Do ở lòng tò mò muốn khám phá bí mật, Điền quyết định lẻn lên chiếc ổ của Khương. Chiều ngày thứ bảy, nàng biết Khương đã đi học thêm, phải đến năm giờ mới về tới. Đây là một cơ hội tốt cho nàng.
Ăn xong cơm trưa nàng liền sang nhà Khương. Nàng vẫn thường tới nên trong nhà không ai hỏi nàng tới có chuyện gì. Cố nhiên nàng không bao giờ nói thật là sẽ leo lên cái ổ của Khương, bằng trái lại thì dì nàng đã phản đối. Dì nàng lúc nào cũng chiều con, sợ con giận. Nàng kiên nhẫn ngồi ở phòng khách dưới nhà xem tạp chí. Dì nàng thấy nàng ngồi yên như vậy cũng lấy làm thích, cho là nàng đã đổi tánh.
Đến quá trưa bà cần phải đi ngủ một chốc vì đó là thói quen của bà. Bà lên lầu ngủ trưa. Điền ngó quanh không thấy ai nữa bèn lẻn ra sau vườn. Khí trời vẫn hết sức nóng bức, ôn độ kế chỉ đúng 30 độ. Từ dưới gốc cây Điền ngước nhìn cái ổ nhỏ bằng gỗ rất đơn sơ trên ngọn cây. Ở đấy có gì đáng cho Khương lưu luyến? Nàng sợ dì và chị Thái trông thấy, bèn hối hả trèo nhanh lên.
Thật là thất vọng, trên cái ổ nhỏ này chẳng có gì hết. Đây đó trống trơn, chẳng có gì gọi là vui, càng không thể gọi là nơi nằm nghỉ thích thú. Vậy tại sao Khương lại thích nằm ở đây? Chàng là người mất bình thường chăng?
Điền chỉ ngồi độ nửa phút, thì không còn muốn ngồi lại nữa. Khi trời nóng bức lại buồn tẻ. Nàng muốn trở về nhà sống vui trong phòng lạnh, ăn kem và nghe nhạc. Thật chỉ có Khương, một con người quái dị mới thích cái nơi quái dị này!
Nàng đang định trèo xuống, thì bỗng thấy bên kia tường có một cô gái nhìn nàng mỉm cười. Đấy là một cô gái lớn hơn Điền nhiều, ít nhất có đến hai mươi lăm tuổi. Đấy là cô giáo Trương.
- Có phải cô là Điền đấy không?
Giọng nói của cô giáo Trương rất trang nhã. Điền kêu lên:
- Sao cô biết tôi? Cô là ai vậy?
Cô giáo Trương mỉm cười:
- Chẳng phải mọi người kêu cô là Điền sao? Cậu Khương bảo cô tên gọi là Văn Tiểu Điền.
Điền tròn xoe đôi mắt:
- Chị cũng biết anh Khương sao?
Cô giáo Trương đáp:
- Chúng tôi là láng giềng, tại sao không biết? Tôi họ Trương. Tôi là bạn học với nữ giáo sư Hoa ở trường của cô.
Điền kêu lên:
- Cô Trương. Cô cũng là giáo sư hả?
Cô Trương gật đầu:
- Vâng!
Điền ngây thơ:
- Xem cô không giống tí nào.
Cô Trương hỏi lại Điền:
- Không giống giáo sư hả? Vậy giống gì?
Người làm nghề giáo thường rất nhẫn nại trước những đứa trẻ, bằng không ai lại đứng dưới bầu trời nóng bức như vầy để nói chuyện?
Điền ngoẻo cổ, nghiêm trang:
- Giống... nữ thư ký hay là chiêu đãi viên hàng không!
Cô Trương lại hỏi:
- Thế hả? Mọi ngày tôi thấy Khương ở trên ấy, thế tại sao hôm nay lại đổi cô?
Mặt Điền đỏ bừng:
- Ối chao! Nè cô Trương, cô chớ đem chuyện em trèo lên đây nói cho anh Khương biết nhé!
Cô Trương khó hiểu:
- Tại sao vậy?
- Anh Khương không cho phép em lên. Ảnh bảo đây là thế giới riêng của ảnh. Hôm nay ảnh đi học thêm, em mới lén trèo lên đây.
Cô Trương mỉm cười:
- Ồ!... Khương đã xem... cái chòi gỗ này quan trọng đến thế?
Điền cải chánh:
- Không phải là chòi gỗ, mà là cái ổ. Em đặt tên nó như vậy.
Cô Trương gật đầu:
- Cái ổ nhỏ trên ngọn cây, phải! Đặt tên hay lắm!
Điền lại hỏi:
- Cô có thể không nói chăng?
Cô Trương gật đầu:
- Được, tôi không nói. Nhưng cô định ngồi ở đấy đến bao giờ?
Điền gạt mồ hôi trên trán:
- Em sẽ xuống ngay. Vừa nóng lại vừa buồn có gì thích đâu.
Cô Trương bỗng hỏi:
- Cô bằng lòng sang nhà tôi chơi không?
Điền vui mừng. Nàng đang buồn vì không có ai chơi với nàng:
- Nhà cô có máy lạnh? Có kem? Có đĩa nhạc?
Cô Trương mỉm cười:
- Còn có thịt bò khô nữa.
Điền reo lên:
- Chà! Em sang ngay.
Cô Trương nói:
- Cô chờ em ở cổng sau.
Nàng vẫn trang nhã, vẫn mỉm cười một nụ cười vui tươi, đúng là người làm nghề giáo. Điền nhảy xuống đất, nhanh nhẹn chạy bay ra cửa sau. Quả nhiên nàng thấy cô Trương đang đợi nàng ở đấy. Cô Trương dựa người vào chiếc xe con cóc sơn màu bơ mà Khương nhìn chăm chú hôm qua. Điền hỏi:
- Xe này của cô hả?
- Cô dạy xa, không xe bất tiện lắm.
Cô Trương dẫn Điền bước vào vườn nhà. Điền thầm nghĩ: Anh Khương lạ lùng này chắc dính dấp chi đến cô giáo Trương?
Nhưng nàng thấy khó có như vậy được vì cô Trương là giáo sư, tuổi đáng chị của chàng. Vậy chắc có một nguyên nhân gì khác. Nhà của cô Trương cũng như người cô rất trang nhã, rất dễ chịu, chưng dọn giản dị nhưng rất có vẻ trí thức. Điền ngây thơ hỏi:
- Cô ở một mình trong ngôi nhà lớn như vầy sao?
Cô Trương mời Điền ngồi:
- Còn có cha mẹ ccùng. Từ trước tới nay không ai được chàng để ý như cô giáo Trương. Trông thấy nàng thì cả người chàng rung động lên. Từ cái gật đầu chào, từ cái mỉm cười của cô giáo Trương đã mang đến cho chàng một niềm hy vọng.
Phải. Cô giáo Trương chính là nguồn hy vọng của chàng. Điều đó... là một cái gì không thể có được. Chàng biết lắm.
Chàng thích nàng như vậy, nhưng chỉ là thích ngầm trong lòng. Không khi nào chàng nói ra với ai. Không khi nào cả!
Mến thích một người mà lại giấu nhẹm tình cảm đó, tự mình ôm ấp tình cảm đó thì quả thật là một thế giới riêng tốt đẹp làm sao.
Niềm vui duy nhất của Khương là sự giữ kín tình cảm đó trong lòng của mình. Đây là một điều bí mật của chàng, trên thế giới này không có người thứ hai biết được.
Đúng vậy, ngay đến cô bé Điền là người thích tò mò tìm hiểu nhất cũng không biết đươc.
Nghĩ tới Điền là chàng tự nhiên chau mày. Không hiểu tại sao một cô gái suốt ngày chỉ biết cười, suốt ngày không biết ưu tư là gì như Điền, mà vẫn cứ bám sát theo chàng mãi. Chàng không nhớ rõ từ lúc nào, nhưng chàng nhớ từ khi mình có sự hiểu biết là Điền đã sống bên cạnh mình. Hai người dính nhau như hình với bóng.
Cô bé ấy đã bám theo chàng trên mười năm rồi. Điền là người em gái bạn dì duy nhất của chàng, nhưng có ai bắt buộc một cô em gái họ ngoại nhất định phải bám sát theo người anh bạn dì?
Chàng cảm thấy Điền trẻ con và chưa biết gì. Đã mười bẩy tuổi đầu mà suốt ngày chỉ biết có ăn chơi. Nếu so với cô giáo Trương thì kém hơn xa quá.
Cô giáo Trương ngoài thì giờ đi dạy và đi nhà thờ thì suốt ngày không thấy cô bước ra khỏi của. Chừng như cô cũng rất hiếm bạn bè. Khương thích như vậy.
Những cô gái đợt sống mới thật đáng sợ. Chàng bằng lòng một cô gái thủ cựu hơn. Tất nhiên, cô giáo Trương không thể gọi là thủ cựu. Nàng chỉ là một người con gái có giáo dục. Khương nghĩ chỉ ở nhà chàng bảo cô giáo Trương đã tốt nghiệp đại học.
Một sinh viên đại học tất nhiên có khác. Khương đã nghĩ như vậy. Chàng cũng sẽ lên đại học. Chàng cũng sẽ học hỏi để trở thành một người có giáo dục.
Ngoài ra chàng thấy cô giáo Trương luôn mặc y phục thật sang trọng, dễ coi. Vậy việc này có tương quan gì đến người học bậc đại học không?
Chàng lại nghĩ tới Điền. Cô gái này ngoài bộ đồng phục ở trường lại có rất nhiều quần cao bồi, quần sọt hở đùi và những chiếc mi-ni díp ngắn đến... đáng sợ!
Điền là một cô gái thiếu giáo dục. Chàng buồn bã lắc đầu. Không khi nào chàng lại mến thích một cô gái thiếu giáo dục. Chàng khẳng định như vậy.
Về cách ăn nói của Điền chàng cũng không thích. Nàng nói hấp tấp, vội vàng lại to tiếng. Một cô gái cần phải điềm đạm như cô giáo Trương.
Dưới mắt của Khương cô giáo Trương là một người con gái rất hoàn toàn.
o0o
Điền vẫn luôn bám sát bên Khương:
- Đi với em đi, anh Khương!
Nàng chu nhọn đôi môi đỏ tự nhiên lên:
- Hôm nay là sinh nhật của chị Ái Lâm. Chị ấy bảo anh nhất định phải đi!
Chàng lạnh nhạt:
- Anh không đi. Em hãy tìm Mỹ cùng đi với.
Điền kêu lên:
- Ai mà đi tìm anh ấy. Con người gì vừa hẹp hòi lại vừa tự cao, tưởng đâu mình là đẹp trai nhất... xí!
Điền gay gắt:
- Tại sao vậy? Anh ở không mà.
Khương dứt khoát:
- Anh ghét đi lắm.
Điền kêu to:
- Ghét hả? Khiêu vũ mà anh cũng ghét? Anh Khương, vậy chuyện gì anh mới thích?
Khương không giận mà cũng không nói gì. Chàng chịu đựng với Điền đã quen rồi.
Điền vẫn không nhường bước:
- Chả lẽ anh chỉ biết thích khí hậu oi bức ba mươi ba độ? Chỉ thích nằm lì trên chiếc ổ của anh?
Đôi bạn sống bên nhau từ hồi bé thơ, nàng không cần giữ gìn hay khách sáo.
Khương trừng mắt nhìn nàng:
- Đó là chuyện riêng của anh.
Nàng nắm cườm tay chàng:
- Anh Khương...
Chàng giẫy sút tay ra, lạnh lùng:
- Đừng theo làm rộn tôi! Cô về đi!
Chàng đứng dậy đi thẳng ra sau vườn, không ngoái đầu lại nhìn. Chàng lại lên chiếc ổ trên ngọn cây. Chàng là người chớ không phải chim, tại sao lại thích ngọn cây, thích chiếc ổ?
Chàng thật lạ lùng, khác hẳn với mọi người. Tại sao vậy?
Điền cảm thấy thật khó hiểu. Nàng đứng trơ trơ một lúc rồi gọi to:
- Dì ơi, dì!
Mẹ Khương từ trên lầu hối hả chạy xuống.
Điền méc:
- Anh Khương không chịu đưa con đi dự khiêu vũ.
Mẹ Khương lắc đầu:
- Thằng đó thiệt!
Khương là con trai duy nhất của bà, nhưng bà hoàn toàn không hiểu được cá tánh của con. Bà không có cách nào để tìm hiểu con.
Sắc mặt của Điền như có vẻ van lơn:
- Kìa dì...
Mẹ Khương lắc đầu. Bà không thể giúp gì cho nàng được. Một con người có tánh cố chấp như Khương, khi đã quyết định một chuyện gì thì không ai thay đổi được nữa.
Bà không hiểu tại sao đối với một người con gái thơ ngây, liến thoắng và đáng yêu như Điền, mà Khương lại có vẻ chán ghét?
Đúng vậy, thái độ của Khương đúng là chàng ghét Điền. Mẹ Khương gượng cười:
- Con hãy tìm... những bạn trai khác đi với.
Điền chu nhọn đôi môi, đứng im một lúc. Nàng bỗng vui trở lại:
- Được rồi, con đi tìm Mỹ!
Nàng mỉm cười rồi quay gót ra đi. Điền không có thời giờ và cũng không có lòng nghi ngờ ai. Nàng không bao giờ tìm hiểu tại sao lúc nào Khương cũng từ khước những đề nghị của mình. Nàng đã quen rồi.
Ngay từ lúc nhỏ Khương đã đối xử với nàng như vậy. Lúc nào chàng cũng lạnh lùng. Hay Khương là một con người trời sanh ra như vậy?
Điền trở về nhà cách đấy một con đường và gọi điện thoại ngay:
- Anh Mỹ, tôi đây, Văn Tiểu Điền đây.
Trong ống nghe có tiếng đáp vui vẻ của một người con trai. Rõ ràng anh này lấy làm vui thích được cùng đi với Điền. Điền nói tiếp:
- Anh hãy đưa tôi đi dự tiệc khiêu vũ.
Mỹ đồng ý ngay chẳng cần nghĩ ngợi. Anh hẹn giờ với Điền. Mọi việc thật dễ dàng quá.
Điền để ống nghe xuống. Nàng suy nghĩ: Tại sao Khương lại khác với những người con trai khác?
Mặc dù Mỹ là một thanh niên đẹp trai, nhưng Điền thấy thà là được Khương đưa nàng đi vẫn vui thích hơn. Khương là anh họ ngoại của nàng, ngay từ lúc nhỏ họ đã sống cạnh nhau. Đáng lý hai người phải thân mật lắm, thế nhưng vì đâu Khương lại lạ lùng như vậy?
Khương là một "quái nhân". Đấy là ý nghĩ của Điền. Chả lẽ suốt đời Khương lại thích sống cô độc chăng?
Điền là một cô gái vô tư lự. Khi đã có người đi chung thì nàng cảm thấy vui, chẳng cần biết người đó là ai. Nàng ngồi bẹp xuống thảm len vừa ăn bôm vừa nghe dĩa nhạc.
Nàng là con một, nhưng nàng không có cảm giác cô độc. Cha nàng đi làm mỗi tối trở về nhà rất đúng giờ để chơi đùa với nàng.
Mẹ nàng ở trong thư phòng riêng, nhưng không bao giờ bà để cho đời sống nàng cô độc. Ngay từ lúc nhỏ bà đã như thế. Điền được cha mẹ săn sóc tế nhị và đầy đủ. Nàng cảm thấy vui lắm.
Sự chăm sóc đầy đủ và tế nhị của cha mẹ quan trọng hơn bất cứ cái gì.
Khương không bao giờ ngồi bẹp trên thảm len, miệng nhai bôm, tai nghe dĩa nhạc. Hễ đi học về tới nhà, thì hầu hết thời giờ của chàng là nằm lì trên "chiếc ổ". Đây là danh từ của Điền gán cho.
Lắm lúc thời gian trôi qua từng phút một, mà chàng vẫn giữ mãi một tư thế. Chàng cũng cảm thấy nóng. Trên trán chàng lấm tấm mồ hôi, chiếc mông-ta-gu đã ngấm ướt, sắc mặt cũng đỏ lên. Nhưng chàng hoàn toàn không chú ý. Song trong thế giới bé nhỏ của chàng, dù cho có khổ sở, chịu ép mình đi nữa, chàng cũng cố chịu. Vì chàng đã quen rồi!
Hôm ấy là một ngày cuối tuần, cô giáo Trương ở cạnh nhà không đi dạy. Chàng trông thấy chiếc xe của nàng. Chàng trông thấy nàng vui vẻ đi vào nhà. Chàng biết nàng có ở nhà.
Đối với một người mà chàng thích, chàng không có những đòi hỏi gì cao xa. Chỉ cần chàng biết nàng có ở nhà, chỉ cần nàng hiện diện không xa chàng mấy, là chàng đã cảm thấy đầy đủ rồi!
Hai ngươi đã ở cùng xóm thật lâu và cũng chào hỏi nhau nhiều lần. Chàng đã nhận rất nhiều nụ cười của nàng nhưng từ trước tới nay hai người chưa bao giờ nói chuyện với nhau. Ngay đến một dịp để hai người bước gần nhau cũng không có.
Khương vẫn nhìn những cụm mây đứng yên. Cây đa mà chàng làm ổ đứng sát cạnh tường ngăn cách hai nhà. Không phải chàng có ý muốn rình rập nhà của cô giáo Trương, nhưng vì đây là một cây to lớn nhất trong vườn, có thể chịu được sức nặng của chàng.
Chừng như chàng nằm lì ở đây rất yên lành. Thế giới bên ngoài bức tường không hấp dẫn được chàng. Những rạp xi nê, những hộp đêm, những nơi đánh banh bowling, những nhà hàng không có duyên gì với chàng cả.
Chàng là con người của chiếc tổ nhỏ và chiếc tổ nhỏ là của riêng chàng. Giữa chàng và nó tựa hồ là một, không thể phân chia được. Chàng đã có ý nghĩ như vậy.
Có tiếng chân bước dưới gốc cây. Chàng đã nghe rõ nhưng không cử động. Điền lại tới chăng? Cô bé này lúc nào cũng đến quấy rầy chàng. Đôi mày chàng đã nhíu lại. Chàng không thích cô tạ.. Chàng cũng không thích bị người ta quấy rầy.
Chàng thấy rằng mọi người đều có một cái thế giới riêng của mình. Chàng cũng vậy. Chàng không muốn ai bước chân vào "vương quốc" riêng biệt của chàng.
- Ơ!
Giọng nói thật dịu dàng, thật trang nhã và êm ấm làm sao. Chàng ngạc nhiên. Ai? Chàng dời tia mắt từ những cụm mây xuống phía dưới gốc cây. Lòng chàng không khỏi bị xao động, bị căng thẳng... nhưng chàng vẫn không nhúc nhích. Bề ngoài của chàng vẫn lạnh lùng.
Cô giáo Trương đang đứng phía dưới gốc cây. Chỉ cách một dãy tường không cao lắm, nàng đang đứng đấy mỉm cười. Tại sao nàng lại đến? Nàng đến... để làm gì?
Nụ cười của nàng đã làm cho tâm hồn Khương xao động. Đôi bên rất gần nhau. Gương mặt của nàng có vẻ càng thêm thân mật, nhất là có những nét dịu hiền khó tả.
Khuôn mặt của nàng thật đáng yêu. Đôi mắt của nàng chứa nhiều tình cảm. Đôi môi của nàng như đang ái ngại, lo lắng. Nhưng cái đó đã làm rung động tận đáy lòng chàng.
- Ơ!
Cô giáo Trương lại kêu lên. Nàng vẫn mỉm cười. Nụ cười của nàng rất tươi và rất tha thiết. Lòng Khương đang dồn dập một cảm giác thẹn thuồng và vui sướng lan lớn. Chàng cũng đáp lại một tiếng khẽ:
- Ơ!
Chàng thong thả ngồi lên. Từ trên cây cao nhìn xuống cô giáo Trương rất bé nhỏ. Chàng có cảm giác như vậy. Giọng nói của cô giáo Trương bình dị dễ thân:
- Chúng nó gọi cậu là Khương phải không?
Chàng không giấu được vẻ ngượng nghịu của tuổi trẻ:
- Phải... tôi là Trần Trọng Khương.
Nàng gật đầu:
- Cái tên nghe đẹp quá!
Qua lời nói của nàng, thấy được nàng rất chân thành chớ không phải khách sáo. Một con người như nàng chắc chắn không bao giờ khách sáo.
- Cám ơn m ra tự tử.
Cô Trương đáp:
- Tôi biết, em đừng quên tôi là giáo sư.
Điền nhíu mũi:
- Ợ.. thật hả? Em cứ tưởng cô không phải là giáo sư.
Sắc mặt của cô Trương nghiêm trang trở lại:
- Này Điền, tại sao Khương có tánh lạ lùng như vậy?
Điền nhún vai:
- Ai biết được.
Cô Trương lại hỏi:
- Em bảo cậu ta ngay từ lúc nhỏ đã thế hả?
Điền gật đầu:
- Vâng!
Cô Trương lại hỏi:
- Cha mẹ cậu ấy... có thương mến cậu ấy lắm không?
Điền hỏi lại:
- Thương mến... là thế nào?
Cô Trương nói thẳng, rõ ý hơn:
- Tôi muốn nói... cha mẹ cậu ấy phải chăng không thích cậu ấy?
Điền kêu lên:
- Ai bảo thế? Dì và dượng em thích anh ấy lắm, luôn luôn chiều anh ấy. Hai ông bà chỉ có Khương là con một.
Cô Trương lúng túng:
- Nếu vậy... có lý do gì tánh tình cậu ấy lại là thế?
Điền nói:
- Nhất là cái ổ nhỏ ở trên ấy. Thật không có lý do nào tồn tại!
Cô Trương nói:
- Nhưng biết đâu cậu ấy lại có lý do riêng.
- Lý do gì, anh ấy chỉ muốn tìm cách trốn lánh em.
Cô Trương cười:
- Trốn lánh em? Tại sao vậy?
Điền thè lưỡi:
- Lúc nào ảnh cũng bảo em theo làm rối. Em tin là anh ấy rất ghét em.
Cô Trương nói thành thật:
- Ai mà ghét em được, cục kẹo thơm?
Điền nói tiếp:
- Nhưng dù anh ấy ghét em cũng chẳng sao. Em là em họ ngoại của ảnh, không khi nào em lại ghét ảnh. Em luôn luôn bắt ảnh phải đưa em đi chơi.
Cô Trương vỗ vai nàng. Điền quả là một cô gái dễ thương.
Điền nói:
- Em không thích đi chơi với những đứa con trai khác. Cùng đi chơi với Khương em thấy rất tự nhiên.
- Hai em là bạn từ thuở ấu thơ mà!
Điền đứng lên cầm hộp thịt bò khô:
- Em thích anh Khương, vậy em đem hộp thịt bò khô này về cho ảnh ăn. Em hy vọng sẽ có ngày ảnh thích em.
Cô Trương ôm lấy vai nàng:
- Có ai lại không thích em mà sợ.
Điền cười:
- Thật hả? Em không mong mọi người đều thích em, mà chỉ mong anh Khương thích là đủ rồi. Anh ấy cùng đi chơi với em thi em vui.
Cô Trương đáp:
- Thượng Đế sẽ giúp em.
Điền nhìn cô Trương:
- Em... có thể đến tìm cô chơi không?
Nàng đáp:
- Lúc nào cũng hoan nghênh. Hãy bảo Khương cùng đến chơi.
Điền vui vẻ cầm hộp thịt bò khô về tới nhà dì, Khương cũng đã về từ lâu.
Điền chạy thẳng lên lầu. Khi đến cửa phòng của Khương nàng nghe có tiếng nói chuyện của dì. Nàng đừng lại lắng tai nghe. Chuyện cô giáo Trương nàng chỉ có thể nói riêng với Khương thôi. Tiếng dì nàng nói:
- Khương, con mau uống đi. Con học thêm mệt nhọc, năm nay lại sắp thi vào đại học, vậy hãy uống nước sâm chưng gà ác cho bổ.
Khương im lặng. Chàng không chịu uống. Giọng nói của dì tràn ngập niềm thương:
- Nè con, con có tâm sự gì không? Tại sao con không nói cho má biết? Má có thể giúp đỡ con.
Khương vẫn im lặng. Điền đứng ngoài không trông thấy. Có lẽ lúc đó Khương đang lắc đầu. Dì thở dài:
- Suốt mấy năm nay con vẫn có thái độ lạnh lùng như thế. Hay là má làm gì con phiền?
Giọng nói của Khương rất cộc cằn:
- Không... có!
Tiếng dì lại cất lên:
- Thế tại sao con không nói gì cả? Chẳng lúc nào thấy con vui? Má chỉ có một mình con, tất nhiên mong con luôn vui vẻ.
Khương đáp:
- Vui vẻ là ở trong nội tâm. Má... không thấy đươc.
Dì lại hỏi:
- Thế... con có vui không?
Khương không nói gì. Dì vẫn hỏi:
- Hãy trả lời cho má, đi con.
Ít có dịp nào Khương bằng lòng nói chuyện, nên mẹ anh chụp cơ hội ấy để chuyện trò với con. Khương đáp:
- Con... có khi vui, có khi buồn.
- Có khi? Tại sao vậy?
Khương đắn đo một lúc lâu mới chậm rãi đáp:
- Khi chỉ có một mình con, khi con ở trên ngọn cây là con vui.
- Này con, thích cô độc không hại gì, nhưng... tại sao con lại thích cái chòi gỗ trên ngọn cây như vậy? Nó có ra gì đâu!
Khương mím chặt môi, không nói gì nữa. Hôm nay đã nói nhiều quá rồi, chàng không muốn nói thêm. Dì thở dài:
- Được rồi, nhưng con cần phải luôn nhớ là ba má lúc nào cũng thương con hết.
Có lẽ dì sắp bước ra. Điền vội vàng núp vào một góc quang. Dì đứng nơi của phòng:
- Ờ, hồi trưa con Điền có đến, nhưng không biết con điên ấy nó đi đâu mất tiêu.
Khương không trả lời. Mẹ chàng trở về phòng riêng. Điền ngó quanh một lúc, bèn chạy nhanh vào phòng Khương. Nàng tươi cười rất ngây thơ, vui vẻ nói:
- Anh Khương ơi, em tới đây nè. Em có đem bò khô lại cho anh ăn nữa.
Khương nhìn nàng với đôi mắt kém vui. Điền vẫn tươi cười:
- Anh có biết bò khô này ở đâu không? Cô giáo Trương sát nhà mình biếu em đấy.
Khương sửng sốt. Cô giáo Trương? Chàng vừa nghe ba tiếng đó là đôi mắthỉ có phần ăn của chàng thôi. Má chàng đâu? Phải chăng đã giận chàng? Chàng đã quen trầm lặng, nên dù thấy lạ nhưng vẫn không mở miệng hỏi chị Thái. Tan học về nhà, chàng không còn thấy mẹ mình đứng đón ở trước cửa nữa. Mẹ chàng vẫn ở trong nhà, bà đang bận rộn với công việc riêng của bà.
Gian nhà càng trở nên lạnh lẽo, quạnh hiu. Chàng càng thêm trầm lặng, càng cô độc. Mỗi hôm chàng vẫn bỏ nhiều thì giờ lên nằm trên cái ổ nhỏ trên ngọn cây. Chàng nằm ở đấy để nghĩ ngợi, để tưởng tượng. Chàng ở lại đấy để chờ đợi cô giáo Trương nhìn chàng mỉm cười. Chỉ có cô giáo Trương là vẫn như thường. Nàng đi dạy đúng giờ, trở về đúng giờ. Nàng vẫn giữ thái độ thân mật, tự nhiên. Nàng vẫn nhìn chàng mỉm cười.
Mặc dù nàng không sang nhà chàng để nói chuyện với chàng, nhưng như vậy chàng đã hài lòng lắm rồi. Chỉ cần nàng mỉm cười là đủ. Một hôm sau giờ tan học, Khương vẫn như mọi ngày bước ra cửa trường một mình. Nhà không xa nên chàng chẳng cần phải chen lấn để lên xe buýt. Bỗng chàng trông thấy bóng của Điền phía trước. Điền đang đi sánh vai với Mỹ. Lại là cậu Mỹ...
Khương lắc đầu. Chàng cảm thấy mình càng ngày càng chán ghét Mỹ hơn. Điền và Mỹ đang nói nói cười cười. Chừng như họ đang thảo luận, những chương trình vui chơi gì đó.
Nhà Điền cũng không xa, nhưng nàng đã theo Mỹ bước lên xe buýt. Có phải họ định đi xem xi nê chăng?
Lòng Khương bỗng cảm thấy một sự bực dọc khó hiểu. Điền tuy là một cô gái nghịch ngợm. Điền tuy thích bám sát chàng để khuấy rầy, nhưng... dầu sao nàng vẫn là một cô gái đáng yêu. Nàng không nên giao thiệp với hạng con trai như Mỹ. Chính mắt chàng trông thấy Mỹ hẹn hò với những cô gái khác. Hạng con trai háo gái ấy làm sao xứng đáng với Điền? Chàng cảm thấy bất bình giùm cho Điền.
Nhìn theo chiếc xe buýt mang Điền đi, chàng ngẩn ngơ như mất của quý. Trở về tới nhà chàng thấy ngôi nhà vẫn vắng tanh, ngay đến khi chị Thái cũng chẳng biết trốn đi đâu mất. Không khí tựa hồ như đông đặc lại. Chàng ném chiếc cặp rồi hối hả đi thẳng ra sau vườn. Chàng có thể chẳng cần biết những người chung quanh. Chàng chỉ cần trông thấy cô giáo Trương mỉm cười là đủ rồi. Bây giờ có lẽ cô ấy cũng sắp về tới.
Chàng trèo lên cây nằm xuống cái ổ bé nhỏ của chàng. Chàng nằm im lặng chờ đợi.
Quả nhiên, chàng đã nghe tiếng xe hơi. Mọi ngày, sau khi khóa xong cửa xe cô Trương thong thả bước vào vườn hoa và đi ngang cái ổ của chàng. Nàng vẫn mỉm cười như thường lệ. Khương ngồi lên định đón nhận nụ cười của nàng, nhưng... Chuyện gì đã xảy ra? Từ trước tới nay cô Trương vẫn đi về một mình, thế tại sao hôm nay bên cạnh cô lại có thêm một người con trai xinh đẹp, cao lớn?
Khương không làm sao đè nén được con ghen tức đang dâng lên trong lòng. Chàng tự biết khuôn mặt mình đang tức đến đỏ hồng. Cô Trương vẫn không tiếc một nụ cười với chàng, nhưng... nàng có vẻ hối hả, có vẻ chiếu lệ quá. Lòng Khương cảm thấy giá lạnh, chừng như đông lại thành từng tảng băng, chàng có cảm giác bị dối gạt, bị một vết thương.
Người con trai ấy... là bạn trai của cô Trương chăng? Nàng đã có bạn trai rồi? Thế tại sao từ trước tới nay không nghe nàng nhắc tới, cũng chưa bao giờ trông thấy y tới nhà nàng? Chả lẽ... hôm nay y muốn thị Oai với chàng? Khương cảm thấy tức giận. Chàng như muốn nhảy xuống chạy vào nhà cô giáo Trương đuổi người con trai ấy ra khỏi nhà. Cô giáo Trương là bạn của chàng, vậy cô phải thuộc về chàng. Trong lòng chàng như đang gào thét, nhưng ngoài mặt chàng lại càng trầm lặng hơn.
Mười phút sau cô Trương và người con trai ấy tay khoác tay từ trong nhà đi trở ra. Nàng thay y phục rất đẹp, môi tô son. Khương nhớ hôm nàng đi dự sinh nhật của chàng, nàng ăn mặc rất tầm thường. Xem ra nàng chỉ quý trọng người con trai này. Nếu không nàng đâu có chưng diện. Cô Trương cười thật ngọt, như đang cảm thấy thật là hạnh phúc. Khi đi ngang Khương nàng đứng lại, kéo người con trai ấy đến chân tường cất tiếng vui vẻ:
- Cậu Khương, tôi giới thiệu với cậu nhe! Đây là anh Vỹ, vị hôn phu của tôi. Anh vừa từ Gia Nã Đại (Canada) về!
Khương chỉ cảm thấy như tiếng kêu o o trong lỗ tai, chớ không còn nghe được gì nữa. Vị hôn phu? Trời! Sao lại có chuyện như vậy? Cô Trương đã có vị hôn phu rồi? Chàng không nhớ là mình đã nói gì, đã làm gì. Chàng chỉ trông thấy khuôn mặt thật tươi, tràn ngập niềm hạnh phúc của cô giáo Trương. Và sau đó, chàng dùng tia mắt tiễn họ rời khỏi khu vườn.
Người con gái khi yêu một người con trai, ta có thể nhận thấy được qua sắc diện của họ.
Với nét tươi vui, với nụ cười, họ khác hẳn bình thường. Cô giáo Trương đã yêu Vỹ, đó là việc mà Khương tin chắn chắn. Yêu... thế còn Khương thì sao? Khương từng nói với nàng là chàng thích nàng. Thật ra Khương muốn nói yêu nàng, nhưng vì chàng e thẹn, không dám nói thẳng ra. Bây giờ...
Cô Trương dựa sát vào vị hôn phu. Hình ảnh đó làm chàng hoàn toàn thất vọng. Không! Làm chàng hoàn toàn thất tình! Thất tình... Đây là một chuyện yêu hoàn toàn trong tưởng tượng. Chỉ có chàng là yêu cô giáo Trương. Đây là một thứ tình yêu đơn phương!
Thượng Đế tại sao lại bạc đãi chàng như vậy? Chả lẽ đời chàng số mạng đã an bày là không bao giờ hưởng được sự ấm áp? Không bao giờ được yêu? Chàng ngồi trơ trơ trên chiếc ổ nhỏ ở ngọn cây, mãi cho đến màu trời hoàn toàn tối hẳn. Chị Thái ra mời chàng vào dùng cơm tối, chàng mới chậm rãi leo xuống. Ý nghĩ bị dối gạt trong đầu óc chàng mỗi lúc như thêm lớn mạnh hơn. Chàng cảm thấy phẫn nộ.
Chàng phải làm một cái gì. Chàng cần phải để cho họ biết chàng... Trần Trọng Khương này chẳng phải dễ coi thường. Nơi bàn ăn, cha mẹ chàng vẫn bình thản, an lành. Mẹ chàng không còn cử chỉ lo lắng gắp thức ăn cho chàng nữa. Không còn khuyên nhủ chàng ăn nhiều hơn và cũng không chú ý nhiều tới chàng.
Qua chuyện cô Trương chàng bị kích thích mạnh, lại thêm thấy cha mẹ không còn chăm sóc tới mình, nên chàng không thể nào chịu đựng đ
- Nằm vậy có sao không?
Điền tìm kế:
- Tất nhiên là không hay. Trừ phi anh mời em lên đấy chơi.
Khương từ chối nhanh:
- Không được! Không được đâu!
Thái độ của chàng, chừng như hễ ai lên chiếc ổ trên ngọn cây của chàng là có lợi lớn vậy.
Điền trề môi:
- Tại sao không được? Chả lẽ anh cho là em không thể làm một cái ổ trên ngọn cây vườn nhà em và tốt hơn cái ổ của anh sao? Anh tưởng chỉ có anh là tài nhất sao?
- Tất nhiên em có thể làm đến mười cái... chòi gỗ trên cây vườn nhà em. Nhưng... không cho anh lên chơi.
Chàng không nói "ổ" như nàng. Điền giận:
- Có cái gì khó đâu? Chẳng qua lấy ít tấm gỗ mục kết lại là được. Ai thèm!
Sắc mặt của Khương thoáng vẻ bực mình:
- Anh không cần ai thèm hết!
Điền cố tình chọc tức chàng:
- Nếu vậy... chừng nào anh đi vắng nhà, em sẽ lén trèo lên ấy.
Mặt Khương đỏ bừng:
- Em...
Điền vẫn cố trêu:
- Em thế nào? Anh không thể suốt ngày đêm ở đấy giữ cái ổ của anh. Em nhất định sẽ lên được.
- Điền...
Khương kêu lên. Chàng rất thật thà, nên không biết làm thế nào để ngăn nàng. Chàng cũng không biết nàng đang cố ý chọc tức mình chơi. Điền lại nói:
- Trèo lên ổ lén nhìn qua hàng xóm, chà thích ghê!
Điền càng tìm lời trêu trọc, nhưng nàng không hoàn toàn không có dụng ý gì. Nhưng Khương nghe thì trầm lặng ngay. Chàng thầm giật mình. Tại sao Điền lại hiểu câu chuyện cô giáo Trương? Vì có tịch nên chàng tự nhiên thấy nhột. Nhìn sắc mặt trêu chọc của Điền chàng cắn môi, quay gót bước đi.
Điền rượt theo:
- Anh Khương... nếu em không chọc anh nữa, anh bằng lòng đưa em đi xem xi-nê không?
Chàng do dự. Chàng tưởng Điền đã biết sự bí mật của mình. Cuối cùng chàng gật đầu:
- Được, nhưng từ đây về sau... không cho phép em nói tới chuyện đó nữa!
- Một lời nói cho chắc nghe!
Điền vui mừng nhảy tưng lên.
Sau khi tan học, Điền theo sát bên Khương về nhà. Nàng sợ Khương đã hứa rồi lại tìm cách thối thoát. Trên đường về lúc nào Khương cũng nhíu đôi mày. Chàng cảm thấy khó chịu nhưng không thể làm gì khác hơn. Điền bám sát theo chàng như một con chó săn bám theo con mồi. Nhưng... chàng là con mồi hay sao? Theo chàng lên lầu. Theo chàng vào phòng ngủ. Cô gái nghịch ngợm này không biết ngại ngùng là gì cả. Nàng nhất định bám sát theo Khương, không chịu rời giây phút nào.
Điền ngồi cạnh chàng dùng cơm tối. Nàng ăn nhiều lại nhanh. Tia mắt nàng lúc nào cũng nhìn thẳng vào chàng. Khương cảm thấy mình đang như bị cực hình. Chàng không thể lên chiếc ổ trên cây nằm nghỉ một chốc, suy nghĩ một chốc. Chàng cũng không thể trông thấy nụ cười của cô giáo Trương khi trở về nhà ngước nhìn lên chiếc ổ của chàng. Đấy là một điểm rất quan trọng! Ngày nào không trông thấy cô giáo Trương thì chàng ngẩn ngơ như mất đi một cái gì.
Đây là... dấu hiệu của tình yêu chăng?
Tình yêu?... Khương đã yêu cô giáo Trương, một nữ giáo sư lớn tuổi hơn chàng? Chàng tự nhiên thẹn đỏ mặt. Chàng không biết chuyện tình yêu. Từ trước tới nay chàng chưa hiểu yêu là gì và cũng không nghe ai nói đến. Chàng không bao giờ đọc tiểu thuyết ái tình. Phải là yêu không?
Điền trợn tròn đôi mắt đen láy của nàng nhìn chăm chú chàng. Bao giờ nàng cũng tự nhiên như vậy, không cần để ý đến cha mẹ của Khương đang ngồi bên cạnh. Nàng hỏi rất thật tình:
- Anh Khương, anh đang nghĩ gì vậy? Em trông thấy mặt anh đỏ lên. Thật mà... em dám thề!
Khương lạnh lùng lườm nàng, không nói gì. Mẹ Khương cười đáp:
- Điền, con chớ chọc anh Khương!
Người mẹ này bao giờ cũng muốn gần và hiểu con trai mình, nhưng suốt mấy năm qua mọi sự cố gắng của bà đều vô ích. Con trai bà vẫn trầm lặng, lạnh lùng. Đối với cha mẹ chàng cũng thế. Bà tự hỏi, mình là một người mẹ tốt, không cờ bạc, không xã giao vô ích, ngay đến công ty của chồng bà cũng ít ra. Thế nhưng, con trai bà không bao giờ vui vẻ với mẹ. Tại sao vậy? Bà không tài nào hiểu được nguyên nhân. Tại sao con của người ta hoàn toàn khác biệt với Khương?
- Thật mà, thưa dì...
Điền vẫn nghiêm trang, đôi mắt tròn xoe luôn chớp chớp. Nàng nói tiếp:
- Con trông thấy anh Khương đỏ mặt thật mà!
- Con, Điền!...
Mẹ Khương trông thấy chàng không vui muốn ngăn Điền bảo đừng nói nữa, nhưng Khương đã bỏ chén đứng lên. Chàng nói:
- Em thật... là ẩu!
Chàng quay gót bước nhanh ra ngoài. Điền ngơ ngác tự hỏi:
- Ẩu! Tôi ẩu?
Thái độ ngây thơ của Điền làm cho dì và dượng ngồi bên cạnh phải bật cười. Dì Điền lắc đầu:
- Xem kìa, chẳng phải con muốn Khương đưa con đi chơi sao? Tại sao con cứ chọc nó mãi? Rõ là ngốc.
Điền đỏ mặt, tỏ cử chỉ như bị rày oan:
- Con nào chọc anh ấy? Con nói thiệt tình mà!
Dì Điền vẫn cố ý bênh con:
- Chớ nên nói tới chuyện riêng của nó làm gì.
Bà mẹ đáng thương này lúc nào cũng muốn được lòng con, nhưng không bao giờ thấy đứa con mình thay đổi.
Điền hỏi:
- Nếu vậy, anh ấy còn bằng lòng đưa con đi xem xi-nê nữa không?
Nàng bắt đầu cuống quít. Nàng đã trêu chọc làm Khương giận rồi. Dượng Điền đáp:
- Con đi hỏi nó.
Điền quên cả ăn cơm, bỏ chạy thình thịch ra ngoài. Khương không có trong phòngược nữa. Chàng cung tay quẹt mạnh tất cả chén đĩa xuống đất. Cha mẹ chàng hết sức ngạc nhiên, nhìn chàng trân trối. Mẹ chàng nói qua giọng kinh dị:
- Khương, con làm gì vậy?
Chàng kêu to:
- Con... muốn giết người!
Cha Khương buột miệng kêu lên:
- Khương...
Khương cười to như điên:
- Phải, muốn giết người! Giết những người đã dồn con vào vùng băng giá. Giết những người đã xem thường, đã lạnh lùng với con. Giết những người giả dối làm bộ chăm lo cho kẻ khác. Giết những người... sinh con ra mà vô trách nhiệm!
Mẹ chàng kêu lên:
- Khương, con điên rồi hả?
- Con không điên. Con bình tĩnh hơn bao giờ hết. Con hiểu rõ hơn ai hết...
Sau một chuỗi cười dài, nước mắt chàng trào ra:
- Ba và má sinh con ra nhưng lại không thương con. Không chăm sóc con. Đã gởi con vào nhà gởi trẻ sống bốn năm trong lạnh lùng. Cuộc sống ấy làm con sợ hãi. Làm con mang một vết thương đau. Ba và me.... là những bậc làm cha mẹ thiếu trách nhiệm nhất trong đời này!
Đôi mắt của mẹ chàng đỏ hoe:
- Khương, tại sao con lại nói như vậy? Mọi việc nào phải thế đâu...
- Tại sao không phải?
Chàng khóc thành tiếng:
- Mẹ đã sợ cực nhọc, sợ mau già, nên không bằng lòng nuôi con. Mẹ đã làm cho con từ khi có sự hiểu biết đã tiếp xúc với những gì giá lạnh. Mẹ đã để con sống bốn năm dài trong chiếc giường gỗ cũ kỹ đáng sợ. Mẹ đã làm cho con sống... cảm thấy mình như một đứa bé bị bỏ rơi, không cha không mẹ. Mẹ đã làm cho con... vĩnh viễn không có cảm giác là mình có gia đình, có tình thương... me....
Cha Khương đứng lên:
- Khương!
Qua sắc mặt xúc động dữ dội của cha Khương, rõ ràng ông đang hết sức xấu hổ:
- Con không được nói bậy!
Khương vẫn khóc:
- Con không nói bậy. Những lời nói của con hoàn toàn đúng. Con là người, là một đứa bé có cha mẹ, tại sao con không thể như bao nhiêu đứa bé khác, như Điền, được sống bên cạnh mẹ hiền. Dù cho nghèo dù cho khổ, nhưng nếu có đươc sự chăm sóc chu đáo, có được tình thương thì cũng chẳng sao. Tại sao con không được những cái đó? Tại sao?
Cha chàng với dáng điệu trân trọng bước tới trước mặt chàng:
- Không, con đã hiểu lầm rồi. Cha có thể giải thích cho con hiểu.
Chàng vẫn khóc. Chàng quá xúc động:
- Không cần giải thích nữa. Đã muộn quá rồi. Những gì cha mẹ đối với con trước đây mười tám năm, ngày nay không thể có gì bù đắp đươc.
Mẹ Khương rơi lệ:
- Khương, con...
Khương nói:
- Một đứa bé đã bị sự đau buồn giày vò, đã bị sự kinh khiếp gây nên những bóng tối trong tâm hồn, thì dù ánh sáng mặt trời cũng không thể làm cho tâm hồn nó bừng sáng trở lại. Mọi người đều bảo trong đời này không có cha mẹ nào mà không thương yêu con, nhưng phải trừ ba và mẹ ra!
Cha chàng chụp mạnh vai chàng:
- Khương, con phải nghe lời nói của ba!
Lần thứ nhất chàng thấy cha chàng lại mạnh mẽ đến như vậy. Chàng kêu lên:
- Con không nghe! Con không bao giờ nghe! Con rất phiền ba mẹ. Ngay từ lúc nhỏ con đã bị ba mẹ tước bỏ tất cả sự vui vẻ, niềm ngây thơ của con. Ba má không làm sao cứu vãn được sự sai lầm của mình.
Mẹ Khương lại gọi to:
- Khương, con...
Khương dùng sức giẫy để thoát ra khỏi bàn tay của cha, vừa thụt lùi vừa chỉ vào cha mẹ chàng:
- Con phải xa rời cha mẹ. Con không muốn bao giờ gặp lại ba mẹ!
Chàng đã lui ra khỏi cửa. Cha chàng bước nhanh theo:
- Khương, con...
Khương không để cha chàng bước lại gần, quay lưng bỏ chạy. Chàng nghe tiếng gọi lớn của mẹ chàng từ sau lưng vọng tới. Nhưng chàng không để ý. Lòng chàng đang rối loạn, đang xúc động mạnh, đang giận dữ. Những cái gì đè nén trước mười tám năm qua, nay bỗng bùng nổ lên, thật không có gì ngăn cản nổi.
Chàng chạy ra sau nhà, đứng bên vệ đường. Bỗng chàng cảm thấy đầu óc tỉnh táo lạ thường. Chàng bèn đứng lại. Chàng đã bảo là bỏ nhà đi, vậy chàng nhất định phải đi.
Một ngôi nhà như vậy thật không có chỗ nào đáng cho chàng lưu luyến. Ngay đến cái ổ nhỏ của chàng trên ngọn cây, giờ cũng không còn ý nghĩa nữa.
Cô Trương đã có vị hôn phu rồi! Nay chàng đã mười tám tuổi, vậy chàng có thể làm bất cứ việc gì để tự nuôi sống lấy mình. Chàng không cần nhờ vả vào ai nữa. Chàng cũng không có ai để nhờ vả. Chàng đi mãi, đi mãi. Chừng như chàng đã rời khỏi nhà rất xa.
Chàng không bao giờ quay đầu nhìn lại, vĩnh viễn không nhìn lại. Chàng là một đứa con trai rất cứng cỏi. Nhưng trong lòng chàng dường như còn có một điều lo âu...
Điền không nên đi lại với một con người như Mỹ. Chàng tuy sẽ không gặp Điền nữa, nhưng chàng có thể gởi cho Điền một bức thư. Những năm qua chàng cư xử với Điền quá lạnh nhạt. Điều đó chàng cũng tự hiểu. Chàng thấy Điền là một cô gái ngây thơ, trong trắng. Bây giờ chàng rời đi, chàng bỗng cảm thấy lo nghĩ tới nàng.
Chàng đứng trước ngã tư đường, trong lòng ít nhiều hoang mang. Chàng nên đi thẳng hay là nên đi quẹo? Chàng đang mặc đồng phục của trường. Trong túi chàng chỉ còn hai đồng bạc.
Những ngày sắp tới chàng phải trông cậy vào lòng tin vào sự can đảm của mình. Chàng cắn môi tự nhủ là không nên quay đầu nhìn lại. Không nên...
Một chiếc xe con cóc màu bơ từ sau lưng chàng chạy tới và dừng lại bên chàng. Chàng ngạc nhiên. Chàng có hoa mắt không?
- Lên đây, cậu Khương!
Giọng nói hiếm có. Khương lại đứng đấy một hồi nữa rồi mới thong thả trở về nhà. Chàng không leo lên ngọn cây nữa. Ngày mai chàng phải thi một môn học. Trên cây không có đèn chàng không thể học bài được. Chàng vỗ nhẹ vào thân cây chừng như rất có cảm tình. Chàng nhanh bước trở vào nhà.
Mẹ chàng và Điền đang ngồi nơi phòng khách. Điền lên tiếng hỏi:
- Anh Khương, nãy giờ anh đi đâu? Em ra cái ổ của anh mà không thấy anh ở đó?
Chàng đáp:
- Tôi có tí việc.
Mẹ chàng cũng hỏi:
- Ngày mai là sinh nhật của con, vậy con muốn làm sinh nhật không?
Chàng đáp quả quyết:
- Không cần!
Chàng đã có một cái hẹn rất quan trọng, phải thế không?
Má chàng lại hỏi:
- Sinh nhật của con, tại sao lại không làm được?
Khương không nói gì, vì tới ngày giờ đó... chàng nhất định phải đi. Chàng mặc họ muốn làm gì thì làm. Mẹ chàng lại hỏi:
- Má đã mời khách cho con rồi, vậy con muốn khiêu vũ không?
Chàng quay lưng bước đi:
- Không cần!
Điền đuổi theo:
- Anh Khương, em đã mua quà cho anh rồi!
Khương nhìn nàng:
- Cho cô nhiều chuyện.
Điền kêu lên:
- Nhiều chuyện? Dì đã chuẩn bị làm sinh nhật cho anh, đã mời nhiều người rồi.
Chàng lạnh lùng:
- Thì để cho bà ấy mời.
Chàng sẽ đi gặp cô giáo Trương trong ngày hẹn. Chàng nhất định đi. Điền hỏi:
- Tại sao không khiêu vũ, anh Khương?
Chàng chau mày:
- Tùy cô!
Chàng không có mặt, vậy họ muốn làm gì thì làm. Điền mỉm cười hài lòng. Nàng tưởng Khương đã chiều nàng. Nhờ vậy Khương đi lên lầu mà nàng không đuổi theo. Nàng suy nghĩ ngày mai này mình phải mặc áo màu gì?
Đêm hôm ấy mọi người đều thấy vui. Sáng sớm hôm sau, Khương vẫn đi học như thường. Sau khi tan học chàng về nhà thật sớm. Má chàng thấy vậy trong lòng rất vui. Khương đã thay đổi tánh tình rồi chăng? Chàng vào phòng thay một bộ âu phục, chải đầu tươm tất. Sắp đến giờ rồi, vậy chàng phải tìm cách trốn đi mà không để ai trông thấy.
Đêm nay chàng sẽ cùng cô Trương đến một nơi riêng biệt. Nghĩ đến đây tim chàng nhảy lên thình thịch. Trọn đêm nay chàng sẽ đối diện với cô Trương, vậy chàng không vui sao được. Má chàng đang chỉ bảo chị Thái lo sắp đặt bánh trái trong nhà bếp. Điền chưa tới. Cha chàng vẫn còn ở trong phòng xem báo. Vậy đây là giờ phút tốt để chàng trốn đi.
Chàng rón rén xuống lầu, rồi đi thẳng ra vườn. Chàng cẩn thận không gây ra một tiếng động khẽ. Chẳng mấy chốc chàng đã đứng trước cửa nhà cô giáo Trương. Đã sáu giờ kém năm rồi, chắc cô cũng sắp bước ra. Chàng tin chắc cô đã về nhà, vì chiếc xe của cô đang đậu ở đây.
Năm phút sau, quả nhiên cô Trương bước ra. Nàng thật đúng giờ. Nàng không mặc y phục đặc biệt, ngay đến son cũng không tô. Nhưng dưới mắt Khương, nàng là một cô gái thật hoàn toàn. Nàng hỏi:
- Bây giờ đi hả?
Khương nhìn nàng chăm chú:
- Đi được rồi chớ? Cộ.. còn có việc gì không?
Chàng hết sức thích nàng. Thích nàng có thái độ thân mật, nhiệt thành. Sống gần nàng, chàng không còn cảm giác cô độc nữa. Nàng nói:
- Đâu còn chuyện gì nữa. Hôm nay là ngày sinh nhật của cậu mà.
Khương cảm thấy lòng mình hết sức ấm áp. Chàng được nàng coi trọng.
- Đi xe tôi nhé? Như vậy sẽ tiện hơn.
Nàng tự mở cửa xe bước lên. Tánh nàng rất tự lập, rất hồn nhiên. Nàng không cần người con trai nào giúp đỡ nàng. Chàng rất thích cái cá tánh đó. Nàng lái xe rất thạo và rất đẹp. Chiếc xe chạy thật nhanh, chẳng bao lâu đã tới nhà hàng Khương đặt tiệc.
Đây là một nhà hàng rất nổi tiếng và rất đắt tiền. Người tầm thường ít ai dám bước vào. Ngày sinh nhật của Khương tất nhiên cần phải sang trọng một tí. Nàng thầm nghĩ như vậy. Hai người bước vào được người bồi đưa đến chiếc bàn đã dọn sẵn. Đây là một chiếc bàn nho nhỏ, bên trên có để một bình hoa màu bạc và cắm một đóa hoa hồng. Chỉ có hai chiếc ghế thôi.
Cô Trương hết sức ngạc nhiên. Chỉ có hai người? Tại sao vậy?
Cô không phải là một cô gái bé thơ nữa, nên liền lên tiếng một câu nhiều ngụ ý:
- Cậu Khương, còn những người khác chưa tới sao?
Khương cười rất vui vẻ:
- Không còn người nào khác hết!
Tất nhiên, một cậu con trai mười tám tuổi, không sao tránh được sự thẹn thuồng.
- Không còn?
Cô Trương dừng ngang lại, không nói hết những lời ngạc nhiên mà cô định nói ra. Đã đến đây rồi thì phải ngồi xuống chớ biết sao. Mặc dù nàng có cảm giác ngượng nghịu bất ngờ, nhưng nàng vẫn rất bình tĩnh. Nàng nói tự nhiên:
- Tôi tưởng ba má cậu làm sinh nhật cho cậu chớ.
Chàng lắc đầu:
- Tôi không cần ba má tôi làm.
Chàng mặc một bộ âu phục nên xem có vẻ khá lớn. Đối với việc mời cô Trương đêm nay, chừng như chàng đã có kế hoạch từ lâu rồi. Riêng cô Trương cảm thấy thật lúng túng. Tuy nàng không biết ý chàng muốn gì, nhưng nàng cảm thấy khung cảnh này thật không thích hợp. Khương tại sao chỉ mời có nàng, vậy còn cô bạn gái sống bên cạnh chàng từ thuở nhỏ là cô Điền kia đâu?
Nàng tự nhiên thấy cần phải dè dặt, cần phải đề phòng. Nếu nàng nói lỡ một lời nào, chắc sẽ còn gây ra sự hiểu lầm to tát hơn. Nàng bèn giả vờ hỏi:
- Còn Điền đâu? Tại sao không mời cô ấy?
- Con bé ấy mà có biết gì!
- Lên đây!
Cô Trương lại hối. Chàng không dám cưỡng lại, ngoan ngoãn bước lên xe. Không phải chàng thiếu lòng tin và thiếu lòng can đảm, mà vì... trong đôi mắt ấy có yêu. Tình yêu giữa những người bạn!
o0o
Cô Trương cất giọng bình tĩnh nhưng rất nghiêm nghị:
- Tại sao cậu vẫn thích làm chuyện điên rồ? Cậu đã làm cho cha mẹ cậu đau khổ, cậu biết không?
Chàng đáp:
- Chính họ đã làm cho tôi đau khổ trước!
Chàng không thấy Vỹ... vị hôn phu của cô Trương đâu. Chàng cảm thấy rất dễ chịu. Cô Trương nghiêm nghị:
- Cậu hãy tin lời tôi. Cha mẹ cậu không phải cố ý làm cho cậu đau buồn đâu. Vì cha mẹ cậu không hiểu rõ tình trạng của nhà gởi trẻ. Hơn nữa... lúc bấy giờ họ không thể không gởi cậu vào đó.
Khương chau mày. Nàng nói gì vậy? Lúc bấy giờ cha mẹ chàng không thể không làm như thế? Cô Trương thong thả nói:
- Cậu nên biết mẹ cậu không phải sợ cực nhọc, không phải sợ chóng già. Sau khi sanh cậu, bà ấy rất kém sức khỏe, vì cậu là đứa bé sanh khó, làm bà bị mất máu nhiều. Bà trở thành một người bệnh!
Khương trầm lặng. Cô Trương đang nói gì? Đây là một mẩu chuyện mà chàng chưa từng nghe bao giờ. Cô Trương lại nói tiếp:
- Lúc ấy cha mẹ cậu đều phải làm việc. Gia đình cậu không phải giàu có như ngày nay, vậy cậu thử nghĩ một người đàn bà bệnh hoạn, ban ngày phải làm việc, vậy làm sao đủ sức để nuôi một đứa con còn quá nhỏ.
Khương chớp chớp đôi mắt. Sự thật như thế nào?
- Việc đưa cậu vào nhà gởi trẻ là một việc bất đắc dĩ. Cha mẹ cậu đóng tiền hàng tháng rất khó khăn. Vậy là một đứa con, cậu cần phải hiểu và thông cảm nỗi khổ đau của cha mẹ mới phải!
Khương hỏi nàng:
- Tại sao cô lại biết việc đó?
Nàng đáp:
- Chính mẹ cậu nói cho tôi nghe. Bà đúng là một bà mẹ hiền. Bà vừa kể vừa chảy nước mắt. Bà cũng nhận rằng mãi cho tới bây giờ trong lòng bà có cảm giảc mình có lỗi với con. Mười mấy năm gần đây hoàn cảnh gia đình đã khá giả, bà luôn tìm cách bù đắp lại cho cậu, nhưng cậu đã không để cho mẹ mình có dịp nào làm chuyện đó.
Chàng lại hỏi:
- Tại sao mẹ tôi không nói cho tôi biết?
Chàng đã tin lời nói của nàng. Con người nàng có thể làm cho người chung quanh tin tưởng.
Nàng mỉm cười:
- Nếu mẹ cậu nói, cậu có chịu tin không? Hơn nữa, có bao giờ cậu bằng lòng nói chuyện lâu với mẹ cậu không?
Khương nghĩ ngợi giây lát, nỗi thắc mắc bấy lâu nay trong lòng chàng như được cởi mở. Đúng là chàng không để cho mẹ mình có dịp nào giải bày sự thật. Suốt mười mấy năm qua không bao giờ hai mẹ con nói được gì với nhau nhiều.
Vậy là mình... cũng có chỗ sai! Chàng bắt đầu hối hận. Chàng bắt đầu xấu hổ. Chàng chuyển sang đầu đề khác:
- Cộ.. tại sao tìm được tôi?
Sau khi sự phẫn nộ, sự xúc động đã biến mất, bây giờ chàng cảm thấy thẹn thùng.
- Sau khi tôi đưa Vỹ về nhà định sửa bài học sinh thì tôi trông thấy cậu chạy ra khỏi cổng. Tôi nghe được tiếng khóc của mẹ cậu.
Chàng lộ vẻ lo lắng:
- Ba mẹ tôi... hiện giờ thế nào?
Tình mẹ con là tình thiêng liêng, làm sao tiêu diệt được. Nàng lắc đầu:
- Tôi không biết. Tôi chỉ lo đuổi theo cậu. Tôi sợ cậu lại làm những chuyện điên rồ.
Chàng cúi đầu:
- Tôi vốn có ý định sẽ không trở về nhà nữa. Tôi sẽ vào xưởng thợ xin việc làm để tự nuôi lấy thân.
Nàng vỗ vai chàng:
- Lại một ý nghĩ điên rồ. Tự mình bỏ rơi hạnh phúc, bỏ rơi con đường tương lai tươi sáng và gây sự đau khổ cho cha mẹ. Thật cậu là người không thể tha thứ được.
- Cô Trương, tôi...
Nàng mỉm cười và lắc đầu:
- Chớ nói những lời cám ơn!
Bao giờ nàng cũng bình tĩnh:
- Tôi chỉ có một lời yêu cầu nhỏ nhen này.
Mặt chàng bừng đỏ:
- Có sự yêu cầu gì?
Tất cả những gì đã qua, những gì giữa chàng với nàng, quả là không thể tưởng tượng được. Nàng mỉm cười:
- Từ nay về sau đừng gọi tôi là cô Trương nữa. Tên tôi là Khiết, vậy cậu có thể gọi thẳng tên tôi. Nhưng... tốt nhất cậu nên gọi tôi là chị Khiết!
Chàng do dự một lúc. Nhưng chàng đã cất giọng ngượng nghịu:
- Chi.... Khiết!
Chẳng khác nào bầu trời đầy mây đen bỗng tan đi trong chốc lát. Chàng cảm thấy lòng mình thanh thản vô cùng, nhẹ nhàng vô cùng. Từ bao năm qua chàng chưa bao giờ thấy vui vẻ như vậy.
- Chị Khiết!
Chàng lại lên tiếng gọi nàng. Lần này giọng chàng rất tự nhiên. Nàng không nói gì, cho xe thắng lại ngay trước cổng nhà chàng. Nàng vỗ vai chàng, mỉm một nụ cười khích lệ:
- Hãy đi vào! Cha mẹ cậu đang chờ cậu. Chắc cậu đã biết mình phải làm gì rồi!
- Tôi rất cảm kích chị.
Nàng cười:
- Cậu khách sáo làm gì? Chẳng phải cậu đã gọi tôi là chị Khiết đấy hay sao? Còn có việc này nữa, ấy là cậu cần thu xếp cái ổ nhỏ trên ngọn cây.
Chàng không hiểu:
- Thu xếp?
- Cái ổ nhỏ ấy tiêu biểu cho một giai đoạn không vui trong ký ức. Cậu bảo nó là chiếc nôi cũ kỹ trong nhà giữ trẻ. Nhưng ký ức ấy không cung!!--


Chương 2

Do ở lòng tò mò muốn khám phá bí mật, Điền quyết định lẻn lên chiếc ổ của Khương. Chiều ngày thứ bảy, nàng biết Khương đã đi học thêm, phải đến năm giờ mới về tới. Đây là một cơ hội tốt cho nàng.
Ăn xong cơm trưa nàng liền sang nhà Khương. Nàng vẫn thường tới nên trong nhà không ai hỏi nàng tới có chuyện gì. Cố nhiên nàng không bao giờ nói thật là sẽ leo lên cái ổ của Khương, bằng trái lại thì dì nàng đã phản đối. Dì nàng lúc nào cũng chiều con, sợ con giận. Nàng kiên nhẫn ngồi ở phòng khách dưới nhà xem tạp chí. Dì nàng thấy nàng ngồi yên như vậy cũng lấy làm thích, cho là nàng đã đổi tánh.
Đến quá trưa bà cần phải đi ngủ một chốc vì đó là thói quen của bà. Bà lên lầu ngủ trưa. Điền ngó quanh không thấy ai nữa bèn lẻn ra sau vườn. Khí trời vẫn hết sức nóng bức, ôn độ kế chỉ đúng 30 độ. Từ dưới gốc cây Điền ngước nhìn cái ổ nhỏ bằng gỗ rất đơn sơ trên ngọn cây. Ở đấy có gì đáng cho Khương lưu luyến? Nàng sợ dì và chị Thái trông thấy, bèn hối hả trèo nhanh lên.
Thật là thất vọng, trên cái ổ nhỏ này chẳng có gì hết. Đây đó trống trơn, chẳng có gì gọi là vui, càng không thể gọi là nơi nằm nghỉ thích thú. Vậy tại sao Khương lại thích nằm ở đây? Chàng là người mất bình thường chăng?
Điền chỉ ngồi độ nửa phút, thì không còn muốn ngồi lại nữa. Khi trời nóng bức lại buồn tẻ. Nàng muốn trở về nhà sống vui trong phòng lạnh, ăn kem và nghe nhạc. Thật chỉ có Khương, một con người quái dị mới thích cái nơi quái dị này!
Nàng đang định trèo xuống, thì bỗng thấy bên kia tường có một cô gái nhìn nàng mỉm cười. Đấy là một cô gái lớn hơn Điền nhiều, ít nhất có đến hai mươi lăm tuổi. Đấy là cô giáo Trương.
- Có phải cô là Điền đấy không?
Giọng nói của cô giáo Trương rất trang nhã. Điền kêu lên:
- Sao cô biết tôi? Cô là ai vậy?
Cô giáo Trương mỉm cười:
- Chẳng phải mọi người kêu cô là Điền sao? Cậu Khương bảo cô tên gọi là Văn Tiểu Điền.
Điền tròn xoe đôi mắt:
- Chị cũng biết anh Khương sao?
Cô giáo Trương đáp:
- Chúng tôi là láng giềng, tại sao không biết? Tôi họ Trương. Tôi là bạn học với nữ giáo sư Hoa ở trường của cô.
Điền kêu lên:
- Cô Trương. Cô cũng là giáo sư hả?
Cô Trương gật đầu:
- Vâng!
Điền ngây thơ:
- Xem cô không giống tí nào.
Cô Trương hỏi lại Điền:
- Không giống giáo sư hả? Vậy giống gì?
Người làm nghề giáo thường rất nhẫn nại trước những đứa trẻ, bằng không ai lại đứng dưới bầu trời nóng bức như vầy để nói chuyện?
Điền ngoẻo cổ, nghiêm trang:
- Giống... nữ thư ký hay là chiêu đãi viên hàng không!
Cô Trương lại hỏi:
- Thế hả? Mọi ngày tôi thấy Khương ở trên ấy, thế tại sao hôm nay lại đổi cô?
Mặt Điền đỏ bừng:
- Ối chao! Nè cô Trương, cô chớ đem chuyện em trèo lên đây nói cho anh Khương biết nhé!
Cô Trương khó hiểu:
- Tại sao vậy?
- Anh Khương không cho phép em lên. Ảnh bảo đây là thế giới riêng của ảnh. Hôm nay ảnh đi học thêm, em mới lén trèo lên đây.
Cô Trương mỉm cười:
- Ồ!... Khương đã xem... cái chòi gỗ này quan trọng đến thế?
Điền cải chánh:
- Không phải là chòi gỗ, mà là cái ổ. Em đặt tên nó như vậy.
Cô Trương gật đầu:
- Cái ổ nhỏ trên ngọn cây, phải! Đặt tên hay lắm!
Điền lại hỏi:
- Cô có thể không nói chăng?
Cô Trương gật đầu:
- Được, tôi không nói. Nhưng cô định ngồi ở đấy đến bao giờ?
Điền gạt mồ hôi trên trán:
- Em sẽ xuống ngay. Vừa nóng lại vừa buồn có gì thích đâu.
Cô Trương bỗng hỏi:
- Cô bằng lòng sang nhà tôi chơi không?
Điền vui mừng. Nàng đang buồn vì không có ai chơi với nàng:
- Nhà cô có máy lạnh? Có kem? Có đĩa nhạc?
Cô Trương mỉm cười:
- Còn có thịt bò khô nữa.
Điền reo lên:
- Chà! Em sang ngay.
Cô Trương nói:
- Cô chờ em ở cổng sau.
Nàng vẫn trang nhã, vẫn mỉm cười một nụ cười vui tươi, đúng là người làm nghề giáo. Điền nhảy xuống đất, nhanh nhẹn chạy bay ra cửa sau. Quả nhiên nàng thấy cô Trương đang đợi nàng ở đấy. Cô Trương dựa người vào chiếc xe con cóc sơn màu bơ mà Khương nhìn chăm chú hôm qua. Điền hỏi:
- Xe này của cô hả?
- Cô dạy xa, không xe bất tiện lắm.
Cô Trương dẫn Điền bước vào vườn nhà. Điền thầm nghĩ: Anh Khương lạ lùng này chắc dính dấp chi đến cô giáo Trương?
Nhưng nàng thấy khó có như vậy được vì cô Trương là giáo sư, tuổi đáng chị của chàng. Vậy chắc có một nguyên nhân gì khác. Nhà của cô Trương cũng như người cô rất trang nhã, rất dễ chịu, chưng dọn giản dị nhưng rất có vẻ trí thức. Điền ngây thơ hỏi:
- Cô ở một mình trong ngôi nhà lớn như vầy sao?
Cô Trương mời Điền ngồi:
- Còn có cha mẹ ccùng. Từ trước tới nay không ai được chàng để ý như cô giáo Trương. Trông thấy nàng thì cả người chàng rung động lên. Từ cái gật đầu chào, từ cái mỉm cười của cô giáo Trương đã mang đến cho chàng một niềm hy vọng.
Phải. Cô giáo Trương chính là nguồn hy vọng của chàng. Điều đó... là một cái gì không thể có được. Chàng biết lắm.
Chàng thích nàng như vậy, nhưng chỉ là thích ngầm trong lòng. Không khi nào chàng nói ra với ai. Không khi nào cả!
Mến thích một người mà lại giấu nhẹm tình cảm đó, tự mình ôm ấp tình cảm đó thì quả thật là một thế giới riêng tốt đẹp làm sao.
Niềm vui duy nhất của Khương là sự giữ kín tình cảm đó trong lòng của mình. Đây là một điều bí mật của chàng, trên thế giới này không có người thứ hai biết được.
Đúng vậy, ngay đến cô bé Điền là người thích tò mò tìm hiểu nhất cũng không biết đươc.
Nghĩ tới Điền là chàng tự nhiên chau mày. Không hiểu tại sao một cô gái suốt ngày chỉ biết cười, suốt ngày không biết ưu tư là gì như Điền, mà vẫn cứ bám sát theo chàng mãi. Chàng không nhớ rõ từ lúc nào, nhưng chàng nhớ từ khi mình có sự hiểu biết là Điền đã sống bên cạnh mình. Hai người dính nhau như hình với bóng.
Cô bé ấy đã bám theo chàng trên mười năm rồi. Điền là người em gái bạn dì duy nhất của chàng, nhưng có ai bắt buộc một cô em gái họ ngoại nhất định phải bám sát theo người anh bạn dì?
Chàng cảm thấy Điền trẻ con và chưa biết gì. Đã mười bẩy tuổi đầu mà suốt ngày chỉ biết có ăn chơi. Nếu so với cô giáo Trương thì kém hơn xa quá.
Cô giáo Trương ngoài thì giờ đi dạy và đi nhà thờ thì suốt ngày không thấy cô bước ra khỏi của. Chừng như cô cũng rất hiếm bạn bè. Khương thích như vậy.
Những cô gái đợt sống mới thật đáng sợ. Chàng bằng lòng một cô gái thủ cựu hơn. Tất nhiên, cô giáo Trương không thể gọi là thủ cựu. Nàng chỉ là một người con gái có giáo dục. Khương nghĩ chỉ ở nhà chàng bảo cô giáo Trương đã tốt nghiệp đại học.
Một sinh viên đại học tất nhiên có khác. Khương đã nghĩ như vậy. Chàng cũng sẽ lên đại học. Chàng cũng sẽ học hỏi để trở thành một người có giáo dục.
Ngoài ra chàng thấy cô giáo Trương luôn mặc y phục thật sang trọng, dễ coi. Vậy việc này có tương quan gì đến người học bậc đại học không?
Chàng lại nghĩ tới Điền. Cô gái này ngoài bộ đồng phục ở trường lại có rất nhiều quần cao bồi, quần sọt hở đùi và những chiếc mi-ni díp ngắn đến... đáng sợ!
Điền là một cô gái thiếu giáo dục. Chàng buồn bã lắc đầu. Không khi nào chàng lại mến thích một cô gái thiếu giáo dục. Chàng khẳng định như vậy.
Về cách ăn nói của Điền chàng cũng không thích. Nàng nói hấp tấp, vội vàng lại to tiếng. Một cô gái cần phải điềm đạm như cô giáo Trương.
Dưới mắt của Khương cô giáo Trương là một người con gái rất hoàn toàn.
o0o
Điền vẫn luôn bám sát bên Khương:
- Đi với em đi, anh Khương!
Nàng chu nhọn đôi môi đỏ tự nhiên lên:
- Hôm nay là sinh nhật của chị Ái Lâm. Chị ấy bảo anh nhất định phải đi!
Chàng lạnh nhạt:
- Anh không đi. Em hãy tìm Mỹ cùng đi với.
Điền kêu lên:
- Ai mà đi tìm anh ấy. Con người gì vừa hẹp hòi lại vừa tự cao, tưởng đâu mình là đẹp trai nhất... xí!
Điền gay gắt:
- Tại sao vậy? Anh ở không mà.
Khương dứt khoát:
- Anh ghét đi lắm.
Điền kêu to:
- Ghét hả? Khiêu vũ mà anh cũng ghét? Anh Khương, vậy chuyện gì anh mới thích?
Khương không giận mà cũng không nói gì. Chàng chịu đựng với Điền đã quen rồi.
Điền vẫn không nhường bước:
- Chả lẽ anh chỉ biết thích khí hậu oi bức ba mươi ba độ? Chỉ thích nằm lì trên chiếc ổ của anh?
Đôi bạn sống bên nhau từ hồi bé thơ, nàng không cần giữ gìn hay khách sáo.
Khương trừng mắt nhìn nàng:
- Đó là chuyện riêng của anh.
Nàng nắm cườm tay chàng:
- Anh Khương...
Chàng giẫy sút tay ra, lạnh lùng:
- Đừng theo làm rộn tôi! Cô về đi!
Chàng đứng dậy đi thẳng ra sau vườn, không ngoái đầu lại nhìn. Chàng lại lên chiếc ổ trên ngọn cây. Chàng là người chớ không phải chim, tại sao lại thích ngọn cây, thích chiếc ổ?
Chàng thật lạ lùng, khác hẳn với mọi người. Tại sao vậy?
Điền cảm thấy thật khó hiểu. Nàng đứng trơ trơ một lúc rồi gọi to:
- Dì ơi, dì!
Mẹ Khương từ trên lầu hối hả chạy xuống.
Điền méc:
- Anh Khương không chịu đưa con đi dự khiêu vũ.
Mẹ Khương lắc đầu:
- Thằng đó thiệt!
Khương là con trai duy nhất của bà, nhưng bà hoàn toàn không hiểu được cá tánh của con. Bà không có cách nào để tìm hiểu con.
Sắc mặt của Điền như có vẻ van lơn:
- Kìa dì...
Mẹ Khương lắc đầu. Bà không thể giúp gì cho nàng được. Một con người có tánh cố chấp như Khương, khi đã quyết định một chuyện gì thì không ai thay đổi được nữa.
Bà không hiểu tại sao đối với một người con gái thơ ngây, liến thoắng và đáng yêu như Điền, mà Khương lại có vẻ chán ghét?
Đúng vậy, thái độ của Khương đúng là chàng ghét Điền. Mẹ Khương gượng cười:
- Con hãy tìm... những bạn trai khác đi với.
Điền chu nhọn đôi môi, đứng im một lúc. Nàng bỗng vui trở lại:
- Được rồi, con đi tìm Mỹ!
Nàng mỉm cười rồi quay gót ra đi. Điền không có thời giờ và cũng không có lòng nghi ngờ ai. Nàng không bao giờ tìm hiểu tại sao lúc nào Khương cũng từ khước những đề nghị của mình. Nàng đã quen rồi.
Ngay từ lúc nhỏ Khương đã đối xử với nàng như vậy. Lúc nào chàng cũng lạnh lùng. Hay Khương là một con người trời sanh ra như vậy?
Điền trở về nhà cách đấy một con đường và gọi điện thoại ngay:
- Anh Mỹ, tôi đây, Văn Tiểu Điền đây.
Trong ống nghe có tiếng đáp vui vẻ của một người con trai. Rõ ràng anh này lấy làm vui thích được cùng đi với Điền. Điền nói tiếp:
- Anh hãy đưa tôi đi dự tiệc khiêu vũ.
Mỹ đồng ý ngay chẳng cần nghĩ ngợi. Anh hẹn giờ với Điền. Mọi việc thật dễ dàng quá.
Điền để ống nghe xuống. Nàng suy nghĩ: Tại sao Khương lại khác với những người con trai khác?
Mặc dù Mỹ là một thanh niên đẹp trai, nhưng Điền thấy thà là được Khương đưa nàng đi vẫn vui thích hơn. Khương là anh họ ngoại của nàng, ngay từ lúc nhỏ họ đã sống cạnh nhau. Đáng lý hai người phải thân mật lắm, thế nhưng vì đâu Khương lại lạ lùng như vậy?
Khương là một "quái nhân". Đấy là ý nghĩ của Điền. Chả lẽ suốt đời Khương lại thích sống cô độc chăng?
Điền là một cô gái vô tư lự. Khi đã có người đi chung thì nàng cảm thấy vui, chẳng cần biết người đó là ai. Nàng ngồi bẹp xuống thảm len vừa ăn bôm vừa nghe dĩa nhạc.
Nàng là con một, nhưng nàng không có cảm giác cô độc. Cha nàng đi làm mỗi tối trở về nhà rất đúng giờ để chơi đùa với nàng.
Mẹ nàng ở trong thư phòng riêng, nhưng không bao giờ bà để cho đời sống nàng cô độc. Ngay từ lúc nhỏ bà đã như thế. Điền được cha mẹ săn sóc tế nhị và đầy đủ. Nàng cảm thấy vui lắm.
Sự chăm sóc đầy đủ và tế nhị của cha mẹ quan trọng hơn bất cứ cái gì.
Khương không bao giờ ngồi bẹp trên thảm len, miệng nhai bôm, tai nghe dĩa nhạc. Hễ đi học về tới nhà, thì hầu hết thời giờ của chàng là nằm lì trên "chiếc ổ". Đây là danh từ của Điền gán cho.
Lắm lúc thời gian trôi qua từng phút một, mà chàng vẫn giữ mãi một tư thế. Chàng cũng cảm thấy nóng. Trên trán chàng lấm tấm mồ hôi, chiếc mông-ta-gu đã ngấm ướt, sắc mặt cũng đỏ lên. Nhưng chàng hoàn toàn không chú ý. Song trong thế giới bé nhỏ của chàng, dù cho có khổ sở, chịu ép mình đi nữa, chàng cũng cố chịu. Vì chàng đã quen rồi!
Hôm ấy là một ngày cuối tuần, cô giáo Trương ở cạnh nhà không đi dạy. Chàng trông thấy chiếc xe của nàng. Chàng trông thấy nàng vui vẻ đi vào nhà. Chàng biết nàng có ở nhà.
Đối với một người mà chàng thích, chàng không có những đòi hỏi gì cao xa. Chỉ cần chàng biết nàng có ở nhà, chỉ cần nàng hiện diện không xa chàng mấy, là chàng đã cảm thấy đầy đủ rồi!
Hai ngươi đã ở cùng xóm thật lâu và cũng chào hỏi nhau nhiều lần. Chàng đã nhận rất nhiều nụ cười của nàng nhưng từ trước tới nay hai người chưa bao giờ nói chuyện với nhau. Ngay đến một dịp để hai người bước gần nhau cũng không có.
Khương vẫn nhìn những cụm mây đứng yên. Cây đa mà chàng làm ổ đứng sát cạnh tường ngăn cách hai nhà. Không phải chàng có ý muốn rình rập nhà của cô giáo Trương, nhưng vì đây là một cây to lớn nhất trong vườn, có thể chịu được sức nặng của chàng.
Chừng như chàng nằm lì ở đây rất yên lành. Thế giới bên ngoài bức tường không hấp dẫn được chàng. Những rạp xi nê, những hộp đêm, những nơi đánh banh bowling, những nhà hàng không có duyên gì với chàng cả.
Chàng là con người của chiếc tổ nhỏ và chiếc tổ nhỏ là của riêng chàng. Giữa chàng và nó tựa hồ là một, không thể phân chia được. Chàng đã có ý nghĩ như vậy.
Có tiếng chân bước dưới gốc cây. Chàng đã nghe rõ nhưng không cử động. Điền lại tới chăng? Cô bé này lúc nào cũng đến quấy rầy chàng. Đôi mày chàng đã nhíu lại. Chàng không thích cô tạ.. Chàng cũng không thích bị người ta quấy rầy.
Chàng thấy rằng mọi người đều có một cái thế giới riêng của mình. Chàng cũng vậy. Chàng không muốn ai bước chân vào "vương quốc" riêng biệt của chàng.
- Ơ!
Giọng nói thật dịu dàng, thật trang nhã và êm ấm làm sao. Chàng ngạc nhiên. Ai? Chàng dời tia mắt từ những cụm mây xuống phía dưới gốc cây. Lòng chàng không khỏi bị xao động, bị căng thẳng... nhưng chàng vẫn không nhúc nhích. Bề ngoài của chàng vẫn lạnh lùng.
Cô giáo Trương đang đứng phía dưới gốc cây. Chỉ cách một dãy tường không cao lắm, nàng đang đứng đấy mỉm cười. Tại sao nàng lại đến? Nàng đến... để làm gì?
Nụ cười của nàng đã làm cho tâm hồn Khương xao động. Đôi bên rất gần nhau. Gương mặt của nàng có vẻ càng thêm thân mật, nhất là có những nét dịu hiền khó tả.
Khuôn mặt của nàng thật đáng yêu. Đôi mắt của nàng chứa nhiều tình cảm. Đôi môi của nàng như đang ái ngại, lo lắng. Nhưng cái đó đã làm rung động tận đáy lòng chàng.
- Ơ!
Cô giáo Trương lại kêu lên. Nàng vẫn mỉm cười. Nụ cười của nàng rất tươi và rất tha thiết. Lòng Khương đang dồn dập một cảm giác thẹn thuồng và vui sướng lan lớn. Chàng cũng đáp lại một tiếng khẽ:
- Ơ!
Chàng thong thả ngồi lên. Từ trên cây cao nhìn xuống cô giáo Trương rất bé nhỏ. Chàng có cảm giác như vậy. Giọng nói của cô giáo Trương bình dị dễ thân:
- Chúng nó gọi cậu là Khương phải không?
Chàng không giấu được vẻ ngượng nghịu của tuổi trẻ:
- Phải... tôi là Trần Trọng Khương.
Nàng gật đầu:
- Cái tên nghe đẹp quá!
Qua lời nói của nàng, thấy được nàng rất chân thành chớ không phải khách sáo. Một con người như nàng chắc chắn không bao giờ khách sáo.
- Cám ơn m ra tự tử.
Cô Trương đáp:
- Tôi biết, em đừng quên tôi là giáo sư.
Điền nhíu mũi:
- Ợ.. thật hả? Em cứ tưởng cô không phải là giáo sư.
Sắc mặt của cô Trương nghiêm trang trở lại:
- Này Điền, tại sao Khương có tánh lạ lùng như vậy?
Điền nhún vai:
- Ai biết được.
Cô Trương lại hỏi:
- Em bảo cậu ta ngay từ lúc nhỏ đã thế hả?
Điền gật đầu:
- Vâng!
Cô Trương lại hỏi:
- Cha mẹ cậu ấy... có thương mến cậu ấy lắm không?
Điền hỏi lại:
- Thương mến... là thế nào?
Cô Trương nói thẳng, rõ ý hơn:
- Tôi muốn nói... cha mẹ cậu ấy phải chăng không thích cậu ấy?
Điền kêu lên:
- Ai bảo thế? Dì và dượng em thích anh ấy lắm, luôn luôn chiều anh ấy. Hai ông bà chỉ có Khương là con một.
Cô Trương lúng túng:
- Nếu vậy... có lý do gì tánh tình cậu ấy lại là thế?
Điền nói:
- Nhất là cái ổ nhỏ ở trên ấy. Thật không có lý do nào tồn tại!
Cô Trương nói:
- Nhưng biết đâu cậu ấy lại có lý do riêng.
- Lý do gì, anh ấy chỉ muốn tìm cách trốn lánh em.
Cô Trương cười:
- Trốn lánh em? Tại sao vậy?
Điền thè lưỡi:
- Lúc nào ảnh cũng bảo em theo làm rối. Em tin là anh ấy rất ghét em.
Cô Trương nói thành thật:
- Ai mà ghét em được, cục kẹo thơm?
Điền nói tiếp:
- Nhưng dù anh ấy ghét em cũng chẳng sao. Em là em họ ngoại của ảnh, không khi nào em lại ghét ảnh. Em luôn luôn bắt ảnh phải đưa em đi chơi.
Cô Trương vỗ vai nàng. Điền quả là một cô gái dễ thương.
Điền nói:
- Em không thích đi chơi với những đứa con trai khác. Cùng đi chơi với Khương em thấy rất tự nhiên.
- Hai em là bạn từ thuở ấu thơ mà!
Điền đứng lên cầm hộp thịt bò khô:
- Em thích anh Khương, vậy em đem hộp thịt bò khô này về cho ảnh ăn. Em hy vọng sẽ có ngày ảnh thích em.
Cô Trương ôm lấy vai nàng:
- Có ai lại không thích em mà sợ.
Điền cười:
- Thật hả? Em không mong mọi người đều thích em, mà chỉ mong anh Khương thích là đủ rồi. Anh ấy cùng đi chơi với em thi em vui.
Cô Trương đáp:
- Thượng Đế sẽ giúp em.
Điền nhìn cô Trương:
- Em... có thể đến tìm cô chơi không?
Nàng đáp:
- Lúc nào cũng hoan nghênh. Hãy bảo Khương cùng đến chơi.
Điền vui vẻ cầm hộp thịt bò khô về tới nhà dì, Khương cũng đã về từ lâu.
Điền chạy thẳng lên lầu. Khi đến cửa phòng của Khương nàng nghe có tiếng nói chuyện của dì. Nàng đừng lại lắng tai nghe. Chuyện cô giáo Trương nàng chỉ có thể nói riêng với Khương thôi. Tiếng dì nàng nói:
- Khương, con mau uống đi. Con học thêm mệt nhọc, năm nay lại sắp thi vào đại học, vậy hãy uống nước sâm chưng gà ác cho bổ.
Khương im lặng. Chàng không chịu uống. Giọng nói của dì tràn ngập niềm thương:
- Nè con, con có tâm sự gì không? Tại sao con không nói cho má biết? Má có thể giúp đỡ con.
Khương vẫn im lặng. Điền đứng ngoài không trông thấy. Có lẽ lúc đó Khương đang lắc đầu. Dì thở dài:
- Suốt mấy năm nay con vẫn có thái độ lạnh lùng như thế. Hay là má làm gì con phiền?
Giọng nói của Khương rất cộc cằn:
- Không... có!
Tiếng dì lại cất lên:
- Thế tại sao con không nói gì cả? Chẳng lúc nào thấy con vui? Má chỉ có một mình con, tất nhiên mong con luôn vui vẻ.
Khương đáp:
- Vui vẻ là ở trong nội tâm. Má... không thấy đươc.
Dì lại hỏi:
- Thế... con có vui không?
Khương không nói gì. Dì vẫn hỏi:
- Hãy trả lời cho má, đi con.
Ít có dịp nào Khương bằng lòng nói chuyện, nên mẹ anh chụp cơ hội ấy để chuyện trò với con. Khương đáp:
- Con... có khi vui, có khi buồn.
- Có khi? Tại sao vậy?
Khương đắn đo một lúc lâu mới chậm rãi đáp:
- Khi chỉ có một mình con, khi con ở trên ngọn cây là con vui.
- Này con, thích cô độc không hại gì, nhưng... tại sao con lại thích cái chòi gỗ trên ngọn cây như vậy? Nó có ra gì đâu!
Khương mím chặt môi, không nói gì nữa. Hôm nay đã nói nhiều quá rồi, chàng không muốn nói thêm. Dì thở dài:
- Được rồi, nhưng con cần phải luôn nhớ là ba má lúc nào cũng thương con hết.
Có lẽ dì sắp bước ra. Điền vội vàng núp vào một góc quang. Dì đứng nơi của phòng:
- Ờ, hồi trưa con Điền có đến, nhưng không biết con điên ấy nó đi đâu mất tiêu.
Khương không trả lời. Mẹ chàng trở về phòng riêng. Điền ngó quanh một lúc, bèn chạy nhanh vào phòng Khương. Nàng tươi cười rất ngây thơ, vui vẻ nói:
- Anh Khương ơi, em tới đây nè. Em có đem bò khô lại cho anh ăn nữa.
Khương nhìn nàng với đôi mắt kém vui. Điền vẫn tươi cười:
- Anh có biết bò khô này ở đâu không? Cô giáo Trương sát nhà mình biếu em đấy.
Khương sửng sốt. Cô giáo Trương? Chàng vừa nghe ba tiếng đó là đôi mắthỉ có phần ăn của chàng thôi. Má chàng đâu? Phải chăng đã giận chàng? Chàng đã quen trầm lặng, nên dù thấy lạ nhưng vẫn không mở miệng hỏi chị Thái. Tan học về nhà, chàng không còn thấy mẹ mình đứng đón ở trước cửa nữa. Mẹ chàng vẫn ở trong nhà, bà đang bận rộn với công việc riêng của bà.
Gian nhà càng trở nên lạnh lẽo, quạnh hiu. Chàng càng thêm trầm lặng, càng cô độc. Mỗi hôm chàng vẫn bỏ nhiều thì giờ lên nằm trên cái ổ nhỏ trên ngọn cây. Chàng nằm ở đấy để nghĩ ngợi, để tưởng tượng. Chàng ở lại đấy để chờ đợi cô giáo Trương nhìn chàng mỉm cười. Chỉ có cô giáo Trương là vẫn như thường. Nàng đi dạy đúng giờ, trở về đúng giờ. Nàng vẫn giữ thái độ thân mật, tự nhiên. Nàng vẫn nhìn chàng mỉm cười.
Mặc dù nàng không sang nhà chàng để nói chuyện với chàng, nhưng như vậy chàng đã hài lòng lắm rồi. Chỉ cần nàng mỉm cười là đủ. Một hôm sau giờ tan học, Khương vẫn như mọi ngày bước ra cửa trường một mình. Nhà không xa nên chàng chẳng cần phải chen lấn để lên xe buýt. Bỗng chàng trông thấy bóng của Điền phía trước. Điền đang đi sánh vai với Mỹ. Lại là cậu Mỹ...
Khương lắc đầu. Chàng cảm thấy mình càng ngày càng chán ghét Mỹ hơn. Điền và Mỹ đang nói nói cười cười. Chừng như họ đang thảo luận, những chương trình vui chơi gì đó.
Nhà Điền cũng không xa, nhưng nàng đã theo Mỹ bước lên xe buýt. Có phải họ định đi xem xi nê chăng?
Lòng Khương bỗng cảm thấy một sự bực dọc khó hiểu. Điền tuy là một cô gái nghịch ngợm. Điền tuy thích bám sát chàng để khuấy rầy, nhưng... dầu sao nàng vẫn là một cô gái đáng yêu. Nàng không nên giao thiệp với hạng con trai như Mỹ. Chính mắt chàng trông thấy Mỹ hẹn hò với những cô gái khác. Hạng con trai háo gái ấy làm sao xứng đáng với Điền? Chàng cảm thấy bất bình giùm cho Điền.
Nhìn theo chiếc xe buýt mang Điền đi, chàng ngẩn ngơ như mất của quý. Trở về tới nhà chàng thấy ngôi nhà vẫn vắng tanh, ngay đến khi chị Thái cũng chẳng biết trốn đi đâu mất. Không khí tựa hồ như đông đặc lại. Chàng ném chiếc cặp rồi hối hả đi thẳng ra sau vườn. Chàng có thể chẳng cần biết những người chung quanh. Chàng chỉ cần trông thấy cô giáo Trương mỉm cười là đủ rồi. Bây giờ có lẽ cô ấy cũng sắp về tới.
Chàng trèo lên cây nằm xuống cái ổ bé nhỏ của chàng. Chàng nằm im lặng chờ đợi.
Quả nhiên, chàng đã nghe tiếng xe hơi. Mọi ngày, sau khi khóa xong cửa xe cô Trương thong thả bước vào vườn hoa và đi ngang cái ổ của chàng. Nàng vẫn mỉm cười như thường lệ. Khương ngồi lên định đón nhận nụ cười của nàng, nhưng... Chuyện gì đã xảy ra? Từ trước tới nay cô Trương vẫn đi về một mình, thế tại sao hôm nay bên cạnh cô lại có thêm một người con trai xinh đẹp, cao lớn?
Khương không làm sao đè nén được con ghen tức đang dâng lên trong lòng. Chàng tự biết khuôn mặt mình đang tức đến đỏ hồng. Cô Trương vẫn không tiếc một nụ cười với chàng, nhưng... nàng có vẻ hối hả, có vẻ chiếu lệ quá. Lòng Khương cảm thấy giá lạnh, chừng như đông lại thành từng tảng băng, chàng có cảm giác bị dối gạt, bị một vết thương.
Người con trai ấy... là bạn trai của cô Trương chăng? Nàng đã có bạn trai rồi? Thế tại sao từ trước tới nay không nghe nàng nhắc tới, cũng chưa bao giờ trông thấy y tới nhà nàng? Chả lẽ... hôm nay y muốn thị Oai với chàng? Khương cảm thấy tức giận. Chàng như muốn nhảy xuống chạy vào nhà cô giáo Trương đuổi người con trai ấy ra khỏi nhà. Cô giáo Trương là bạn của chàng, vậy cô phải thuộc về chàng. Trong lòng chàng như đang gào thét, nhưng ngoài mặt chàng lại càng trầm lặng hơn.
Mười phút sau cô Trương và người con trai ấy tay khoác tay từ trong nhà đi trở ra. Nàng thay y phục rất đẹp, môi tô son. Khương nhớ hôm nàng đi dự sinh nhật của chàng, nàng ăn mặc rất tầm thường. Xem ra nàng chỉ quý trọng người con trai này. Nếu không nàng đâu có chưng diện. Cô Trương cười thật ngọt, như đang cảm thấy thật là hạnh phúc. Khi đi ngang Khương nàng đứng lại, kéo người con trai ấy đến chân tường cất tiếng vui vẻ:
- Cậu Khương, tôi giới thiệu với cậu nhe! Đây là anh Vỹ, vị hôn phu của tôi. Anh vừa từ Gia Nã Đại (Canada) về!
Khương chỉ cảm thấy như tiếng kêu o o trong lỗ tai, chớ không còn nghe được gì nữa. Vị hôn phu? Trời! Sao lại có chuyện như vậy? Cô Trương đã có vị hôn phu rồi? Chàng không nhớ là mình đã nói gì, đã làm gì. Chàng chỉ trông thấy khuôn mặt thật tươi, tràn ngập niềm hạnh phúc của cô giáo Trương. Và sau đó, chàng dùng tia mắt tiễn họ rời khỏi khu vườn.
Người con gái khi yêu một người con trai, ta có thể nhận thấy được qua sắc diện của họ.
Với nét tươi vui, với nụ cười, họ khác hẳn bình thường. Cô giáo Trương đã yêu Vỹ, đó là việc mà Khương tin chắn chắn. Yêu... thế còn Khương thì sao? Khương từng nói với nàng là chàng thích nàng. Thật ra Khương muốn nói yêu nàng, nhưng vì chàng e thẹn, không dám nói thẳng ra. Bây giờ...
Cô Trương dựa sát vào vị hôn phu. Hình ảnh đó làm chàng hoàn toàn thất vọng. Không! Làm chàng hoàn toàn thất tình! Thất tình... Đây là một chuyện yêu hoàn toàn trong tưởng tượng. Chỉ có chàng là yêu cô giáo Trương. Đây là một thứ tình yêu đơn phương!
Thượng Đế tại sao lại bạc đãi chàng như vậy? Chả lẽ đời chàng số mạng đã an bày là không bao giờ hưởng được sự ấm áp? Không bao giờ được yêu? Chàng ngồi trơ trơ trên chiếc ổ nhỏ ở ngọn cây, mãi cho đến màu trời hoàn toàn tối hẳn. Chị Thái ra mời chàng vào dùng cơm tối, chàng mới chậm rãi leo xuống. Ý nghĩ bị dối gạt trong đầu óc chàng mỗi lúc như thêm lớn mạnh hơn. Chàng cảm thấy phẫn nộ.
Chàng phải làm một cái gì. Chàng cần phải để cho họ biết chàng... Trần Trọng Khương này chẳng phải dễ coi thường. Nơi bàn ăn, cha mẹ chàng vẫn bình thản, an lành. Mẹ chàng không còn cử chỉ lo lắng gắp thức ăn cho chàng nữa. Không còn khuyên nhủ chàng ăn nhiều hơn và cũng không chú ý nhiều tới chàng.
Qua chuyện cô Trương chàng bị kích thích mạnh, lại thêm thấy cha mẹ không còn chăm sóc tới mình, nên chàng không thể nào chịu đựng đ
- Nằm vậy có sao không?
Điền tìm kế:
- Tất nhiên là không hay. Trừ phi anh mời em lên đấy chơi.
Khương từ chối nhanh:
- Không được! Không được đâu!
Thái độ của chàng, chừng như hễ ai lên chiếc ổ trên ngọn cây của chàng là có lợi lớn vậy.
Điền trề môi:
- Tại sao không được? Chả lẽ anh cho là em không thể làm một cái ổ trên ngọn cây vườn nhà em và tốt hơn cái ổ của anh sao? Anh tưởng chỉ có anh là tài nhất sao?
- Tất nhiên em có thể làm đến mười cái... chòi gỗ trên cây vườn nhà em. Nhưng... không cho anh lên chơi.
Chàng không nói "ổ" như nàng. Điền giận:
- Có cái gì khó đâu? Chẳng qua lấy ít tấm gỗ mục kết lại là được. Ai thèm!
Sắc mặt của Khương thoáng vẻ bực mình:
- Anh không cần ai thèm hết!
Điền cố tình chọc tức chàng:
- Nếu vậy... chừng nào anh đi vắng nhà, em sẽ lén trèo lên ấy.
Mặt Khương đỏ bừng:
- Em...
Điền vẫn cố trêu:
- Em thế nào? Anh không thể suốt ngày đêm ở đấy giữ cái ổ của anh. Em nhất định sẽ lên được.
- Điền...
Khương kêu lên. Chàng rất thật thà, nên không biết làm thế nào để ngăn nàng. Chàng cũng không biết nàng đang cố ý chọc tức mình chơi. Điền lại nói:
- Trèo lên ổ lén nhìn qua hàng xóm, chà thích ghê!
Điền càng tìm lời trêu trọc, nhưng nàng không hoàn toàn không có dụng ý gì. Nhưng Khương nghe thì trầm lặng ngay. Chàng thầm giật mình. Tại sao Điền lại hiểu câu chuyện cô giáo Trương? Vì có tịch nên chàng tự nhiên thấy nhột. Nhìn sắc mặt trêu chọc của Điền chàng cắn môi, quay gót bước đi.
Điền rượt theo:
- Anh Khương... nếu em không chọc anh nữa, anh bằng lòng đưa em đi xem xi-nê không?
Chàng do dự. Chàng tưởng Điền đã biết sự bí mật của mình. Cuối cùng chàng gật đầu:
- Được, nhưng từ đây về sau... không cho phép em nói tới chuyện đó nữa!
- Một lời nói cho chắc nghe!
Điền vui mừng nhảy tưng lên.
Sau khi tan học, Điền theo sát bên Khương về nhà. Nàng sợ Khương đã hứa rồi lại tìm cách thối thoát. Trên đường về lúc nào Khương cũng nhíu đôi mày. Chàng cảm thấy khó chịu nhưng không thể làm gì khác hơn. Điền bám sát theo chàng như một con chó săn bám theo con mồi. Nhưng... chàng là con mồi hay sao? Theo chàng lên lầu. Theo chàng vào phòng ngủ. Cô gái nghịch ngợm này không biết ngại ngùng là gì cả. Nàng nhất định bám sát theo Khương, không chịu rời giây phút nào.
Điền ngồi cạnh chàng dùng cơm tối. Nàng ăn nhiều lại nhanh. Tia mắt nàng lúc nào cũng nhìn thẳng vào chàng. Khương cảm thấy mình đang như bị cực hình. Chàng không thể lên chiếc ổ trên cây nằm nghỉ một chốc, suy nghĩ một chốc. Chàng cũng không thể trông thấy nụ cười của cô giáo Trương khi trở về nhà ngước nhìn lên chiếc ổ của chàng. Đấy là một điểm rất quan trọng! Ngày nào không trông thấy cô giáo Trương thì chàng ngẩn ngơ như mất đi một cái gì.
Đây là... dấu hiệu của tình yêu chăng?
Tình yêu?... Khương đã yêu cô giáo Trương, một nữ giáo sư lớn tuổi hơn chàng? Chàng tự nhiên thẹn đỏ mặt. Chàng không biết chuyện tình yêu. Từ trước tới nay chàng chưa hiểu yêu là gì và cũng không nghe ai nói đến. Chàng không bao giờ đọc tiểu thuyết ái tình. Phải là yêu không?
Điền trợn tròn đôi mắt đen láy của nàng nhìn chăm chú chàng. Bao giờ nàng cũng tự nhiên như vậy, không cần để ý đến cha mẹ của Khương đang ngồi bên cạnh. Nàng hỏi rất thật tình:
- Anh Khương, anh đang nghĩ gì vậy? Em trông thấy mặt anh đỏ lên. Thật mà... em dám thề!
Khương lạnh lùng lườm nàng, không nói gì. Mẹ Khương cười đáp:
- Điền, con chớ chọc anh Khương!
Người mẹ này bao giờ cũng muốn gần và hiểu con trai mình, nhưng suốt mấy năm qua mọi sự cố gắng của bà đều vô ích. Con trai bà vẫn trầm lặng, lạnh lùng. Đối với cha mẹ chàng cũng thế. Bà tự hỏi, mình là một người mẹ tốt, không cờ bạc, không xã giao vô ích, ngay đến công ty của chồng bà cũng ít ra. Thế nhưng, con trai bà không bao giờ vui vẻ với mẹ. Tại sao vậy? Bà không tài nào hiểu được nguyên nhân. Tại sao con của người ta hoàn toàn khác biệt với Khương?
- Thật mà, thưa dì...
Điền vẫn nghiêm trang, đôi mắt tròn xoe luôn chớp chớp. Nàng nói tiếp:
- Con trông thấy anh Khương đỏ mặt thật mà!
- Con, Điền!...
Mẹ Khương trông thấy chàng không vui muốn ngăn Điền bảo đừng nói nữa, nhưng Khương đã bỏ chén đứng lên. Chàng nói:
- Em thật... là ẩu!
Chàng quay gót bước nhanh ra ngoài. Điền ngơ ngác tự hỏi:
- Ẩu! Tôi ẩu?
Thái độ ngây thơ của Điền làm cho dì và dượng ngồi bên cạnh phải bật cười. Dì Điền lắc đầu:
- Xem kìa, chẳng phải con muốn Khương đưa con đi chơi sao? Tại sao con cứ chọc nó mãi? Rõ là ngốc.
Điền đỏ mặt, tỏ cử chỉ như bị rày oan:
- Con nào chọc anh ấy? Con nói thiệt tình mà!
Dì Điền vẫn cố ý bênh con:
- Chớ nên nói tới chuyện riêng của nó làm gì.
Bà mẹ đáng thương này lúc nào cũng muốn được lòng con, nhưng không bao giờ thấy đứa con mình thay đổi.
Điền hỏi:
- Nếu vậy, anh ấy còn bằng lòng đưa con đi xem xi-nê nữa không?
Nàng bắt đầu cuống quít. Nàng đã trêu chọc làm Khương giận rồi. Dượng Điền đáp:
- Con đi hỏi nó.
Điền quên cả ăn cơm, bỏ chạy thình thịch ra ngoài. Khương không có trong phòngược nữa. Chàng cung tay quẹt mạnh tất cả chén đĩa xuống đất. Cha mẹ chàng hết sức ngạc nhiên, nhìn chàng trân trối. Mẹ chàng nói qua giọng kinh dị:
- Khương, con làm gì vậy?
Chàng kêu to:
- Con... muốn giết người!
Cha Khương buột miệng kêu lên:
- Khương...
Khương cười to như điên:
- Phải, muốn giết người! Giết những người đã dồn con vào vùng băng giá. Giết những người đã xem thường, đã lạnh lùng với con. Giết những người giả dối làm bộ chăm lo cho kẻ khác. Giết những người... sinh con ra mà vô trách nhiệm!
Mẹ chàng kêu lên:
- Khương, con điên rồi hả?
- Con không điên. Con bình tĩnh hơn bao giờ hết. Con hiểu rõ hơn ai hết...
Sau một chuỗi cười dài, nước mắt chàng trào ra:
- Ba và má sinh con ra nhưng lại không thương con. Không chăm sóc con. Đã gởi con vào nhà gởi trẻ sống bốn năm trong lạnh lùng. Cuộc sống ấy làm con sợ hãi. Làm con mang một vết thương đau. Ba và me.... là những bậc làm cha mẹ thiếu trách nhiệm nhất trong đời này!
Đôi mắt của mẹ chàng đỏ hoe:
- Khương, tại sao con lại nói như vậy? Mọi việc nào phải thế đâu...
- Tại sao không phải?
Chàng khóc thành tiếng:
- Mẹ đã sợ cực nhọc, sợ mau già, nên không bằng lòng nuôi con. Mẹ đã làm cho con từ khi có sự hiểu biết đã tiếp xúc với những gì giá lạnh. Mẹ đã để con sống bốn năm dài trong chiếc giường gỗ cũ kỹ đáng sợ. Mẹ đã làm cho con sống... cảm thấy mình như một đứa bé bị bỏ rơi, không cha không mẹ. Mẹ đã làm cho con... vĩnh viễn không có cảm giác là mình có gia đình, có tình thương... me....
Cha Khương đứng lên:
- Khương!
Qua sắc mặt xúc động dữ dội của cha Khương, rõ ràng ông đang hết sức xấu hổ:
- Con không được nói bậy!
Khương vẫn khóc:
- Con không nói bậy. Những lời nói của con hoàn toàn đúng. Con là người, là một đứa bé có cha mẹ, tại sao con không thể như bao nhiêu đứa bé khác, như Điền, được sống bên cạnh mẹ hiền. Dù cho nghèo dù cho khổ, nhưng nếu có đươc sự chăm sóc chu đáo, có được tình thương thì cũng chẳng sao. Tại sao con không được những cái đó? Tại sao?
Cha chàng với dáng điệu trân trọng bước tới trước mặt chàng:
- Không, con đã hiểu lầm rồi. Cha có thể giải thích cho con hiểu.
Chàng vẫn khóc. Chàng quá xúc động:
- Không cần giải thích nữa. Đã muộn quá rồi. Những gì cha mẹ đối với con trước đây mười tám năm, ngày nay không thể có gì bù đắp đươc.
Mẹ Khương rơi lệ:
- Khương, con...
Khương nói:
- Một đứa bé đã bị sự đau buồn giày vò, đã bị sự kinh khiếp gây nên những bóng tối trong tâm hồn, thì dù ánh sáng mặt trời cũng không thể làm cho tâm hồn nó bừng sáng trở lại. Mọi người đều bảo trong đời này không có cha mẹ nào mà không thương yêu con, nhưng phải trừ ba và mẹ ra!
Cha chàng chụp mạnh vai chàng:
- Khương, con phải nghe lời nói của ba!
Lần thứ nhất chàng thấy cha chàng lại mạnh mẽ đến như vậy. Chàng kêu lên:
- Con không nghe! Con không bao giờ nghe! Con rất phiền ba mẹ. Ngay từ lúc nhỏ con đã bị ba mẹ tước bỏ tất cả sự vui vẻ, niềm ngây thơ của con. Ba má không làm sao cứu vãn được sự sai lầm của mình.
Mẹ Khương lại gọi to:
- Khương, con...
Khương dùng sức giẫy để thoát ra khỏi bàn tay của cha, vừa thụt lùi vừa chỉ vào cha mẹ chàng:
- Con phải xa rời cha mẹ. Con không muốn bao giờ gặp lại ba mẹ!
Chàng đã lui ra khỏi cửa. Cha chàng bước nhanh theo:
- Khương, con...
Khương không để cha chàng bước lại gần, quay lưng bỏ chạy. Chàng nghe tiếng gọi lớn của mẹ chàng từ sau lưng vọng tới. Nhưng chàng không để ý. Lòng chàng đang rối loạn, đang xúc động mạnh, đang giận dữ. Những cái gì đè nén trước mười tám năm qua, nay bỗng bùng nổ lên, thật không có gì ngăn cản nổi.
Chàng chạy ra sau nhà, đứng bên vệ đường. Bỗng chàng cảm thấy đầu óc tỉnh táo lạ thường. Chàng bèn đứng lại. Chàng đã bảo là bỏ nhà đi, vậy chàng nhất định phải đi.
Một ngôi nhà như vậy thật không có chỗ nào đáng cho chàng lưu luyến. Ngay đến cái ổ nhỏ của chàng trên ngọn cây, giờ cũng không còn ý nghĩa nữa.
Cô Trương đã có vị hôn phu rồi! Nay chàng đã mười tám tuổi, vậy chàng có thể làm bất cứ việc gì để tự nuôi sống lấy mình. Chàng không cần nhờ vả vào ai nữa. Chàng cũng không có ai để nhờ vả. Chàng đi mãi, đi mãi. Chừng như chàng đã rời khỏi nhà rất xa.
Chàng không bao giờ quay đầu nhìn lại, vĩnh viễn không nhìn lại. Chàng là một đứa con trai rất cứng cỏi. Nhưng trong lòng chàng dường như còn có một điều lo âu...
Điền không nên đi lại với một con người như Mỹ. Chàng tuy sẽ không gặp Điền nữa, nhưng chàng có thể gởi cho Điền một bức thư. Những năm qua chàng cư xử với Điền quá lạnh nhạt. Điều đó chàng cũng tự hiểu. Chàng thấy Điền là một cô gái ngây thơ, trong trắng. Bây giờ chàng rời đi, chàng bỗng cảm thấy lo nghĩ tới nàng.
Chàng đứng trước ngã tư đường, trong lòng ít nhiều hoang mang. Chàng nên đi thẳng hay là nên đi quẹo? Chàng đang mặc đồng phục của trường. Trong túi chàng chỉ còn hai đồng bạc.
Những ngày sắp tới chàng phải trông cậy vào lòng tin vào sự can đảm của mình. Chàng cắn môi tự nhủ là không nên quay đầu nhìn lại. Không nên...
Một chiếc xe con cóc màu bơ từ sau lưng chàng chạy tới và dừng lại bên chàng. Chàng ngạc nhiên. Chàng có hoa mắt không?
- Lên đây, cậu Khương!
Giọng nói hiếm có. Khương lại đứng đấy một hồi nữa rồi mới thong thả trở về nhà. Chàng không leo lên ngọn cây nữa. Ngày mai chàng phải thi một môn học. Trên cây không có đèn chàng không thể học bài được. Chàng vỗ nhẹ vào thân cây chừng như rất có cảm tình. Chàng nhanh bước trở vào nhà.
Mẹ chàng và Điền đang ngồi nơi phòng khách. Điền lên tiếng hỏi:
- Anh Khương, nãy giờ anh đi đâu? Em ra cái ổ của anh mà không thấy anh ở đó?
Chàng đáp:
- Tôi có tí việc.
Mẹ chàng cũng hỏi:
- Ngày mai là sinh nhật của con, vậy con muốn làm sinh nhật không?
Chàng đáp quả quyết:
- Không cần!
Chàng đã có một cái hẹn rất quan trọng, phải thế không?
Má chàng lại hỏi:
- Sinh nhật của con, tại sao lại không làm được?
Khương không nói gì, vì tới ngày giờ đó... chàng nhất định phải đi. Chàng mặc họ muốn làm gì thì làm. Mẹ chàng lại hỏi:
- Má đã mời khách cho con rồi, vậy con muốn khiêu vũ không?
Chàng quay lưng bước đi:
- Không cần!
Điền đuổi theo:
- Anh Khương, em đã mua quà cho anh rồi!
Khương nhìn nàng:
- Cho cô nhiều chuyện.
Điền kêu lên:
- Nhiều chuyện? Dì đã chuẩn bị làm sinh nhật cho anh, đã mời nhiều người rồi.
Chàng lạnh lùng:
- Thì để cho bà ấy mời.
Chàng sẽ đi gặp cô giáo Trương trong ngày hẹn. Chàng nhất định đi. Điền hỏi:
- Tại sao không khiêu vũ, anh Khương?
Chàng chau mày:
- Tùy cô!
Chàng không có mặt, vậy họ muốn làm gì thì làm. Điền mỉm cười hài lòng. Nàng tưởng Khương đã chiều nàng. Nhờ vậy Khương đi lên lầu mà nàng không đuổi theo. Nàng suy nghĩ ngày mai này mình phải mặc áo màu gì?
Đêm hôm ấy mọi người đều thấy vui. Sáng sớm hôm sau, Khương vẫn đi học như thường. Sau khi tan học chàng về nhà thật sớm. Má chàng thấy vậy trong lòng rất vui. Khương đã thay đổi tánh tình rồi chăng? Chàng vào phòng thay một bộ âu phục, chải đầu tươm tất. Sắp đến giờ rồi, vậy chàng phải tìm cách trốn đi mà không để ai trông thấy.
Đêm nay chàng sẽ cùng cô Trương đến một nơi riêng biệt. Nghĩ đến đây tim chàng nhảy lên thình thịch. Trọn đêm nay chàng sẽ đối diện với cô Trương, vậy chàng không vui sao được. Má chàng đang chỉ bảo chị Thái lo sắp đặt bánh trái trong nhà bếp. Điền chưa tới. Cha chàng vẫn còn ở trong phòng xem báo. Vậy đây là giờ phút tốt để chàng trốn đi.
Chàng rón rén xuống lầu, rồi đi thẳng ra vườn. Chàng cẩn thận không gây ra một tiếng động khẽ. Chẳng mấy chốc chàng đã đứng trước cửa nhà cô giáo Trương. Đã sáu giờ kém năm rồi, chắc cô cũng sắp bước ra. Chàng tin chắc cô đã về nhà, vì chiếc xe của cô đang đậu ở đây.
Năm phút sau, quả nhiên cô Trương bước ra. Nàng thật đúng giờ. Nàng không mặc y phục đặc biệt, ngay đến son cũng không tô. Nhưng dưới mắt Khương, nàng là một cô gái thật hoàn toàn. Nàng hỏi:
- Bây giờ đi hả?
Khương nhìn nàng chăm chú:
- Đi được rồi chớ? Cộ.. còn có việc gì không?
Chàng hết sức thích nàng. Thích nàng có thái độ thân mật, nhiệt thành. Sống gần nàng, chàng không còn cảm giác cô độc nữa. Nàng nói:
- Đâu còn chuyện gì nữa. Hôm nay là ngày sinh nhật của cậu mà.
Khương cảm thấy lòng mình hết sức ấm áp. Chàng được nàng coi trọng.
- Đi xe tôi nhé? Như vậy sẽ tiện hơn.
Nàng tự mở cửa xe bước lên. Tánh nàng rất tự lập, rất hồn nhiên. Nàng không cần người con trai nào giúp đỡ nàng. Chàng rất thích cái cá tánh đó. Nàng lái xe rất thạo và rất đẹp. Chiếc xe chạy thật nhanh, chẳng bao lâu đã tới nhà hàng Khương đặt tiệc.
Đây là một nhà hàng rất nổi tiếng và rất đắt tiền. Người tầm thường ít ai dám bước vào. Ngày sinh nhật của Khương tất nhiên cần phải sang trọng một tí. Nàng thầm nghĩ như vậy. Hai người bước vào được người bồi đưa đến chiếc bàn đã dọn sẵn. Đây là một chiếc bàn nho nhỏ, bên trên có để một bình hoa màu bạc và cắm một đóa hoa hồng. Chỉ có hai chiếc ghế thôi.
Cô Trương hết sức ngạc nhiên. Chỉ có hai người? Tại sao vậy?
Cô không phải là một cô gái bé thơ nữa, nên liền lên tiếng một câu nhiều ngụ ý:
- Cậu Khương, còn những người khác chưa tới sao?
Khương cười rất vui vẻ:
- Không còn người nào khác hết!
Tất nhiên, một cậu con trai mười tám tuổi, không sao tránh được sự thẹn thuồng.
- Không còn?
Cô Trương dừng ngang lại, không nói hết những lời ngạc nhiên mà cô định nói ra. Đã đến đây rồi thì phải ngồi xuống chớ biết sao. Mặc dù nàng có cảm giác ngượng nghịu bất ngờ, nhưng nàng vẫn rất bình tĩnh. Nàng nói tự nhiên:
- Tôi tưởng ba má cậu làm sinh nhật cho cậu chớ.
Chàng lắc đầu:
- Tôi không cần ba má tôi làm.
Chàng mặc một bộ âu phục nên xem có vẻ khá lớn. Đối với việc mời cô Trương đêm nay, chừng như chàng đã có kế hoạch từ lâu rồi. Riêng cô Trương cảm thấy thật lúng túng. Tuy nàng không biết ý chàng muốn gì, nhưng nàng cảm thấy khung cảnh này thật không thích hợp. Khương tại sao chỉ mời có nàng, vậy còn cô bạn gái sống bên cạnh chàng từ thuở nhỏ là cô Điền kia đâu?
Nàng tự nhiên thấy cần phải dè dặt, cần phải đề phòng. Nếu nàng nói lỡ một lời nào, chắc sẽ còn gây ra sự hiểu lầm to tát hơn. Nàng bèn giả vờ hỏi:
- Còn Điền đâu? Tại sao không mời cô ấy?
- Con bé ấy mà có biết gì!
- Lên đây!
Cô Trương lại hối. Chàng không dám cưỡng lại, ngoan ngoãn bước lên xe. Không phải chàng thiếu lòng tin và thiếu lòng can đảm, mà vì... trong đôi mắt ấy có yêu. Tình yêu giữa những người bạn!
o0o
Cô Trương cất giọng bình tĩnh nhưng rất nghiêm nghị:
- Tại sao cậu vẫn thích làm chuyện điên rồ? Cậu đã làm cho cha mẹ cậu đau khổ, cậu biết không?
Chàng đáp:
- Chính họ đã làm cho tôi đau khổ trước!
Chàng không thấy Vỹ... vị hôn phu của cô Trương đâu. Chàng cảm thấy rất dễ chịu. Cô Trương nghiêm nghị:
- Cậu hãy tin lời tôi. Cha mẹ cậu không phải cố ý làm cho cậu đau buồn đâu. Vì cha mẹ cậu không hiểu rõ tình trạng của nhà gởi trẻ. Hơn nữa... lúc bấy giờ họ không thể không gởi cậu vào đó.
Khương chau mày. Nàng nói gì vậy? Lúc bấy giờ cha mẹ chàng không thể không làm như thế? Cô Trương thong thả nói:
- Cậu nên biết mẹ cậu không phải sợ cực nhọc, không phải sợ chóng già. Sau khi sanh cậu, bà ấy rất kém sức khỏe, vì cậu là đứa bé sanh khó, làm bà bị mất máu nhiều. Bà trở thành một người bệnh!
Khương trầm lặng. Cô Trương đang nói gì? Đây là một mẩu chuyện mà chàng chưa từng nghe bao giờ. Cô Trương lại nói tiếp:
- Lúc ấy cha mẹ cậu đều phải làm việc. Gia đình cậu không phải giàu có như ngày nay, vậy cậu thử nghĩ một người đàn bà bệnh hoạn, ban ngày phải làm việc, vậy làm sao đủ sức để nuôi một đứa con còn quá nhỏ.
Khương chớp chớp đôi mắt. Sự thật như thế nào?
- Việc đưa cậu vào nhà gởi trẻ là một việc bất đắc dĩ. Cha mẹ cậu đóng tiền hàng tháng rất khó khăn. Vậy là một đứa con, cậu cần phải hiểu và thông cảm nỗi khổ đau của cha mẹ mới phải!
Khương hỏi nàng:
- Tại sao cô lại biết việc đó?
Nàng đáp:
- Chính mẹ cậu nói cho tôi nghe. Bà đúng là một bà mẹ hiền. Bà vừa kể vừa chảy nước mắt. Bà cũng nhận rằng mãi cho tới bây giờ trong lòng bà có cảm giảc mình có lỗi với con. Mười mấy năm gần đây hoàn cảnh gia đình đã khá giả, bà luôn tìm cách bù đắp lại cho cậu, nhưng cậu đã không để cho mẹ mình có dịp nào làm chuyện đó.
Chàng lại hỏi:
- Tại sao mẹ tôi không nói cho tôi biết?
Chàng đã tin lời nói của nàng. Con người nàng có thể làm cho người chung quanh tin tưởng.
Nàng mỉm cười:
- Nếu mẹ cậu nói, cậu có chịu tin không? Hơn nữa, có bao giờ cậu bằng lòng nói chuyện lâu với mẹ cậu không?
Khương nghĩ ngợi giây lát, nỗi thắc mắc bấy lâu nay trong lòng chàng như được cởi mở. Đúng là chàng không để cho mẹ mình có dịp nào giải bày sự thật. Suốt mười mấy năm qua không bao giờ hai mẹ con nói được gì với nhau nhiều.
Vậy là mình... cũng có chỗ sai! Chàng bắt đầu hối hận. Chàng bắt đầu xấu hổ. Chàng chuyển sang đầu đề khác:
- Cộ.. tại sao tìm được tôi?
Sau khi sự phẫn nộ, sự xúc động đã biến mất, bây giờ chàng cảm thấy thẹn thùng.
- Sau khi tôi đưa Vỹ về nhà định sửa bài học sinh thì tôi trông thấy cậu chạy ra khỏi cổng. Tôi nghe được tiếng khóc của mẹ cậu.
Chàng lộ vẻ lo lắng:
- Ba mẹ tôi... hiện giờ thế nào?
Tình mẹ con là tình thiêng liêng, làm sao tiêu diệt được. Nàng lắc đầu:
- Tôi không biết. Tôi chỉ lo đuổi theo cậu. Tôi sợ cậu lại làm những chuyện điên rồ.
Chàng cúi đầu:
- Tôi vốn có ý định sẽ không trở về nhà nữa. Tôi sẽ vào xưởng thợ xin việc làm để tự nuôi lấy thân.
Nàng vỗ vai chàng:
- Lại một ý nghĩ điên rồ. Tự mình bỏ rơi hạnh phúc, bỏ rơi con đường tương lai tươi sáng và gây sự đau khổ cho cha mẹ. Thật cậu là người không thể tha thứ được.
- Cô Trương, tôi...
Nàng mỉm cười và lắc đầu:
- Chớ nói những lời cám ơn!
Bao giờ nàng cũng bình tĩnh:
- Tôi chỉ có một lời yêu cầu nhỏ nhen này.
Mặt chàng bừng đỏ:
- Có sự yêu cầu gì?
Tất cả những gì đã qua, những gì giữa chàng với nàng, quả là không thể tưởng tượng được. Nàng mỉm cười:
- Từ nay về sau đừng gọi tôi là cô Trương nữa. Tên tôi là Khiết, vậy cậu có thể gọi thẳng tên tôi. Nhưng... tốt nhất cậu nên gọi tôi là chị Khiết!
Chàng do dự một lúc. Nhưng chàng đã cất giọng ngượng nghịu:
- Chi.... Khiết!
Chẳng khác nào bầu trời đầy mây đen bỗng tan đi trong chốc lát. Chàng cảm thấy lòng mình thanh thản vô cùng, nhẹ nhàng vô cùng. Từ bao năm qua chàng chưa bao giờ thấy vui vẻ như vậy.
- Chị Khiết!
Chàng lại lên tiếng gọi nàng. Lần này giọng chàng rất tự nhiên. Nàng không nói gì, cho xe thắng lại ngay trước cổng nhà chàng. Nàng vỗ vai chàng, mỉm một nụ cười khích lệ:
- Hãy đi vào! Cha mẹ cậu đang chờ cậu. Chắc cậu đã biết mình phải làm gì rồi!
- Tôi rất cảm kích chị.
Nàng cười:
- Cậu khách sáo làm gì? Chẳng phải cậu đã gọi tôi là chị Khiết đấy hay sao? Còn có việc này nữa, ấy là cậu cần thu xếp cái ổ nhỏ trên ngọn cây.
Chàng không hiểu:
- Thu xếp?
- Cái ổ nhỏ ấy tiêu biểu cho một giai đoạn không vui trong ký ức. Cậu bảo nó là chiếc nôi cũ kỹ trong nhà giữ trẻ. Nhưng ký ức ấy không cung!!--