Từ lúc vua Trụ mất nước Võ-vương lập lên nhà Châu, dân chúng sống trong cảnh thái-bình thịnh trị.Các triều vua kế tiếp như Thành-vương, Khương-vương, đều nhờ lấy đức trị dân, lại được các bậc trung thần như: Châu-công, Thiệu-công, Tất-công, Sử-Dật, hết lòng phò tá, lên cơ-nghiệp vững-bền.Qua đến đời vua thứ tám là Di-vương, cơ-nghiệp nhà Châu bắt đầu suy-yếu. Ðến đời vua thứ chín là Lệ-vương lại càng nhu-nhược hơn. Trong nước nổi loạn, nịnh-thần thí vua, toan tiếm ngôi may nhờ có Châu-công và Thiệu-công, đồng tâm hiệp lực, lập Thái-tử Tịnh lên kế vị.Thái-tử Tịnh lên ngôi xưng hiệu là Tuyên-vương, trong thì lo sửa sang triều-chính chiêu-đãi hiền-thần, ngoài thì lo vỗ an bá-tánh, vì thế các bậc hiền-tài lúc bấy giờ như Phương-Chúc, Thiệu-Hổ, Doãn-kiết-phủ, Châu-Bá, Trọng-sơn-phù, đều dốc lòng bảo giá. Tuyên-vương đem lại thái bình cho nhà Châu được mười chín năm thì giặc Khương-nhung dấy-loạn, vua phải ngự-giá thân-chinh.Thế giặc quá mạnh, Tuyên-vương thua luôn may trận, quân-sĩ hao hụt rất nhiều, bèn trở về Thái-nguyên kiểm-điểm dân số để mộ thêm binh lính. Khi đi ngang qua một khu phố nhỏ gần Kiểu-kinh có một bầy trẻ xúm nhau vỗ tay hát:Thỏ lên, ác lặn non mờ, Túi cơ cung yểm bơ phò nước non.Vua nghe câu hát lấy làm tức giận, truyền quân vây bắt. Bọn trẻ cả sợ chạy tán loạn, chỉ bắt được có hai đứa.Vua quát hỏi:- Ai bày cho chúng bay hát như thế? Hai đứa trẻ run lẩy bẩy, cúi đầu tâu:- Cách đây ba hôm, có một đứa nhỏ mặc áo đỏ, đến tại chợ nầy dạy chúng con hát. Nhưng chẳng biết vì sao, cùng một lúc, cả trẻ con trong khu phố đều biết các câu hát ấy.Vua lại hỏi:- Hiện bây giờ thằng bé mặc áo đỏ ấy ở đâu?Hai đứa bé đáp: - Chẳng biết nó đi đâu, từ ấy đến nay chúng con không còn gặp nó nữa.Vua Tuyên-vương cau mày, suy nghĩ rồi truyền đuổi hai đứa bé ấy đi. Lại khiến quan Tư-thị loan-báo khắp khu-phố cấm không cho con nít hát như thế nữa. Nếu đứa trẻ nào còn hát cha mẹ nó phải chịu tội. Kế đó vua ngự-giá về cung.Sáng hôm sau, lâm triều bá quan vào chầu đủ mặt, vua bèn thuật lại câu hát ấy, và hỏi có ai đoán được hư thiệt không?Quan Lễ-Bộ Triệu-hổ quỳ tâu:- Tâu Bệ-hạ, cây yểm là thứ cây dâu núi, dùng làm cung, còn cơ là loại cỏ dùng đan giỏ đựng tên. Cứ theo câu hát ấy mà bàn thì chắc trong nước sẽ bị nạn binh-đao! Tuyên-vương đưa mắt nhìn các quan cận-thần hỏi ý-kiến.Quan Thái-tế Trọng-sơn-phủ quỳ tâu:- Theo ý Ngu-thần thì cung tên biểu hiệu cho binh-đao, nay Bệ-hạ đang muốn kiếm dân, bắt lính đánh dẹp rợ Khương, điềm ấy e ảnh hưởng không lành đến dự-tính của Bệ-hạ.Tuyên-vương gật đầu hỏi lại:- Thế thì thằng con nít mặc áo đỏ là ai?Thái-sư Bá-dương-phụ tâu:- Chúng con nít mặc áo đỏ thuộc hỏa, còn sao Huỳnh-hoặc cũng thuộc hỏa. Ấy là ông trời muốn răn vua, nên khiến sao Huỳnh-hoặc biến ra đứa trẻ đó.Tuyên-vương nghe nói cho là phải, bèn phán:- Vậy bây giờ trẫm tha tội cho Khương-nhung, rút quân ở Thái-nguyên về, truyền đốt tất cả số cung tên lưu trữ trong kho, như thế có tránh được điềm họa kia chăng?Dương-phụ lại quỳ tâu:- Hạ-thần xem thiên văn thấy điềm dữ ứng tại cung vua, chớ không can chi đến bờ cõi. Hơn nữa, luận theo câu hát "thỏ lên, ác lặn" có nghĩa là âm thạnh, dương suy, hạ thần e rằng việc nước sẽ do tay đàn bà quấy rối. Tuyên-vương nói:- Trong cung có Khương-hậu là kẻ hiền-đức, cai quản tam-cung, lục-viện. Mỗi một cung phi đều do tay Khương-hậu chọn lựa, làm sao có thể xảy ra tai họa ấy được?Dương-phụ tâu:- Tâu Bệ-hạ, ý trong câu hát không phải là việc bây giờ, xin Bệ-hạ cứ thi nhân, bố đức, may ra việc dữ trở nên lành, còn cung tên trong kho chẳng nên đốt làm chi. Tuyên-vương nghe xong, lòng rất nghi-hoặc, bèn bãi chầu lui vào hậu cung, đem các việc thuật lại cho Khương-hậu nghe.Khương-hậu tâu:- Tâu Bệ-hạ, điềm dữ vừa ứng, trong cung lại có việc lạ lùng, thần-thiếp định tâu cùng Bệ-hạ.Tuyên vương ngơ-ngác hỏi: - Chẳng hay trong cung lại có việc gì chẳng lành sao?Vừa rồi trong cung có một phi-tần của Tiên-vương để lại, tuổi ngoài năm mươi, có thai đã bốn mươi năm trời, đêm qua lại sanh ra một gái.Tuyên-vương giật mình hỏi:- Ðứa con gái ấy bây giờ ở đâu?Khương-hậu nói:- Thần-thiếp cho là quái-thai, nên đã sai người đem vứt xuống sông Thanh-thủy, cách đây vài mươi dậm.Vua cho là chuyện lạ, bèn đòi người cung-phi già đó đến hỏi tự sự.Người cung-phi già được lệnh, đến quỳ móp xuống đất, tâu rằng:- Tiện tỳ được nghe nói vào đời Hạ-kiệt, tại Bao-thành có thần-nhân hóa ra hai con rồng sa xuống giữa sân triều, nhả nước dãi ra rồi kêu vua Kiệt nói: "Ta là hai vị Ðế-vương của Bao-thành đây ". Vua Kiệt cả sợ, muốn giết hai con rồng ấy, song quan Thái-sư bói quẻ và tâu rằng: Thần nhân hạ giáng, ắt có ĺn Thúc-thiêm.Trông thấy Phó-Hà, Thúc-thiêm ngạc nhiên hỏi:- Nhà ngươi đang trấn thủ Đại-lăng sao lại về đây?Phó-hà nói:- Tề-hầu sai tướng Tân tu-vô đem quân đưa Công-tử Đột về nước, nay đã chiếm được Đại-lăng. Nay mai ắt đại binh kéo đến Kinh-thành. Ngài nên làm cách nào chém được Công-tử Nghi, đem đầu dâng cho Công-tử Đột thì mới khỏi mất ngôi Công-khanh. Vả lại Công-tử Đột là anh đáng lý phải ở ngôi mới thuận.Thúc-thiêm ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:- Trước kia ta đã có ý đưa Công-tử Đột là vua cũ, về nước nối ngôi, nhưng bị Tế-túc ngăn cản. Nay Tế-túc đã thác, việc nầy không khó.Phó-hà hỏi:- Nếu vậy thì liệu kế nào?Thúc-thiêm nói:- Tin cho binh Tề kéo đến. Lúc đó ta giả đò mở cửa thành đem quân đối địch, tất nhiên Công-tử Nghi phải lên mặt thành đứng xem. Nhà ngươi theo hầu, rút gươm chém đầu Công-tử Nghi, còn ta, ta mở cửa rước Công-tử Đột vào tôn lên ngôi.Hai người bàn tính xong, mật sai người báo tin với Trịnh-đột.Phó-hà lại vào ra mắt Công-tử Nghi, nói:- Quân Tề giúp Công-tử Đột chiếm được Đại-lăng rồi.Công-tử Nghi giật mình nói:- Thế thì phải viết thư qua nước Sở cầu cứu mới được.Thúc-thiêm bên ngoài tuân lệnh, nhưng bên trong cố ý chần chờ, đã hai ngày mà không sai sứ qua nước Sở. Bỗng có tin quân Tề kéo đến vây thành.Thúc-thiêm xin phép Công-tử Nghi khai chành chống cự, rồi hẹn Phó-Hà lên mặt thành mà phòng giữ. Công-tử Nghi lầm kế, cũng theo Phó-Hà lên mặt thành xem xét binh tình. Vừa đến nơi Phó-hà rút gươm đâm Công-tử Nghi một nhát, ngã quỵ xuống đất tắt thở. Bên ngoài Thúc-thiêm mở cửa, đón Công-tử Đột và Tân tu-vô, vào Thanh-cung bắt hai con của Công-tử Nghi giết đi, rồi cùng nhau tôn Công-tử Đột lên ngôi, lấy hiệu cũ xưng là Trịnh lệ-công.Người nước Trịnh lâu nay vẫn mến Trịnh lệ-công, nên dân tình vẫn được yên ổn.Trịnh lệ-công cảm tạ Tân tu-vô, lo việc đãi đằng, khao thưởng binh Tề rồi tiễn Tân tu-vô về nước.Lúc bấy giờ Trịnh lệ-công mới đòi Phó-Hà đến nói:- Ngươi giữ đất Đại-lăng trong mười bẩy năm, cố sức cùng ta chống cự, thật đã hết lòng với chúa cũ. Nay tham sống, sợ chết, vì ta mà giết bỏ vua cũ, như thế ngươi là một kẻ nham hiểm, tâm địa không biết đâu mà lường. Ta phải giết nhà ngươi đi, mới khỏi lo hậu hoạn. Nói xong, truyền võ sĩ đem Phó-Hà ra chém, còn vợ con thì cho về. Nguyên-phồn trước kia tán thành việc lập Công-tử Nghi, nay sợ Trịnh lệ-Công bắt tội nên xin từ chức.Trịnh lệ-Công sai người đến trách mắng.Nguyên-phồn thắt cổ tự vận. Trịnh lệ-công lại bắt trị tội những người đuổi mình khi trước. Cường-thủ trốn vào nhà Thúc-thiêm, nhờ Thúc-thiêm xin cho mới khỏi, nhưng cũng phải bị chặt chân. Định-Thúc trốn sang nước Vệ, nhưng cách ba năm sau Trịnh lệ-công lại cho triệu về. Thúc-thiêm vẫn giữ chức Chính-khanh, Đổ-thúc và Sư-thúc đều được phong chức Đại-phu. Người nước Trịnh gọi là "tam lương" nghĩa là ba người hiền.Đây nói qua việc Sở văn-vương, từ khi lấy được nước Tức, bắt nàng Tức-Vỉ làm vợ, đêm ngày ấp ủ không rời. Chỉ ba năm mà sanh đặng hai con. Người lớn là Hùng-hi, người nhỏ là Hùng-vận.Trong ba năm trời, Tức-Vỉ không nói chuyện với Sở văn-vương câu nào. Sở văn-vương lấy làm lạ, một hôm cố hỏi Tức-Vỉ vì cớ gì mà không chịu nói. Tức-Vỉ chỉ ứa nước mắt, không đáp.Sở văn-vương năn nỉ hết lời, nàng mới tấm tức thưa:- Thần thiếp phải thờ hai chồng, đã không biết giữ tiết thì còn mặt mũi nào mà chuyện trò với ai.Sở văn-vương nói:- Việc nầy cũng bởi Sái-hầu trước kia giới thiệu phu-nhân cho ta, nên ngày nay mới sanh ra thảm cảnh nầy. Ta sẽ vì phu-nhân đem quân đến bắt Sái hầu đền tội.Nói xong, cất binh đi đánh nước Sái.Sái hầu hay tin thất kinh, thân hành đến đất Phu, quì móp giữ đường đợi Sở văn-vương đến mà tạ tội. Lại đem tất cả vàng bạc châu báu trong kho ra mà cống lễ. Sở văn-vương nhận lễ vật, rồi rút binh về. Vừa về đến nước Sở, lại có tin Trịnh lệ-công sai sứ đến tỏ việc mình đã phục-vị và xin cầu hoà.Sở văn-vương cả giận nói:- Trịnh-đột về nước đã hai năm, nay mới cho cho sứ đến ra mắt nước ta thật là vô lễ.Bèn đem binh phạt Trịnh.Trịnh lệ-công phải ra ngoài thành tạ tội, xin dâng lễ vật, Sở văn-vương mới chịu thâu quân.Từ đó Trịnh lệ-công sợ oai nước Sở không dám cho sứ sang chầu nước Tề. Tề hoàn-công biết được tâm trạng ấy cho người đến trách cứ.Trịnh lệ-công không biết phải làm sao, bèn sai sứ đến thưa với Tề hoàn-công rằng:- Chúa-công tôi vì bận lo việc kiên-thủ sợ binh Sở đến đánh, không có dịp để triều cống Tề. Nếu Minh-công lấy oai trị được nước Sở thì Chúa tôi mới an lòng vâng mạng Tề được.Tề hoàn-công nghe lời nói của sứ nước Trịnh không được khiêm tốn, tức giận, bắt giam vào ngục. Sứ nước Trịnh trốn thoát, về nước.Từ đó, nước Trịnh lại phản, về đầu Sở như cũ.Giữa lúc đó, bên nhà Châu, vua Ly-vương thăng hà, con là Ngân lên nối ngôi, tức Châu huệ-vương.Nhơn lúc nhà Châu mới lập, các chư-hầu bận việc điếu tang, và chúc tụng vua mới, Sở văn-vương kéo quân quấy nhiễu nước Ba, đánh nước Thân, làm lắm điều hiếp chế.Nước Ba căm thù, kéo quân lẻn sang nước Sở chiếm đất Na.Tướng giữ đất Na là Diêm-ngao cự không lại bỏ thành trốn về tâu lại với Sở văn-vương.Sở văn-vương truyền đem Diêm-ngao ra chém.Thân tộc của Diêm-ngao uất hận vô cùng, quyết lòng rửa nhục, mới tư thông với nước Ba, yêu cầu đem binh phạt Sở, và hứa sẽ đứng ra làm nội ứng. Nước Ba nghe theo, cử binh kéo đến vây thành. Sở văn-vương thân hành đem binh ra đối địch, chẳng ngờ thân tộc của Diêm-ngao lẻn vào vòng binh đốt dinh phá trại. Binh Sở không đề phòng nên rối loạn. Quân nước Ba thừa thế đánh tan được quân Sở.Sở văn-vương bị một mũi tên nơi gò má, giục xe chạy dài.Tuy thắng trận, nhưng nước Ba là nước nhỏ, không dám đuổi theo, vội vã thâu quân về nước. Còn thân tộc Diêm-ngao cũng theo về nước Ba mà cư trú.Sở văn-vương về đến Phướng thành đã nữa đêm, bèn gọi quan giữ cửa là Dục-quyền khai thành đón tiếp.Dục-quyền hỏi:- Chúa-công thắng trận chăng?Sở văn-vương đáp:- Không, ta vừa bị thất trận.Dục-quyền nói:- Tiên-vương xưa ra đánh trận nào cũng thắng, nay. Đại-vương thân chinh đánh nước Ba là một tiểu quốc mà bị thua ắt thiên hạ chê cười. Xin chớ vào thành. Sở văn-vương hỏi. - Việc đã rồi, khanh bảo ta phải làm thế nào bây giờ?Dục-quyền nói: - Gần đây có nước Hoàng, không chịu chầu Sở đã lâu, nếu Đại vương đem binh đánh nước Hoàng mà đắc thắng thì mới rửa bớt điều nhục ấy. Sở văn-vương quay lại nói với quân sĩ:- Nếu ta đánh không thắng nước Hoàng quyết không về Sở.Nói xong lập tức kéo binh sang đánh nước Hoàng.Đến nơi, Sở văn-vương cầm trống giục quân tử chiến.Quân nước Hoàng không làm sao cự lại kéo nhau bỏ chạy, thây nằm chật đất, gướm bỏ đầy đường. Sở văn-vương truyền đóng trại nghĩ ngơi.Đêm ấy, Sở văn-vương ngũ trong dinh, nằm mộng thấy Tức-hầu, mặt hầm hầm chạy đến trước mặt hét lớn:- Ta có lỗi gì mà mi giết ta, xâm chiếm đất ta, gian dâm với vợ ta. Nay ta đã minh oan với thượng-đế rồi!Nói xong giơ tay tát vào mặt Sở văn-vương một cái. Sở văn-vương giật mình thức dậy, thấy vết thương nơi mặt lỡ toét ra, máuchảy đầm đìa, đau nhức khôn xiết. Sở văn-vương liền truyền lệnh thu quân về nước. Nhưng vừa về đến Thu-địa, thuộc đất Sở, thì từ trần.Tướng sĩ phò thi thể của Sở văn-vương về Kinh-đô tẩn liệm, làm ma chay. Con trưởng Sở văn-vương là Hùng-hi lên nối ngôi.Dục-quyền sau khi lo việc ma chay cho Sở văn-vương tự nghĩ:- Ta đã hai lần phạm đến chúa ta, dẫu vua không bắt tội, ta cũng không có quyền sống. Nghĩ rồi kêu con cháu dặn rằng:- Ta có chết, chúng bây đem chôn ta nơi cửa thành, để con cháu đời sau biết ta là người gát cửa.Nói xong rút gươm tự vận.Hùng-hi động lòng, phong cho con cháu nối đời làm chức Đại-hôn.Trịnh lệ-Công được tin Sở văn-vương chết, có ý mừng thầm nói:- Sở văn-vương đã chết, ta không còn lo gì nữa.Thúc-thiêm nói: - Nước Trịnh nay phải thần phục nước người, một bên là Tề, một bên là Sở cố tranh nhau bắt chẹt. Tôi tưởng đó là điều quốc-sĩ. Thuở xưa, tiên-quân ta Hoàn-công, Võ-công, Trang-công đều làm đến bực Khanh-sĩ nơi triều Châu, đứng đầu liệt quốc, xử phạt chư-hầu, nay xin Chúa-công vào triều Châu nhờ ơn Thiên-tử gia-phong để lấy oai mà chế lại các chư-hầu thì mới khỏi bị ai lấn áp.Trịnh lệ-công khen phải sai quan Đại-phu là Sư-thúc qua Châu triều Cống.Sư Thúc đi chưa được mấy ngày trở về báo:- Nhà Châu lúc nầy loạn lắm.Trịnh lệ-công hỏi:- Sao mà loạn?Sư Thúc nói:- Nguyên trước kia, vua Trang-vương nhà Châu yêu nàng Diên-cơ, có sanh đặng một con là Vương-tử Đồi, Châu Trang-vương mến Vương-tử Đồi lắm sai quan Đại-phu Vỉ-quốc làm chức sư-phó để dạy dỗ. Vương-tử Đồi có tánh thích chơi trâu. Một mình nuôi trong nhà hơn hai trăm con trâu, ngày nào cũng cho ăn uống, chăm sóc rất kỹ lưỡng, lại cho trâu mặc toàn là gam vóc, và đặt tên là văn thú. Vương-tử Đồi đi đâu đều có đàn trâu đi theo, dậm nát cả ruộng nương, vườn tược mà không ai dám nói. Hơn nữa Vương-tử Đồi còn kết thân với năm quan Đại-phu là: Vỉ-quốc, Biên-bá, Tử-cầm, Chúc-quỵ và Thiêm-phủ, là những kẻ có thế lực trong triều. Vì vậy trong lúc Châu ly-vương còn ở ngôi cũng phải kính nể. Vừa rồi, vua Huệ-vương lên ngôi, Vương-tử Đồi ỷ mình là chú, càng lên mặt kiêu ngạo hơn nữa. Châu huệ-vướng rất ghét, tìm cách trấn áp Vương-tử Đồi cùng bè đảng. Chẳng ngờ một hôm tên thiện phu là Thạch-tốc, dâng đồ ngự thiện không được tinh sạch.Châu huệ-vướng cách chức không dùng nữa.Thạch-tốc bất bình nhập bọn với Vương-tử Đồi làm nội ứng, bày mưu cho Vương-tử Đồi đem quân đánh Châu huệ-vương để cướp ngôi, may nhờ có Châu-công Kỵ-phủ và Châu Bá-Liên cố sức chống giữ nên bọn Vương-tử Đồi bị thua chạy trốn sang đất Tô.Trịnh lệ-công hỏi:- Chúa đất Tô là ai?Sư-thúc đáp:.- Chúa đất Tô tên Phận-sanh, trước kia có nhiều công trạng với đời Võ-vương nên được phong làm Tô-công. Đẑiềm lành, xin Bệ-hạ hãy lấy nước dãi mà để dành. Vì nước dãi là tinh-khí của rồng, để dành trong cung ắt đặng hưởng phúc. Vua Kiệt nghe theo truyền đem mâm vàng hứng lấy nước dãi, đựng vào một chiếc hộp son, cất kỹ trong kho. Vừa cất xong thì trời nổi mưa, hai con rồng bay đi mất. Từ ấy đến nay đã hơn sáu trăm bốn mươi bốn năm, qua nhà Hạ, đến nhà Ân, rồi đến nhà Châu ta thêm nữa mà vẫn chưa ai dám mở hộp ấy. Ðến đời Tiên-vương, chiếc hộp ấy có hào quang rực rỡ, quan giữ kho trông thấy tâu lại với Tiên-vương. Tiên-vương truyền đem sổ bộ tra cứu, mới hay trong hộp đó đựng nước dãi rồng, bèn truyền mở ra xem. Rủi thay Tiên-vương sơ ý làm rơi chiếc hộp xuống đất, nước dãi đổ lai láng rồi hóa thành một con giãi nhỏ chạy tung tăng khắp sân triều. Nội-thị theo đuổi bắt con giãi kia chạy vào cung rồi biến mất. Lúc đó tiện-tỳ mới lên mười hai tuổi. Vì đạp nhằm đầu con giãi ấy mà thọ thai. Tiên-vương lấy làm lạ, đem tiện tỳ giam vào lãnh cung. Ðến nay hơn bốn mươi năm trời mới sanh ra một gái! Nội-thị không dám giấu, vào tâu với Hoàng-hậu. Hoàng-hậu cho là quái-thai nên đã đem vất xuống sông, xin Bệ-hạ rộng lòng tha cho tiện-tỳ khỏi tội.Tuyên-vương nghe xong, lo lắng thở đài, phán:- Ấy là việc đời trước, có can chi đến ngươi mà phải sợ sệt.Nói xong, vội sai nội thị đến bờ sông Thanh-thủy xem đứa bé ấy thể nào.Một lát sau, nội thị trở về tâu:- Tâu Bệ-hạ, đứa bé ấy đã trôi đi đâu mất tích.Nhà vua an lòng, trở vào hậu cung an nghĩ.Sáng hôm sau vua cho vời quan Thái-sư Dương-phụ đến kể việc nước miếng rồng cho Dương-phụ và bảo:- Nay đứa bé ấy đã chết rồi, khanh hãy chiếm một quẻ xem oan nghiệt đã dứt chưa?Dương-phụ vâng mạng, gieo quẻ rồi dâng lời đoán cho Tuyên-Vương xem. Lời đoán rằng:- Cười cười khóc khóc, dê mắc lưới, ngựa sa lầy. Sợ thay! Sợ thay! Nước non tang-tóc. Vua không hiểu ý, hỏi lại Dương-phủ tâu rằng: - Dê chỉ về Mùi, ngựa ứng về Ngọ. Cười cười, khóc khóc nói về chuyện vui buồn. Quẻ nầy ứng qua năm Ngọ, năm Mùi sẽ có chuyện vui buồn đó. Theo dự đoán của hạ thần, tuy yêu-quái ra khỏi cung nhưng chưa trừ đặng.Tuyên-vương nghe tâu, mặt buồn dàu-dàu, hạ chiếu truyền rao khắp dân chúng, ai tìm ra đứa con nít ấy, bất kỳ sống thác đều được thưởng ba trăm tấm lụa, ngược lại ai giấu diếm mà nuôi, sẽ bị xử-tử toàn gia. Vua truyền giao việc nầy cho quan Thượng-đại-phu Ðỗ-bá xem xét. Lại ra lệnh cho quan Ðại-phu Tả-nho nghiêm cấm khắp nơi, từ thành-thị đến thôn quê không ai được làm cung bằng gỗ yểm và giỏ tên bằng cỏ cơ. Ai trái lệnh được quyền bắt chém.Nhân-dân nghe lệnh, nhất nhất tuân theo. Duy có các miền xa vắng, lệnh của nhà vua chưa được ban bố, nên cách hai ngày sau có một người đàn bà xách mấy cái túi tên bằng cỏ cơ, và một người đàn ông vác mấy cây cung bằng gỗ yểm đến chợ bán. Quân tuần trông thấy áp lại bắt, nhưng người đàn ông lanh chân chạy thoát.Chúng dẫn người đàn bà vào nạp cho quan Ðại-phu Tả-nho.Tả-nho nghĩ thầm:- Hai vật nầy đúng theo lời hát của lũ trẻ rồi. Vả lại, quan Thái-sư bảo là có nữ họa, thế thì người đàn-bà nầy là mối họa lớn của quốc-gia, ta phải vào triều phục chỉ.Nghĩ như vậy, Tả-nho giấu việc người đàn ông bỏ trốn, chỉ dắt người đàn bà vào triều tâu nạp.Nhà vua truyền đem tội nhơn xử-tử, và đem tất cả các túi tên ra chợ đốt đi để răn dân chúng.Trong lúc đó, ngươi đàn ông kia hoảng vía chạy trối chết, không hiểu cớ gì quan quân lại đón bắt vợ chồng mình. Mãi đến ngày hôm sau, anh ta mới biết lệnh cấm, và nghe đồn người đàn bà bán giỏ tên bị xử tử, lòng nóng như đốt, anh ta than thầm:- Ôi! vợ ta đã bị giết rồi, giờ đây ta biết nương tựa vào đâu! đau đớn thay .Than rồi, anh ta khóc rống lên, nhưng sợ khóc lớn quan quân hay được, bèn tìm nơi vắng vẻ để khóc cho thỏa lòng.Anh ta đi lần đến mé sông Thanh-thủy, đôi mắt đỏ ngoe, dòng châu lả chả, bỗng thoáng thấy đàng xa có bầy chim kêu rả-rít, xúm nhau ngậm một chiếc chiếu cuốn tròn, nổi trên sông, mà đem vào bờ. Lấy làm lạ, anh ta chạy đến giở chiếc chiếu ra xem, thì thấy trong đó gói một đứa bé gái vừa mới lâm bồn (1). Anh ta nghĩ thầm:- Con ai đem bỏ như vầy. Ðã không chết mà lại có bầy chim cứu nạn, ắt là một quí-nữ. Ta đem về nuôi để ngày sau nhờ cậy. Nghĩ như vậy bèn cỡi áo gói đứa bé ôm vào mình, rồi thẳng đường sang Bao-thành lánh nạn. Từ khi giết người đàn-bà bán giỏ cung bằng cỏ cơ, Tuyên-vương cho rằng điềm họa trong nước đã diệt được, nên không còn lo ngại gì nữa. Tuy nhiên, cứ cách vài năm nhà vua lập đàn tế-lễ nơi Thái-miếu (2), ăn chay nằm đất để cầu phúc. Năm ấy vào năm thứ bốn mươi ba, vua ngủ nơi trai-cung (3), trống canh hai vừa đổ, xảy có một người con gái, dung nhan đẹp đẽ từ phía Tây xăm xăm đi lại. Vua cả giận nghĩ rằng: - Ðàn bà con gái sao dám đến chỗ chay cấm, bèn quát lên một tiếng hô nội thị đến bắt. Vua gào rát cổ, mà vẫn không thấy một tên nội-thị nào. Người đàn bà kia cứ ung-dung đi vào Thái-miếu, góp nhặt các bài-vị bó thành một bó, rồi bước ra cười ba tiếng, khóc ba tiếng, đoạn chậm rãi tiến về hướng Ðông (4). Vua bèn rượt theo, bỗng giật mình thức dậy mới biết là chiêm-bao, trong lòng kinh hãi, đòi Thái sư Bá-dương-phụ đến hỏi.Bá-dương-phụ tâu rằng:- Lời đồng-dao (5) cách đây ba năm Bệ-hạ đã quên rồi sao?Hạ-thần tiên đoán nhà Châu sẽ bị nữ-họa. Nay yêu-khí chưa dứt, mà người đhảo.Nói rồi trút hơi thở cuối cùng.Nhắc đến Văn-khương, người sau có thơ rằng:Non nước đầy vơi thật khó lườngNgàn đời còn mãi gái Văn-khươngTrăm năm miệng túi càn khôn khépLòng chửa phôi-pha mảnh má hường.Lỗ trang-công chôn cất xong, tính theo lời di-chúc nghị việc hôn nhânQuan Đại-phu Tào-quới can:- Đại tang chửa mãn, xin Chúa-công hãy thư thả đã.Lỗ trang-công nói: - Lời mẹ ta đã dạy, nếu trái lời e bất hiếu. Song cưới vợ trong lúc tang chế lòng ta không an. Vậy thì, chờ đến giáp năm sẽ tính việc ấy.Qua năm sau, Lỗ trang.Công cho người qua Tề cầu hôn.Tề hoàn-công nói:- Lỗ-hầu chửa mãn tang. Xin chờ đến hai năm nữa đã.Vào năm thứ bảy của Châu huệ-vương, Lỗ trang-công hết tang mẹ thì đã ba mươi bẩy tuổi, mới cưới được con gái Tề tướng-công đem về Lỗ, tức là nàng Ái-khương.Từ ngày Khương-thị về Lỗ, Tề và Lỗ giao-hảo rất thân thiết.Tề hoàn-công lại khiến Lỗ trang-công hiệp binh đánh nước Từ và nước Nhung. Hai nước nầy không dám chống cự, phải đem lễ vật triều cống, chịu làm tôi nước Tề.