Ông Gia có một đứa cháu đích tôn là Phạm Ngọc Chiểu tuấn tú lạ thường. Chiểu từ bé đã sáng dạ. Năm tám tuổi, có lần ông Gia cho cháu ra Kẻ Chợ thăm phố phường. Thằng bé về, hí hoáy lấy cát, lấy đất sét xây một khu nhà có tường bao, lại lấy lông gà nhuộm phẩm xanh làm cây, hệt như một cái sa bàn. Trên sa bàn nặn những con rùa đội bia rất sinh động. Ông Gia vỗ tay hỏi: " Cháu nặn gì đấy?". Thằng Chiểu cười, lộ hàm răng sún: "Ðây là Văn Miếu". Ông Gia giật mình nghĩ: "Trời cho họ Phạm phát đường học vấn ở đứa bé này chắc?". Hôm sau ông Gia ra phản thịt nhà mình ở chợ Kẻ Noi lấy cái thủ lợn nặng sáu cân hai, lại bảo con dâu thổi một mâm xôi gấc, luộc thủ lợn đặt lên. đội sang nhà Ðồ Ngoạn.Ðồ Ngoạn mắt toét, đỗ tú tài năm Mậu Thìn (1868) là người thật thà, nhà nghèo lắm. Thấy ông Gia đội xôi thịt đến, Ðồ Ngoạn giật mình, chạy ra vái hai vái. Ông Gia đặt mâm xôi thịt xuống chân, bảo: "Không dám. Tôi sang rước thày về dạy chữ cho thằng Chiểu đây". Ðồ Ngoạn rước khách vào nhà, mời ngồi, vái lấy vái để: "Không giấu gì bác, tôi thiển học lắm. Tôi gõ đầu trẻ cũng là trò bịt mắt thiên hạ kiếm gạo. Thực ra nhà tôi là nhà nhốt trẻ để chúng đừng lêu lổng, ngã xuống ao, bắt ve sầu, khỏi chó cắn thôi. Bác rước tôi về, sợ thất chí của bác". Ông Gia vừa bực mình, vừa buồn cười, bảo: "Ông nói thế, tôi cũng không ép. Thân phụ tôi mất đi chỉ dặn làm sao cho con cháu học thành tài, cướp cái cờ tiến sĩ về dựng ở sân từ đường". Ðồ Ngoạn rùng mình: "Bác ơi, chữ nghĩa nó ghê gớm lắm. Nó là ma đấy. Yếu bóng vía là nó ám mình, nó làm đau đớn thê thảm mới thôi". Lại ngồi thừ người không nói năng gì. Vợ Ðồ Ngoạn mặc váy đụp, ra lạy ông Gia hai lạy rồi bảo chồng: "Lũ trẻ đói quá, ông xin phép bác Cả đây ra châm Mả Phường rỡ ít khoai lang, lấy rễ về luộc cho chúng ăn". Ông Gia hỏi: "Khoai trồng bao giờ mà thím đã rỡ?". Vợ Ðồ Ngoạn bảo: "Em trồng cuối tháng Hai". Ông Gia nhẩm tính: "Mới được năm mươi ngày, ăn thế nào được mà ăn?" Vợ Ðồ Ngoạn bảo: "Nhà em hết gạo tám ngày rồi". Ông Gia thở dài: "Thím bỏ xôi thịt ra cho các cháu ăn. Dọn mâm ra cho tôi với ông đồ uống rượu". Nói rồi rút trong cạp quần ra cút rượu ngâm tắc kè.Vợ Ðồ Ngoạn bưng xôi thịt xuống bếp, dọn hai mâm. Ông Gia và Ðồ Ngoạn ngồi trong nhà uống rượu. Ngoài sân, tám đứa con của Ðồ Ngoạn ngồi xúm xít xung quanh mẹ, chờ chia phần.Ðồ Ngoạn bảo: "Tôi nghe ở Kẻ Lũ có ông Bình Chi, trước là tri phủ Sơn Nam, bị cách chức, về ngồi dạy học, ông này kiến thức uyên thâm mà cốt cách thanh cao lắm. Học được ông Bình Chi thì cờ tiến sĩ về tay họ Phạm là cái chắc". Ông Gia gật đầu. Ăn uống xong, xách cái mâm đồng về, bụng bảo dạ: "Phải đi Kẻ Lũ".t bữa sau, chọn được ngày tốt, ông Gia dẫn Chiểu tìm đường sang Kẻ Lũ đến nhà ông Bình Chi. Nhà ông Bình Chi ven sông Tô Lịch, cơ ngơi cũng khá. Khi ông Gia đến, ông Bình Chi đang ngồi bình văn với đám học trò. Có khoảng chục đứa con trai ngồi xếp bằng tròn trên chiếu, đều trạc tuổi mười sáu, đứa nào trông cũng thông minh, nhanh nhẹn. Trước mặt mỗi đứa có một quyển văn đóng bằng giấy dó, lại có nghiên mực để ngay bên cạnh.Ông Bình Chi cho học trò nghỉ, ra sân chơi. Chiểu thích lắm, đứng dựa cột xem. Ông Bình Chi rước ông Gia vào nhà, hỏi nguyện vọng. Ông Gia tự giới thiệu, một diều bẩm, hai điều bẩm, cung kính lắm. Ông Bình Chi hỏi mục đích học hành của Chiểu. Ông Gia chẳng biết trả lời ra sao, chỉ nói: "Tôi thấy văn chương có cái gì từa tựa lẽ phải. Muốn cho cháu học thầy vì thế". Ông Bình Chi bảo: "Văn chương có nhiều thứ lắm. Có thức văn chương hành nghề kiếm sống. Có thứ văn chương sửa mình. Có thứ văn chương trốn đời, trốn việc. Lại có thứ văn chương làm loạn". Ông Gia bảo: "Tôi hiểu rồi. Tôi là nghề đồ tể, tôi biết. Cũng như có thịt mông, thịt thủ, thịt sấn, thịt dọi, Nhưng cũng là thịt cả thôi". Ông Bình Chi bảo: "Ðúng đấy. Thế ông định cho cháu học thứ văn chương nào?". Ông Gia bảo: "Tôi suy rằng thịt dọi là thứ vừa phải, nhiều người mua, chẳng bao giờ ế. Vậy có thứ văn chương nào tương tự như thế không, chỉ vừa phải, nhiều người theo thì cho cháu học". Ông Bình Chi bảo: "Tôi hiểu rồi. Ðấy là thứ văn chương học để làm quan". Ông Gia vỗ tay reo: "Phải". Nói xong, gọi Chiểu vào, bảo lạy ba lạy, lấy ra một xấp lụa Hà Ðông, năm xâu tiền đồng, xin ông Bình Chi thâu nạp học trò.Ăn cơm xong, ông Gia dặn dò cháu rồi về. Chiểu chạy theo, khóc gọi ông: "Ông ơi, cháu chẳng học đâu. Học phải xa nhà, mất ông, mất cha mẹ thì học làm gì?" Ông Gia gạt nước mắt, bỏ đi như chạy. Ông Bình Chi dỗ Chiểu vào nhà. Thằng bé mơ hồ hiểu rằng học đòi văn chương là nó bước vào một cõi mà ở đấy, nó không thể nương tựa vào bất cứ cái gì, ngoài bản thân nó. Hàng tháng, ông Gia sang Kẻ Lủ hai lần vào ngày mồng Một, ngày 16 mang tiền, gạo, nuôi cháu ăn học. Chiểu học rất tấn tới, mười tuổi đọc được Tứ Thư, Ngũ Kinh, mười hai tuổi giảng được sách, các sách "phá đề", "phá thừa", "khởi giảng", "đề tỉ", "trung tỉ" trong kinh nghĩa đều thông thạo. Ông Bình Chi bảo: "Thằng này học như thần, tựa như miếng đất khô, đổ nước đến đâu là thấm". Ông Gia thích lắm, bảo: "Họ nhà này mấy đời nay một chữ cắn đôi không biết, chỉ biết cày ải, gieo mạ, pha thịt lợn. Thằng này rồi mang vinh hạnh cho cả họ đây". Bởi vậy, Chiểu được chiều chuộng không thiếu thứ gì.Ông Bình Chi có cô con gái tên là Diêu, trạc tuổi Chiểu, hai đứa vẫn chơi thân với nhau, quyến luyến lắm. Chiểu bảo: "Lớn lên, tao lấy mày làm vợ cả". Diêu đỏ bừng mặt, không nói năng gì. Một lần, Chiểu ra đồng chơi, lê la đất cát với trẻ chăn trâu, hạ bộ bị tầm hỏi, dương vật sưng to. Ðầu tiên chỉ thấy khó chịu, không ngồi học được, ông Bình Chi hỏi thế nào cũng không nói, sâu tấy lên, rất đau. Diêu lấy mộảt cọng rơm, đo bằng chiều dài dương vật của Chiểu, gấp ba lại, xòe ra, lấy dao chặt cọng rơm, rồi bảo rửa sạch bằng nước muối. Thế là khỏi, Chiểu cám ơn lắm.Năm Mậu Tý (1888), Chiểu đỗ tú tài. Ông Gia làm cỗ khao cả làng. Cỗ to lắm, bảy bát, bảy đĩa. Bảy bát là một bát măng, một bát miếng, một bát khoai sọ, hai bát bóng thả, hai bát đậu nhồi. Bảy đĩa là một đĩa thịt gà, một đĩa ngỗng quay, một đĩa thịt lơn, một đĩa giả hạnh nhân, một đĩa nem chạo, một đĩa nộm, một đĩa dưa ghém. Ông Bình Chi sang dự, cứ nức nở khen cơ ngơi đẹp.Ðến năm sau, ông Gia mất. Khoảng thời gian này trường thi dời xuống Nam Ðịnh, nên Chiểu phải xuống đấy thi. Ông Gia chết mắt mở trừng trừng, vuốt thế nào cũng không nhắm. Có người bảo: "Cụ chờ tin cậu Chiểu". Sau phải lấy đủa cả hơ nóng, day ở trên mắt một lúc mới cụp mi xuống. nhà không dám báo tin cho Chiểu vì sợ Chiểu hỏng thi. Bấy giờ trời mưa phùn, đường phố nhớp nháp, Chiểu trọ học trong nhà một cô đầu ở phố Hàng Thao Nam Ðịnh, suốt ngày văn ôn võ luyện. Cô đầu tên là Thắm, dạy Chiểu đủ các ngón chơi. Kỳ thi ấy, Chiểu đỗ thứ ba nhưng bị đổ bệnh tiêm la, dương vật lúc nào cũng cương đỏ, hạ bộ nhức nhối.Chịu xong tang ông nội, Chiểu được bổ làm tri huyện Tiên Du. Tiên Du là huyện lớn, thóc gạo nhiều, con gái ở Bịu, Lim hát quan họ rất hay, làm quan ở đấy thật sướng như trời. Chiểu làm quan, nhớ lời thầy học mình dặn rằng: "Làm quan chỉ là nghề kiếm sống, không kiếm được là dại", vì vậy ra sức đục khoét. Sân công đường để một cái cùm gỗ nghiến, trên có một cối đá lỗ rất to chặn lên, có người bị cùm nát cả mắt cá chân, về mưng mủ, vết thương có dòi, lên cơn uốn ván mười ngày thì chết. Dân sợ lắm. Trong huyện ba năm không xảy ra kiện cáo, trộm cướp, có tiếng là yên bình, công sứ Bắc Ninh mấy lần mời Chiểu lên ăn tiệc.Chiểu có hai vợ. Bà Diêu thấy chồng mình làm nhiều việc thất đức, lo sợ lắm, lại thấy cả mình, cả bà hai đều chẳng sinh nở được mụn con trai nào, đẻ toàn con gái thì đêm ngày cầu Trời khấn Phật, nhà thờ tổ ở Kẻ Noi không lúc nào ngớt khói hương.Mang bệnh, Chiểu người khó chịu, tính nết thất thường nên nha lại rất sợ. Một hôm, có người bạn học tên là Äm Sắc ở Từ Sơn lên chơi, tạ ơn vì một vụ kiện tranh ruộng đất, Chiểu đã xử cho Äm Sắc được kiện. Äm Sắc bê vào hai nồi gạo nếp, hai nồi gạo tẻ, một nồi đỗ xanh, năm cặp vịt bầu. Chiểu liếc mắt nhìn qua lễ vật rồi bảo: "Bác thật phí tâm". Äm Sắc bảo: "Có gì đâu. Toàn là của nhà lá vườn". Chiểu giữ Äm Sắc ở lại ăn cơm.Khi ăn cơm, Äm Sắc cứ thấy Chiểu đứng ngồi không yên, mới hỏi: "Bác bị nhọt hạch à?". Chiểu bảo: "Tôi bị bệnh hoa liễu". Äm Sắc bảo: "Tôi quen lang Vòng chữa bệnh thần tình lắm". Chiểu bảo: "Tôi không tin bọn lang vườn, toàn nhảm nhí, nghe họ vừa mất tiền, bệnh lại không khỏi". Äm Sắc bảo: "Lang Vòng kỳ lạ lắm. Có ông Ðồ Thống bị cảm gió, người co lại như con tôm, thuốc thang thế nào cũng không khỏi. Người nhà võng đến lang Vòng. Lang Vòng mời ngồi, không ngồi được, bảo đứng, không đứng được. Lang Vòng đập bàn quát: "Cái lão này, già rồi còn dê cụ, ăn uống vô độ, chơi bời nhiều. Lại cư xử thất đức mới hóa thế này". Ðồ Thống tím mặt, nghĩ mình suốt đời tằn tịu, có biết thế nào là thịt ngon, gái đẹp đâu, bị vu như thế thì uất không nói được. Lang Vòng bất ngờ đứng dậy đạp cho một cái. Ðồ Thống ngã lăn ra, nghe "cục" một cái giữa sống lưng, thế là khỏi bệnh. Bấy giờ mới biết Lang Vòng chữa mẹo, cứ thế phục xuống lạy như tế sao!". Äm Sắc lại kể: " dưới Phố Nối có một cô cổ ngoẹo sang bên. Mang đến Lang Vòng, lang bảo quây cót lại, bắt cởi truồng ra, rồi nhìn vào cái gương nhỏ để trước mặt. Bất ngờ, lang Vòng xô cót bước vào. Cô kia hốt hoảng, ngồi thụp ngay xuống, quay cổ lại nhìn. Thế là khỏi bệnh". Chiểu cười: "Các truyện bác kể đều chỉ chữa bệnh gió máy, như tôi là bệnh gió trăng thì chữa thế nào?". Äm Sắc bảo: "Bác đừng lo, lang Vòng chữa được bách bệnh". Chiểu gật đầu, bảo người nhà sắm lễ vật rồi cùng ấm Sắc đi đến nhà lang Vòng.Nhà lang Vòng ở Diềm, nghe tri huyện Tiên Du đến, lang Vòng cho trải chiếu hoa từ ngõ vào thềm. Chiểu sai lính lệ đưa lễ vật vào, rất hậu. Lang Vòng pha trà mời. Chiểu liếc mắt thấy lang Vòng còn trẻ nhưng tóc bạc phơ, mắt sáng, tai như tai Phật, biết là người có tướng lạ, trong bụng mừng lắm. Khi kể bệnh, Chiểu không dấu diếm tí gì. Lang Vòng bắt mạch, bảo: "Bệnh này có bốn cấp, cấp một thì quy đầu có khe nứt, nước trắng rỉ ra, rất khắm, tiểu tiện thấy buốt, chữa hai tháng là khỏi. Cấp hai thì quy đầu lở loét, người sốt, gáy nóng, ăn không thấy ngon, buồn chân buồn tay, lúc nào cũng bứt rứt, chữa ba tháng là khỏi. Cấp ba là quy đầu mưng mủ, tiểu tiện ra máu, xuất tinh ngày vài lần, không đi đứng được, chữa ba năm thì khỏi, nhưng chữa được cũng khó. Cấp bốn là tay bắt chuồn chuồn, mắt đờ dại, vết lở loét ăn lên bụng, xuống chân, đến cấp này thì đi đóng ván". Chiểu rùng mình, hỏi: "Thầy nói vậy, thế như tôi ở cấp nào?". Lang Vòng bảo: "Cấp hai". Chiểu thở phào. Lang Vòng bảo: "Cấp một, cấp hai cũng bình thường thôi, quan lớn đừng lo".Chữa khỏi bệnh, Chiểu tính tình cũng có dịu đi đôi chút. Năm ấy cho mở hội Lim rất to, mời lang Vòng về làm thượng khách. Sau hôm giã hội, Chiểu thấy trời về chiều rất đẹp mới sai lính bày tiệc ra sân công đường uống rượu. Dân không ai dám đi qua con đường trước cửa huyện lỵ. Chiểu ngồi ngất ngưởng, sau lưng có hai lính lệ cầm quạt phe phẩy. Chiểu bảo: "Ta là người có học đầu tiên của họ Phạm đây. Chỉ tiếc làm quan xa nhà, chưa làm gì được cho quê cha, đất tổ". Lúc ấy, bỗng nhiên có cái kiệu đi qua trước cổng, Chiểu tức mình, mắng: "Thằng nào láo, qua dinh quan huyện mà không xuống kiệu. Chúng mày ra xem nó là ai lôi cổ vào đây". Lính chạy ra giữ kiệu lại. Hóa ra là cố đạo Tây. Chiểu đang say, sai lính nọc ra đánh ba chục roi. Cố đạo Tây bị đánh, tức lắm. Sau vụ ấy, Chiểu bị thất sủng, cách chức về vườn. Lúc bấy giờ bốn mươi hai tuổi.