Hóa ra là họ học chung một trường! − Nè! Ta biết rồi. Mi khao một chầu chè đi rồi ta bật mí điều này Trông bộ dạng cố làm ra vẻ quan trọng của Nhật Uyên, Tố Mai hỉnh mũi lắc đầu: − Muốn ăn chè thì ta đãi, còn yêu sách thì đừng hòng. − Thế ví dụ như ta cho mi biết một số chi tiết quan trọng về kẻ vẫn hay chặn đường, đón ngỏ mi, thì có đáng khao không? − Cái gì? Uyên muốn nói tới... - Tố Mai lúng túng nhìn bạn − Anh Minh của nhỏ í. - Nhật Uyên nheo mắt trêu bạn. − Đừng có nói bậy. Sao lại là anh Minh của Mai... − Nếu mi không chịu thì là... của ta vậy. Coi kìa làm gì mà đỏ mặt tía tai vậy? Giỡn chơi chút thôi, trả lại cho mi đó. Rồi không đợi nghe hỏi tiếp, cô nàng líu lo kể lại những điều mình mới khám phá. − Ông ấy học vật lý năm thứ ba... − Học vật lý gì mà... thấy lảng vảng ở bên cơ sở ii hoài vậy? − Đi mà hỏi ông ấy chứ làm sao ta biết? − Làm gì mà nạt nộ ghê quá vậy? Tại mi nói trước chứ bộ! Nhật Uyên chưa kịp trả lời thì đã nghe từ trên lầu hai có tiếng í ới gọi tên mình. Hôm nay họ được nghỉ hai tiết vì giáo viên bị bệnh đột ngột. − Tranh thủ dợt lại mấy tiết mục văn nghệ đi! Tiếng Thanh Mai - Người phụ trách văn thể của lớp nói thật tọ Họ lục tục kéo nhau lên lầu. Sắp đến ngày 20 tháng 11 rồi nên lớp nào cũng lo chuẩn bị văn nghệ để chào mừng lễ 'thầy cố. − Ê nhỏ Tố Mai! Tới phiên mi đó! – Có tiếng Thanh Mai giục - Tự đệm đàn hay nhờ người khác? − Cái gì? Đã bảo là ta không hát đơn ca mà? − Thôi đi đừng có lộn xộn nữa. Ta đã lỡ đăng ký rồi - Lớp phó văn nghệ gạt ngang. − Ai đăng ký thì người đó hát! - Tố Mai cằn nhằn- Ta đã nói rồi.... Thấy không khí có vẻ căng thẳng, Nhật Uyên nhẹ nhàng bảo bạn: − Lỡ một lần này thôi... nhỏ Tố Mai hát đi. Không có mi thì coi như lớp mình cầm đèn đó. − Đèn gì cũng được - Tố Mai vẫn vùng vằng không chịu - Một bản hợp ca, thêm một bài múa, còn hơi hám đâu mà hát? Thiên hạ cười cho! Lớp trưởng Ngô Đình Dũng xen vào: − Anh sẽ 'xi nhan' với người sắp xếp chương trình. Bảo đảm em sẽ hát đơn ca trước. Biết từ chối cũng không được, Tố Mai đành nhận lời. − Được rồi! Mai sẽ hát. − Bài gì? – Dũng vừa so đàn vừa hỏi. − Bụi phấn! − Bài gì? - Giọng Thanh Mai dài ra. Cùng lúc ấy có nhiều tiếng cười nổi lên một lượt. Cả Nhật Uyên cũng cười. − Sao lại 'Bụi phấn'? Mi quên rằng chúng ta đã chia tay thầy cô, bạn bè ở Bùi Thị Xuân rồi à? Tố Mai tròn xoe mắt nhìn mọi người: − Thì sao? − Hát bài gì... người lớn một chút- Nhật Uyên cố giải thích cho bạn hiểu – Bài 'Bụi phấn' để dành cho tụi con nít.... − Vậy thì thôi, không hát hò gì nữa hết. - Tố Mai giận dỗi nói. − Thì cứ để cho Tố Mai hát, có sao đâu? - Dũng lại xen vào - Bài này mình cũng thích. Tố Mai tươi ngay nét mặt. Ở trường Bùi Thị Xuân, Tố Mai đã từng nổi tiếng về hát bài này. Nó là kỷ niệm một thời học sinh mà Tố Mai không bao giờ quên được. Cho nên giờ đây, dù đã chễm chệ ngồi trên ghế đại học, cô sinh viên Tố Mai vẫn thèm được sống như những ngày bé bỏng xa xưa. − Cứ tưởng như mình còn bé lắm không bằng. Tan buổi tập, Thanh Mai bực dọc nói với lớp trưởng, Dũng không hiểu nên hỏi lại: − Thanh Mai nói ai? − Thì... thì tiểu thơ Tố Mai nhà mình chứ ai vô đây! − Anh thấy có vẻ như em không thích Tố Mai thì phải? − Sao anh lại hỏi em như vậy? Làm gì có chuyện đó. - Giọng Thanh Mai không mấy tự tin. Rõ ràng những điều lớp trưởng nói là có cơ sở. Tuy nhiên, Thanh Mai không muốn thừa nhận, bởi vì như thế là tự bộc lộ cho mọi người thấy tính đố kỵ, nhỏ nhen ích kỷ của mình. − Hơi sức đâu mà để ý cho thêm mệt! Người ta chỉ ganh ghét khi thấy mình thua sút kẻ khác - Giọng Tố Mai tỉnh bơ. Nhật Uyên nhăn mặt: − Đành là vậy... nhưng ta nói cho mi biết để mà đề phòng. − Đề phòng, nhỏ Thanh Mai à? − Ừ! Nó ghét mi lắm! − Ghét ta ư? Ta có mất 'gờ ram' nào đâu! Mà nếu nhỏ Thanh Mai thương ta, ta cũng không mập thêm được miếng thịt nào. − Con này gân! Coi chừng có ngày hối hận không kịp! Nhìn vẻ cau có của bạn, Tố Mai trêu: − Sự nghi ngờ là thuốc độc giết chết tình bạn đấy! Không khéo rồi... thì... là... mà vậy! Nhật Uyên phì cười: − Cái con nhỏ này! Ta có cảm giác mi chẳng biết gì! − Biết nhiều chi thêm mệt cái đầu! - Tố Mai cũng cười. Thật ra thì không hoàn toàn là như vậy. Nhưng Tố Mai không muốn bị lôi kéo vào những chuyện phiền phức vô duyên cớ. Cô tự thấy mình chẳng làm điều gì để người khác phải ganh ghét cả... ý nghĩ đó làm Tố Mai yên tâm. − Tố Mai nhìn kìa! Đang đi bỗng Nhật Uyên kéo tay bạn chỉ sang bên kia đường. Tố Mai nhìn theo. Trong cái đám lố nhố đang chỉ trỏ sang bên này, cô thấy 'hắn' đang im lặng cúi xuống ly cà phê đen của mình. − A! Bắt gặp tại trận hai cô nhỏ cúp cua nghen. Tố Mai quay quắt lại và vui vẻ kêu lên: − Anh Hai đi đâu vậy? Trước mặt hai cô gái là anh ruột của Tố Mai. Anh nheo mắt nhìn em một cách tinh nghịch: − Đi cầu cứu viện binh! Cô về nhà mà xem. − Hôm nay anh Hai không đi làm à? - Tố Mai ngạc nhiên nhìn anh. − Sao lại không? Nhưng vừa về tới nhà đã bị Ông nội tóm ngay. Đoán ra cớ sự, Tố Mai cười phá lên: − Vậy rồi... làm sao anh 'phá được vòng vậý mà tới đây? − Anh nói dối rằng bỏ quên tài liệu ở cơ quan... Thế là ba chân bốn cằng chạy một hơi. Nhật Uyên từ đầu câu chuyện vẫn im lặng, giờ mới tủm tỉm cười. − Anh Chinh và nhỏ Mai không hối lộ, em sẽ méc nội! − Ấy chết! - Chinh giã vờ sợ hãi – Làm ơn giấu kín giùm... muốn gì xin cứ nói. Biết ông anh mình rất quý Nhật Uyên, nên Tố Mai thừa cơ hội vòi vĩnh. − Bún bò Huế! Nhỏ Uyên khoái nhất món này đó anh Hai! Mà phải bún bò huế Bùi Thị Xuân kia. Nhật Uyên lườm bạn: − Chưa biết ai thích hơn ai đó nhé! Anh Hai đừng có tin lời nhỏ Mai. − Nhưng anh vẫn cứ muốn tin đấy! Nào, xin mời hai tiểu thơ lên xe. Không đợi anh nhắc đến lần thứ hai, Tố Mai mau mắn kéo tay bạn. − Nhanh lên, kẻo ông ấy lại đổi ý! Nhật Uyên làm theo lời bạn như một cái máy. Chiếc xe chở ba lao đi bỏ lại mấy cặp mắt ngẩn ngơ bên kia đường, trong số đó có một cặp mắt vừa mới rời khỏi ly cà phê đen của mình. − Các con làm sao vậy? Bà Liên lo lắng nhìn mâm cơm gần như vẫn còn nguyên từ lúc hai đứa con ngồi vào bàn. Tố Mai đưa mắt nhìn anh. Bắt gặp cái nhìn đồng tình của Chinh, cô cúi xuống cố giấu mẹ một nụ cười. Bà Liên hết nhìn con gái lại ngó con trai. Bà không hề biết rằng chúng nó vừa 'chiến đấú một trận ra trò trong quán bún bò ở đường Bùi Thị Xuân. − Em ăn hai tô! Vừa ngồi vào bàn, Tố Mai đã đặt điều kiện. − Mấy tô cũng được chỉ sợ.... - Chinh cười không nói hết câu. − Không đủ tiền trả hả? Em cho vay không cần tính lãi - Vừa nói, Tố Mai vừa nghịch ngợm rờ vào túi áo anh. − Chuyện này quan trọng hơn nhiều – Chinh trêu em gái - Chỉ sợ rồi đây cái eo số tám không còn... lúc đó lại rủa anh ác với các cô. − Khỏi lo đi! Ngày nào em cũng tập thể dục mà. Tuy nhiên, nói thì nói vậy chứ làm sao ăn cho nổi? Chưa hết một tô, Tố Mai đã xuýt xoa: − Uổng quá! Phải chi em có thêm một cái bao tử nữa. − Thôi đi, tham ăn vừa vừa thôi, kẻo rồi ế chồng đó - Nhật Uyên buông đũa bảo bạn. − Bộ tưởng ế chồng dễ lắm sao? Mi thử so sánh tỉ lệ người đã có chồng và người 'ở không' thì sẽ biết chuyện đó khó khăn như thế nào? Cả ba cùng bật cười: − May mà mỗi người chỉ ăn có một tộ Bằng không thì có người phải đưa đi cấp cứu. Chinh vừa nói vừa nháy mắt với em. Tố Mai nhìn mâm cơm rồi lấy chén của anh xới cơm vào. − Anh Hai ráng ăn giùm cho hết nồi cơm, kẻo bị mẹ rầy. À! Chiều nay anh có đi làm không? − Em làm như anh có thể cúp cua được không bằng! Mà hỏi chi vậy? − Định rủ anh đi xem phim. Anh không rảnh thì em đi với nhỏ Uyên. Câu nói của em gái khiến Chinh có vẻ nghĩ ngợi. Anh trầm ngâm giây lâu rồi gật gù: − Đôi lúc anh thấy thèm được trở lại những tháng ngày của các em bây giờ. − Chi vậy anh Hai? − Để thấy mình gần như thánh thiện trong vũng bùn cuộc sống, chẳng tính toán đua chen. − Không hẳn là như vậy đâu - Tố Mai bẻ đưa cho anh một trái chuối rồi lắc đầu – 'Rừng nào thì cọp ấý môi trường khác nhau thì sự biểu hiện hoàn toàn không giống nhau. Ai bảo với anh là trong môi trường mà bọn em đang sống không có những sự tính toán nhỏ nhen ích kỷ? Lòng đố kỵ không là đặc trưng của một lứa tuổi nào cả. − Ồ! Em lớn lên từ bao giờ vậy Tố Mai? - Chợt Chinh kêu lên – Anh có cảm giác như là chính em đang gặp chuyện rắc rối. − Một chút bực mình nhỏ bằng đầu ngón tay thôi. Tố Mai vừa thu dọn chén đĩa vừa tủm tỉm cười với vẻ bí mật! − Để đó cho mẹ! - Bà Liên thấy con gái mang bát đĩa đi rửa vội bước theo. − Sao lại để cho mẹ? Con ăn được thì rửa được. Mẹ tưởng con còn bé lắm à? Quả thật, dưới mắt bà mẹ, đứa con gái út gần như không hề biến đổi kể từ lúc lọt lòng. Bà vẫn nghĩ Tố Mai hãy còn bé lắm và bà sợ nó sẽ làm vỡ hết bát đĩa của mình.