Phương Trọng Vĩ vừa la thất thanh vừa chạy đến xe bước lên ngồi bên cạnh Ngọc Thanh hối thúc: - Em Thanh, hãy chạy mau đến bịnh viện để chúng ta thăm anh hai, mau đi em! - Anh gấp rút quá, bỏ quên túi hành trang... Lão gia lưng gù từ trong cửa bước ra nói: - Cậu với cô hãy đi đi, túi hành trang tôi đã đem vào nhà rồi. Ngọc Thanh ôm tay lái, chân nhấn ga vọt nhanh đến bịnh viện. Phương Trọng Vĩ quá gấp rút hỏi: - Anh hai bị thương nguy hiểm đến tánh mạng không em? Phương Ngọc Thanh buồn rầu đáp: - Ý chà! Thương thế của anh hai nặng lắm... - Ba với má ở đâu bây giờ? - Đêm qua khi hay tin, ba má và em cùng ở bệnh viện suốt đêm. Đến sáu giờ sáng, bác sĩ mới dời anh hai qua bên phòng số bạ Má vẫn ở bên cạnh anh hai, em cùng ba về nhà nghỉ. Bởi vì trước đây hai hôm em tiếp được điện tín của anh cho hay hôm nay anh đáp chuyến xe lửa tám giờ về Đài Bắc. Ba mới bảo em lấy xe đến trạm đón rước anh. Khi rước anh về cùng anh đến bịnh viện thăm anh hai. Nàng ngưng lại và liếc sang Trọng Vĩ hỏi: - À! Sao anh lại thay đổi ý mà đi máy bay vậy? Phương Trọng Vĩ không thể nói thật với em gái rằng, mình theo dõi một cô gái nên trễ xe, bèn tùy tiện trả lời: - Bởi đêm qua anh thức khuya, nên hôm nay khi thức giấc thì đã trễ chuyến xe anh sợ ba má và em trông, nên phải đi máy bay để về cho đúng hẹn. - Hay là anh đi theo bọn gái làng chơi và mê mệt rồi ngủ quên? Nàng nói chơi đến câu này, dường như thấy mình nói quá lời, liền cúi đầu xuống và le lưỡi, không dám nhìn anh. Phương Trọng Vĩ tỏ vẻ không vui: - Bộ em nghi cho anh rong chơi mất nết lắm hả? - Ý chà!... Phương Ngọc Thanh không đáp thẳng lời chàng, nàng chỉ than dài một tiếng. Trọng Vĩ hỏi: - Chuyện gì vậy? Phương Ngọc Thanh lộ vẻ oán trách trên nét mặt: - Anh đâu biết, đêm qua anh hai bị tai nạn xe hơi cũng vì sự sinh hoạt của ảnh không được ngay thẳng. - Nghĩa là sao? - Vì đêm qua sau khi anh hai sai túy lúy từ một quán rượu ra về, còn mang một cô gái chiêu đãi theo trên xe mà đi hứng gió. Anh nghĩ xem trong cảnh như vậy mà không xảy ra tai nạn sao được? Phương Trọng Vĩ nhíu mày nói: - Lạ quá! Tại sao anh hai lại sống bừa bãi quá vậy? Anh nhớ lại, trước ngày anh vào quân trường thụ huấn, anh hai đã căn dặn anh đủ điều, nhứt là không nên uống rượu và rong chơi loạn với gái chiêu đãi hoặc vũ nữ. Không ngờ mới cách nhau chưa quá một năm mà anh hai lại biến chứng hư như vậy! - Ba tỏ ra ăn năn vô cùng, ông nói, lẽ ra ông đừng cho anh hai thay ba mà làm Giám Đốc Công Ty thì không hề xảy ra tai nạn. - Anh hai làm việc rất giỏi, huống chi ba năm nay tuổi đã lớn rồi, giao lại cho anh hai coi sóc là phải chớ. - Sau khi anh hai làm Giám Đốc cho ba thì rất nhiều việc đi giao dịch. Má thường khuyên anh hai không nên đi về quá khuya, anh hai trả lời, vì phải giao dịch trên thương trường nên phái cùng bạn bè thù tạc, không thể tránh khỏi điều đó. Nhưng uống rượu say thì thôi, ai đời uống cho quá say lại còn chở gái trên xe mà đi hóng gió, điều đó có liên quan gì đến các nghiệp vụ trên thương trường? Theo ý em, bạn bè có nhiều, lắm khi có lợi mà cũng có hại, huống chi tuổi của anh ấy còn quá trẻ, không nên để cho anh lãnh nhiệm vụ Giám Đốc. Nếu không vậy, em tin tưởng rằng, anh hai không bao giờ la cà đến các quán rượu, vũ trường thì đâu xảãy ra chuyện tai nạn như ngày nay. - À! Vì vậy mà ba ăn năn. Nếu biết trước nên để cho ảnh xuất dương du học thì êm quá. - Điều đó cũng không nên trách ba, lúc đầu anh hai cũng không nghĩ đến chuyện xuất ngoại du học, anh chỉ thích chức vụ Giám Đốc để thay cho ba mà thôi. - Có điều mà anh không thể hiểu rõ được. Ba đã đính hôn cho anh hai từ thuở bé, tại sao lại không cưới chị ấy cho anh hai? Nếu anh có chị theo cầm lái thì đâu dám quá bừa bãi trong đêm khuya chở gái đi hóng gió. - Vấn đề hôn nhơn của anh hai, ba và má đã đề cặp không biết mấy lần với anh ấy. Hơn nữa, má cũng muốn sớm cưới vợ cho anh để có cháu nội bồng ẵm. - Căn cứ theo lời em, chắc chắn nhà gái đã biết rõ sự sinh hoạt không đứng đắn của anh hai mà nhà gái không chịu gả chớ gì? - Không phải vậy đâu. Theo lời ba, nhà gái cũng không khác gì má, họ cũng muốn gả con gấp để có cháu ngoại ẵm bồng. - Tại sao lại không gả? Phương Ngọc Thanh liếc sang anh tỏ vẻ hờn trách, nàng mỉm cười nói: - Anh nghĩ thử, con người ta một ngày một lớn, dĩ nhiên đính hôn từ hồi còn nhỏ, làm cha mẹ ai lại không lo. - Phải rồi! Anh đã hiểu. - Anh hiểu gì? - Vì anh hai thường nhìn những cô gái làng chơi hoa mỹ, có những bộ vó đẹp bên ngoài, nên anh không khứng cưới cô gái do cha mẹ đã định hôn từ nhỏ chớ gì? Phương Ngọc Thanh gật đầu mỉm cười, khen: - Đúng rồi! Anh rất thông minh, đúng ra câu chuyện là tại anh hai chớ không phải tại nhà gái. - Vì lẽ đó, làm cha mẹ không nên đính hôn cho con cái từ thuở bé, đó là một điều lầm lẫn rất lớn. Hiện giờ gây cho chị dâu của chúng ta vô cùng đau khổ. - Em nghe nói, chị ấy hiện đang lo công việc trong gia đình một cách đáng thương hại... Phương Trọng Vĩ tỏ vẻ lạ lùng và nghi ngờ hỏi: - Đáng thương? Có lẽ gia đình chị ấy nghèo lắm sao? - Không phải nghèo khổ, em thường nghe ba nói, bởi má chị chết sớm, nên sau này chịu sự giáo dục của kế mẫu, nên sự sinh hoạt rất khó chịu. - Ờ, chị ấy không còn mẹ ruột? - Nghe nói kế mẫu của chị ấy rất hung dữ, tuy ba của chị có sự nghiệp lớn, nhưng kế mẫu của chị không khứng cho chị vào Đại Học. Phương Trọng Vĩ tỏ vẻ tức giận kêu lên: - Lại có chuyện đó nữa? Thật bà kế mẫu quá độc! - Theo ý em, không nên trách bà kế mẫu độc ác. - Theo ý em thì nên chiều theo ý của bả hả? - Không phải vậy, theo ý em thì nên trách ba của chỉ nhu nhược. Một người đàn ông làm chủ trong gia đình, lại để quyền cho bà kế lèo lái. Nếu ông ấy cứng rắn một chút thì kế mẫu của chỉ làm gì dám lộng quyền đến thế. Phương Trọng Vĩ trầm ngâm giây lát nói: - Vấn đề ba má đính hôn cho anh hai hồi thuở bé anh không hề hay biết. Hai năm gần đây nghe má nói lại anh hai đã có vị hôn thệ Lúc đó, anh không lưu ý đến nên không hỏi cặn kẽ đầu đuôi. Rồi kết quả ra sao? Em biết rõ thì nói lại cho anh nghe với? - Lúc trước em cũng không biết rõ, chỉ nghe nói anh hai đã có vị hôn thệ Từ nửa năm trở lại đây, ba má thường bàn đến chuyện cưới vợ cho anh hai. Nhưng anh hai mãi kéo dài ngày giờ anh cho rằng, anh chưa muốn cưới vợ, khiến cho ba má vô cùng sầu não. Em thấy tình hình như thế, bèn hỏi má cặn kẽ, nên mới biết chuyện hứa hôn nầy không khác trẻ con đùa giỡn. - Đây là chuyện trước đây 20 năm, ba với ông Lương Tùng Linh là bạn thiết, lúc đó hai gia đình đều ở tại Đài Trung, hai gia đình ở khít vách nhau, trong khi ba cùng bác Lương đối xử nhau rất đẹp, thì má và bác gái đối xử nhau cũng như tình chị em. Lúc đó anh hai vừa sáu tuổi, chị Lương tuyết Hồng vừa bốn tuổi... Trọng Vĩ cắt lời em: - Tuyết Hồng là ai? - Là vị hôn thê của anh hai chớ ai! Hai trẻ cùng vui đùa nhau hằng ngày, đôi bạn già cũng thân thiết như tình ruột thịt. Lúc đầu thì hai gia trưởng chỉ nói chơi cho vui, đến sau chưa biết lý do nào mà hai gia đình trịnh trọng đính ước hôn nhân với nhau. Anh nghĩ, chuyện sui ba đính hôn hai chục năm trước, bây giờ nói lại nghe không khác nào chuyện trẻ con đùa giỡn? Phương Trọng Vĩ lắc đầu tỏ vẻ cảm khái nói: - Câu chuyện đính hôn giữa chàng trai lên sáu, cô dâu lên bốn tuổi, không khác nào chuyện trò đùa. Làm cha mẹ có thể nào biết được sau khi con cái lớn khôn cá tánh không hợp nhau, thì chừng đó phải xử trí thế nào? - Em cũng nói với má như lời anh, anh biết má đáp lại lời em ra sao không? - Theo ý mà thì sao? - Má nói, việc đính ước hôn nhân giữa cô dâu bốn tuổi chàng rể sáu tuổi cũng là thường sự. Hồi xưa đôi bên thân thiết nhau họ còn hứa hôn nhau khi mới thọ thai nữa kìa. Nghe em nói, Phương Trọng Vĩ phát tức cười: - Hai đàn đính hôn khi vừa thọ thai, nếu hai bên đều sanh cùng giống là trai hay gái thì phải làm sao? - Nếu cả hai sanh cũng giống thì dĩ nhiên tiêu hủy vấn đề hôn nhân, còn một đàng sanh trai một đàng sanh gái thì cùng nhau đính ước hôn nhân. - Ý chà! Làm cha mẹ trong một lúc cao hứng lấy việc đính hôn làm nhịp cầu liên lạc, biết đâu khi hai trẻ khôn lớn tánh tình không phù hợp nhau sẽ gây nhiều chuyện lôi thôi trong tương lai. Thật là đáng buồn cười. - Theo lời má, anh hai và chị Tuyết Hồng đính hôn nhau chưa đến một năm, má của chị Tuyết Hồng bỗng nhiên mang trọng bệnh, bà chịu không qua một tuần lễ thì qua đời. Dĩ nhiên bác Lương phải tục huyền để có người chăm sóc gia đình. - Nếu thế thì đời của chị Tuyết Hồng sẽ hứng chịu quá nhiều điều khổ sở. Lúc đó, má mình muốn lãnh chị Tuyết Hồng về nhà nuôi dưỡng, vì sợ e bà sau này sẽ ngược đãi chỉ. Nhưng ba cho rằng không thể được. Chỉ vì bác Lương cũng là người có địa vị trong xã hội, có lý nào ông chịu giao con gái mình cho người khác nuôi dưỡng? - Theo ý anh, nếu đã lỡ đính hôn đôi trẻ hồi còn nhỏ, khi lớn lên, nên để họ thường lui tới gặp gở nhau. Bây giờ anh hai không một chút tình cảm gì với chị ấy thì cũng đừng vội trách. - Căn cứ theo thuyết của anh lại càng không thực hiện được. Bởi vì không bao lâu gia đình mình cũng dọn về Đài Bắc, còn gia đình nhà gái thì dọn về Đài Nam, làm sao gần gủi nhau được. Phương Trọng Vĩ như nhớ ra điều gì bèn hỏi nhanh: - À, em có biết chị Lương Tuyếy Hồng lớn lên đẹp hay không? Tại sao anh hai lại chê chị ấy? - Em cũng chưa hề gặp chị ấy lần nào, làm sao mà biết đẹp hay không đẹp? - Tại sao ba không đến nhà gái xin một tấy ảnh để cho anh hai biết vị hôn thê của mình mặt mũi ra sao. Có thể khi anh hai thấy ảnh của chị ấy thì say mê cũng chưa biết chừng. - Bác Lương cũng có viết thơ gởi cho ba, bác ấy mong đàng trai sớm cử hành hôn lễ, do đó, ba muốn đến nhà bác Lương để xin ảnh của con dâu, em cho đàng gái sẽ hiểu lầm. Có điều dễ hơn là, mời chị Tuyết Hồng đến Đài Bắc để cùng anh hai chuyện vãn thì việc ấy dễ dàng và hợp lý hơn. - Tính vậy thì rất hay, tại sao không thực hiện? - Bởi anh hai cứ trì hoãn mãi, anh nói để thủng thỉnh sẽ thương lượng. - Thương lượng nỗi gì? - Đó là lời của anh thối thác khéo? Theo ý em, chắc chắn ảnh không đồng ý chuyện hôn nhân mù quáng này. Có thể ảnh đã có bạn gái cũng chưa biết chừng. - Theo anh nghĩ, anh hai chưa có bạn gái. - Làm sao anh biết được? - Nếu anh hai đã có bạn gái, sao lại chở gái chiêu đãi đi hứng gió? Phương Ngọc Thanh gật đầu nói: - À, cũng có lý. Ý chà! Hiện giờ anh hai đã bị trọng thương, đó là một tin bất hạnh, nếu tin này truyền đến tai chị Tuyết Hồng, chưa biết chị ấy đau khổ và thất vọng đến mức nào! - Là một cuộc hôn nhân mù quáng, không bao giờ có kết quả tốt. Chắc anh hai không hề lưu ý đến có thể anh hai muốn giải trừ cuộc hôn nhân đó, để cho bên gái tự do đi tìm đối tượng. Ai lại đành nhẫn tâm để cho con gái người ta càng ngày càng lớn càng tàn tạ tuổi xuân, làm như vậy lương tâm chúng ta sao nỡ. Phương Ngọc Thanh liếc sang anh, nàng đùa cợt: - Anh thật là đa tình. Theo ý em, nếu anh hai không đồng ý cuộc hôn nhân nầy, có thể cưới chị ấy cho anh, chịu hôn? Phương Trọng Vĩ vừa tức cười vừa trợn mắt nhìn em! - Đồ quỷ! Nói bậy bạ không hè! Tuy bị anh mắng, nhưng Ngọc Thanh cười khanh khách và trề môi nói: - Hừ! Bọn đàn ông các anh mà! Đừng coi rẻ người tạ Nếu chị Tuyết Hồng là một cô gái đẹp như tiên giáng trần, chừng đó các anh đập đầu mà van cầu, sợ e không được nữa chớ! Phương Trọng Vĩ lặng thinh giây lát, bỗng nhiên lộ vẻ bi thương nói: - Hiện giờ chỉ khấn vái trời Phật cho anh hai tai qua nạn khỏi. Việc hôn nhân lạ lùng đó, sẽ giải quyết sao. - Phải rồi, em cũng hy vọng như ý anh. - Thanh à, hồi sáng này khi em rời bịnh viện, em thấy sức khỏe của anh hai ra sao? Phương Ngọc Thanh nhíu mày nói: - Trước khi em rời bịnh viện, anh hai vẫn còn hôn mệ Bác sĩ cho biết, qua hai mươi bốn giờ sau mới đoán chắc anh hai có thoát khỏi nguy hiểm hay không. - À còn cô gái chiêu đãi đó có bị thương không? - Chà! Nói đến cô gái ấy lại càng đáng thương hại. Nàng bị thương còn nặng hơn anh hai, nghe nói chở đến nửa đường đến bệnh viện là nàng tắt hơi. - Chuyện này chắc sẽ gây lắm rắc rối? Thân nhân của cô ấy chịu để yên cho hay sao? - Anh nghi không lầm, cha mẹ của cô ấy hay tin chẳng lành bèn đến y viện kêu khóc vang trời. Họ nói, chính tay anh hai đã giết con gái của họ. - Chà!... Chuyện ấy không nên trách người ta. - Anh đồng ý với họ hả? Thực ra cô ấy đã gây ra nhiều chuyện xáo trộn, quyến rũ anh hai vào đường mất nết hư thân. Có thể nói, anh hai chết là do con quỷ đó là đúng hơn! - Thanh à, thảm kịch đã xảy ra, bây giờ em có giận hờn nguyền rủa người ta cũng không ích gì. Có lẽ gia đình nghèo khổ, chỉ nương nhờ vào cô gái chiêu đãi cũng không chừng. Điều cần thiết là mình nên cho người ta một số tiền để giải quyết câu chuyện cho êm đẹp là tốt hơn. - Ý anh cũng nghĩ như ba. - Ba tính sao? - Ba nói với gia đình cô gái ấy, con gái của ông bà chết, con trai tôi cũng bị thương nặng. Là vận mạng trúng ai nấy chịu, đừng ai trách ai. Tôi thấy gia đình ông nghèo, nên giúp cho năm vạn đồng để làm lễ chôn cất cho con gái... - Lòng dạ ba rất nhân từ, ngày thường ba cũng hay bố thí. Chuyện xảy ra thế này, ba đâu có hà tiện. Rồi sao? Ba má cô gái ấy có đồng ý không? - Nếu anh hai mình không bị thương nặng,thì chắc chắn họ không chịu. Nhưng họ nhìn thấy anh hai hôn mê, nên không nói gì. - Chà! Việc này cũng nên làm gương cho bọn tuổi trẻ chúng tạ Cũng đáng tiếc, anh hai sanh trong gia đình có nhiều giáo dục, thoát chết lần nầy, chắc anh hai không dám tái phạm nữa. - Thôi đi! Anh đừng nói cái giọng cụ non. Rượu ngon, gái đẹp, mà anh không mê thích hay sao? Phương Trọng Vĩ muốn phân trần với em gái nữa, nhưng xe đã đến cửa bịnh viện, chàng nhìn thấy ba chàng, liền reo lên: - Ba! - Trọng Vĩ, con đã về đó? - Lúc anh em Phương Trọng Vĩ vào bịnh viện thì ba chàng đứng ở cửa sổ, thần sắc của ông trông rất lo lắng. Khi ba chàng quay nhìn sang nhìn thấy con thứ về, không biết ông, xót xa hay vui mừng. Ông chỉ gọi được mấy tiếng, đôi giòng lệ tuôn trào theo khóe mắt. Phương Trọng Vĩ tỏ ra lo lắng hỏi: - Anh hai bây giờ sao đó ba? Lão chỉ thở dài nói: - Ý chà! Ba... ba... sợ e nó không khỏi. - Hiện giờ ảnh đã tỉnh chưa? Phương Tử Vân chỉ nhìn con lắc đầu, dường như lão không biết nói sao, chỉ dùng đôi giọt nước mắt mà trả lời. Tình anh em ruột thịt, Phương Trọng Vĩ không biết nói gì hơn, chàng cũng ứa nước mắt nhìn người cha đau khổ nói: - Con phải tìm cho ra thầy thuốc để chữa bịnh cho anh hai, dầu phải hao tốn bao nhiêu cũng không ngại, miễn là thầy thuốc cứu cho được mạng anh thôi. Lão kéo chàng lại nói: - Trọng Vĩ! Bác sĩ đã đến đây gần đủ mặt, nào là Chủ Nhiệm, Giáo sư, luôn cả đến Viện trưởng cũng có đến đây xem bịnh, tất cả thảy đều cố gắng. Con đi gọi họ đến là thừa. Phương Trọng Vĩ nhíu mày tỏ vẻ vô cùng lo lắng: - Còn má đâu ba? - Tội nghiệp cho má con, suốt mấy đêm liền bà ấy không ngủ, đến hôm nay cũng không chịu nằm một chút. Ba sợ má con sẽ ngã bịnh chớ chẳng không. Nghe xong, hai anh em Phương Trọng Vĩ đi thẳng vào phòng bịnh. Trong phòng có hai chiếc giường một chiếc cho bịnh nhân, một chiếc dành cho người nuôi bịnh nghỉ. Nhưng bà Vân không nằm nghỉ ở giường mình, mà bà ngồi kề cận con trai, giây lát bà rờ mặt, thỉnh thoảng bà lại rờ lưng và tay chơn con. Gương mặt bà xanh mét, hốc hác, trên khóe mắt dấu lệ không nguôi. Sắc mặt bà vô cùng thương cảm, chỉ vì con trai bà còn đang mê man, khiến cho bà rất lo ngại. Phương Trọng Vĩ bước vào nhỏ giọng: - Má! Bà Vân nghe con thứ gọi, bà tưởng là con lớn đã tỉnh bà lộ vẻ mừng vui không cần nhìn đến con thứ và con gái? - Đại Vĩ... Đại Vĩ... con đã tỉnh rồi hả? Phương Ngọc Thanh thấy thế, bước tới nói: - Má! Anh ba gọi má chớ không phải anh hai, anh ba từ Cao Hùng vừa về đến. Bà Vân quay mặt lại nhìn Trọng Vĩ: - Vừa rồi Trọng Vĩ đã gọi má? - Dạ, con gọi má! - Trọng Vĩ, anh hai con bị thương rất nặng. Phương Trọng Vĩ bước đến trước mặt mẹ, bà Vân cũng đứng dậy. Hai mẹ con không ai bảo ai, cùng ôm nhau khóc vùi. - Má! má ơi... má đừng lo quá vậy, giây lát đây anh con sẽ tĩnh lại. Má... nên bảo trọng lấy thân. Dường như bà Vân chỉ còn biết lo cho con chớ không kể đến thân mình: - Má... có sao đâu con. Trọng Vĩ!... Thân thể con vẫn khỏe hả con? - Con rất mạnh khỏe. Má... đừng lo cho con, má nằm phải nằm nghỉ ngơi giây lát để lấy lại sức. Con về đây, con sẽ thay cho má mà săn sóc anh hai. Lão Vân cũng bước vào, tiếp lời: - Trọng Vĩ nó nói rất phải, bà cũng nên nghe lời con mà nằm nghỉ ngơi giây lát hai đêm ngày rồi bà không hề ngủ. Bà Vân khóc tức tưởi: - Tôi... tôi làm sao mà ngủ được? - Dầu bà ngủ không được cũng nên nằm xuống giường giây lát mà dưỡng thần. Bà cứ ngồi mà khóc hoài cũng không ích gì. Phương Ngọc Thanh bước tới đỡ bà Vân: - Má à, ở bịnh viện má không thể ngủ được, vậy má hãy theo con về nhà nghỉ ngơi giây lát, đi má! - Má không về đâu. Má nhứt định chờ cho Đại Vĩ nó tỉnh lại sẽ về. - Chừng nào anh con tỉnh, con sẽ gọi điện thoại về cho má, em Thanh nó sẽ đưa má lại đây chớ gì. Bà Vân cương quyết cự tuyệt lời của hai coon khuyên bảo. Bà bước đến ghế ngồi phệt xuống, mặc dầu chân bà loạng choạng: - Má nhứt định ở lại đây! Anh em Phương Trọng Vĩ đồng thanh kêu lên: - Má đã quá yếu rồi, đừng nên gượng nữa không nên. Hai tay bà Vân vẫn ôm màng tang, tỏ ra đầu óc bà đã xây xẩm nhưng bà vẫn chống chế: - Không tinh thần má còn mạnh lắm, không sao đâu. Phương Trọng Vĩ ngồi nhìn người anh cả đang nằm hôn mê với những vết thương quá nặng. Chàng cảm nghĩ. Một người thanh niên đang sống trong gia cảnh tốt đẹp, lại lăn thân vào xã hội đồi trụy mất nết hư thân, nếu anh không bị thế giới rượu chè quyến rũ thì đâu đến nỗi này, thật là một lần trợt chân ngàn năm để hận. Nếu lần này anh của chàng có thoát khỏi tử thần thì cũng trở thành phế nhân, chẳng những hại cho thân mình, mà còn lụy đến hôn thê nữa. Kết hôn nhau từ thuở nhỏ, lớn lên không gặp mặt nhau, thật là cuộc hôn nhân kỳ dị không ý nghĩa. Anh chàng tìm nơi trà lầu tửu điếm, chắc chắn phần lớn cũng bất mãn cuộc hôn nhân mù quáng mà ra. Nếu anh chưa kết hôn hồi nhỏ thì anh sẽ có bạn gái đường hoàng, đâu đến đỗi phải chạy trái đường, tìm các cô chiêu đãi gái làng chơi mà kết bạn. Được như thế, anh hai sẽ không phải gặp tai nạn như hôm nay? Tư tưởng Phương Trọng Vĩ hoang mang, lúc đầu chàng trách anh hai đi chơi bời lêu lỏng nên sanh tai nạn, sao lại đồng tình khổ cảnh của anh. Nếu chàng bị cuộc hôn nhân ràng buộc như trường hợp của anh Đại Vĩ, chắc chắc chàng cũng không hơn gì anh. - Má! Má coi kìa, dường như anh hai đã tỉnh lại rồi. Phương Trọng Vĩ đang tư tưởng xuất thần, bỗng nghe Phương Ngọc Thanh gọi, làm cho chàng như tỉnh giấc, nhìn thấy đôi mắt Phương Đại Vĩ từ từ mở ra, đôi môi của chàng cũng từ từ rung động. Bà Vân cúi mặt sát xuống thân hình con, đôi mắt bà lệ tuôn ràng rụa, giọng ngọt ngào: - Đại Vĩ! Đại Vĩ! Con đã tỉnh, con đã tỉnh há con? - Má!... Tiếng gọi má của chàng rất nhỏ và yếu ớt. Bà Vân vừa cười vừa khóc, nhè nhẹ kéo tay con: - Con! Má đang ở bên cạnh con đây. Má đang... Lão Vân bèn bước đến nắm lấy tay vợ nói: - Đại Vĩ nó vừa mới tỉnh, bà không nên quá khích động. Phương Đại Vĩ tiếp tục nói trong đứt quãng: - Ba... ba... con đã ở... không phải với... ba... Con... Ở không phải với... má với... ba. Lão Vân thấy con vừa tỉnh, nên an ủi: - Đại Vĩ, hiện giờ con không nên nói chuyện nhiều. Phương Trọng Vĩ đầu óc còn sáng suốt hơn cả. - Ba! Anh hai đã tỉnh, để con đi mời thầy thuốc. Chàng vừa nói vừa bước ra cửa phòng, không ngờ Phương Đại Vĩ run giọng kêu: - Em... Trọng Vĩ... - Anh ba, anh hai kêu anh nè. Phương Trọng Vĩ liền quay trở lại bên giường, giọng êm dịu: - Anh gọi em có chuyện gì? Đôi giòng lệ trên khóe mắt của Phương Đại Vĩ chảy dài, nhưng miệng chàng nở nụ cười thất thần, đáng sợ, nói: - Anh không ngờ... anh... đặng gặp... mặt em. - Anh hai, anh không nên nói vậy, đương nhiên anh phải mạnh chớ gì. Em sẽ đi mời thầy thuốc chẩn mạch cho anh, sẽ chích thuốc cho anh. - Trọng Vĩ!... Em đừng lo cho anh... anh sẽ có lời muốn nói với... em. Trọng Vĩ đứng thừ người bên giường, chàng không biết anh mình sẽ nói những gì đây. Phương Đại Vĩ nhíu đôi mày, hơi thở rất mệt nhọc, giọng trầm trầm. - Em à, hôm nay... anh gặp thảm họa là vì... anh chơi bời.. lêu lỏng... Hiện giờ... anh đã biết ăn năn... thì không còn kịp nữa. Trọng Vĩ rất khó chịu, chàng ngăn trở anh: - Anh Hai, anh vừa tỉnh, không nên nói chuyện nhiều. - Ý chà! Bây giờ... anh... không nói... chuyện được với em... thì không còn... cơ hội nào... nói được. Nghe anh nói vậy, Phương Trọng Vĩ trong lòng lo sợ vô cùng, tim chàng đập mạnh, cơ hồ muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Có lẽ anh Đại Vĩ đã biết mình khó sống, nên nói ra lời bi thương đó? Nghĩ đến đây, đôi dòng lệ nóng trong lòng mi từ từ tràn ra khóe mắt. Mọi người như nín thở, không khí trong phòng bịnh trở nên nặng nề buồn thảm. Bà Vân và Ngọc Thanh vẫn ú ớ không nói ra lời. Lão Phương Tử Vân nhìn con mà chỉ nói lên lời tha thứ: - Đại Vĩ, ba muốn con từ này biết chừa lỗi là đủ rồi. Hiện giờ con không nên nói nhiều, tất cả thảy đều tha thứ cho con. Phương Đại Vĩ thở gấp rút, vẻ mệt nhọc: - Ba!... ba... con không... thể chịu nổi. Phương Tử Vân thấy thần sắc con đã thay đổi liền hốt hoảng: - Ngọc Thanh, con hãy mau đi gọi bác sĩ. Phương Ngọc Thanh lập tức chạy ra cửa phòng bà Vân cầm tay con mà khóc lớn: - Đại Vĩ! Đại Vĩ! Con hãy rán mà sống... Con hãy sống... con không thể chết được... Phương Trọng Vĩ cũng gọi lớn. - Anh Hai! Anh Hai! - Em! Trọng... Vĩ!... Em còn... sống, nên thảo thuận với ba... với má... Chàng nói chỉ bao nhiều lời, hơi thở càng nặng nề, gấp rút. Từ gấp rút, đến yết ớt. Trong lúc đó, đôi mắt chàng cũng từ từ nhắm nghiền lại. Cả nhà đang kêu khóc. Phương Ngọc Thanh mời bác sĩ vội vàng vào đến. Theo sao lại có cô y ta mang bình dưỡng khí. Bác sĩ định dùng dưỡng đế cứu cấp bịnh nhân thì hơi thở của chàng đã nín bặt. Đầu cổ lạnh dần, không còn cứu được nữa. Bà Vân khi thấy bác sĩ, một mặt kêu khóc một mặt thúc hối: - Bác sĩ! Ông hãy cứu dùm con tôi! Bác sĩ khám bịnh xong rồi thở dài: - Ý chà!... Tôi không biết làm thế nào, bịnh nhân đã tắt hơi rồi. Nghe bác sĩ xác nhận con mình đã chết,Phương Tử Vân gọi thất thanh: Á... - Đại Vĩ! Đại Vĩ! Bà Vân lăn ra giường mà kêu khóc thảm thiết, anh em Trọng Vĩ lo đỡ nâng bảo hộ cho bà. Nhưng sự cảm xúc quá mạnh khiến cho bà bất tỉnh trên tay con. Cái chết của Phương Đại Vĩ, khiến cho bà Vân quá xúc cảm mà sanh bịnh, bà nằm liệt trên giường tuy trong người nhiệt độ không cao lắm, nhưng tứ chi bà mềm nhũn như người bịnh nặng lâu ngày. Hơn một tuần lễ, cơ thể bà mới hồi phục. Nhằm lúc nghỉ hè, Phương Ngọc Thanh nghỉ học, Phương Trọng Vĩ cũng rảnh rang, hai anh em bầu bạn bên mẹ mà an ủi. Bà Vân cũng dần dần bớt thương tâm, theo lời lão khuyên cũng phải. Đại Vĩ tuy bất hạnh đã qua đời, vợ chồng già sớm hôm còn Trọng Vĩ và Ngọc Thanh lo trà nước. Đáng trách là Đại Vĩ sống phóng túng tửu điếm trà đình, ai bảo đêm khuya khoắc lại chở gái chiêu đãi đi hứng gió cho sanh ra tai nạn? Lời tục đã nói: Tự mình làm thì mình chịu lấy. Tại con nó phụ công ơn cha mẹ nuôi dưỡng, phụ lời cha mẹ khuyên răn, chớ nào phải cha mẹ phụ nó? Bà Vân nghe lời lão khuyên bảo, bà cũng dần dần tỉnh ngộ, bà chỉ còn thương hại cho con gái nhà họ Lương: - Ông à, chuyện đã đến thế này, ông nên đến nhà sui gái mà giải quyết vấn đề hôn nhơn của Đại Vĩ. Con Tuyết Hồng thật đáng thương hại. Từ nhỏ nó mất tình thương của mẹ, hiện giờ hôn phu của nó lại bất hạnh qua đời. Ý chà! nếu biết trước kết cuộc thê thảm như vầy thì mình đính hôn mà làm gì. Phương Trọng Vĩ tiếp lời: - Má à, bây giờ má mới thấy cuộc hôn nhơn mà đính hôn kiểu đó, không khác nào chuyện trẻ con. Phương Tử Vân thở dài: - Nếu hai gia đình còn ở gần nhau, thằng Đại Vĩ với Tuyết Hồng thường gặp nhau thì chúng nó sẽ có cảm tình. Việc hôn nhơn này đâu có ra nông nỗi. - Vấn đề hôn nhân không thành theo ý nguyện do là hai người không hợp, nếu anh hai thuận ý theo cuộc đính hôn này, thì hai năm trước đây ảnh đã kết hôn với chị Tuyết Hồng rồi, hôm nay đâu có xãy ra tai họa. Phương Tử Vân cảm thấy bực tức: - Theo ý con thì làm cha làm mẹ như ba với má con đây đã mù quáng mà hại anh hai mầy à? Phương Trọng Vĩ cười nói: - Ba đã hiểu lầm ý con rồi. Lão Vân như ngậm ngùi vì mình đã bỏ suốt 26 năm trời để xây dựng cho chúng, nay rước toàn những chuyện đau khổ, ông nói: - Sau khi tốt nghiệp, Đại Vĩ nó đâu có tính chuyện du học, vì vậy ba mới tính lập nghiệp trước cho nó. Nào ngờ nó muốn làm Giám Đốc chớ không cước vợ. Không phải hôm nay nó chết mình kiếm chuyện trách nó, thật ra Đại Vĩ là con bất hiếu, má con còn thương tiếc nó mà khóc cho đến sanh bịnh thật là vô lý. Bà Vân cố ý che chở cho con trai, nên nhỏ giọng: - Bây giờ ông có mắng có giận nó, nó cũng không hay biết. Đúng ra, chỉ đáng trách phận làm cha mẹ quá yêu thương con. Vợ chồng mình không kể đến việc nó phản đối nên ép buộc nó phải cưới Tuyết Hồng, như lời Trọng Vĩ đã nói, đâu xảy ra tai họa như ngày nay. - Hứ, nói xàm! Bất tất phải nhiều lời nữa. Tóm lại đổ cho vận mạng là đúng hơn. Mạng vận đã định rồi, không ai trốn tránh cho khỏi được. Lão quay sang Trọng Vĩ mà nghiêm giọng: - Trọng Vĩ! Con có định xuất ngoại du học hay không? Phương Trọng Vĩ chưa hề nghĩ về chuyện đó, khi cha hỏi bất ngờ, chàng không biết trả lời sao cho phải. Bà Vân nghe lão hỏi bèn cướp lời: - Hiện giờ tôi chỉ còn một thằng con trai, tôi không thể rời nó cho được. Nghe mẹ nói, Phương Trọng Vĩ tỏ lòng ngay thảo: - Má à, từ này con sẽ ở cạnh bên má, con không thể xa má đâu. Phương Tử Vân vẻ nghiêm trang nói: - Không! Tôi chẳng đồng ý con vì bà mà không thể ra đi. Trọng Vĩ con phải chủ ý việc học hành, vì chuyện học hành nó quan hệ cho cả tương lai đời người, con phải thận trọng cân nhắc vấn đề này mới được. Phương Trọng Vĩ suy nghĩ giây lâu bèn chậm rãi trả lời. - Ba à, con không nghĩ đến chuyện xuất ngoại du học. Phương Tử Vân tỏ vẻ không tán thành: - Lý do nào con không chịu xuất ngoại? - Bởi lúc trước con nghĩ đến chuyện du học là vì có anh hai ở bên cạnh ba má. Hiện giờ anh hai con đã qua đời. Lúc lâm chung anh con có trăn trối, con nên ăn ở thảo thuận với ba má. Do đó, con phải ở lại Đài Bắc mà làm việc! - Theo ý con, phải tuân theo lời của anh trăn trối mà đảm trách việc gia đình? - Nếu lời của con cha mẹ đủ tin tưởng thì con sẽ hết lòng cố gắng lo làm việc. Vì Đại Vĩ lo lường các nghiệp vụ thương mãi mà phải sa chân vào trà đình tửu điếm cho đến vong mạng, khiến cho Phương Tử Vân cảm thấy buồn rầu, lão hỏi gặng: - Con cũng theo các bạn bè trong giới thương mãi mà sa vào các quán rượu nữa chớ gì? - Ba hãy yên lòng, con nhứt định không bao giờ la cà đến các quán rượu. Phương Tử Vân dậm chân hỏi: - Con nhứt định không bắt trước theo anh hai con mà vui chơi trụy lạc chớ! Phương Trọng Vĩ khẽ gật đầu quả quyết: - Con tin rằng, dấu xe trước của anh hai con đã đổ, con dại gì mà theo vết cũ? - Được! Con đã cam kết như vậy thì ngày mai hãy lập tức đến công ty mà làm việc! Hơn tuần lễ nay có rất nhiều công việc ứ đọng. Cần có người giải quyết. Bà Vân tỏ vẻ lo lắng: - Trọng Vĩ! Con làm việc nên đi đúng giờ về đúng khắc. Bằng không, má ở nhà lo sợ lắm nghe con. - Má à, con biết điều đó, nếu như con có lở yến tiệc cần thiết con cũng phải tham gia. Lúc đó con sẽ gọi điện thoại cho má biết. Không bao giờ con đi lưu linh cả ngày đêm không về nhà đâu má lo. Bà Vân tỏ vẻ hài lòng gật đầu. Lão Vân nghĩ ngợi giây lát nói: - Sáng mai tôi đi Cao Hùng. Mình phải đến nói rõ cho anh Lương Tùng Linh biết chuyện không may của gia đình. Xin nhà gái từ này tự do định đôi lứa cho con gái. Khỏi lo ngăn trở tuổi thanh xuân của con Tuyết Hồng. Bà Vân tán thành ý kiến của lão.