Phần Thứ Nhất
Họa Sĩ ấn tích

Tặng các con tôi

BMQ
I
Nhà Loan ở ven thành phố Núi.
Quanh nhà là vườn. tiếp đến là rừng. rừng cũng giống như cái nhà của loan mở rộng ra thôi. Cái nhà mênh mông có mái che bằng lá xanh và lại biết hát điệu hát riêng.
Năm ấy Loan lên chín. Em bắt đầu có thể đi vào rừng một mình. Chủ nhật nào Loan cũng xách giỏ vào rừng hái nấm.
Về cuối thu, tiết trời khô ráo. Trời trong xanh. Từng luồng nắng mai xuyên quà lớp sương mù bảng lảng khắp rừng. Sương la đà trong nắng. nom như khói óng ánh. Nhìn vào luồng nắng, thấy vô vàn hạt ngọc li ti nhảy nhót. Loan nghĩ các hạt ngọc ấy hẳn là có gì vui thích lắm. lớp lớp cây rừng thoáng hiện thoáng biến trong sương. Cảnh vật thật kỳ ảo.
Loan xách giỏ đi lang thang trong rừng. vừa đi vừa khe khẽ hát những điệu không lời do em chợt tưởng tượng ra, gặp nấm thì hái: nấm mỡ, nấm mối, nấm mèo. nấm tai chuột đôi khi đang hái nấm. Loan bỗng ngừng lại ngẩng dầu lên. hai cánh mũi phập phồng đón lấy một mùi hương. Hương gì mà thơm lạ thơm lùng thế nhỉ? NÓ ngan ngát thoang thoáng chứ không gắt. NÓ thoắt gần thoắt xa. NÓ khiến người ta có cảm giác mình sắp sửa bay lên cùng với mùi hương đến một thế giới thanh cao. Cả mắt, cả mũi Loan đắm vào không trung tìm kiếm xem mùi hương quyến rũ kia từ đâu tới. Tìm mãi. tìm mãi... A, đây rồi!
Thì ra hương phong lan. Loan phát hiện thấy những chùm phong lan nở hoa lấp ló tít trên các ngọn cây cao. Đủ màu. vàng có, tím có, hồng có... Chỉ ở đây, ở trong rừng thế này, mới được hưởng mùi hương phong lan tinh khiết tuyệt vời đến vậy.
Loan đi mãi vào những vùng rừng chưa từng biết.
Thốt nhiên, Loan đứng khựng lại, kinh ngạc buông rơi cả chiết giỏ. Trước mặt Loan là một cây nấm mối thật to. Chưa bao giờ Loan gạp một cây nấm mối to thế, đẹp thế, cứ như một cây nấm thần. Loan quỳ xuống thảm cỏ mà ngắm không biết chán cây nấm khác thường. Mùi nấm tươi man mác, ngây ngây Loan tần ngần không nỡ hái.
Bỗng Loan giật bắn cả người vì một tiếng quát thình lình:
- Cây nấm của tao đấy!
Một đôi chân hiện ra trong tầm mắt Loan. Đôi chân mang giày da sang trọng. Loan đứng lên. Trước mặt em là một đứa con trai lớn hơn dộ ba bốn tuổi. diện rất bảnh. rõ mòi con nhà giàu hợm hĩnh. nước da ngăm đen. nét mặt có vẻ tợn tạo. Loan bảo:
- Nấm của rừng chứ, sao lại của anh?
- Của tao, vì tao trông thấy nó trước.
Ơ ngược ngạo đến thế là cùng RÕ ràng Loan đã trông thấy cây nấm và quỳ xuống bên nó khi quanh đây chẳng có một ai cả. Vậy mà cái thằng này dám ngang nhiên tuyên bố rằng hắn ta trông thấy trước. Loan nhất quyết không chịu:
- Không, em trông thấy trước. Chính anh cũng thừa biết là thế mà.
- ừ, thì mày trông thấy nó trước. Nhưng tao cứ bảo là tao trông thấy nó trước thì nó là của tao. ở đây chẳng có ai làm chứng cho mày cả.
CÓ, có các cây rừng kia làm chứng.
- ĐỒ loạn óc. Cây rừng mà làm chứng được hả?
- Cây rừng biết hết. Cây rừng làm chứng em trông thấy cây nấm này trước. Cây nấm này là của em.
- Này của mày? Này của mày? Này...
Thằng kia vừa "này"'. "này?" vừa đạp cây nấm, đá những mảnh nấm tan nát văng tung tóe. loan bật khóc:
Trời ơi, sao anh lại thế, em nhường anh đấy!
Muộn mất rồi. Cây nấm đã nát bét, những sợi nấm như còn run rẩy vì đau đớn. Thằng kia bỏ đi.
Loan ngồi sụp xuống thảm cỏ lùng mặt khóc thút thít, cô độc giữa rừng sâu vắng lặng. Chỉ có cây rừng hiểu được nỗi thổn thức trong trái tim bé bỏng của em.
- Làm sao cháu khóc?
Loan ngẩng lên. Một người đàn ông đội chiếc mũ nan rộng vành, mang kính cận, râu tóc màu muối tiêu dài lòa xòa, bên vai đeo chiếc cặp khổ lớn bọc vải, cúi xuống bên Loan. ông có gương mặt phúc hậu. ông gạn hỏi Loan đầu đuôi sự tình. Loan kể lại chuyện vừa xảy ra.
Nghe xong, ông mở chiếc cặp. Hóa ra đó là chiếc cặp vẽ, trong đựng các bức tranh. ông lấy một bức bày trên nền cỏ, ôn tồn hỏi Loan:
- CÓ phải cây nấm này không, cháu?
Loan gặp lại trong bức tranh chính cây nấm vừa bị cái thằng nhẫn tâm kia giẫm nát. Mà cây nấm trong tranh có vẻ còn đẹp hơn, sinh động hơn cây nấm thật.
Em bật reo lên:
- Trời ơi, dẹp quá? Bác vẽ đấy ư?
- ừ, bác vẽ đấy.
Bác là họa sĩ hả bác?
- Đúng. Bây giờ cháu cứ ngồi nguyên đó nhé, bác sẽ vẽ cháu với cây nấm của cháu.
- ôi, thế thì thích quá.
Bác họa sĩ lui ra một quãng. ngồi tựa vào gốc cây.
đặt bảng vẽ lên đùi, pha màu vẽ ngay.
Nắng thu tỏa dịu trong rừng.
Trên đầu hai bác cháu. thoang thoảng mùi hương phong lan và ríu ran bài ca bất tận của các loài chim hòa cùng điệu nhạc rì rầm muôn thuở của lá rừng.
Những con chim biếc xanh màu nõn chuối: những con chim vàng ươm màu trắng những con chim đỏ lực màu lửa... Chúng nhảy loi choi qua các cành cây hoặc bay sà xuống thảm cỏ. đua nhau ca hát. Bài ca chim rừng nhấm ngát mùi hương phong lan.
Vẽ xong, bác họa sĩ trao cho Loan bức tranh có cả lời đề tặng ghi ở góc. Loan cảm động ấp bức tranh vào ngực, mãi một lúc em mới khe khẽ ấp úng được mấy tiếng: "Cháu cám ơn bác". Trong lòng em bỗng như có một dòng suối mát vừa chảy qua cuốn trôi hết nỗi ấm ức ban nãy.
Hai bác cháu đi sâu vào rừng. HỌ dừng chân bên một con suối lớn trong vắt, có những tảng đá nằm giữa dòng nhô khỏi mặt nước, nhiều tảng bằng phẳng như cái bàn. loan thích thú nhảy chuyền từ tảng đá này sang tảng đá khác, ra tới một tảng bằng phẳng nằm xa nhất ở giữa suối, ngồi thả hai chân cho nước chảy mơn man. Bác họa sĩ ngồi vẽ trên một tảng đá gần bờ. Bác bảo Loan:
- Cháu cứ ngồi nguyên thế cho bác vẽ nhé.
Loan ngồi yên. thỉnh thoảng vớt nước lên rửa mặt.
Có lúc loan nghiêng mình soi mặt xuống suối. Em thấy dưới lòng suối một bé gái xinh xắn đang mỉm cười với mình. ĐÓ chính là loan. Em chưa đến tuổi để tự biết mình xinh đẹp.
CÓ tiếng gì như thể một cơn bão ở đâu đó đang kéo lại gần. Loan thót cả tim. Em kêu lên với bác họa sĩ:
- Bác ơi, có cái gì ấy, nghe khủng khiếp quá.
Bác họa sĩ ngừng tay vẽ, nghiêng đầu lắng nghe, nét mặt mỗi lúc càng đăm chiêu hơn. Rồi bác nói:
- ĐÓ là cơn bão của lòng tham.
Loan không hiểu bác nói thế nghĩa là làm sao, chỉ thấy một nỗi lo âu chất chứa trong đôi mắt bác. Bác cứ lẩm bẩm một mình: "Đó là cơn bão của lòng tham... Cơn bão của lòng tham...".
Bác xếp cặp vẽ lại, bảo loan:
Cháu hãy đi với bác.
Hai bác cháu đi ngược suối. leo qua một con thác.
Bên rìa đỉnh thác, có một cây cổ thụ, thân lớn phải đến bốn năm người nối nhau giang tay ôm mới xuể. Bác họa sĩ bảo đây là cây chò đã hàng nghìn tuổi. Loan ngửa cổ nhìn lên. Em muốn nhìn thấy ngọn cây nhưng không thể nào nhìn được. Dường như ngọn cây chạm tới trời xanh. Em có cảm giác nếu có cách gì lên tới được ngọn cây kia, thì em sẽ gặp các nàng tiên vẫn thường bay lượn trong những giấc chiêm bao tuyệt đẹp của em. Tán cây xòe rộng. Từ trên tán cây đều đều tỏa xuống một trận mưa nhạc trầm trầm, như đang kể lại câu chuyện xa xưa của ngàn năm trước, khi cái cây này chỉ mới là một cái mầm nhú lên khỏi mặt đất.
Hai bác cháu ngồi bên gốc cây. Bác họa sĩ đưa tay ngắt một chiếc lá. Bác đặt lá lên môi. Từ môi bác, chiếc lá ngân lên một điệu nhạc hay lạ lùng mà Loan chưa từng bao giờ được nghe. Điệu nhạc chắt lọc và hòa quyện tất cả những âm thanh tuyệt diệu nhất của rừng, của suối, của gió, của chim, của mạch nước ngầm trong lòng đất, của mạch nhựa dâng trong thân cây, của mầm cây sắp bật, của nụ hoa sắp nở...
- Bác ơi, làm thế nào mà bác thổi thành bài nhạc hay thế chỉ bằng một cái lá?
- Không có gì khó lắm đâu, mà cũng là rất khó.
- Tại sao lại thế ạ, cháu không hiểu.
- Rất khó đối với người không yêu rừng, không yêu cây Còn đối với người yêu rừng, yêu cây thì chẳng có gì là khó. Để bác sẽ bày cho cháu, bác biết là cháu sẽ học được rất nhanh.
Quả đúng như bác họa sĩ nới, một lát sau Loan đã có thể dùng chiếc lá thổi thành điệu nhạc mà bác vừa thổi, tuy lúc đầu chưa được nhuần nhuyễn lắm. Em tựa lưng vào gốc cây cổ thụ mải mê tiếp tục luyện thổi nhạc lá, còn bác họa sĩ thì vẽ em.
Hai bác cháu ăn trưa bằng thức ăn bác họa sĩ đem theo. Chỉ là thức ăn khô rất đạm bạc: một chiếc bánh mì, một dúm lạc rang. mấy quả chuối, nhưng cả hai bác cháu đều ngon miệng chẳng kém gì một bữa tiệc thịnh soạn.
Xế chiều, bác họa sĩ đưa Loan trở về nhà. Dọc đường, một tay Loan xách giỏ nấm còn tay kia vẫn đưa chiếc lá lên mời thổi mãi điệu nhạc kỳ diệu. Bác họa sĩ bảo rằng trong điệu nhạc này chứa đựng tất cả hồn thiêng của rừng. Bác dặn Loan hãy ráng giữ gìn, nếu lỡ rừng có gặp tai họa nó sẽ cứu rừng, đồng thời cũng là cứu con người. Lúc đó Loan chưa hiểu hết điều bác căn dặn, nhưng em nhớ như in từng lời của bác.
Loan mời bác họa sĩ vào thăm nhà mình. Một ngôi nhà gỗ nhỏ nằm giữa khu vườn đầy những cây hồng ăn trái, những giàn su su và những luống rau tươi, liền kề với rừng. Nhà vắng hoe. Chỉ có con mèo tam thể đang nằm ngủ trên bàn, thấy Loan về nó thức dậy kêu lên vài tiếng meo meo nũng nịu. Cha mẹ Loan xuống chợ bán su su từ sáng vẫn chưa về. Bác họa sĩ treo mấy bức tranh vẽ Loan trên vách.
Loan pha nước dâu tươi mời bác uống. Bác pha thêm chút rượu rót từ cái bình thủy tinh nhỏ dẹt lúc nào cũng mang trong xắc cùng với cặp vẽ, vừa nhấm nháp uống vừa gật gù thú vị.
- Bây giờ bác chào cháu bác về nhé. Cho bác gửi lời thăm ba mẹ cháu nhé.
Loan nhìn bác đầy quyến luyến, chưa muốn bác đi ngay. Em níu tay bác:
- Bác ơi, nhà bác ở đâu?
Bác khoát tay chỉ vào rừng:
- Nhà bác ở bên kia cánh rừng này.
Bác cúi xuống hôn lên mái tóc Loan rồi khoác cặp vẽ ra về. Bước đi được mấy bước, bác dừng lại vẫy Loan tới gần và bảo:
- Bác dặn cháu điều này, khi nào cháu có việc gì đột xuất muốn gặp bác ngay, cháu cứ thổi nhạc lá theo nhịp như vầy, như vầy...
Bác lấy chiếc lá từ tay Loan thổi làm mẫu.
- Cháu cứ thổi đúng điệu, đúng nhịp như thế, dù ở xa tới đâu bác cũng nghe thấy và nghe thấy là bác tới với cháu liền. Còn bác, hễ có việc gì khẩn cấp cần gặp cháu, bác cũng thổi như thế, cháu nghe được cháu cũng đến với bác chứ?
- Ô tất nhiên rồi. Nhất định là cháu tới, nhất định là cháu tới.
Bác đưa chiếc lá cho Loan và bảo em thổi lại điệu nhạc bác vừa thổi làm mẫu. Nghe Loan thổi xong, bác gật đầu yên tâm và đưa tay ra bắt như thể Loan đã là một người lớn. Em sung sướng đặt bàn tay nhỏ xíu của mình vào bàn tay to tướng của bác.
Hai bác cháu mình hẹn nhau thế nhé, cứ đúng thế nhé!
Bác họa sĩ nhắc lại với Loan, và hai bác cháu cùng lắc tay nhau cười.
II.
Bác họa sĩ đi rồi, Loan quay vào với công việc thường lệ trong nhà. Tuy mới chín tuổi nhưng Loan đã là một cô bé rất đảm đang, đỡ đần ba mẹ em được nhiều việc lắm. Chẳng cần phải chờ ba mẹ về, Loan tự động thắp hai cái bếp dầu để nấu bữa cơm chiều. Em rót thêm dầu vào bếp, khéo léo không để dây một giọt ra ngoài vì em biết dầu lửa rất quý phải mua bằng phiếu và phải xếp hàng rất lâu mới mua được. Một bếp luộc rau, một bếp nấu cơm. Chỉ một loáng, rau đã chín, cơm đã cạn. Loan vặn nhỏ lửa vần cơm trên bếp rồi vào sân sau cho gà cho lợn ăn. Thức ăn của lợn mẹ đã nấu sẵn từ sáng sớm, Loan chỉ việc múc ra máng cho chúng ăn. Còn thức ăn của gà là tấm ngô. Loan vừa gọi "cúc, cúc" vừa vung tấm ngô trên sân, cả đàn gà mấy chục con đang kiếm ăn tản mát trong vườn vội thi nhau chạy ùa về tíu tít mổ ăn đến là vui. Để mặc bọn gà lợn láo nháo với bữa ăn của chúng. Loan lấy chổi quét tước sạch sẽ tinh tươm từ trong nhà tới ngoài ngõ.
Xong xuôi mọi việc, Loan ra ngồi đung đưa trên chiếc võng bện bằng dây rừng mắc giữa hai cây ổi gần cổng đằng sân trước. Như mọi hôm thì Loan chỉ ngồi đung đưa vậy thôi, vừa đung đưa vừa ngắm nhìn ra xa về dãy núi phía tây, nơi có ông mặt trời to tướng đỏ lừ đang từ từ đậu xuống đỉnh núi, tỏa đầy một góc trời những tia sáng cuối cùng viền sáng các đám mây với đủ hình thù kỳ lạ. Nhưng hôm nay thì khác, Loan lấy chiếc lá đưa lên môi, tiếp tục luyện thổi nhạc lá, vừa thổi vừa đung đưa theo nhịp điệu bài nhạc. Ngày hôm nay thật là một ngày đặc biệt của Loan.
Mặt trời dần khuất sau đỉnh núi.
Ba mẹ Loan, ông Huấn và bà Phượng đi chợ về cũng vừa tới chân dốc. ông lững thững dắt chiếc xe đạp, sau xe có buộc hai cái sọt tre đựng chút thức ăn mới mua cho bữa cơm chiều. Hai ông bà vừa đi vừa trò chuyện công việc nhà. Chợt hai người cùng yên lặng giỏng tai nghe một điệu nhạc từ phía nhà mình vọng lại.
Từ trên võng đung đưa giữa hai cành ổi, Loan thích thú nhận thấy vẻ ngạc nhiên của ba mẹ. Một ý nghĩ tinh nghịch vụt nảy ra trong đầu, em vội nhảy xuống khỏi võng lủi nhanh vào sau đám lá gai ở góc vườn, môi vẫn tiếp tục thổi điệu nhạc lá. ông Huấn, bà Phượng đã lên hết dốc, bước vào sân. cả hai cùng đứng sững ngơ ngác nhìn quanh, cố tìm kiếm xem điệu nhạc xuất phát từ đâu. Điệu nhạc lạ quá, hay quá chưa bao giờ hai người được nghe một điệu nhạc quyến rũ đến thế.
Bà đi vào nhà, quành ra khắp sân sau tìm mà cũng không thấy ai.
Loan chui ra khỏi đám lá gai, lò dò tới sau lưng của ong Huấn, thổi nhạc lá với một nhịp gấp gáp hơn. ông Huấn quay lại ông Oà lên một tiếng kêu vui sướng, giang rộng hai tay cúi xuống bế Loan công kênh lên vai và ngoái vào nhà oang oang gọi vợ:
- Em ơi, thì ra là con Loan nhà mình, con gái cưng hôm nay học được ở đâu cái cách thổi nhạc lá hay lạ lùng thế!
Bà Phượng cũng vừa ở trong nhà bước ra, nghe thấy vậy chạy tới bên chồng, vít đầu Loan xuống hôn lấy hôn để:
- Con gái mẹ ngoan quá, việc nhà tinh tươm hết, lại còn làm nhạc sĩ nữa mới ghê chứ, thổi tiếp nữa đi cho ba mẹ nghe với.
Loan nhảy xuống khỏi vai ba, nép vào lòng ba mẹ thổi tiếp điệu nhạc lá, say sưa đến nỗi hai mắt nhắm tịt lại Tâm hồn em như thể bồng bềnh trong một thế giới khác. Em thấy mình được ngồi trên một tấm thảm kết bằng hàng triệu con bướm đủ màu đang lượn bay dưới những tán rừng giữa tiếng rì rầm trầm trầm bất tận của các cánh rừng đại ngàn làm nhạc nền cho điệu nhạc lá của em.
ông Huấn, bà Phượng cũng lặng người thả hồn theo điệu nhạc của con mình, bao vất vả trĩu nặng hàng ngày bỗng như vơi bớt.
Hai ông bà hỏi con:
Nhờ đâu mà con có được cái tài này?
Loan kể cho ba mẹ nghe về cuộc gặp gỡ với bác họa sĩ trong rừng. ông Huấn bà Phượng nâng niu chiếc lá nho nhỏ từ tay Loan, săm soi nhìn ngắm mãi và cứ tự hỏi không biết làm cách nào chỉ với một chiếc lá đơn sơ thế này mà con gái họ lại thổi nên một điệu nhạc hay đến vậy Thật là một chuyện kỳ lạ.
Cả nhà ngồi ăn cơm trước thềm, dưới ánh trăng thu vằng vặc sáng. Như thường lệ, vào mỗi tối thứ bảy chủ nhật, ông Huấn bắt đầu bữa ăn của mình bằng một chén rượu gạo tự nấu lấy. Thức nhắm rất đạm bạc, chỉ là hai bìa đậu phụ nướng. ông Huấn làm giám đốc lâm trường, bà Phượng làm kế toán trưởng ở Liên hiệp các xí nghiệp khai thác chế biến gỗ, tức là cơ quan cấp trên của ông, bao gồm nhiều lâm trường và xưởng cưa. Với chức vụ của hai vợ chồng như vậy thì lẽ ra họ phải giàu có như phần lớn những người có chức quyền trong vùng đang bốc lên vù vù một cách đáng ngờ. Trái lại, ông bà vẫn sống rất thanh bạch. Ngoài giờ làm việc, hai ông bà nai lưng chăm sóc các vườn rau, mấy giàn su su và đàn lợn, số tiền kiếm được từ các công việc này còn cao gấp mấy tiền lương. Đàn lợn nuôi bằng bã rượu lúc nào cũng béo núc ních. "Cứ đều đều thế này, độ dăm lứa lợn nữa là mình sắm được cái xe máy cũ cũ, đi làm đỡ vất vả em nhỉ?" - ông Huấn âu yếm bảo vợ. Hiện thời hai vợ chồng chỉ có mỗi chiếc xe đạp cà tàng mua được theo giá cung cấp nhờ may mắn bốc thăm trúng đã lâu lắm.
Hàng ngày ông Huấn vẫn đánh bộ quân phục sờn bạc được phát từ trước khi rời quân đội chuyển sang ngành lâm nghiệp Chỉ khi nào đi dự những cuộc có nghi lễ long trọng ông mới mặc bộ đồ may bằng thứ vải tốt được tặng trong một kỳ đại hội nào đó. Phần phiếu vải của mình ông nhường cả cho vợ con nhưng bà Phượng cũng tằn tiện chẳng dùng, chỉ dành cho con hoặc đem bán lấy tiền chi những việc cần kíp hơn.
- Ê, Huấn đâu, đừng uống vội nhá, có món nhắm này cực kỳ là hấp dẫn!
- một giọng oang oang quen thuộc cất lên ngoài ngõ và một bóng người xăm xăm đi vào.
ông Huấn ngoảnh ra, cười lớn:
- Cường hả? Cũng mới nhấp sơ sơ thôi, có món gì thế, gớm, mới nghe cậu nói đã thấy điếc cả mũi!
Tuy ngoài bốn mươi cả rồi, ông Huấn ông Cường vẫn cứ "cậu cậu tớ tớ" với nhau hệt như hồi ở cùng đơn vị chiến đấu thời kháng chiến chống Mỹ.
ông Cường ngồi sà ngay vào cái góc chiếu mà ông Huấn vừa nhích người chừa chỗ, đặt lên mâm một thứ gì đó trong lá chuối tươi, mở ra. Mùi cá nướng tỏa thơm phức.
- Cá ở đâu thế - ông Huấn hỏi.
- Cá ao nhà, chứ còn ở đâu. Mẻ đầu đấy, nuôi được ngót năm rồi đấy. CỐ để đến giáp tết mới thu hoạch, nó còn to phải biết.
ông Cường lấy hai con cá to nhất đặt vào bát bà Phượng và bé Loan, rồi mới nâng cái chén hạt mít sóng sánh rượu ông Huấn vừa rói cho, ngửa cổ ực một hơi, khà một tiếng thú vị, HỌ vừa ăn uống vừa thủng thẳng chuyện trò, về thời tiết, thời vụ, sức khỏe, con cái, về những việc này việc nọ trong cơ quan, hoặc dôi khi gợi lại một kỷ niệm thời kháng chiến...
- Cậu còn nhớ cái lần chúng mình vớ được mẻ cá bị bom B52 ở sông ĐA Đờn không?
- Nhớ chứ. Thật là một bữa cá nhớ đời - ông Huấn hướng sang bà Phượng và bé Loan, kể tiếp cho vợ con nghe - Đang giữa lúc đói vàng mắt thì bỗng thấy trắng lóa cả mặt sông bao nhiều là cá nổi lềnh bềnh. B52 nó vừa nện bom trên thượng nguồn, cá chết thi nhau trôi xuống. Cả tiểu đội cuống quít bơi ào ra vớt lấy vớt để, quăng tới tấp lên bờ. Sao lại có những con cá trắm to thế không biết. Lần đầu tiên trong đời được thấy những con cá trắm to thế, thọc tay vào mang nó xốc lên, đuôi nó phải chám khoeo. Cứ luộc với muối ăn vã ngon ơi là ngon, no ơi là no. ăn xong còn ê hề. Tự nhiên nảy ra sáng kiến làm ruốc. Thế là dăng lều, che bếp ngay ven sông, thức suốt đêm làm ruốc cá, mỗi thằng được những hai lon hi-gô đầy, ăn dần đến hơn tháng sau mới hết.
Đời chiến đấu gian khổ triền miên nhưng cũng có lúc "lên hương" thế đấy.
Loan chăm chú nghe cha kể chuyện quên cả ăn, khiến mẹ em phải nhắc: "ăn đi chứ con, vừa ăn vừa nghe".
ông Huấn uống cạn chén rượu, nghếch đầu nhìn vầng trăng treo lơ lửng phía trên ngọn ổi, vẻ mặt bỗng trở nên thẫn thờ. Tính ông vẫn thất thường thế, đang vui đấy rồi lại chợt buồn ngay đấy. ông quay sang ông Cường, khẽ hỏi:
- Chủ nhật sau nữa có bận gì không?
- chủ nhật sau nữa hả, nghĩa là còn hai tuần nữa cơ hả? Chưa có kế hoạch gì, nhưng chắc là cũng chỉ quanh quẩn ở nhà với cái ao cá thôi. CÓ việc gì thế?
CÓ chứ. Đêm qua tớ vừa chợt nghĩ ra một hướng mới, hy vọng có thể tìm thấy mộ cánh A2 bị phục kích năm 1971. Chủ nhật tới thì tớ bận, nhưng chủ nhật sau nữa cậu cố thu xếp công việc đi với tớ.
- Xong ngay. Việc gì chứ việc ấy thì tớ phải gác mọi việc khác lại. Mình còn sống đây là may mắn lắm rồi, bao nhiêu đứa đã chết cho mình được sống, mà rồi hài cốt mộ phần chúng nó còn vùi lấp những đâu đâu...
ông ngồi lặng đi, nhìn ra cảnh núi đồi huyền hoặc dưới trăng, ngỡ như linh hồn những người đã khuất đang bay lượn trong tiếng rừng thông reo vi vút. Sau dải đồi thấp, một góc cái thành phố cao nguyên thiếu điện hiện ra những đốm đèn đỏ mờ lác đác, nổi bật lên mấy cụm đèn sáng của các cơ quan và nhà một số ít quan chức có điện ưu tiên. Thốt nhiên, ông dằn mạnh chén rượu xuống chiếu, giọng lạc hẳn đi, có gì uất uất nghèn nghẹn chặn ngang nơi cuống họng:
- Bao nhiêu người đã chết để rồi nảy nòi một nhúm những đứa cậy chức cậy quyền, kết bè kết cánh thi nhau đục khoét chia chác. Này, ở chỗ tớ, lão Chẩm lại vừa mới duyệt cho lão Được một mớ xi măng nữa.
Thế hả? Kinh tởm thật!
Mặt ông Huấn bỗng đỏ gay, không phải vì rượu - ông uống rượu có bao giờ đỏ mặt - mà vì cơn giận bốc lên.
Không kìm được, ông văng tiếp một câu chửi tục.
Bà Phượng chen vào:
Thì "ông đưa chân giò bà thò chai rượu" chứ có gì là lạ Bên này ông Được duyệt gỗ cho ông Chẩm thì bên ấy tất nhiên ông Chẩm lại duyệt xi măng cho ông Được. Cơ ngơi nhà ông Được, ông Chẩm dễ không kém gì trụ sở tỉnh ủy.
ông Huấn nghiến răng:
- Cứ cái kiểu khai thác rừng của lão Được thế này thì không mấy nữa mà hết rừng.
ông Cường cười nhạt:
Rừng còn hay hết chúng nó có kể gì, cốt dinh cơ nhà chúng nó phải đàng hoàng to đẹp nhất thiên hạ thôi, trong khi lúc nào cũng xoen xoét trên diễn đàn "mình vì mọi người".
ông Huấn:
Thằng cha Được ghét tớ lắm vì tớ hay đốp thẳng.
Trong đảng ủy, tớ bảo thẳng lão là đạo đức giả, kế hoạch khai thác của lão là thứ kế hoạch phá rừng. Lão muốn hất tớ khỏi cái chức giám đốc lâm trường số 3 này để đưa tay chân lão vào lắm nhưng chưa dám ra tay vì còn ngại quá trình kháng chiến của tớ.
ông Cường ghé tai bạn, nhỏ giọng:
Lão có Ô dù mạnh đấy, hãy cẩn thận với cái thằng cha nham hiểm tàn bạo đó.
Hai người bạn vừa uống rượu vừa rì rầm bàn bạc chuyện gì quan trọng lắm.
ăn xong trước, bà Phượng và bé Loan vào nhà trong. Bé Loan giúp mẹ thu dọn một lát rồi ngồi vào bàn học bên cửa sổ gần bếp dưới ngọn đèn đỏ quạch vì điện quá yếu. Bài ngày mai đã xong cả nhưng em vẫn mở vở ra ôn kỹ lại lần nữa. Sau đó em lấy cuốn "Truyện cổ tích thế giới" được thưởng hồi cuối niên học năm ngoái ra đọc. Khi bà Phượng coi sóc xong chuồng lợn chuồng gà ở đằng sau trở lên nhà thì đã thấy Loan gục đầu ngủ bên bàn. Bà nhẹ nhàng bồng con vào giường. Bà không biết rằng lúc ấy bé Loan đang mơ thấy em cùng bác họa sĩ đi dạo lang thang trong một cánh rừng tuyệt đẹp, mỗi chiếc lá rừng đều phát ra một điệu nhạc riêng và tất cả lại hòa thành một bản nhạc kỳ diệu nhất mà chưa có bản nhạc của một nhạc sĩ nào trên thế gian này sánh nổi.
III.
Chủ nhật sau, như thường lệ, cha mẹ Loan lại ra chợ bán su su, còn Loan vào rừng hái nấm. Khác với mọi khi, hôm nay Loan vừa hái nấm vừa có ý ngóng chờ bác họa sĩ. Cứ mỗi đợt lúi húi tìm hái nấm, khi sắp ngẩng lên em lại hy vọng sẽ được thấy bác xuất hiện ngay trước mặt với mái tóc dày cùng bộ râu để dài đã điểm bạc, cặp kính cận và chiếc cặp vẽ to tướng. Nhưng mỗi lần như vậy loan lại tiu nghỉu thất vọng. Không thấy bác họa sĩ đâu cả. Rừng vẫn ríu ran muôn giọng chim vui hót, mà sao Loan thấy rừng trở nên vắng lặng quạnh hiu hẳn. Hái đầy giỏ nấm, em tìm tới con suối cũ, nơi chủ nhật trước em đã ngồi trên tảng đá giữa dòng cho bác họa sĩ vẽ. Rồi em lần ngược theo ven suối tới đỉnh thác có cây chò nghìn tuổi. Em không thể không ngước lên nhìn ngắm hồi lâu cái tán cây xòa rộng rậm rịt đầy vẻ huyền bí. Trống ngực em đập mạnh. Một niềm xúc động chưa từng cảm biết vụt dâng trong trái tim bé bỏng. Loan bứt chiếc lá từ cái cành cây nhỏ ngay cạnh bên mình, ngồi tựa vào gốc chò thổi nhạc, càng thổi càng thêm hào hứng. Từ điệu nhạc đã được bác họa sĩ dạy cho, Loan cứ say sưa thổi lan man phóng khoáng và tự nhiên tạo ra thêm được những điệu mới. Em thích thú vô cùng. Và lại càng nhớ bác họa sĩ, nhớ quá quắt. Em muốn có bác ở đây ngay lúc này để được khoe với bác những điệu nhạc em mới tạo ra. Rồi bỗng dưng không định trước, em vô tình thổi sang cái điệu nhạc mà bác đã dặn chỉ thổi khi có việc gì khẩn cấp cần gặp bác. Thổi dứt, em mới nhận ra rằng chẳng có việc gì khẩn cấp cả, chỉ vì nhớ bác quá mà thổi quàng sang cái điệu nhạc báo hiệu ấy. Em lo lo. Chết, bác sẽ mắng mình mất thôi, chẳng có việc gì khẩn cấp mà lại đi quấy rầy bác.
Nhưng một nỗi hồi hộp lại dần dần lấn át nỗi lo trong lòng em. Loan hồi hộp chờ đợi sự nhiệm màu của điệu nhạc bí ẩn. Liệu bác có nghe thấy không? Lỡ bác đang ở một nơi xa thật xa thì sao?
Loan chong mắt nhìn hút dọc bờ suối, mong được thấy bóng bác họa sĩ xuất hiện ở khúc suối quanh khuất sau một vạt rừng. Bất kỳ một tiếng động nhỏ nào cũng khiến em ngỡ là tiếng chân bác đang bước tới.
Nhưng không phải. Chỉ là tiếng những con sóc làm gãy cái cành cây khô trên cao, hoặc tiếng con kỳ đà luồn trong bụi rậm.
Loan đang nghĩ rằng có lẽ bác họa sĩ không thể nghe được điệu nhạc báo hiệu và chắc bác không tới, thì em chợt giật mình vì một tiếng người.
- Bé Loan của bác, có việc gì mà gọi bác đấy?
Từ phía sau, giọng nói trẩm trầm của bác họa sĩ cất lên. Loan quay lại. Bác họa sĩ đang đứng trước mặt em.
Đúng là bác đã tới thật. Điệu nhạc quả là nhiệm màu.
Bác không đi từ phía cuối dòng suối mà theo con đường mòn qua những mô đá trên đỉnh thác.
Loan ôm chầm lấy bác.
- Cháu làm sao, có việc gì khẩn cấp vậy cháu?
Loan đáp, giọng như muốn khóc:
Bác ơi, không có việc gì khẩn cấp cả, cháu không làm sao cả, chỉ là vì cháu nhớ bác quá thôi.
Bác xoa đầu Loan:
- Bác cũng đoán vậy.
- Làm thế nào bác đoán được?
- Nghe cái hơi của tiếng nhạc mà bác đoán được. Tuy là nhạc báo hiệu khẩn cấp, nhưng cái hơi nhạc thì không hẳn thế. Cơ mà bác vẫn đến. vì bác biết bé Loan nhớ bác, muốn gặp bác.
Cháu có làm mất thì giờ của bác không?
Bác họa sĩ cười phúc hậu:
- Cũng hơi hơi đấy, cô bé ạ. Bác đang đi vẽ ở một cánh rừng rất xa.
- Cháu xin lỗi bác. Bác ơi, bác có tha lỗi cho cháu không?
- Cháu biết lỗi thế là được rồi. Thôi, cháu không phải áy náy về chuyện này nữa. Bác chỉ nhắc cháu đừng quên rằng nếu không có việc gì khẩn cấp mà cứ gọi hoài là điệu nhạc báo hiệu sẽ mất hiệu nghiệm.
- Vâng, thưa bác, từ nay cháu sẽ không bao giờ quên.
Hai bác cháu ngồi bên nhau dưới gốc cây chò nghìn tuổi Loan thổi nhạc lá. Bác vẽ. Ban nãy Loan rất muốn khoe với bác họa sĩ những điệu nhạc mà em mới tạo ra, nhưng giờ em lại thấy xấu hổ, không dám nói. Em chỉ lẳng lặng thổi những điệu nhạc ấy và đưa mắt nhìn sang bác.
Đang vẽ, bác bỗng ngừng bút, quay nhìn Loan thật lâu với vẻ trìu mến đặc biệt pha lẫn ngạc nhiên. Đôi mắt bác cười lên tươi rói sau cặp kính cận:
- Cháu có khiếu âm nhạc đấy.
Loan chưa hoàn toàn hiểu "có khiếu!
nghĩa là thế nào, nhưng em cũng mang máng cảm thấy đó là lời khen cho các điệu nhạc em tạo ra mà bác vừa nghe. Em thổi tiếp mấy điệu nữa. Bác họa sĩ buông bút hẳn, vừa nghe vừa gật gù mỉm cười, cặp mắt lim dim. Bác bảo:
- Như vậy là cháu biết sáng tác dấy. Rất có thể rồi cháu sẽ lớn lên bằng âm nhạc đấy.
- Bác bảo thế nghĩa là sao hả bác?
- à, nghĩa là cũng như bác đã lớn lên bằng tranh vẽ ấy mà. Từ hồi nhỏ tuổi hơn cháu bây giờ, bác đã vẽ tranh. Từ những năm đi kháng chiến, đời bác chỉ toàn vẽ tranh.
- Bác ơi, ba mẹ cháu cũng đi kháng chiến đấy.
Bác biết, bác biết.
Làm sao bác biết được?
- Thì chủ nhật trước tới nhà cháu, chỉ nhìn qua bác liền biết đây là nhà của một người kháng chiến cũ, trên vách có treo ảnh ba cháu mặc quân phục, cạnh đó là chiếc bi đông cũ, rồi bộ quân phục cũ phơi ngoài dây, lại cả một chiếc xẻng Mỹ chiến lợi phẩm ở gốc cây trước thềm nữa...
Hai bác cháu cùng ăn trưa như chủ nhật tuần trước, nhưng hôm nay thì bé Loan có đem theo bữa trưa mà mẹ đã chuẩn bị cho, đó là một nắm cơm và một gói muối vừng.
Bác họa sĩ reo lên:
- ô, cơm nắm muối vừng, chính là món bác rất thích đấy Còn cháu có thích món này không?
Bác bày ra tờ báo trải trên mặt có chiếc bánh mì và hai quả dưa chuột. Loan cũng reo lên:
- Cháu thích dưa chuột lắm. Năm ngoái nhà cháu có trồng, nhưng năm nay ba mẹ cháu bảo để tìm giống mới tốt hơn nên chưa trồng tiếp.
Đang ăn, bỗng hai bác cháu nghe từ xa vẳng lại những âm thanh ghê rợn như có một cơn bão khủng khiếp đang kéo tới. Bác họa sĩ lắng tai, nét mặt cau lại vừa giận dữ, vừa đau đớn. Bác lẩm bẩm:
- ĐÓ là cơn bão của lòng tham...
Lặng người đi một lát, bác lại lẩm bẩm như tự nói với mình:
Cơn bão man rợ của lòng tham không đáy...
Loan hỏi:
- Bác bảo thế nghĩa là sao hả bác?
- à, thế này cháu ạ, cái âm thanh khủng khiếp đó là âm thanh phát ra từ những chỗ khai thác rừng vô tội vạ đấy CÓ một bọn người tham lam đang làm giàu bằng cách ấy. Rồi đến đời các cháu sẽ khốn khổ vì cái tai họa này...
Những điều bác vừa giảng giải khiến Loan lờ mờ nhớ lại câu chuyện giữa bác Cường với cha mẹ em tối chủ nhật tuần trước. Tuy chưa hiểu hết những chuyện của người lớn nhưng Loan cũng láng máng thấy bác họa sĩ với cha mẹ em và bác Cường có cùng một nỗi ưu tư.
- Bác ơi, nhà bác ở đâu? - Loan lại hỏi bác cái câu mà tuần trước em đã hỏi. Rồi chưa đợi bác trả lời, em đã nói: nhà bác chắc là nhiều tranh lắm. Hôm nào bác cho cháu tới nhà bác xem tranh bác nhá!
Bác xoa đẩu Loan, cười:
- ừ, được rồi, thế nào rồi bác cũng đưa cháu lại nhà bác chơi. Dạo này bác đang bận đi vẽ xa, để độ vài ba tuần nữa nhé.
Vâng ạ. ôi, từ bây giờ cháu bắt đầu mong cho vài ba tuần trôi qua thật nhanh đi. Bác ơi, thế nhà bác có những ai?
- À nhà bác thì trước hết là có bác nè, rồi có các bức tranh nè, thằng Nhót nè... Trước thì có cả thằng Đốm nữa, nhưng thằng Đốm nó bỏ bác rồi, có vậy thôi.
Thằng Nhót là con bác à? NÓ lên mấy?
- Không, thằng Nhót không phải là con bác mà nó là bạn bác, một người bạn rất độc đáo. Bác cũng chả biết là nó lên mấy.
- Chắc chắn là nó còn bé, bé hơn cháu phải không?
- Tất nhiên, nó bé lắm, bé thế này này...
Bác họa sĩ đưa hai bàn tay bụm lại giơ trước mặt Loan. Em tròn mắt nhìn lại hai bàn tay bụm lại ấy, rồi lại nhìn bác, bắt đầu tỏ ý nghi ngờ:
- Sao nó lại bé đến thế, chưa bằng đứa bé mới đẻ. NÓ làm sao hả bác? NÓ bị còi từ trong bụng mẹ ư?
- Không, nó hoàn toàn bình thường.
- Lạ nhỉ, cháu chẳng hiểu thế nào cả. Mà nó có cái tên Nhót nữa, nghe thật là ngộ.
Suốt ngày nó nhảy nhót nên bác đặt tên nó là thằng Nhót.
- A, cháu biết rồi, nó chẳng phải là một đứa bé, mà nó là con gì ấy. NÓ là con gì vậy bác?
Bác họa sĩ cười khà khà:
- NÓ là một con sóc.
Bác nuôi nó à?
- Không, không phải bác nuôi. NÓ sống tự nhiên ngay trên cái cây trước nhà bác, thỉnh thoảng nhảy xuống chơi với bác, xem bác vẽ, dần dần quen rồi thành bạn bác.
- Như vậy hóa ra bác ở một mình thôi à?
- ừ theo cách nhìn thông thường thì thế nghĩa là bác ở một mình.
- Eo ơi, thế thì buồn lắm nhỉ, sợ lắm nhỉ.
- Bác chả thấy buồn, chả thấy sợ. Bác có các bức tranh nè, bác có thằng Nhót nè, lại có cả rừng, rừng bao la... Bác rất yêu rừng, và bác cảm thấy rừng cũng rất yêu bác. Bây giờ bác lại có thêm bé Loan nửa. Bác chỉ buồn một điều là Đốm nó bỏ bác.
- Đốm là con gì vậy bác?
- Đốm là con chó, nó rất dễ thương.
- Sao nó lại bỏ bác?
NÓ bị chết đột ngột cách đây vài tháng. Bác ngờ là nó ăn phải thứ gì có nhiễm chất độc hóa học.
Bác họa sĩ kể lại cho Loan hình dung những trận mưa chất độc hóa học từ máy bay Mỹ tưới xuống các cánh rừng thời chiến tranh đã tàn hại cây cối như thế nào, các chất độc ấy đến giờ vẫn còn ngấm trong đất đai và vạn vật. Chuyện này Loan từng nghe cha em và bác Cường nhắc tới sơ qua đôi lần, bây giờ nghe bác họa sĩ giảng giải em càng hiểu rõ hơn cái tai họa ghê gớm mà những cánh rừng đã phải hứng chịu.
Lúc sắp chia tay, bác họa sĩ bảo Loan:
- Hôm nay bác bận không đưa cháu về nhà được, cháu về một mình được chứ?
- Dạ được bác ạ, mọi khi cháu vẫn thường đi một mình được mà. à, bác có thích ăn nấm không? Cháu tặng bác giỏ nấm này.
Nấm là món bác cũng thích lắm đấy, thỉnh thoảng bác cũng đi hái, nhưng dạo này bác bận quá. Rất cảm ơn cháu, xẻ cho bác một nửa thôi.
Loan mở xắc của bác, chọn những cái nấm to nhất, ngon nhất bỏ vào. Bác họa sĩ dặn loan đi đường cẩn thận rồi hai bác cháu chia tay nhau.
Bé Loan xách giỏ nấm theo con đường mòn ven suối đi xuôi xuống. Vừa tung tăng nhảy qua những quẩng có các mô đá hoặc cây đổ chắn lối, em vừa thổi nhạc lá.
Em thổi ôn lại những điệu nhạc em mới sáng tác - theo cách gọi của bác họa sĩ. Đến một khu rừng bằng phẳng rộng rãi, cây mọc lưa thưa giữa những bãi cỏ xanh mịn, Loan ngồi nghỉ lại trên một tảng đá ven suối. Nắng chiếu óng mượt trải vàng trên thảm cỏ. Từng đàn bướm lao xao trong nắng. CÓ đàn bướm toàn màu nâu non. CÓ đàn bướm toàn màu xanh lá mạ. CÓ đàn bướm lại toàn màu vàng nhẹ mơ mơ như màu lông gà con mới nở.
Thỉnh thoảng có một con bướm thật to, cánh đen tuyền điểm những đốm óng ánh bạc, bay thong thả, chờn vờn, như nó đang ngắm vẻ đẹp của các bạn nó và tự ngắm vẻ đẹp của chính nó giữa cảnh rừng suối hiền hòa.
Đang lao xao khắp nơi, tự nhiên lũ bướm cứ dần dà bay tụ lại quanh Loan. Một con bướm den to đậu hẳn lên vai Loan. Em hiểu rằng chúng cũng nghe tiếng nhạc lá và rủ nhau quây quần lại với em chính là vì sức hút của tiếng nhạc này.
Bướm bay rất nhẹ, chỉ thoang thoảng những tiếng lào xào êm ái. Nhưng Loan còn nghe được một thứ tiếng khác ẩn trong tiếng bướm bay rất nhẹ ấy. Bỗng dưng, em nhận thấy từ trong chính con người em dâng lên một nét nhạc hoàn toàn không giống những nét nhạc em đã thổi trước đây. Lúc đầu nét nhạc này còn lờ mờ, xa xăm, rồi rõ dần, rõ dần, và sau cùng nó thoát ra nơi chiếc lá trên môi em, lượn bay trong không gian. Em biết rằng thế là em lại vừa sáng tác được một bản nhạc mới. Em thầm đặt tên nó là bản "Bướm bay".
Mải mê với bản nhạc vừa sáng tác, Loan không để ý thấy một tốp bọn thiếu niên, hai trài và hai gái, lớn hơn Loan độ ba bốn tuổi, đang đi tới. Cả tốp đều diện rất bảnh, áo sơ mi ca-rô nhiều màu, áo blu-dông da loại đắt tiền, quần dạ mới, giày thể thao adidas mới. Những bộ đồ sang trọng này không thể mua bằng tem phiếu ở các cửa hàng nhà nước mà phải có rất nhiều tiền mới mua được tại những tiệm tư nhân chuyên buôn hàng của các thủy thủ tàu viễn dương. Nhìn cách ăn mặc, người ta biết ngay chúng là những con nhà giàu, ngày chủ nhật rủ nhau đi chơi rừng.
Một đứa con trai có nước da ngăm đen, điệu bộ phách lối, một tay khuỳnh khuỳnh đút túi quần, một tay huơ huơ nói với các bạn nó:
- Tụi bay biết không, tất cả rừng trong tỉnh đều của ba tao hết.
Một đứa con gái nói:
Ghê há!
Rồi chợt nghe thấy tiếng nhạc, đứa con gái ngơ ngác ngó quanh, và reo lên:
- Ơ kìa, có con bé nào thổi nhạc hay quá?
cả bọn cùng kéo lại chỗ!
Loan. Đứa con gái nhìn Loan trầm trồ:
- Mà nó thổi chỉ bằng mỗi chiếc lá thôi!
Thằng con trai có nước da ngăm đen trề môi:
- Xì? Dễ òm. Đưa tao thổi cho coi.
Chưa dứt lời, nó đã giật lấy chiếc lá trên môi Loan.
Bấy giờ em mới sực tỉnh, bứt tâm trí ra khỏi dòng nhạc, mở mắt nhìn trân trân cái kẻ thô bạo vừa đoạt mất nhạc cụ của mình. Và Loan nhận ra đó chính là kẻ tuần trước đã đạp nát cây nấm của em. Lần này thì Loan không khóc, chỉ đáp lại bằng một cái nhìn giận dữ và khinh bỉ. Rồi em nói:
- CÓ giỏi thì thổi đi.
Thằng kia nghênh nghênh cái mặt đưa chiếc lá lên môi thổi. Nhưng từ chiếc lá trên môi nó không hề phát ra tiếng nhạc mà chỉ phát ra tiếng phít phít kèm theo nước miếng bắn nhớp nhúa, khiến ba đứa bạn nó cười rũ.
Cu cậu quê quá, vò nát chiếc lá ném xuống chân.
Loan bứt một chiếc lá ở lùm cây bên cạnh, tiếp tục thổi bản nhạc của mình, và từ phút ấy em không còn biết đến sự có mặt của mấy đứa kia nữa.
Thằng con trai nước da ngăm đen bảo các bạn:
- Thôi chúng mình lại đằng kia, tao sẽ chỉ cho bọn bay một chỗ chơi còn khoái gấp vạn cái trò thổi lá vớ vẩn này.
cả bọn nghênh ngáo kéo đi. Đứa con gái đi một quãng xa rồi vẫn ngoái lại nhìn Loan, vẻ như không muốn dứt khỏi tiếng nhạc lá của em.
IV
Hôm nay Loan vào rừng sớm hơn thường lệ. Em nhớ rừng quá, nhớ bác họa sĩ quá.
Trời lạnh. Mùa đông đã tới rồi. Loan mặc chiếc áo bông có mũ trùm đầu mà mẹ may chắp lại từ những miếng vải và cốt bông lọc ra từ cái áo bông quân phục cũ của ba. Hai tay đút túi áo, bên vai khoác cái giỏ không, Loan bước đi thoăn thoắt trên con đường mòn quen thuộc, Lá khô lào xào dưới mỗi bước chân em. Nếu có ai thấy đứa bé đi một mình trong rừng lúc sáng sớm như vậy, hẳn cũng dễ lấy làm lạ. Nhưng Loan thì đi trong rừng như thể đi trong vườn nhà.
Khác với mọi bận, hôm nay Loan chưa vội tìm hái nấm mà đi thẳng tới chỗ cây chỏ nghìn tuổi gần đỉnh thác. Em định cứ ra đợi ở đó để được gặp bác họa sĩ đã, rồi sẽ đi tìm nấm cũng còn thong thả thì giờ. Tất nhiên Loan không quên thổi nhạc lá. Khi tiếng nhạc lá của Loan cất lên, những con chim trên cành cây cao cũng bắt đầu cất tiếng hót chào đón ánh mặt trời vừa hé.
Sương mù dần tan. Tiếng chim mỗi lúc một rộ, bao giọng chim cao thấp khác nhau như muốn hòa điệu cùng nhạc lá của Loan. Đôi lúc loan ngừng lại một chút, lắng nghe bản hòa tấu của chim, rồi tiếp tục chơi nhạc lá nhịp nhàng với bản hòa tấu kia. Giống như lũ bướm, bầy chim cũng dần dần bay tụ lại quanh Loan, di chuyển theo Loan, rộn ràng vui hót.
Chợt Loan nghe đâu đó có tiếng nhạc lá vẳng lại.
Loan thầm nghĩ: "Chắc là bác rồi"!
Em liền thổi một điệu để báo rằng em đã bắt được tín hiệu nhạc lá của bác. Lập tức, tiếng nhạc lá đằng kia cũng đáp lại. Một cuộc trò chuyện hết sức thú vị bằng nhạc lá, trên nền nhạc trầm trầm của ngàn cây, được nâng lên bằng bản hòa tấu hân hoan của bầy chim lượn bay trong nắng sớm.
Quả nhiên, khi tới suối, ngước nhìn lên phía đỉnh thác, Loan thấy bác họa sĩ đang ngồi dưới gốc cây chò nghìn tuổi, thổi nhạc lá chào đón Loan.
Loan chạy như bay tới bác, sà vào lòng bác. Bầy chim cũng lượn theo em, ríu rít quanh hai bác cháu.
Bác họa sĩ rút khăn tay lau những giọt mồ hôi lấm tấm trên khuôn mặt đỏ bừng của Loan. Bác bảo:
- Bác đoán không sai, hôm nay thế nào cháu cũng vào rừng sớm nên bác cũng đi thật sớm để cháu khỏi phải đợi.
- ôi, bác, bác thật là tuyệt vời!
- Tuần trước, bác chờ cháu mãi.
- Bác biết không, tuần trước, thế này này, để cháu kể bác nghe...
Nhưng em không kể, mà thổi một khúc nhạc. Khúc nhạc cất lên, u buồn thống thiết.
- Bác hiểu rồi. Bác biết là tuần trước cháu đi đâu.
Cháu thổi tiếp đi.
Bác họa sĩ lặng nghe, mái đầu cúi xuống, vẻ mặt trầm ngâm. Hồi lâu sau, bác nói, trong tiếng thở dài:
Bác cũng còn nhiều bạn đồng ngũ đã hy sinh chưa tìm được hài cốt.
Sau khi ba mẹ Loan và bác cường tìm thấy hài cốt của bốn liệt sĩ, đã cải táng tử tế gần nơi họ hy sinh năm xưa, trên một sườn núi phía tây thành phố. Và tuần trước, cha mẹ Loan đưa các cô chú cùng đơn vị cũ tới thắp hương, Loan cũng được cho đi. Chính cái buổi đi thắp hương ấy đã làm cất lên trong lòng em khúc nhạc tưởng niệm u buồn này. Chưa nghe Loan kể, chỉ nghe khúc nhạc, bác họa sĩ đã hiểu. Bác nhớ những người bạn bác đã hy sinh. Bác nhớ lại những năm tháng chiến đấu Bác bảo Loan:
- Cháu à, cháu đã cảm nhận được cái điều không thể nói thành lời. Những người chết không thể nói được nữa. Nhưng trong những người sống, lại có người nghe được những điều người chết muốn nói mà chưa kịp nói.
Bác thấy là cháu đã nghe được.
Bác họa sĩ đưa Loan đến thăm nhà bác. Phải đi khá xa. Nhà bác ở mãi tận bên kia thành phố, dưới dải núi phía đông. Hai bác cháu không đi qua thành phố mà toàn đi đường rừng. Bác họa sĩ bảo con đường này vẫn đúng là con đường mòn bác từng đi lại bao lần thời chiến. Từ một đỉnh dốc, bác dừng lại, khoát tay và kể với Loan: "Chỗ này bác suýt chết vì một trận phục kích.
Bác nhớ rõ vì đây là đỉnh dốc, vừa lên hết dốc thì bọn địch nằm phục sau các gộp đá kia bấm mìn định hướng và bắn tới tấp. Ba người bạn bác đi đầu bị trúng đạn chết nhưng trước khi tắt thở vẫn kịp bắn trả và ném lựu đạn về phía địch, nhờ vậy mà bác cùng năm người nữa đi sau vừa đánh trả vừa thoát xuống thung lũng an toàn, đi xuyên rừng về căn cứ. Bọn địch cho máy bay trực thăng thả xuống thêm một tiểu đội nữa, chúng giữ xác ba người của ta. mười ngày sau chúng mới rút, đơn vị cho người lên lấy xác ba đồng chí ấy nhưng xác đã rữa nát cả đành phải chôn tại chỗ bằng cách khuân các tảng đá chồng lên thành nấm mộ. Cũng may ba nấm mộ đã không bị mưa lũ cuộn đi. cách đây hai năm, sau nhiều lần thư đi tin lại, bác mới nhắm tìm được đơn vị cũ và thân nhân các liệt sĩ, dẫn họ tới hốt cốt đem về quê ngoài Bắc...".
Bác họa sĩ chỉ cho Loan thấy, tuy đã bị rêu phủ mờ qua bao năm tháng, nhưng những vết đạn trên các gộp đã nom còn khá rõ.
ở một quãng rừng khác, bác bảo:
- Khu vực này bị máy bay B52 ném bom rải thảm.
- Ném bom rải thảm là thế nào hả bác?
Bác họa sĩ thở dài yên lặng. Bác đang nhớ lại cái cảnh B.52 ném bom rải thảm mà lúng túng chưa biết thuật lại làm sao cho bé Loan hình dung được phần nào. Hồi lâu sau bác mới nói.
- Nghĩa là thế này cháu ạ, máy bay B52 là loại máy bay cánh to, chở được rất nhiều bom, nó cứ bay từng tốp ba chiếc dăng hàng ngang, đến khu vực đã định thì trút bom xuống, tốp này qua tốp khác lại trút tiếp, suốt cả đêm hàng mấy chục tốp, bom nổ thành từng vệt lớn trên mặt đất như cái thảm trải khổng lồ. Trận bom mà bác đang kể đây, nó ném trúng căn cứ của ta, hàng trăm người chết và bị thương. CÓ một khu vực chôn các đồng chí hy sinh từ các trận trước, bị bom xới lên lộn lạo hết. Phải chôn những người chết một lần nữa, xương cốt người nọ lẫn với xương cốt người kia, có những ngôi mộ bay đi mất tích, các mộ chí làm bằng những khúc cây cũng văng lung tung, thành thử nhiều ngôi mộ trở thành mộ vô danh...
Bác họa sĩ rút khăn tay lau nước mắt, giọng nghẹn lại:
- Cháu ơi, trên đất nước ta, mỗi gốc cây là một nấm mồ, mỗi bước chân người sống giẫm xuống nếu chạm vào một thân người đã chết vì chiến tranh.
Trẻ con khóc là sự thường. Nhưng người lớn khóc...
Loan nhìn bác họa sĩ, thấy thương bác vô cùng, thương mọi vật vô cùng. "Cháu ơi", trong cái tiếng khe khẽ cắt ruột ấy dường như dồn chứa bao nhiêu gửi gắm. Trí óc non nớt của em chưa thể nào hiểu hết, nhưng trái tim em thì lại tiếp nhận được, em cảm thấy mỗi gốc cây mỗi mô đá quanh em, mỗi tấc đất dưới chân em đều có linh hồn. Nhìn những hố bom ngập đầy cỏ dại, những thân cây lớn đổ gục ngổn ngang, mục rã trong cỏ, những thân cây bị phạt cụt, chẻ tướp, đứng trơ trơ giữa bãi đất trống, em nghe thấy tiếng rên siết của cánh rừng bị bom B52 năm xưa, nghe thấy cả tiếng gầm của trận mưa bom man rợ, cái thứ tiếng mà bấy lâu em chỉ biết qua phim.
Hai bác cháu đi rất lâu mới vượt khỏi cánh rừng bị bom B52, tiếp đến là một cánh rừng già còn sót lại sau các trận bom và các đợt đốt rẫy làm nương. Qua con suối lớn, qua một cái rẫy đã thành vườn cà phê, leo hết một cái dốc ngắn men theo sườn núi đá thì tới nhà bác họa sĩ.
ĐÓ là một ngôi nhà gỗ nhỏ, lợp lá mây, đứng tựa vào vách núi. Trước nhà, có một tảng đá hao hao giống một con nai đang nghếch đầu ngóng bạn, trên lưng nó khắc dòng chữ "Họa sĩ Phan Thạch". Loan reo lên: "A, bây giờ cháu đã biết tên bác. Bác Phan Thạch!
Bác Phan Thạch!". Bác Phan Thạch cười hà hà, dắt tay Loan:
"Nào, xin mời cô bé Loan vào thăm xưởng vẽ của họa sĩ Phan Thạch".
Họa sĩ Phan Thạch mở tung các cửa sổ. Căn nhà tràn ngập ánh sáng. Vách nhà treo đầy tranh. Đập ngay vào mắt bé Loan là một bức tranh lớn treo trên vách chính, đối diện với cửa ra vào, vẽ cảnh dòng suối trong có hai con nai đang cúi mình uống nước, lại có một em bé ngồi trên tảng đá giữa dòng thả chân xuống nước nhìn hai con nai với ánh mắt như thể em là bạn của chúng. Loan nhận ra dòng suối trong tranh chính là dòng suối trước nhà. Còn đứa bé kia, sao trông quen thế nhỉ? NÓ lại còn mặc áo nâu bạc giống hệt cái áo của Loan nữa chứ.
- Bác ơi, đứa bé này là đứa nào thế?
- à, nó là... là em cháu đấy.
- ơ, cháu làm gì có em?
- Cháu có một đứa em mà cháu không biết đấy thôi.
- Thế nó ở đâu?
- NÓ ở trong đó đó, trong bức tranh đó.
- Thế nó cứ ngồi thả chân xuống nước suất ngày thế à?
- ừ, nó cứ ngồi thế suốt ngày suốt đêm, suốt ngày này qua ngày khác, nó thích thế, nó chơi với hai con nai, với dòng suối, nó mãi mãi là đứa bé...
- ơ, hay nhỉ, nó cứ là đứa bé mãi mãi, cứ chơi với hai con nai với dòng suối mãi mãi thế ư?
- ừ, bây giờ bác sắp già hẳn rồi, mỗi khi nhìn nó bác tưởng như mình được sống lại tuổi thơ, và cháu, sau này cháu sẽ thành người lớn, nhìn nó, cháu sẽ nhớ lại tuổi thơ của mình.
Họa sĩ Phan Thạch toàn vẽ rừng. Rừng trong sương sớm, nắng sớm. Rừng trong hoàng hôn. Những dòng suối, những cái thác, những vách đá, một đám rêu, một cây nấm, một đàn sóc, một đàn nai... CÓ khi chỉ là một cái cây khô cụt ngọn bật nảy mầm xanh giữa khoảng rừng đỏ loét hố bom và nham nhở vệt cháy, mặt đất còn nóng hực hơi bom. CÓ khi lại là một con gấu bị thương (chắc do trúng mảnh bom hoặc trúng đạn thợ săn) đang lết đi vệt máu quệt dài trên bãi đá...
ở chiếc giá vẽ dựng nơi góc nhà, có một bức đang vẽ dở. Bé Loan lại gần, chỉ thấy hiện lên trong khung vải những nét phác mờ mờ bằng chì than.
- Bác ơi, bác đang vẽ bức tranh gì đây?
- À, bức này bác định vẽ một dòng suối, hai bên bờ suối có bãi đá, tiếp đến là những bãi cỏ non xen lẫn rừng thưa. Nhưng đặc biệt nhất là trong bức tranh này bác sẽ vẽ một cuộc quây quần rất thú vị của nhiều con vật ở rừng. Con hổ sẽ nằm trên tảng đá này. Con sư tử sẽ ngồi trên tảng đá này. Trên bãi cỏ mịn này là một đàn bướm bay quanh hai mẹ con nhà gấu đang nhảy múa cùng với mấy con sóc. Gần đó là một con trăn cũng ngóc đầu lên múa. Còn trên các cành cây này là những con chim đủ loại đang cất tiếng hót.
- ôi thích quá, bức tranh này chắc là sẽ đẹp lắm, vui lắm bác nhỉ. Bác vẽ mau lên đi.
Phải từ từ, bức này không thể vội được.
- à, bác ơi sao bác không cho một đứa bé vào đây cùng múa với tụi nó?
- Cho một đứa bé vào cùng múa ha? CÓ lẽ ý cháu hay đấy Bác sẽ đưa thêm bé loan vào đây cùng múa. Kìa, mải xem tranh, cháu quên cả cởi áo ngoài cho mát.
Cháu đi rửa mặt đi, có vòi nước đằng sau nhà.
- ơ, ở đây cũng có nước máy hả bác?
- CÓ chứ, nước máy của riêng bác, rất là đặc biệt.
Bác Phan Thạch vừa mở cửa sau, đã nghe tiếng nước chảy lóc róc vui tai. Loan háo hức bước ra. Trước mắt em là một cái ống nứa dài chẻ đôi đặt trên những cặp ống nứa buộc bắt chéo dựng đứng làm chân ống. Từ miệng cái ống nứa chẻ đôi tuôn ra một dòng nước trong vắt Không biết nước bắt nguồn từ đâu? Loan tò mò lần theo cái ống nứa chẻ đôi. Được một quãng, nó nối với các đoạn ống nứa khác cũng đặt trên các cặp chân không. Tất cả hơn một chục ống nứa nối nhau thì tới một vách đá. Tại đây, vách đá có một cái hõm nhỏ chứa đầy nước. Bên trên hõm đá, những giọt nước rỉ ra từ các kẽ nứt liên tục nhỏ xuống lóc bóc, lóc bóc.
Bác Phan Thạch bảo:
- Nước này từ các mạch trong lòng núi tiết ra, rất tinh khiết.
- Hay nhỉ, bác nhỉ, thích quá, ở nhà bác cái gì cũng thích!
Cháu biết không, từ những mạch nước li ti trong lòng núi, trong lòng đất mà sinh ra những dòng suối, rồi những dòng suối sinh ra những dòng sông...
Lóc bóc? Lóc bóc!
Bé Loan nghiêng đầu lắng nghe tiếng nhạc của những giọt nước tinh khiết từ trong lòng đá. Em ngẩn ngơ mường tượng đến con đường kỳ diệu của những mạch nước li ti không nhìn thấy được đã làm nên suối nên sông.
- Nào, bây giờ bác đưa cháu lên thăm vườn tượng của bác nhé.
Bé Loan sực tỉnh khỏi phút mơ màng về những mạch nước li ti trong lòng đất.
- Vườn tượng ở đâu ạ?
- Đây ở trên này.
Sau nhà, kề bên chỗ vòi nước, di hết một đoạn dốc đá là đến một khoảng sườn núi bằng phẳng, rộng thoáng.
Đây đó nổi lên những khối đá lớn nhỏ khác nhau.
Chúng nguyên là những khối đá tự nhiên đã nằm đó từ hàng triệu năm, họa sĩ Phan Thạch cứ nương theo hình dạng vốn có của chúng mà tạc nên những pho tượng theo cảm hứng của mình. ở những khối đá quá lớn thì ông chạm những bức phù điêu.
- Đây có phải tượng nàng tiên cá không hả bác?
- Đúng. Cháu thông minh lắm.
Chả là bé Loan đã từng được thấy người ta vẽ nàng tiên cá trong một cuốn truyện cổ tích.
Gần bức tượng "Nàng tiên cá" là bức tượng được đặt tên "Cõng em", Loan phải nhìn kỹ một lúc mới nhận ra hình dáng một đứa bé cõng em trên lưng đang leo dốc.
Nếu cháu có em, cháu cũng cõng nó đi chơi thế này.
Bao nhiêu lần cháu đòi mẹ đẻ em bé, mà mẹ cứ bảo mới có mình con đã gay rồi, đẻ em bé nữa lấy gì nuôi.
- Mẹ nói vậy thì cháu bảo sao?
- Cháu bảo để con lớn tí nữa con làm đỡ mẹ được nhiều hơn thì mẹ phải đẻ em bé, mẹ cháu ừ.
CÓ nhiều pho tượng, bác Phan Thạch phải giảng giải rất kỹ bé Loan mới hiểu được là tượng gì, và cũng chỉ hiểu lờ mờ, nhưng em vẫn thích.
Khu vườn tượng nằm dưới những cây rừng mọc lưa thưa, toàn là cây lâu đời rất cao, tỏa bóng trầm mặc.
Xen giữa những pho tượng, có các ngôi mộ đá. Bác Phan Thạch bảo đó là mộ các hệt sĩ mà bác tìm được khi đi vẽ lang thang trong rừng, đưa về mai táng tập trung ở đây để giữ gìn. Bác đã nhiều lần báo cho cơ quan thương binh xã hội nhưng chẳng hiểu họ còn bận gì mà không thấy ai hỏi han tới. Mỗi nấm mộ, bác đều đặt một tấm bia đá có khắc tên họ, năm sinh năm mất của liệt sĩ. Đôi tấm bia chỉ thấy đề "Chưa rõ tên".
Cuối khu vườn tượng, vách núi tự nhiên cong lại thành một mái vòm, và dưới chân vòm mở ra một cái hang. Lối vào hang được lát đá nom rất đẹp mắt, xua tan đi cái vẻ hoang sơ bí hiểm. Những đám cây mọc trên nóc vòm buông rễ lù xù càng khiến cửa hang thêm sinh động và hấp dẫn.
- Cháu thích vào thăm hang không?
- Thích... Nhưng mà cháu sợ... Cháu chưa bao giờ vào hang cả.
CÓ gì mà sợ. Trong hang rất thú vị.
Trái với sự hình dung của bé Loan, hang không tối mà lại sáng sủa. Hóa rả trên trần gần cuối hang có một lỗ trống bằng cái nong thông lên tận đỉnh núi. Giữa hang là một khối đá lớn. Hai bên hang là những khối đá nhỏ hơn, nhiều cỡ khác nhau, đã được đục đẽo thành tượng. Và khắp hang là vô số tượng lẻ bác Phan Thạch tạc ở ngoài đem vào bầy, bé Loan phải đi vòng quanh hồi lâu mới xem hết. Chỗ mà Loan tưởng là cuối hang, thực ra chưa phải tận cùng. Bác Phan Thạch bảo ràng hang này có thể còn nhiều khoang ở bên kia cái ngách đen ngòm bí ẩn cuối vách đá, bác cũng chưa có khi nào thật thong thả để thám hiểm hết.
Hai bác cháu trở lại cửa hang.
Khi thấy bác Phan Thạch cứ đứng ngẩng đẩu nhìn ngắm mãi mà chẳng nói năng chi, bé Loan bèn hướng theo ánh mắt bác, mới nhận ra ở phía trái cửa hang có một khối đá tự nhiên thon thẳng vút lên van vát và như tách khỏi vách núi. Nói đúng hơn thì khối đá là một phần của vách núi hơi trồi ra. Giữa khối đá độc đáo này. bác Phan Thạch đã đục một hốc nhỏ tạo thành một cái bát hương, trong có cắm một túm chân hương. Bên trên bát hương khắc dòng chữ:

BIA TƯƠNG NIỆM

LIỆT SĨ Lữ THỊ CHÂU UYÊN
Sinh ngày 5-8-1947 tại Hà Nội
Hy sinh ngày 17-11-1972
Tại rừng phía Đông thành phô núi
Bên trên các dòng chữ đó là bức phù điêu chân dung một người con gái.
Họa sĩ Phan Thạch rút trong túi ra mấy nén hương, châm lửa cắm vào bát hương, chắp tay đứng lặng trước bia tưởng niệm. Rồi ông quay ra đưa tầm mắt hướng mãi vào chốn vô định trước cửa hang. Từ chỗ hai bác cháu đứng có thể nhìn bao quát một vùng rừng mênh mông.
Bé Loan rụt rè kéo áo họa sĩ Phan Thạch, khẽ hỏi:
- Bác ơi, liệt sĩ Lữ Thị Châu Uyên là ai?
Nghe tiếng bé Loan hỏi. họa sĩ Phan Thạch như chợt tỉnh. ông cúi xuống bồng em lên, khẽ thủ thỉ.
- Để rồi xong đợt vẽ này, bác sẽ kể cho cháu nghe. ĐÓ là một câu chuyện dài...
Nhưng họa sĩ đã không kịp thực hiện được lời hẹn ấy.