Một cuộc sống sôi nổi nhiều màu sắc, kỳ quặc đến khó tả bắt đầu và trôi qua nhanh chóng lạ thường. Tôi nhớ lại cuộc sống đó như nhớ lại một chuyện cổ tích hãi hùng do một thiên tài tốt bụng nhưng chân thật một cách tàn nhẫn đã khéo kể lại. Giờ đây khi hồi tưởng lại quá khứ, chính tôi đôi khi cũng khó tin được rằng tất cả thực sự là như vậy. Có nhiều điều tôi muốn tranh cãi, muốn phủ nhận, chính vì cuộc sống tối tăm của "cái nòi ngu ngốc" ấy có quá nhiều những điều tàn nhẫn. Nhưng sự thật vẫn hơn lòng thương hại, vả lại câu chuyện tôi kể đây đâu có phải nói về bản thân tôi, mà nói về cuộc sống chật hẹp, ngột ngạt, đầy những ấn tượng khủng khiếp mà người thường dân Nga đã sống và hiện đang sống. Nhà ông tôi đầy một không khí thù hằn giữa người nọ với người kia như đám sương mù dày đặc; sự thù hằn đó đã đầu độc người lớn, và thậm chí đến cả trẻ con cũng góp phần tích cực vào đó. Sau này, qua những câu chuyện bà tôi kể, tôi được biết rằng mẹ tôi trở về đúng vào lúc các cậu tôi đang nằng nặc đòi ông tôi phải chia gia tài. Việc mẹ tôi đột nhiên trở về càng làm tăng thêm ý muốn ra ở riêng của họ. Họ sợ rằng mẹ tôi sẽ đòi lại số của hồi môn thuộc phần mẹ tôi nhưng bị ông tôi giữ lại vì mẹ tôi đã "tự ý" đi lấy chồng, không được ông tôi ưng thuận. Các cậu tôi cho rằng số của hồi môn đó phải được đem chia cho họ. Từ lâu họ cũng đã cãi nhau kịch liệt xem ai là người được mở xưởng ở trong thành phố và ai sẽ ở khu ngoại ô Kunavinô, bên kia sông ska. ít ngày sau, khi chúng tôi tới, một vụ cãi cọ đã nổ ra ở nhà bếp giữa bữa ăn trưa: các cậu tôi đột nhiên chồm dậy, nhoài người qua mặt bà và bắt đầu gầm rít, la hét vào mặt ông tôi, răng nhe ra, gầm gừ nhau như một bầy chó. ông tôi đỏ mặt tía tai, lấy chiếc thìa nện xuống mặt bàn và thét váng lên như tiếng gà trống:-ông sẽ cho chúng mày đi ăn mày cả nút! Bà tôi mặt nhăn nhó một cách đau đớn, nói:-Cứ đem chia tuốt cho chúng nó, ông ơi! ông sẽ được yên thân. Cho tất chúng nó đi!-Xì, bà lại định về hùa với chúng nó phải không? ông tôi thét lên, hai mắt long lanh. Và thật là lạ, một người bé nhỏ như ông tôi mà lại có thể thét to đến thế. Mẹ tôi rời khỏi bàn, đứng dậy và từ từ đi lại phía cửa sổ, đứng xoay lưng về phía mọi người. Bỗng cậu Mikhain vung tay đấm vào mặt người em, cậu này thét lên, lăn xả vào anh và cả hai người lăn trên sàn, vừa thở, vừa rên, vừa chửi rủa. Lũ trẻ con òa lên khóc. Mợ Nataláa đang có mang kêu than một cách tuyệt vọng. Mẹ tôi kéo mợ đi ra chỗ khác. Epgênáa, mụ vú nuôi mặt rỗ, vui tính, đuổi lũ trẻ ra khỏi nhà bếp. Ghế đổ lổng chổng; anh thợ học nghề Txưganôc, một thanh niên có đôi vai rộng, cưỡi lên lưng cậu Mikhain, còn bác thợ cả Grigôri Ivanôvitạ hói đầu, rậm râu và đeo kính râm thì bình tĩnh lấy một chiếc khăn mặt trói hai tay cậu ấy lại. Cậu Mikhain vươn cổ về phía sau, bộ râu đen và thưa cọ xuống mặt sàn, miệng thở khò khè một cách khủng khiếp. ông tôi thì vừa chạy xung quanh bàn vừa kêu la thảm thiết:-Anh em, máu mủ với nhau mà thế đấy! Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là... Ngay từ đầu cuộc cãi nhau, tôi sợ quá, đã leo phóc lên lò sưởi. Từ trên đó tôi kinh ngạc nhìn Bà tôi đang lấy nước ở chậu thau bằng đồng và rửa những vết máu trên mặt cậu Iakôp. Cậu vừa khóc vừa giậm chân xuống mặt sàn, còn bà tôi thì nói bằng một giọng khó nhọc:-Quân đáng nguyền rủa, đồ mọi rợ, phải tu tỉnh lại chứ! ông tôi vắt chiếc áo bị rách toạc lên vai và thét bà tôi:-Này, mụ phù thủy! Mụ đã đẻ ra một lũ súc sinh đấy! Khi cậu Iakôp đã đi khỏi, bà tôi chạy lại góc nhà, kêu gào thảm thiết:-Lạy Đức Bà Marya, Mẹ của Chúa Lời, xin Đức Bà đừng để con cái chúng con sa vào sự dữ. ông tôi đứng lên, ngoảnh về phía bà tôi, đưa mắt nhìn chiếc bàn trên đó mọi thứ còn đổ ngổn ngang, lênh láng và nói nhỏ:-Bà liệu mà theo dõi chúng nó, kẻo chúng nó sẽ hành tội con Vacvara cho mà xem, chưa biết chừng...-Thôi đi, đừng nghĩ nhảm nữa! Cởi áo ra, đưa đây tôi vá cho... Rồi bà tôi ôm lấy đầu ông tôi hôn vào trán. ông tôi trông thật bé nhỏ bên cạnh bà tôi và cứ úp mặt vào vai bà tôi:-Có lẽ phải chia thôi, bà nó ạ...-Phải, phải chia đi, ông ạ! Hai người nói chuyện với nhau hồi lâu, lúc đầu còn thân mật, sau ông tôi giậm chân xuống sàn như con gà trống trước lúc chọi nhau, giơ ngón tay ra dọa bà tôi và thều thào nói to:-Tôi biết bà lắm, bà chiều chúng nó lắm! Thằng Miska của bà chỉ là đứa gian giảo, còn thằng Iaska thì là một tên vô lại! Rồi chúng nó sẽ nốc đến hết nhẵn của cải của tôi cho mà xem, chúng sẽ đem phung phí hết. Ngồi trên mặt lò sưởi, tôi trở mình không khéo, làm rơi chiếc bàn là. Chiếc bàn là lăn ầm ầm trên bậc lò sưởi rồi rơi tõm vào thùng nước rác. ông tôi nhảy lên bậc, kéo cổ tôi xuống, nhìn chằm chằm vào mặt tôi, dường như mới trông thấy tôi lần đầu.-Ai đặt mày ngồi lên lò sưởi? Mẹ mày phải không?-Cháu tự leo lên lấy.-Nói láo.-Không, cháu tự leo lên một mình thật mà. Vì cháu sợ. ông tôi đẩy tôi sang bên và khẽ bớp vào trán tôi.-Y hệt như cái thằng bố mày! Thôi, cút đi! Được chuồn khỏi bếp, tôi mừng quýnh.
http://eTruyen.com
° ° °
Tôi thấy rõ ông tôi thường đưa cặp mắt xanh thông minh và tinh nhanh theo dõi tôi, và tôi sợ ông tôi lắm. Tôi còn nhớ là tôi luôn luôn muốn lẩn tránh cặp mắt nẩy lửa đó. Tôi cảm thấy ông tôi là một người độc ác, nói với ai cũng bằng một giọng giễu cợt, châm chọc để gây sự và chọc tức mọi người.-Chao ôi, lũ chúng bay... y... y thật là!
Đã xem 68015 lần.
http://eTruyen.com
Nguồn: nxbKimdong
Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 13 tháng 3 năm 2004