sao đây? Còn đang loay hoay nghĩ ra cách để “chuồn”, thì cô nghe dì Ngân gọi: - Hạnh ơi! - Dạ. - Xuống ăn cơm đi con. - Dạ. “Trễ quá rồi, nói làm sao mà lủi đi bây giờ? Thôi thì cứ nhắm mắt đưa chân. Anh Duy có thái độ ra sao thì cơ mà đối phó vậy.” Như Hạnh thấy bớt run. Cô bấm bụng đi xuống nhà dưới. Mọi người đã ngồi bên bàn. Khuông mặt đầu tiên cô thấy là Hưng. Anh chàng cười với cô: - Hạnh cắm hoa rồi chứ? - Rồi. Nói xong, Như Hạnh mới nhớ mấy bông cúc còn nằm lăn lóc trên giường. Cô định bụng lát nữa sẽ cho vào bình, để Hưng thấy cô nói dối kỳ lắm. Hắn đâu biết được Như Hạnh chẳng còn hồn vía nào mà thưởng thức hoa với lá. Và cô đang tức vì sao mình cứ sợ. Đã bảo lòng đừng có run mà trong bụng cứ nơm nớp là sao đây? Như Hạnh ngồi xuống cạnh dì Ngân, mắt dán vào chén đũa trên bàn. Nhìn dáng điệu thùy mị của cô, đố ai tưởng tượng cô vừa mới quậy phá người khác. Dì Ngân cười vui vẻ: - Để dì giới thiệu nghe. Con đoán ai là anh Duy rồi, phải không? - Dạ. Cô lí nhí: - Chào anh Duy. Dì Ngân nhìn Duy: - Con mới về nên không biết Như Hạnh về ở nhà mình. Con nhớ bé Hạnh con dì Hoa không? Nó đó. Dì Hoa mất hơn nửa năm rồi. Mẹ phải dỗ mãi, nó mới chịu về đây đó. Như Hạnh hồi hộp chờ phản ứng của anh Duỵ Anh nhìn cô một cách thản nhiên: - Bé Hạnh mau lớn quá, anh không nhìn ra. Ăn cơm đi. - Dạ. Như Hạnh lén ngước lên nhìn anh Duỵ Anh không cười, cũng không có cẻ gì hăm dọa. Anh bình tản như lúc chiều chưa hề gặp cô, chưa hề bị cô “hù” cho một trận. Tự nhiên Như Hạnh thấy hoang mang. Anh ấy không nhớ cô, hay là chưa ra tay trừng trị? Bỏ qua hay là “án treo” đây? Thà anh Duy cứ nói, rồi trách, chứ im lặng kiểu này, đau tim lắm. Nghĩ tới nghĩ lui, Như Hạnh lại đâm ra tức mình. Đã bảo đừng sợ mà việc gì cứ phải nơm nớp từng phản ứng của anh Duỵ Cô không dám gắp cả thức ăn, điệu bộ của cô như chờ lên máy chém. Dì Ngân làm như vô tình, nhưng cử chỉ của cô không lọt khỏi cặp mắt của dì. Con bé lạ thật! Làm gì nó sợ thế nhỉ? Rõ ràng là Như Hạnh sợ Duy hơn Hưng. Chắc vì nó thấy anh nghiêm quá nên e dè. Dì Ngân hiểu tính Như Hạnh dễ tự ái và rất mít ướt. Việc cô kết thân dễ dàng với Hưng Làm bà mẹ thấy nhẹ nhõm. Duy tính quá nghiêm và kín đáo, sợ không hợp với tính tình sôi nổi của Như Hạnh. Bà sợ mai mốt cô sẽ mặc cảm vì thái độ của Duy rồi đòi trở về ký túc xá. Bà quen có cô trong nhà, nên không muốn vắng bóng cô. Hưng uống vài ly rượu nên hoạt bát tối đạ Hắn nói cười luôn miệng, không để ý đến vẻ trầm lặng của Như Hạnh. Bình thường, hắn và cô nói chuyện tía lia nên hắn quen như vậy rồi. Nhất là có anh Duy về vui quá, hắn càng giỡn tối đa. Ban đầu Như Hạnh không để ý. Nhưng càng lúc, cô càng nhận ra sự khác biệt kinh khủng của anh em Hưng. Ở gần Hưng vui nhộn bao nhiêu, thì anh Duy càng lặng lẽ bấy nhiêu. Đáng lẽ xa nhà trở về, người nói nhiều là Duy mới phải, đàng này anh nói rất ít. Thậm chí nếu mọi người không hỏi, chắc anh sẽ im lặng suốt. Rất may là trong nhà có Hưng, chứ không toàn mấy “ông cụ” như anh Duy, người ta sẽ tưởng đây là tu viện. Như Hạnh không tưởng tượng nổi lúc đi chơi với người yêu, Duy sẽ nói gì. Không lẽ im lặng để cô ta nói? Nếu cô mà có người yêu như vậy, thì cô sẽ báo hắn biến giùm đi. Cô không chịu nối mẩy ông cụ. Đang nghĩ lung tung, Như Hạnh chợt nghe Hưng hỏi: - “Đại ca” là ai vậy Hạnh? Cô nói nhỏ nhẹ: - Ảnh học chung lớp với tui. Nhưng sao ông biết ảnh? - Tại ảnh nói chuyện với mình lâu lắm. - Nói ở đâu? - Điện thoại. Thấy Như Hạnh ngơ ngác, Hưng nheo mắt: - Hạnh nói với ảnh, tôi có lời xin lỗi nghe. Hôm qua tôi chỉ giỡn chút thôi. Ngoài ra không có ý gì hết. - Giỡn cái gì? Hưng cười thú vị, hắn bắt đầu kể: - Trưa hôm qua hắn gọi điện, thấy Hạnh ngủ nên mình nói chuyện với hắn luôn. Hắn tưởng mình là Hạnh nên nói ta lả luôn. Hắn bảo Hạnh đừng giận và cho hắn cái hẹn. Mình bèn hẹn chiều thứ bảy đi chơi. Hạnh nhớ đi nghe. Quên mất anh Duy, Như Hạnh nổi sung nhìn Hưng: - Ông giỡn gì kỳ vậy? Tự nhiên hẹn với ảnh. Vậy ông đi luôn đi. - Tầm bậy! Mình đi thì tích sự gì? Có nước kéo ảnh vào quán cà phê rồi bình luận bóng đá, sau đó chịu khó nghe ảnh chửi một chập rồi về. Thôi, mình bị thiên hạ chửi nhiều rồi. Xin tha giùm. Như Hạnh tức mình: - Đã sợ bị chửi sao ông còn hay chọc? - À! Tại vì lúc chọc, mình chỉ nghĩ đến chuyện giỡn cho vui thôi, còn hậu quả thì… Hạnh chịu khó lãnh giùm. Và Hưng cười ầm lên khoái chí. Như Hạnh tức càng hông nhìn hắn. Nếu không có mọi người, cô sẽ… sẽ nện cho hắn một trận cho đỡ tức. Hưng không biết hắn đã hại cô rồi. Cô đã tuyên bố “nghỉ chơi” với Bình luôn, thế mà hắn lại hẹn cho cô đi chơi. Nếu cho đại ca leo cây, thì là ác và thiếu tế nhị. Còn đi thì… Như Hạnh ghét cay ghét đắng khi phải nghe tỏ tình. Càng nghĩ, cô càng thấy tức Hưng. Đồng thời cùng… thông cảm với hắn. Cô đã từng chọc phá thiên hạ nên cô biết… vui ra trò luôn. Có điều cô không tưởng tượng nổi mình là nạn nhân của Hưng. Đúng là cô đã gặp tên quỷ sứ, hợp “gu” với mình. Còn đang tức vì chưa trừng trị được Hưng, thì dì Ngân đã rầy hắn: - Bộ hết chuyện sao con giỡ kỳ vậy Hưng? Làm như vạy Hạnh nó khó xử với bạn bè thì sao? Hưng làm như ngơ ngác: - Con có làm gì đâu mẹ. Anh đó muốn đi chơi với Như Hạnh, thì con hẹn giùm. Sao mẹ lại la con? Như Hạnh ấm ức: - Nhưng ông biết tui có muốn đi hay không? - Hà… đi chơi mà không muốn gì. Hắn nói thêm: - Khi ảnh bào Hạnh đừng giận, mình nói đâu có giận, thậm chí bảo đang rất trông ảnh tới. Xem như mình làm hòa cho hai người nhé, cám ơn đi. Như Hạnh trợn tròn mắt. Tức đến mức không nói được. Cô hứa với lòng đây là lần cuối cùng cô nói chuyện với Hưng. Rồi hắn sẽ hiểu mình đã đùa ác như thế nào. Nghĩ vậy, Như Hạnh không thèm nói nữa. Cô lẳng lặng ăn hết chén cơm của mình. Cô nửa muốn bỏ lên phòng, nửa thấy ngại. Không phải ngại anh Duy mà là sợ dì Ngân với dượng Minh buồn. Dù sao anh Duy cũng mới về. Dì Ngân rất thích cảnh đoàn tụ gia đình, cô không muốn mình làm mọi người chú ý. Hưng hình như không biết Như Hạnh giận, cũng không chừng chọc được cô giận hắn càng khoái chí. Ăn xong, mọi người ra phòng khách. Như Hạnh lợi dụng lúc không ai để ý, bèn lủi về phòng mình. Cô trút cơn giận vào mấy bông cúc nằm lăn lóc trên giường. Ngắt nó ra tơi tả rồi bỏ vào túi ni lông, đem treo trước cửa phòng Hưng. Lát sau, cô nghe tiếng gõ cửa phòng. Hưng đứng đó chờ cô mở cửa. Tay cầm bịch ni lông đựng mấy bông cúc, hắn giơ cao: - Hạnh con nít quá đi. Bộ không nghĩ được cách nào khác hả? Chửi mình còn đỡ con nít hơn nhiều. Nói rồi, hắn dúi vào tay Như Hạnh, lững thững đi về phòng. Giữa đường, hắn còn ngoái lại chọc tức: - Hên cho Hạnh, hoa lá thì dễ ngắt. Phải hồi chiều mình tặng Hạnh con cọp thì bây giờ Hạnh mệt rồi. Muốn xé xác cọp, mệt ngất ngư chứ đâu khỏe như vậy. Tiếng hắn cười vang cả dẫy hành lang, giọng cười thoải mái như chọc giận Như Hạnh. Cô không thèm nói gì, chỉ cất túi ni lông vào ngăn kéo. Mai mốt, nếu hắn làm hòa cô sẽ đưa ra cho hắn nhớ, khỏi mất công giải thích. Ai đó đã nói một câu rất chí lí: “Quân tử trả thù mười năm chưa muộn” mà. Hưng hãy chờ đấy. Đây là lần đầu tiên Như Hạnh giận Hưng. Cô thấy bực mình không chịu được. Thì ra giận người khác, mình cũng khổ sở lắm chứ đâu có vui.Tiếng giày nện cồm cộp trên hành lang làm Như Hạnh giật mình mở mắt. Cô nằm im nhăn mặt. Ở trong nhà chỉ cần nghe tiếng chân là biết Hưng sắp xuất hiện. Hắn không phải là voi, chứ đi đứng nặng trình trịch, ồn ào điếc cả tai. Cô nhìn đồng hồ, gần tám giờ, trưa thật. Vậy là sáng nay cô quên tập thể dục. Sao hôm nay mình ngủ trưa thế nhỉ? Nghĩ lan man một hồi, Như Hạnh mới nhớ sáng nay cô hẹn đi chụp hình với Khạ Thôi chết! Trễ gần nữa tiếng rồi. Như Hạnh nhảy vội xuống giường, phóng xuống cầu thang vào phòng tắm. Gặp Hưng đang đánh răng, cô lờ đi như không thấy. Cô tắm thật nhanh, rồi chạy bay lên phòng lấy giỏ. Cô đến trường đúng 8:30. Kha đứng chờ cô dưới gốc cây trước sân. Như Hạnh dắt xe đến trước mặt an, nhún chân: - Chào nhị ca. Không đợi anh trả lời, cô nói luôn: - Tiểu muội định đi sớm lắm, nhưng bận… ngủ nên. Nãy giờ nhị ca chửi tiểu muội được mấy câu rồi? Kha nhún vai: - Bị muội cho leo cây thường quá rồi, chửi chi cho mất sức, để sức mà chờ chứ. - Hứ! Làm như muội là chuyên viên đi trễ không bằng. - Đâu có, muội thoại loại đi trễ không chuyên. Nói oan tội nghiệp muội. - Không thèm cãi với nhị ca nữa, hình đâu? - Đây. Kha lôi trong túi xấp hình dày cộm. Như Hạnh ngồi phía sau yên xe, tay chống lên yên trước mải mê xem từng kiểu, Kha đứng bên cạnh theo dõi: - Hạnh tiến bộ lắm rồi đó, cân góc độ và ánh sáng chuẩn hơn rồi. - Nhưng em còn ngắm máy lâu quá. Em thích bấm một cái là có kiểu hoàn chỉnh liền. Ngắm tới ngắm lui lâu lắc, em không kiên nhẫn nổi. Kha hỏi lại: - Em thích chụp nghệ thuật hay chụp chơi ảnh chộp? - Cả hai. Kha nhún vai: - Người ta bảo tham thì thâm, em nghĩ sao? - Em nghĩ ai nói gì mặc họ, còn mình thì thích gì làm nấy. - Nói chuyện với em không khi nào nhị ca thắng được. Em biết sao không? Như Hạnh tỉnh bơ: - Biết. Tại em nói ngang. - Em có ý định bỏ tật đó không? - Có chứ. Thế nào về già, em cũng tu chỉnh lại. Kha lắc đầu chào thuạ Như Hạnh như không để ý thấy cái lắc đầu đó, cô tiếp tục ngắm nghía các kiểu hình. Cô ngẩng lên bắt gặp Kha đang nhìn mình. Như Hạnh nhướng mắt như một dấu hỏi, Kha cười cười: - Muội có biết nãy giờ Nhị ca nghĩ gì không? - Biết - Nghĩ gì thế? Nói thử xem. Như Hạnh hỉnh mũi: - Em nhường nhị ca nói trước. “Kính lão đắc thọ” mà. Kha “hừ” một tiếng: - Đúng là miệng lưỡi của Tô Tần. Nhưng nhị ca không thèm giận con nít đâu. Như Hạnh lườm anh một cái: - Vậy nhị ca nói đi. - Ờ… Nhị ca nghĩ, nếu có món tiền lớn, việc đầu tiên là sẽ mua tặng muội một máy ảnh “dã chiến”… tha hồ cho muội chụp. Như Hạnh chớp mắt một cái, nói tỉnh bơ để giấu sự xúc động: - Em thích xài chung máy với nhị ca hơn. Giành giật mới là thích, còn máy của mình rồi thì biết giành với ai. Kha cười lớn: - Đúng là Như Hạnh. Anh rủ rê: - Bây giờ đi uống cà phê, sau đó sẽ đi lang thang, thấy cảnh nào thích thì chụp, đông ý? - Ok. Cả hai dắt xe ra cổng trường. Từ ngoài đường, Bình cũng vừa phóng xe vộ Thấy hai người, anh nhìn chỗ khác như lúng túng. Kha quay lại Như Hạnh: - Đại ca kìa, em rủ đại ca đi chơi luôn. - Thôi, đại ca không đi đâu. - Sao em biết? - Tự em biết vậy, nhị ca đừng hỏi. - Giải thích. Như Hạnh lắc đầu: - Muội lười. Kha nhún vai không nói, nhung trong đầu sự tò mò vẫn còn đó. Anh lờ mờ hiểu giữa Như Hạnh và Bình có chuyện gì. Bỗng nhiên Bình trở nên gượng gạo khi gặp anh và lảng tránh cả Như Hạnh, như trước đó ba người chưa hề thân nhau. Chuyện gì vậy? Quậy nhẹ ly và phê, Kha tư lự: - Nhị ca không hiểu được sao tự nhiên đại ca tránh tụi mình như bệnh dịch. Hỏi thì đại ca bảo để muội giải thích. Như Hạnh chống cằm: - Với nhị ca thì muội không giấu, đó là lỗi từ đại cạ Tự nhiên đại ca bảo… yêu muội. Thế là muội bảo đại ca hãy “biến” đi. Kha kinh ngạc: - Có chuyện đó nữa hả? Nhưng tại sao em làm vậy? - Tại em không thích. - Em có thấy như vậy là ác không? Như Hạnh im lặng. Nhớ lại trò đùa của Hưng, cô hãy còn giận. Cô đã phải gặp Bình để giải thích. Anh có vẻ buồn, nhưng cô không thể làm anh vui được. Anh không chấp nhận tình cảm anh em, thì cô đành để anh rút lui. Nghĩ vậy, cô lắc đầu: - Không thấy, tại vì để đại ca hy vọng mới là ác. - Khó hiểu được em quá. - Có lần đại ca nói bóng nói gió là: Ví dụ đại ca muốn chuyển tình anh em sang tình yêu, em nghĩ sao? Em bảo lúc đó thì bay hết, không tồn tại thứ tình gì hết. Em ghét yêu lắm. - Vậy mà đại ca vẫn tỏ tình? - Vâng, vẫn tỏ tình. Em không hiểu tại sao lúc đó em tức ghê gớm? Có lẽ vì em tiếc tình cảm đã mất. Kha thăm dò: - Vậy bây giờ em có tiếc không? - Không. Tại vì với em, một là làm anh em, hai là không còn gì. Em không thích quan hệ lấp lửng, và tính em ghét nhất là chuyện yêu đương. - Ví dụ nhị ca cũng nói… yêu em? Như Hạnh nhăn mặt: - Nhị ca đừng đùa. - Nhưng ví dụ là vậy? - Thì nhị ca cũng “biến” luôn đi, em chơi một mình. Xem như em không có bạn bè gì cả. vô lớp cũng một mình, rồi về. Kha cười lớn: - Hỏi thử em vậy thôi, chứ nhị ca đâu có dại dột mà yêu em. Nhị ca sợ gai lắm. Như Hạnh nói ngay: - Nhưng em cũng không phải là bông hồng. Kha nheo mắt: - Chứ là gì? - Là cây tùng. - Một cây tùng có nhiều gai và nước mắt, chân dung của em đây. Tưởng mình cứng cỏi lắm, nhưng hóa ra rất yếu đuối, rất con gái. Như Hạnh bĩu môi: - Xí! Nhị ca không lung lạc được em đâu. Không dám con gái đâu. Nếu biết mình yếu đuối, em đã không chọn khoa này. Kha búng tay cái tách: - Bộ em tưởng mấy cô phóng viên mạnh mẽ, xốc vác lắm hả? - Chứ gì nữa? - Rồi em sẽ thấy. Như Hạnh nhại lại: - Rồi nhị ca sẽ thấy. Cả hai bật cười và dắt xe đi ra. Ra ngoài cổng, Kha quay lại: - Bây giờ đi đâu? - Lang thang. - Về trễ có sao không? Như Hạnh ngần ngừ: - Em không biết, nhưng chắc là không nên. Cô thở dài, chợt nhớ đến anh Duy: - Chưa gì em đã thấy mất tự do rồi, cũng không thoải mái lắm. - Hối hận không? - Không, không hề. Tại em cũng đồng ý mà. - Người ta cũng có khi hối hận về quyết định của mình lắm chứ. - Nhưng em thì không. Tại vì, dù sao em cũng cần một mái ấm gia đình, không thì thấy mình giống ngôi sao nhỏ đứng có một mình giữa bầu trời, buồn lắm. – Cô ngừng lại một lát - Với lại, em không chịu nổi cảm giác mình bị lẻ loi. - Vậy thì yêu đi. Như Hạnh phì cười: - Nhị ca đừng có xúi dại. không biết sau này trời bắt em lấy chồng, thì em phải chịu sao đó. Chứ em thì chống đối tới cùng. Nếu lỡ yêu ai cũng ráng gạt bỏ. Em không thích có chồng (Chắc bà này tửng quá). - Sao vậy? Nh Hạnh khẽ nhún vai: - Đàn ông đa số đều có tư tưởng phản bội (he… he… các sis nào có husband thì chú ý nhé. Còn sis nào có người iu thì quản lý từ bi giờ nè), em không thích mình là nạn nhân của tư tưởng đó. - Tầm bậy! Tùy người chứ. Cô bĩu môi: - Không dám tùy người đâu. Ờ… cho là tùy người đi. Nhưng rủi em lọt vào trường hợp gặp người hay thay đổi thì sao? Tính em chung thủy lắm, không tội gì em phải chịu đau khổ vì người khác đâu. Kha cười cười: - Nhưng em bắt buộc phải có chồng. Nếu không, con trai không để em yên đâu. - Họ làm gì được em? - Đeo đuổi. - Rồi họ cũng chán. Chuyện đó em không sợ, đừng hù. Kha nói nghiêm chỉnh: - Em đừng đem điển hình của ba em gán ghép lung tung. Đừng để ấn tượng về ba mình làm mình nhìn đời lệch lạc, anh nói thật đó. Mặt Như Hạnh sầm lại: - Em không muốn nhắc đến ông ta nữa. Trên đời này nếu có người nào em không muốn nhớ, thì đó là ba mình, anh biết không? – Cô lắc mạnh đầu. – Không nói chuyện đó nữa nghe nhị ca. - Ừ, thì không nói. Cô và Kha đạp xe going ruổi đến trưa. Cô về nhà thì đã gần mười hai giờ. Hôm nay dì Ngân đi Vũng Tàu, tối mới về. Trước khi đi, dì còn bao khi về sẽ mua cho Như Hạnh “sữa cô đặc”, cô mê món này lắm. Thế nào ngày mai cô cũng dành cho nhị ca một hộp. Như Hạnh nhảy nhót vào phòng khách. Thấy Hưng đang ngồi ở trên ghế xa lông đọc báo, cô phớt lờ đi lên phòng. - Á… á… Vừa chạm vào cửa, Như Hạnh hét lên một tiếng kinh hoàng. Cô quăng giỏ, chạy tuốt ra đầu cầu thang, tay chặn ngực sợ muốn đứng tim. Trên cửa, hai, ba con sâu đen thui vẫn bò búa xua, như không biết lối thoát. Không biết ở đâu tự nhiên lại có sâu? Như Hạnh nghĩ nghĩ một lát, rồi hiểu ra. Hừ! không Hưng thì còn ai vào đây. Cô đã không thèm nói chuyện với hắn sao hắn cứ kiếm chuyện hoài vậy? Hắn chạy nhanh lên lầu, làm vẻ ngạc nhiên: - Chuyện gì vậy Hạnh? - Ông là tác giả mấy con sâu kia, phải không? - Sâu nào? - Đừng có giả bộ không biết. - Sâu nào vậy kìa? Vừa nói, hắn vừa đi nhanh đến cửa nhìn nhìn, rồi cười phá lên: - Trờ ơi! Như Hạnh mà cũng sợ sâu nữa hả? Ngộ quá ta ơi! Mình nghĩ mấy con sâu nó đang sợ Hạnh chết khiếp đấy chứ. Coi nó bò không nổi kìa, ha… ha… Nhìn hắn tựa lưng vào lan can cười ầm ĩ, Như Hạnh tức muốn bể ngực. Cô trừng mắt: - Đừng nói nhiều, ông bắt mấy con đó quăng đi cho tôi. - Hả! Hạnh nói gì? Cô giậm chân: - Ông dẹp mấy con sau đó ngay. - Gọi bằng anh Hưng đi, mình bắt cho. - Không. - Không thì thôi vậy, mình đi ngủ đây, trưa rồi. Vừa nói, hắn vừa thong dong bước về phòng hắn, miệng huýt sáo một bài không tên. Hắn có vẻ nhơn nhơn khoái chí chờ Như Hạnh xuống nước năn nỉ. “Đừng hòng” – Như Hạnh nghĩ thầm. Cô ngồi bệt xuống bậc thang, nước mắt ứa ra vì tức. Chợt anh Duy từ dưới đi lên. Như Hạnh lấy tay che mắt không để anh Duy thầy mình khóc. Nhưng anh đã đứng lại trước mặt cô, cúi xuống: - Chuyện gì vậy Hạnh? Sao lại ngồi đây? - Không có gì hết, tại em thích ngồi chơi. - Nhưng sao lại khóc? Ai chọc ghẹo em à? Đang tức nên Như Hạnh không để ý câu hỏi ngọt ngào như hỏi đứa con nít của anh Duy, cô quẹt mắt, tự ái: - Em mà khóc gì, tại bụi bay vào mắt đấy. Em không khóc. Nói rồi cô lúng túng đứng im, Duy ngạc nhiên: - Cái gì vậy? Anh nhìn lên cửa, thấy mấy con sâu bò lổn ngổn, anh lắc đầu: - Thằng Hưng bày trò này, phải không? Nói rồi Duy bước tới búng mấy con sâu rớt xuống đất. Chúng bò lóp ngóp trên nền gạch. Duy cau mày: - Chơi dơ quá thế này. Anh cúi xuống gom chúng lại rồi đi xuống nhà dưới. Như Hạnh nhặt giỏ lên, rồi vào phòng, gài cửa lại. Thay đồ xong, cô ngồi phịch trước bà học, tức ấm ức. Chợt có tiếng gõ cửa, Như Hạnh quay lại: - Ai đó? Không nghe trả lời, cô chạy ra mở cửa. Thì ra là Hưng. Thấy mặt cô lầm lì, hắn nỏi nhỏ nhẹ: - Xuống ăn cơm đi Hạnh. - Không. - Mình chờ Hạnh về ăn cho vui đó. Bộ tính giận mình luôn hả? - Không có ý kiến. - Đừng giận Hưng nữa nghe. Hôm đó mình giỡn chút xíu, sao Hạnh giận lâu dữ vậy? - Tui không hơi đâu giận người dưng. - Nếu mình xin lỗi, Hạnh hết giận không? “Hừ! Đợi tới giờ mới xin lỗi.” Thật ra chuyện hắn chọc tức anh Bình không làm cô tức nhiều, cô chỉ tức hôm đó hắn đem bịch cúc trả cho cô còn bảo con nít. Cộng thêm chuyện nhát sâu lúc nãy… không tha cho hắn được, cô quyết định giận luôn. Như Hạnh nghiêm mặt: - Ông xuống ăn cơm một mình đi, tui không ăn đâu. Mai mốt ông đừng nói tới mặt tui nữa. - Công nhận Hạnh giận dai dễ sợ. - Ừ, tính tui vậy đó. Hình như Hưng tự ái, hắn đi ra cửa: - Hạnh giận mình mà nhịn đói thì dại lắm. Kệ cô, không mượn hắn quan tâm. Như Hạnh trở lại trước bàn học, cô đói bụng muốn chết. Nhưng nhất định không ăn, cô mà chịu thua Hưng hả? Chợt có tiếng chuông điện thoại reo dưới nhà, Như Hạnh định chạy xuống thì ai đó đã nhấc máy. Rồi Hưng nói vọng lên: - Hạnh ơi! Có người gọi. Cô chạy xuống cầm máy, giọng Kha vui vẻ: - Alộ Hạnh hả? - Ừ. - Có nhóm bạn nhị ca rủ đi Bửu Long chơi, em đi không? - Bạn nhị ca là ai, em có quen không? - Vài người em quen. - Đi ngay bây giờ hả? - Ừ. Quyết định nhạnh lên nhỏ. “Nhưng trưa nắng quá!” Như Hạnh hơi phân vân một chút, cuối cùng gật đầu: - Đi. - Chuẩn bị sẵn, tụi anh lại đón nghe. - Dạ. Cô gác máy, rồi về phòng thay đồ. không gặp ai trong nhà, cô đành đi xuống nhà sau: - Dì Tư ơi! Nếu ai hỏi, dì nói con đi chơi nghe. - Cô Hạnh đi chừng nào về? - Con không biết, nhưng chắc chiều về. Cô vừa ra phòng khách thì ngoài cổng đã có một nhóm sáu, bảy chiếc xe dừng lại. không biết ai đó đã bóp kèn tin tin nghe inh cả tai. Như Hạnh vội chạy ra sân. Cô ngước nhìn lên lầu. Duy đang đứng ở ban công nhìn xuống, có lẽ anh ra xem chuyện gì. Hình như anh rất bực mình vì bị làm ồn. Ngồi phía sau xe Kha, Như Hạnh trách: - Bộ nhị ca bóp kèn hả? - Không phải nhị cạ Nhưng sao vậy, phiền ở nhà hả? - Không phải. Nhưng ồn quá, em sợ mọi người bực mình. - Nhị ca cũng ngại nên đã cản lại, chứ nếu không tên Phước còn bóp kèn dài dài. Thằng này đi tới đâu là quậy tới đó. - Vậy sao nhị ca đi chơi chung với hắn? - Đi chung nhóm mà, làm sao tách nó ra được? Như Hạnh quay lại nhìn mấy khuôn mặt lạ hoắc đang chạy phía sau. Sao toàn là con trai, chỉ có cô và một nhỏ học bên ngân hàng là nữ. Cô tìm tên Phước, hắn lạng xe mà nhìn phát chóng mặt. Cô không thích kiểu quậy của hắn. Tự dưng cô đâm bực mình. Đến Thủ Đức, cả nhóm còn ghé rủ thêm vài người nữa. Trong đó có một cô nàng rất dễ thương học khoa triết. Cô nàng đề nghị rủ thêm người yêu bên ký túc xá trường Nông nghiệp. Thế là một đoàn gồm 20 tên kéo rồng, kéo rắn theo đường mòn qua Nông nghiệp IV. Đứng ở dưới, cô nàng lên gọi người yêu, cả bọn dựng xe ngồi hóng mát dưới mấy gốc cây. Như Hạnh ngồi cạnh Kha, đưa mắt ngắm cảnh đẹp của vùng đồi Thủ Đức. Cô có đến đây một vài lần và sau đó về thành phố cứ nhớ cảnh thơ mộng lặng yên ở đây. Cho nên lúc nãy nghe ghé trường Nông lâm cô đồng ý ngay. Như Hạnh kéo áo Kha: - Nhị ca ơi! Hay là mình cắm trại ở đây một lát, sau đó đi Bửu Long. Kha suy nghĩ: - Để hỏi ý tụi nó. Nếu tụi nó không chịu, thì anh em mình ở lại. Anh đứng dậy: - Ê, tụi bay! Như Hạnh muốn ở lại đây chơi, rồi đi Bửu Long sau. - Đồng ý. Vài ý kiến phản đối: - Đi trễ quá, sợ chiều người ta đóng cửa. Như Hạnh hồ hởi: - Không có đâu. Mình chơi đến ba giờ đi cũng còn kịp, nếu đóng cửa thì mình về (chả về thì ở lại làm gì. Nói thế mà cũng nói.) Cả đám ngần ngừ, ai cũng thấy cô nói chuyện như nước rơi trên lá, chẳng đọng được giọt nào. Dĩ nhiên không vô được thì phải về, xem như chuyến đi này chẳng tới đâu. Nhưng thấy là thấy, chứ chẳng ai muốn trái ý cộ Nhất là đôi mắt to đen láy và cái miệng xinh ơi là xinh, chẳng ai đủ dũng khí lắc đầu. Cô nàng bên trường Ngân hàng định phản đối thì tên Phước đã búng tay cái tách: - Rồi, đồng ý. Phụ nữ muốn là trời muốn. Có ai phản đối không? - Đồng ý thôi. Trời muốn mà, làm sao dám cãi. - Cãi ý trời thì có mà toi mạng. Ngập lụt từ đây về Sài Gòn, hư xe hết. Phước nháy mắt với một tên con trai lạ hoắc: - Ê Phong! Mày đồng ý vì cái gì? - Vì nụ cười răng khểnh. Còn mày? - Vì đôi mắt gây mê. Tên Phong ngân nga: - Ôi! Nụ cười mua lấy nghìn vàng, ráng mua. Cả đám cười ồ lên, nhất loạt quay lại nhìn Như Hạnh. Cô hếch mũi, giơ nắm đấm dọa tên Phong: - Muốn sống hay chết hả? Nói gì đây? - Nếu chết vì Như Hạnh thì sẵn lòng. - Thế thì lại đây. Nhìn vẻ mặt láu lỉnh của Như Hạnh, Phong nổi hứng định đi về phía cô, thì Kha đã cản lại: - Ê! Đừng có liều mình, gai không đó nghe ông nhóc. Khôn hồn thì ông hãy đứng xa mà ngắm. Như Hạnh đong đưa chân, cử chỉ thật dễ thương. Cô lườm Kha: - Nhị ca tính hù thiên hạ hả? Em như vậy mà nhị ca bảo dữ. Có tin không, Phong? - Không bao giờ tin. Hiền và dễ thương như Hạnh, người nào bảo dữ là người đó vu khống. - Úi! Đây là câu nói hay nhất trong ngày. Nếu có kẹo thì tui đã thưởng rồi. - Không cần ăn kẹo, chỉ cần nhì Hạnh cười thôi. Kha cười cười: - Thôi Phong, stop mày. Định tán em tao hả? Phong hơi quê, nhưng cũng cố lì: - Làm quen khác với tán tỉnh nghe ông. Kha hất mặt: - Ờ, cứ nhào vô đi rồi biết. Chỉ nói chuyện chiều nay thôi mày sẽ hiểu thế nào là thất bại. Lúc đó đừng trách tao sao không nói trước. Như Hạnh cười giòn tạ Giọng cười trong trẻo của cô như lây sang mọi người sự hồ hởi. Phong thấy “kết” cô ngaỵ Hắn cứ đưa mắt nhìn cô rồi lại nhìn vơ vẩn mấy nhánh cây. Nhìn mắt hắn, Như Hạnh biết hắn đang nghĩ gì rồi. Cô đã quá quen với những tia mắt như vậy. Tại hắn chưa hiểu tính cô đó thôi, chứ hiểu rồi thì đố mà dám tán tỉnh. Khi cô nàng trường Tổng hợp kéo được ông người yêu xuống. Biết cả bọn sẽ cắm trại lại, hắn ngớ người một chút rồi đồng ý ngaỵ Hắn còn đề nghị: - Bây giờ mang cây đàn xuống, mua thêm cái gì ăn cho nó ra vẻ cắm trại. Đồng ý không mấy huynh? Cả bọn vỗ tay: - Hoan hô, ý kiến hay? Lợi dụng thời cơ, Phong đề nghị Như Hạnh đi mua trái cây. Cô lắc đầu bảo lười, làm hắn thấy thất vọng, vẫn tìm cách ngồi gần cô. Chiều ý Như Hạnh, cả nhóm ở lại Thủ Đức đến gần ba giờ mới bắt đầu đi Bửu Long. Đến nơi thì người ta gần đóng cửa. Mặc dù vậy, họ vẫn đi dạo quanh bờ hồ và Như Hạnh chụp được cả cuộn phim. Kèm theo cô là cái đuôi mới quen. Phong bất chấp bị Kha chọc, hắn lẽo đẽo đi theo Như Hạnh khi cô trèo lên những tảng đá tìm cảnh chụp. Thậm chí đòi làm người mẫu cho cô. Như Hạnh cũng không vừa. Cô bắt hắn cười nhăn răng và làm những động tác như Tề Thiên, cô mới chịu chụp. Phong ngượng lắm, nhưng cũng chiều cô tối đạ Khi Kha cười thì hắn chống chế. - Chiều theo ý trời mà nhị cạ Trời bảo, nhị ca dám cãi không? Kha cười cười: - Mai mốt thất bại đừng trách sao tao không nói trước nghe. Thấy Phong có vẻ không tin, anh cũng thôi không nói. Gì chứ tính Như Hạnh thì anh hiểu như đọc sách. Rất dễ gần gũi, dễ thu hút người khác, nhưng tất cả chỉ quay quanh cô như trên đường tròn cố định. Nếu ai muốn men theo bán kính đi vào tâm, sẽ bị cô cho “biến” không thương tiếc. Chỉ chuyện của Bình cũng đủ để anh “ngán” Như Hạnh rồi. Rời núi Bửu Long, cả nhóm còn đi chơi loanh quanh đến gần tối mới về thành phố. Xui cho Kha, xe anh chợt bị hư dọc đường. Nhìn cả cây số cũng không có chỗ sửa, anh và Như Hạnh đành dắt bộ. Phong tỏ vẻ hào hiệp: - Giờ Như Hạnh đi chung xe với Phước về trước đi, để mình đi bộ với nhị ca cho. Như Hạnh lắc đầu: - Thôi, bỏ nhị ca tội lắm. Em đi bộ được mà. Kha định bảo Như Hạnh về trước, nhưng thấy cô quyết liệt quá anh không cản. Vả lại, Như Hạnh làm anh cảm động về sự ân cần của cộ Anh bảo Phong về trước. Thấy hắn không chịu, anh nói nhỏ với hắn: - Làm vừa vừa thôi mày, mới quen con nhỏ mà đeo theo hoài, không sợ nó cười hả? Về trước đi. Phong miễn cưỡng lên xe Phước. Họ đi rồi, Kha dắt xe đi lên lề. Như Hạnh lẽo đẽo đi cạnh anh. Đi cả cây số vẫn không có chỗ sửa. Gặp đôi giày cao gót làm Như Hạnh đau nhừ cả chân. Cô nhăn nhó, xuýt xoa rồi cuối cùng cởi giày đi chân không. Kha nhìn cô tội nghiệp: - Hay là Hạnh ngồi lên xe đi, anh đẩy cho. - Thôi, nặng lắm. - Không sao đâu. - Thôi, thôi, người ta nhìn thấy kỳ lắm. Họ cười em chết. Hai người tiếp tục đi, trước mắt đường vẫn dài thăm thẳm. Đến tối mịt mới tìm được chỗ sửa. Như Hạnh nhìn đồng hồ, gần tám giờ, cô rầu rĩ hỏi giờ này dì Ngân về chưa, không biết dì có đợi cô không? Sửa xe xong thì đã mười giờ. Như Hạnh sợ cuống cuồng. Như thế về đến nhà chắc phải khuya lơ khuya lắc, cô biết giải thích sao với dì Ngân đây? Cổng khóa, đèn đã tắt, có lẽ mọi người ngủ hết rồi. Như Hạnh không dám bấm chuông, cô đứng lựng khựng thì Kha giục: - Em gọi đại đi, không lẽ đành đứng ngoài đường suốt đêm? - Em không dám, sợ anh Duy biết. Tính anh ấy khó lắm. - Như Hạnh mà cũng biết sợ người khác nữa à? Lo quá nên cô không để ý câu châm chọc của Khạ Cô ngó lên tường ước lượng chiều cao, rồi quyết định: - Bây giờ Nhị ca dựng xe cho em leo lên em sẽ trèo tường vào. Kha sửng sốt: - Trời, té chết! - Không có đâu. Lúc nhỏ em trèo cây hoài chứ gì. - Cho anh xin đi Hạnh, để anh bấm chuông cho. Nha Hạnh lắc đầu quyết liệt, Kha đành chiều ý cộ Như Hạnh leo lên tường như con sóc. Lát sau, cô đã lên được ban công. Đang nhoài người xuống lấy giỏ và đôi giày thì nghe có tiếng chân. Như Hạnh hoảng hồn đứng thẳng người lên. Duy đang đứng trước mặt cộ Trong bóng tối, Như Hạnh không nhìn được mặt anh, nhưng cô biết anh không đồng tình việc này. Dưới đường, Kha vậy tay chào cộ Cô quay lại vẫy tay với anh, rồi đứng im không nhúc nhích. Đôi giày còn trên tay và ống quần xắn gần đến gối, tóc bị gió làm rối bời. Cô biết mình nhếch nhác như lọ lem và thấy xấu hổ thực sự, cô cúi gắm mặt nhìn xuống đất. Duy lên tiếng, giọng anh nhẹ nhàng: - Nếu về khuya, Hạnh có thể bấm chuông gọi ai đó. Leo trèo như vậy không hay đâu. Anh đứng qua một bên, Như Hạnh lách người đi nhanh về phòng, thở phào nhẹ nhõm.