Vào Truyện

Ðêm nào Meir Bontz có thể cho phép mình ngủ, là gã thả đầu bịch xuống gối như tảng đá, và nếu không bị quấy rầy thì gã đánh thẳng một giấc mười hai tiếng. Nhưng đêm nay, gã thức dạây lúc rạng sáng. Mí mắt thao láo và không cách nào chớp lại được. Thân hình to lớn, vạm vỡ của gã trăn trở, co giật. Nỗi đam mê và lo âu bao trùm lấy gaọ Khó mà gọi Meir Bontz là một người nhút nhát. Lúc còn niên thiếu, gã từng là một tên trộm, nạy két. Trong cái sào huyệt câu kết kết bọn đầu trộm đuôi cướp, toàn những tay chai lì cả, gã biểu dương sức lực của mình. Không tên nào co gập được cánh tay của gaọ Meir hay dùng cơ bắp mình để cá độ kiếm ăn và nhậu nhoẹt. Gã có thể ngốn nửa con ngỗng và uống cho tiêu đi bằng cả tá vại biạ Gặp trường hợp hiếm hoi lúc bị tóm, gã có thể bẻ gẫy còng hoặc phá tan cửa xe tuần. Sau khi lấy vợ, gã được bổ vào làm trong Hội An táng Từ thiện của thành phố Warsaw, nơi cung cấp khăn liệm và đất chôn cho người bần cùng. Gã đi vào sống đời lương thiện. Thời quân Nga còn cai trị Ba Lan, lương gã 20 rubles mỗi tuần, sau này khi quân Ðức chiếm đóng, lương Ðức mã cũng tương tự như vậỵ Gã cắt đứt giao du với tụi trộm cắp, bọn đầu nậu và ma coỈ Gã phải lòng một giai nhân, Beilka Litvak, cô đầu bếp của một gia đình giàu có ở phố Marszalkouskạ Nhưng dần dà, gã nhận ra mình đã lấy vợ lầm. Một là Beilka không sanh đẻ gì được. Hai là mụ ta ho khạc ra máụ Ðiều thứ ba, gã không thể nào chịu được cách phát âm của mụ”Lợn Litvak”, gã gọi giọng phát âm của mụ như vậy. Không những thế, nhan sắc của mụ còn bị sa sút. Mỗi khi giận dữ, mụ trù ẻo gã bằng những lời nguyền rủa mà trong đời gã chưa từng nghẹ Mụ biết đọc, hàng ngày mụ đọc truyện đăng dài kỳ trên báo Yiđish, chuyện về những bà bị gạt gẫm, những vụ lừa bịp, và trẻ mồ côi bị dụ dổ Trong bữa ăn, Meir Bontz thích nghe máy hát chơi những điệu nhạc kịch, song ca và thánh ca, nhưng Beilka càu nhàu rằng cái máy hát làm mụ nhức đầụ Cuộc cãi vã thường nổ ra vào chiều thứ Sáu, chỉ vì Meir thích ướp cá đông với đường, như bà mẹ quá cố vẫn hay làm, trong khi Beilka thì lại đòi ướp với tiêụ Có vài lần, Meir đánh Beilka bất tỉnh, rồi thì sau đó lại phải rước thầy lang Zeitag hoặc bác sĩ Kniaster tới.
Gã đã toan tẩu thoát khỏi thành phố Warsaw nếu thượng đế không gửi Elka Ðỏ tới. Elka Ðỏ chính là người phụ trách những tử thi nữ, may áo liệm, và lau rửa họ trên cái bàn rửa đồ tế lể Elka Ðỏ thiếu may mắn. Ả tự vào tròng lấy một lão chồng bệnh hoạn--cáu kỉnh và dở người đáng để bị tống cổ. Thêm nữa, lão còn giở chứng lười biếng. Tên lão là Yontche. Lão hành ghề đóng sách. Trong trận Thứ Tư Ðẫm Máu, năm 1905, khi quân Cossack giết hàng loạt nhà cách mạng đang kéo về toà đô sảnh để đòi hiến pháp từ Nga Hoàng, Yontche bị trúng đạn ngay xương sống. Ít lâu sau lão lại bị mổ mất một quả thận tại bệnh viện phố Czysta, và lão không bao giờ hồi phục lại được nữạ Elka có hai mụn con với lão, cả hai đều chết vì bệnh tinh hồng nhiệt. Mặc dù quá bốn mươi, hơn Meir ba tuổi, trông ả vẫn như còn con gái. Mái tóc hung đỏ của ả cắt kiểu bum bê Hòa Lan, không một đốm bạc. Elka nhỏ và thon người. Mắt ả xanh như mắt mèo, mũi hơi khoằm, má đỏ như táọ Mãnh lực của Elka nằm ở miệng. Khi ả cười, bạn có thể nghe cả nửa dãy phổ Khi ả mắng chửi ai, chữ nghĩa, câu cú cứ vọt từ cái lưỡi bén cho tới nỗi bạn chẳng còn biết nên khóc hay cười. Elka có một hàm răng kiên cố, khi xông trận, ả có thể táp như một con chó cái.
Lúc Elka bắt đầu làm việc ở Hội và Meir quan sát thấy cái tính điên khùng của ả, gã cảm thấy sờ sợ à Ả giễu cợt với người chết như thể họ còn sống. “Nằm yên đó, im đi!” ả mắng tử thi. “Ðừng dở trò. Tụi tôi đóng cô vào thùng hàng gửi đi bây giờ. Cô đã nhảy nhót mấy năm ròng rồi, giờ tới lúc ngủ ngon nha!”
Có lần Meir thấy Elka lấy điếu thuốc từ miệng ả cắm vào môi tử thi. Meir nói không nên làm vậỵ “Ðừng bận tâm,” ả nói. “Ðằng nào em cũng sẽ bị ăn đòn tơi bời dưới âm phủ mà, thêm một cái nữa nhằm nhò gì.” Và ả tự đét vào mông mình một cái!
Chẳng bao lâu, Meir Bontz đã phải lòng ả, với nỗi đam mê mà gã chưa bao giờ nghĩ là mình lại có thể như vậy. Gã khao khát ả ngay cả khi họ đang ở với nhà. Gã chẳng bao giờ chán kiểu nói cay độc của Elka.
Thời còn nhỏ, và cả sau này, Meir Bontz vẫn thường huênh hoang rằng gã không đời nào bị giải yếm đàn bà buộc vào. Nếu cô nào bắt đầu làm eo hay mè nheo, gã sẽ nói họ vào hoả ngục đi cho khuất mắt. Gã thường nói, trong đêm con mèo nào cũng xám cả. Thế mà, gã không kháng cự lại được Elka. Ả trêu chọc gã một cách hồn nhiên tầm vóc to con và sức ăn phi phàm, bàn chân to tướng và giọng nói ồ ề của gã. Ả gọi gã là “trâu”, là “gấu”, và “bò”. Ả giỡn, ả thắt bím mớ tóc thô cứng cho gã, như Delilah làm cho Samson. Chuyện Elka và Meir muốn hẹn hò không phải dễ Cả hai không thể đến nhà nhà Họ tìm đến những phòng trọ loại qua đêm mà bạn không cần đăng kỳ Ðơn giản thế thôi họ cũng không thực hiện được; chưa kịp bước chân ra khỏi nhà là họ đã được phái tới một cảnh tượng tang thương--kẻ bị xe cán, người thì treo cổ tự tử, kẻ nhảy lầu, hoặc bị chết cháỵ Những vụ như vậy cảnh sát đòi hỏi phải có xét nghiệm tử thi, người dân phải luồn lách hoặc đút lót vì việc xét nghiệm tử thi trái với luật đạo Do thái. Elka Ðỏ lúc nào cũng có cách. Ả nói tiếng Nga, tiếng Ba Lan, và khi quân Ðức chiếm đóng Warsaw, ả tập tành nói chuyện với cảnh sát của họ bằng tiếng Yiđish pha tiếng Ðức. Ả tán tỉnh bọn bắp-cải-muối(1) này và khéo léo đút giấy bạc vào túi chúng.
Rồi thì Elka Ðỏ cũng xoay sở được cho Meir Bontz về làm phụ tá, đánh xe tang rồi sau đó làm tài xế riêng của ả--Hội vừa kiếm được chiếc xe dùng việc phái đi chở xác từ vùng ngoại ô tới những thị trấn nghỉ mát dọc tuyến đường Otwock, và thế là Meir học lái xe. Ðôi khi cặp tình nhân phải lái chuyến đêm băng qua những cánh đồng và những khu rừng--nhờ đấy họ có có cơ hội tuyệt nhất cho việc ái ân. Elka Ðỏ ngồi cạnh Meir và soi cặp mắt diều hâu lùng cho ra một chỗ để ngả lưng yên ổn. Ả sẽ nói, “Xác chết phải chờ mình chờ. Làm gì gấp dữ vậy. Mồ mả không bị ôi đâu!”
Elka vừa hút thuốc vừa hôn Meir và đôi khi ngay cả lúc ăn nằm. Thời kỳ sanh nở của ả đã qua nhưng vào mấy năm gần đây nhục dục ngày càng tăng. Mỗi khi Meir gần ả, gã muốn quên mình đang làm việc cho cái hội mai táng, nhưng Elka không để cho gã quên. Ả cứ nói, “Ối, Meir à, bao giờ anh lăn ra chết làm cái xác nặng chịch. Chắc phải cần tới một toán tám người khiêng hòm lận!.”
“Câm mồm lại!”
“Bộ run hau Có ai thoát khỏi cảnh ấy đâu.”
Elka Ðỏ dần tiêm nhiễm hấp lực kiểu ấy vào Meir đến đỗi những chuyện lúc đầu có vẻ ghê tởm vậy mà bây giờ lại thu hút gã. Gã nói bằng lời lẽ của ả, bắt đầu hút loại thuốc lá của ả, và chỉ ăn món mà ả ưa thích. Elka chưa bao giờ say, nhưng sau một ly ả trở nên xấc xược hơn bao giờ hết. Ả báng bổ, trêu ngươi Thần Chết, các thần huỷ diệt dưới âm phủ, và chư thánh trên Thiên đàng. Có lần Meir nghe ả nói với một xác chết, “Ðừng bực mình xác ơi, an nghỉ đi. Ngài đã để lại cho vợ ngài mớ hồi môn kha khá và kẻ thừa kế, hắn sẽ được ngồi mát ăn bát vàng với bả.” Rồi ả cù nách người chết.
Nghĩ ngợi nhiều không phải là tính cách của Meir Bontz. Chỉ vừa chú tâm một chút là đầu óc gã đã mù mịt và cảm thấy buồn ngủ. Gã thừa biết lối xử sự của Elka với người chết là do động lực dại dột nào đó đã chêm vào đầu ả, nhưng gã tự nhủ mọi người đàn bà gã từng quen biết ai cũng có những điểm đặc dọ Meir từng cặp với một cô cứ ra lệnh cho gã dùng dây da quất và nhổ lên người cô ta. Rồi mấy bận ngồi tù gã được nghe toàn những chuyện dựng tóc gáy do những tội phạm khác kể.
Vậy mà từ ngày cặp với Elka, bao ý nghĩ cứ ào tới tấp như bầy châu chấụ Tối nay gã ngủ nhà - gã giường này, Beilka giường bên. Ðược hồi lâu, gã bỗng thức dậy với tâm trạng lo âu của kẻ gặp chuyện chới với. Beilka ngáy, mũi phì phò, rồi lại thở sườn sượt. Gã đã đưa đề nghị ly dị song vẫn tiếp tục trợ cấp nhưng Beilka từ chối. Trong bóng đêm, gã chỉ thấy có Elka trước mắt. Ả đùa cợt và gọi gã bằng những tên kỳ quặc. Ai chứ Elka và tính nết na thì cách nhau vời vợi. Mấy năm ả đã hành nghề buôn hương bán phấn ở phố Grzybowska. Hẳn là ả đã tiếp đàn ông còn vô số hơn là tóc trên đầu gã. Ả đã từng chết mê chết mệt tay ma cô Leibele Marviche, đã bị Feivel Mù đâm chết. Tới giờ ả vẫn còn khóc tức tưởi mỗi khi nhắc đến cái tên ma cô ấỵ Cũng vậy thôi, Meir sẵn sàng cưới nếu ả thoát khỏi ách lão Yontche. Có người mách với gã rằng bên Mỹ có nhà loại nhà quàn tư và có người giàu sụ nhờ cái ngành làm ăn táo bạo nàỵ Meir có một giấc mơ: gã và Elka qua đất Mỹ mở nhà quàn. Lão Yontche chết vì ho lao, còn Meir tống khứ được Beilka. Trên Ðất Mới sẽ không còn ai biết được tội phạm của gã hay cái nghề làm đĩ của Elka. Cả ngày ắt họ sẽ bận rộn với những tử thi, và chiều chiều họ sẽ đi tới rạp hát. Meir sẽ trở nên một thành viên của một hội đường Do thái giàu có. Họ sẽ sanh con trai con gái và sống trong ngôi nhà riêng. Những tử thi hạng giàu có nhất của cả thành phố New York sẽ được mang đến nhà quàn của họ. Một ý tưởng man rợ chợt loé lên trong đầu Meir - họ còn chần chờ gì nữạ Gã có thể hoá kiếp Beilka trong chớp nhoáng; chỉ cần xiết cổ mụ một cái một. Còn Elka có thể chuốc cho Yontche một viên thuốc. Ðằng nào cả hai cũng đều là kẻ bệnh hoạn, khác chi đâu nếu họ tàn đời sớm hay muộn hơn một năm?
Một nỗi sợ hãi ập xuống gã từ những ý tưởng này, và gã bắt đầu lầm bầm và gãi sột soạt. Gã bật ngồi dậy mạnh tới nỗi lò xo giường kêu cót két.
Beilka tỉnh giấc: “Sao cứ oằn oại như rắn thệ Yên cho tôi ngủ nào!”
“Ngủ đi, lợn Litvak!”
“Ông ngứa ngáy rồi, phải không? Ngày nào tôi còn thở ngày ấy con đó chớ hòng làm vợ ông được. Suốt đời nó phải là con đượi, con đĩ rạc, đĩ thoã, con điếm thối ở số 6 phố Krochmalnạ Lạy cha trên trời cho nó cháy thiêu cháy rụi!”
“Câm mồm, mụ già! Không thì mụ chết ngay tại chỗ bây giờ!”
“Muốn giết tôi hau Giỏi thì lấy dao đâm ngay đi. Sống như thế này thì chết mới là Thiên đàng.” Beilka bắt đầu ho, khóc rồi khạc nhổ.
Meir ra khỏi giường. Gã thừa biết Elka đã ngập ngụa trong cái nhà thổ ở đường Grzybowska, nhưng số 6 phố Krochmalna là điều mới với gã. Rõ ràng Beilka rành Elka hơn gã. Gã nổi giận điên lên, muốn hét thật to và túm tóc Beilka lôi đi. Gã biết nhà thổ số 6 phố Krochmalna, một cái hầm chứa không cửa sổ, một nấm mồ sống. Không, không thể nào như vậy được, mụ ta chỉ đặt điều. Gã cảm thấy buồn nôn.
Ngày tháng trôi về đâu, Meir cũng không rõ. Beilka bị thổ huyết hết cơn này qua cơn khác, Meir phải đem mụ vào viện điều dưỡng ở Otwock. Bác sĩ nói mụ chẳng còn hưởng dương bao nhiêu nữa, nhưng dù sao, với không khí trong lành ở đó, họ giữ linh hồn mụ được le lói. Meir phải trang trải phí tổn cho mụ. Bấy giờ gã mới có được căn hộ riêng cho mình, và Elka lui tới thoải mãi. Còn lão chồng của Elka thì nằm bệnh tại nhau Nhưng cặp tình nhân cũng không có thời giờ với nhau được. Sau khi chiến tranh bùng nổ trong cái ngày Ab(2) năm 1914, những vụ bắn giết, đâm chém và tự tử lại gia tăng gấp mấy lần. Dân tị nạn gần khắp nửa quốc gia Ba lan đổ xô về thành phố. Chiếc xe đen liên tục dùng để đi gom xác. Ngay đến một giờ dành cho lạc thú, Meir và Elka cũng không có được. Chuyện tình của họ chỉ rặt có nói chuyện, hôn hít và những dự tính. Lúc quân Ðức chiếm đóng thành phố Warsaw, nạn đói và dịch sốt phát ban đã dọn vắng tanh toàn bộ những tòa nhau. Vậy mà Elka chẳng mất đi cái tính bông lơn. Cái chết vẫn là chuyện đùa với ả -- một cơ hội để rủa xả thượng đế và con người, để lập đi lập lại rằng mạng sống treo trên đầu sợi tóc, rằng niềm hi vọng là cạm bẫy, rằng những lời hứa hẹn về một thế giới đang đến, về Ðấng Cứu Tinh và sự Phục sinh đều chỉ là những lời dối trá, còn những gì mà không mau chụp bắt lúc này sẽ tiêu tan vĩnh viễn. Nhưng để chụp bắt chúng, bạn cần thời gian. Elka than thở, “Ðể rồi xem, Meir ạ, mình sẽ không có ngay cả thời giờ để mà chết đâu!”
Elka gần như nhịn ăn. Ả chỉ nhấm nháp mẩu bích-qui, miếng xúc-xích, thanh súc-cù-là. Ả uống rượu mạnh và hút thuốc. Meir sống theo Elka bằng những loại thức ăn không cần nấu nướng. Nửa đêm, cái điện thoại sẽ reng lên và họ được vời tới đồn cảnh sát, tới bệnh viện Do thái ở phố Czysta, tới bệnh viện Ðiều trị Bệnh dịch ở phố Pokorna, hoặc nhà xác. Họ không còn được nghỉ lễ Sabbath (3) hay ngày nghỉ mát. Nhân viên trong Hội ai ai cũng có ngày nghỉ hè, nhưng chẳng ai có thể hoặc thay thế cho Elka và Meir được. Họ là những người duy nhất có liên hệ chính thức với cảnh sát, những nhà chức trách dân sự, quân đội, viên chức canh giữ nghĩa trang Gesia và Praga.
Căn hộ của Meir ngày càng bụi bặm và bị bỏ b. Xi măng tường bị tróc lờ Từ khi những người ở thôi trả tiền thuê, chủ nhà cũng ngưng sửa chữạ Ống nước đông đá bị bể không ai sửa. Cầu tiêu thì bị nghẽn. Hoạ hoằn, Elka có dịp ở lại đêm với Meir định chỉnh đốn mọi việc, thì cái điện thoại luôn luôn phá bĩnh. Cặp tình nhân bị gọi tới phục dịch đám nạn nhân bị bắn, bị chết cháy hoặc đứng tim dọc đường. Khi điện thoại reng, Elka thường la lên, “Chúc mừng, Thần Chết đến rồi!” Và trước khi Meir kịp hỏi chuyện gì, ả đã vội mặc quần áo vào.
Nga hoàng thoái vị ở Ngạ Quân Ðức bắt đầu hứng sự thất bại ở tiền tuyến. Bằng một cách hên xui may rủi nào đó, Ba Lan được độc lập, nhưng sự kiện này không làm giảm đi bệnh tật và chết chóc. Nền hòa bình hưởng được ngắn ngủi, rồi quân Bolshevik xâm chiếm Ba Lan. Một lần nữa, dân tản cư từ khắp các tỉnh xâm nhập thành phố Warsaw. Tại những thị trấn mà quân Bolshevik chiếm đóng, họ bắn chết giáo sĩ Do thái và người giàụ Dân Ba Lan thì treo cổ người Cộng Sản. Lão Yontch qua đời nhưng Elka không làm lễ shivah (4). Meir mù chữ, vì thế phải cần đến ả để đọc các văn kiện, ký giấy tờ, điền tên và địa chỉ. Nhờ làm nhiều giờ, họ kiếm bộn bạc nhưng lạm phát làm số bạc ấy mất giá. Hàng trăm rubles Meir dành dụm phòng khi túng thiếu giờ trở nên vô dụng, nằm trong cái hộc bàn mở toang, đến trộm cũng chẳng thèm rớ tới. Elka có sắm vài món nữ trang mà không có dịp nào đeo vàọ Có lần Meir hỏi sao ả không đeo vài đồ trang sức con con, ả nói, “Ðeo dịp nào? Rồi anh sẽ bỏ chúng vào trong túi áo liệm tôi.” Ả đang ám chỉ câu tục ngữ “áo liệm không có túi”
Lâu nay Meir suy ra Elka không chỉ giễu cợt thây ma mà thôi, dường như cái chết của chính ả cũng đem ra làm trò, chế nhạo, tức là chỉ có Quỉ mới hiểu được. Meir không ưa nói chuyện chết chóc, nhưng Elka có dịp là cứ nói rằng việc ả đang làm hẳn rồi sẽ tới phiên người ta làm cho ả. Ả đã lo liệu một mảnh đất ở nghĩa trang Gesia của Hội để cho với giá hời. Ả bắt Meir hứa sau khi qua đời gã sẽ được nằm cạnh ả chứ không phải cạnh Beilkạ Meir hay phát khùng vì ả: ả chỉ mới bắt đầu cuộc sống, sao lại nói gở kiểu này?
Nhưng Elka vặn lại, “Sợ rồi hả, Meir? Ai biết chuyện ngày mà. Thần Chết không xem lịch đâu!” Cả nhà ả đều chết trẻ - bố, mẹ, em gái Reitza, em trai Chaim Fishl. Sao ả lại tốt số hơn họ được?
Meir nhận cú điện thoại từ Otwock báo cho hay mụ Beilka đã qua đờỴ Sáng ấy vẫn như mọi bữa ăn điểm tâm. Mụ còn ráng đọc mục truyện dài trên tờ báo Yiđish, nhưng tới bữa trưa y tá vào đo nhiệt thì phát hiện mụ đã tắt thờ Meir muốn một mình đi Otwock, nhưng Elka khăng khăng đòi đi theọ Như thường lệ, ả có thể Vì Meir đã dọn phần mộ cho gã cạnh Elka, nên Beilka được an táng ở Karczew, ngôi làng gần Otwock. Dẫu cho các bà trong Hội An Táng Karczew cho đó là phạm tội thánh. Elka rối rít lo cho thi thể của Beilka, lau rửa mụ bằng lòng đỏ trứng gà và may áo liệm cho mụ.
Elka hét vọng xuống huyệt của Beilka, “Tụi tôi rồi sẽ đi đến với mụ, không phải mụ đến với tụi tôi đâu nhè Mong mụ can thiệp cho tụi tôi ở Trên ấy!”
Bây giờ tưởng chừng Meir và Elka sẽ cưới nhau ngaỵ Sao lại phải ôm hai căn? Giữ hai hộ? Thế mà Elka cứ trì hoãn. Ả hẹn lần một năm sau. Ả đọc đâu đó rằng hồn ma còn quanh quẩn bên người thân cho đến ngày giỗ đầu. Một năm sau Elka lại viện cớ khác. Ả muốn đổi căn hộ, sắm sửa đồ đạc, có tủ áo quần riêng, nghỉ dài phép (ả có cả mấy năm nghỉ mát dồn lại) và đi du lịch Paris. Ả ăn nói đủ kiểu, lúc nghiêm túc, lúc giễu cợt. Meir Bontz nào có quên được giấc mơ nước Mỹ, nhưng Elka lý lẽ, “Anh cần gì ở Mỹ nào? Anh cũng chẳng sống muôn đời ở đó được đâu.”
Có một đêm Meir và Elka xoay sở chuồn khỏi việc và Meir ở lại nhà à Elka cầm bàn tay Meir đưa lên vú bên trái của ả. “Sờ đi, Ngay đây nè,” ả nói.
Meir cảm thấy có gì cưng cứng, “Gì vậỷ”
“Cục bướu. Mẹ em chết vì n ó. Dì Gittel cũng vậỵ”
“Sáng mai việc trước tiên là tới ngay bác sĩ khám.”
“Bác sĩ hả? Nếu mẹ tôi đừng vội gặp bác sĩ, ắt bả được chết thoải mái rồi. Mấy cha đồ tể đó chặt bả ra từng khúc. Em không tới nỗi ngu như vậy đâu, Meir à.”
“Biết đâu cái bướu đó không bị việc gì!”
“Không, Meir ơi, nó là cái án lệnh từ trển gửi xuống.”
Những lời này giúp để kích thích ả, và việc vuốt ve, hôn hít bắt đầu. Elka thích nằm giường chuyện trò, tra hỏi gã những người tình cũ, cuộc phiêu lưu của gã với những bà có chồng. Ả luôn đòi gã phải so sánh ả với những người khác và nêu những những điểm nào mà ả hơn họ. Lúc đầu, Meir không ưa cái lối tra khảo này, nhưng luôn luôn với Elka, gã đã quen dần. Lần này, Elka nói kì thực cả Hội lẫn Meir không thể nào xoay sở nếu thiếu ả. Ả sẽ phải huấn luyện một phụ nữ khác để thay thế mình, để truyền nghề. Và hơn thế nữa, người đàn bà mới này có thể thay thế chỗ của Elka trong đời Meir.
Meir đặt bàn tay nặng trịch trên miệng Elka nhưng ả la lên, “Bỏ tay ra!” và ả cắn vào gan bàn tay g ã.
Kể từ đó, mỗi khi họ lái xe vòng vòng trong đêm, ngay cả ban ngày, Elka lại tiếp tục nói về cái chết. Khi Meir than phiền không muốn nghe bẻm mép kiểu ấy, Elka sẽ nói, “Làm gì dữ vậỷ Tôi đâu phải con bê mà sợ tên đồ tể.”
Elka đâu phải chỉ nói suông. Bỗng dưng một người em bà con hiện ra, một cô gái tỉnh lẻ, đen đúa như quạ, mắt xếch như dân Tartar. Tuy Elka nói cô ta hai mươi bảy tuổi, còn Meir trông vẻ bên ngoài đã quá ba mươi. Như Elka, cô ta uống rượu mạnh và hút thuốc. Tên là Dishka. Khó mà tin được là cô ấy và Elka có họ hàng. Elka hoạt bát tinh nghịch, Dishka thì ăn nói đắn đo. Không một nụ cười hiện trên miệng hay trong ánh mắt đen ảm đạm của cô ta. Vừa gặp mặt là Meir đã thấy ghét. Elka đem cô theo tới nhà quàn. Cô ta giúp Elka rửa ráy tử thi và may áo khâm liệm. Dishka đã từng làm thợ may, gốc miền quê, cô khéo tay hơn cả Elka trong việc xé vải gai -- vì kiêng cữ xài kéo--và đường chỉ khâu. Có lần Elka mắc phục dịch trong thành phố, Dishka theo Meir trên xe tang đến một vùng ngoại ô nơi người ta tìm được xác một người Do thái bị giết. Suốt chuyến đi Dishka không hề mở miệng. Rồi bỗng nhiên cô nàng đặt bàn tay trên đầu gối Meir, bắt đầu vuốt ve và kích thích gã. Meir cầm tay ấy và đặt nó lại lòng cô nàng. Ðêm đóù gã nằm thao thức đến rạng sáng. Sọ gã gần như vỡ tung vì nghĩ ngợi đủ điều. Gã vừa toát mồ hôi vừa cảm giác ớn lạnh chạy dọc cột sống. Gã có nên ép Elka tống khứ Dishka? Gã có nên bỏ lại tất cả và thoát thân qua Mỹ? Gã có nên chờ tới lúc Elka qua đời rồi tự cứa cổ trước mộ ả? Gã có nên từ bỏ việc Hội An Táng để đổi sang làm kẻ gác-dan hay tài xế xe tải? Thiếu Elka, nghĩ ngợi lung tung mọi thứ có vẻ rỗng tuếch. Meir chưa bao giờ say rượu một mình, nhưng bây giờ gã khui một chai rượu trong bóng đêm và dốc hết nửa chai. Ðây là lần đầu gã cảm thấy nỗi kinh hoàng trùm lấy mình. Gã biết rằng Dishka sẽ mang vạ tới cho hắn. Không ai có thể thay thế Elka. Meir đứng chết lặng bên cửa sổ nhìn đăm đăm bóng đêm và tự nhủ, “Toàn bộ chuyện khốn nạn này từ nay không còn đáng một xu.”
Elka nằm liệt giường. Bướu vú bên này đã lan sang vú bên kia như thể chùm bướu lây lan qua có một đêm. Elka đau đớn đến mức bác sĩ dùng tới liều nha phiến. Giáo sư Mintz cố thuyết phục Elka vào bệnh viện Do thái để điều trị bằng quang tuyến. Có thể ả được mổ để vớt vát khỏi chết sớm. Nhưng Elka nói với ông, “Với tôi, chết sớm còn hơn là cứ bệnh hoạn dai dẳng. Tôi đã sẵn sàng ra đi.”
Bệnh hoạn thế mà Hội vẫn cầm chân giữ việc Elka Meir vẫn phải tường thuật mỗi thi thể, mỗi cuộc an táng với à Tuy khi dể Dishka là quê mùa, gã phải công nhận cô ta có những điểm tốt. Khi Elka liệt giường, Meir dọn đến chỗ ả, còn Dishka thì dọn đến chỗ của g ã. Cô ta quét dọn, tự ý vứt hết những chén đĩa cũ và nồi niêu bể của Beilka bỏ quên. Cô còn thuyết phục được chủ nhà sơn phết, trám trần nhà, và lát sàn mới. Mỗi buổi sáng, Meir gặp Dishka ở Hội hay ở chỗ, cô thường mang đồ ăn cho gã - không phải bánh bích-qui hay súc cù là, những thứ Elka ăn để cầm chừng, mà là thịt gà, thịt bít-tết, và thịt viên. Elka chỉ cần một cốc rượu là bắt đầu bẻm mép, nhưng Dishka thì có thể uống liên tu và vẫn tỉnh táo. Meir không thể hiểu được cô ta. Làm sao thị mẹt này lại có thể nẻ ra từ cái làng tồi tàn được chứ? Cô tiếp thu nghị lực từ đâu? Kinh nghiệm bản thân dạy cho Meir biết rằng dân thị trấn nhỏ đều là những hạng hèn hạ đáng thương, nhu nhược dại dột, lúc nào cũng sụt sùi, than vãn.
Một ngày kia, người đàn bà trông nom Elka ngã bệnh và người để thay thế bà ta lại đi thăm đứa con gái qua đêm ở Pelcowizna. Elka được thầy lang Zeitag tiêm thuốc. Meir ngồi bên giường cho tới khi ả ngấm thuốc. Trước khi thiếp ngủ, ả đòi Meir nghiêm trang thề sau khi ả qua đời gã sẽ lấy Dishka, nhưng Meir từ chối. Sáng nay, gã bị chuông điện thoại đánh thức từ tờ mờ. Một diễn viên thủ vai một người tình nhiều năm trên sân khấu Yiddish, thoạt đầu ở rạp Muranow rồi sau ở nhiều rạp khác và lưu diễn, vừa từ trần tại viện điều dưỡng ở Otwock. Ở phố Smocza, một tay nấu rượu gây hỏa hoạn giết chết năm đứa trẻ. Một thanh niên ở phố Nowolipski treo cổ tự tử và cảnh sát muốn khám nghiệm tử thi. Meir tắm gội và cạo râu. Elka nghe tin, muốn biết thêm chi tiết. Ả biết diễn viên ấy và hâm mộ tài diễn xuất, hát cùng pha trò của ông ta. Mọi cái chết đó trong một ngày khiến tinh thần Elka hồi sinh, ả nói năng với giọng khoẻ khoắn một hồi. Chị trông coi ả 10 giờ rồi vẫn chưa thấy tới, và Meir miễn cưỡng để ả một mình, nhưng Elka nói, “Còn gì xảy ra cho em nữa chứ?” nheo mắt mỉm cười.
Cả ngày, Meir và Dishka bận rộn đến nỗi không còn thời giờ mà ăn uống. Meir thử bắt chuyện với Dishka về thảm kịch của lũ trè Dishka không lên tiếng. Meir nhớ lại gặp hoàn cảnh tương tự Elka bao giờ cũng sẵn có một lời bình phẩm thích hợp. Gã thấy mình không thể sống với một người bản tính như Dishka dù là đôi ba tuần.
Theo lệ, viện điều dưỡng giữ tử thi trong phòng lạnh cả ngày và chỉ đưa ra vào giấc khuya để tránh gây hoảng sợ tới bệnh nhân khác. Suốt ngày, Meir và Dishka bận bịu việc trong thành phố, tới chiều tối họ mới khởi hành đi Otwock. Ðêm mù mịt và mưa, không trăng sao. Meir cố bắt chuyện nhiều lần nhưng Dishka trả lời cộc lốc đến nỗi chẳng bao lâu gã không còn gì để nói. Cô ta suy nghĩ gì trong suốt khoảng thời gian này, Meir thắc mắc. Cáu kỉnh -- chẳng còn gì khác. Ban ơn cho bạn bằng việc ngồi cạnh bạn.
Họ lái xe qua Nghĩa trang Praga. In trên nền trời đỏ rực của thành phố lớn, đám bia mộ trông như một rừng nấm dại. Meir bắt đầu nói theo giọng điệu Elka: “À, thành phố của người chết. Tự mình hao mòn rồi nằm xuống. Cô có tin vào Thượng đế không?”
“Tôi không biết,” Dishka đáp sau một hồi lâu im lặng.
“Vậy thì ai tạo ra thế gian?”
Dishka không đáp lại khiến Meir cáu giận. Gã nói, “Sanh ra đời làm gì nếu kết liễu là như thế đấy? Ở phố Karmelicka có căn nhà của giai cấp thợ thuyền, người ta gọi tên nó như vậy, rồi có một ông lớn đến đó diễn thuyết. Tôi đi bộ ngang qua, có ghé vào nghe. Hắn nói làm gì có Thượng đế. Vạn vật tự tạo thành. Thế làm sao vạn vật tự nó có được? Ngu xuẩn!”
Disha vẫn không đáp, và Meir quyết không thêm lời nào với cô ta đêm đó nữạ Gã cảm thấy nhớ Elka da diết. “Ả đừng hòng chết được!” gã lầm bầm. “Ả đừng hòng chết được! Nếu có mệnh hệ nào một trong hai người phải ra đi, để người đó là tôi.”
Chiếc xe băng qua Wawer, một ngôi làng đông dân Ngoại; qua Miedzeszyn, ngôi làng đang được xây cất; qua Falenia, nơi các thầy rabbi, giáo phái Chassidim và những người Do thái ngoan đạo trải qua mùa hè; và sau đó là Michalin, Jozefow, Swider, nơi tụ tập giới trí thức -- Do thái phục quốc Zionist, nhóm nhân quyền Bundist, nhóm Cộng sản và những người từ bỏ ngôn ngữ Yiddish và chỉ nói tiếng Ba lan.
Bệnh tình của Elka lay động bộ não của Meir Bontz khiến gã bắt đầu nghĩ lung. Ví dụ, Dishka làm cái thớ gì ở cái làng quê cô tả Chắc hẳn trong thời chiến thị từng đi buôn lậu hoặc làm đĩ. Gã chợt nhớ đến Beilka. Thoạt đầu mụ chẳng ưa gì gã, và gã đã quì trước mụ, hứa hẹn thề thốt tình yêu muôn đờỴ Gã thấy giọng mụ lơ lớ tiếng Lithuania đặc biệt đáng yêu. Vậy mà mấy năm sau, khi mụ trở bệnh, mỗi lời mụ nói là mỗi lời làm gã khó chịu. Gã có một yêu cầu mụ một điều: mụ nên im lặng. Thế nhưng với Elka, ả càng nói gã càng muốn nghe.
Meir lái đến gần phòng lạnh của viện điều dưỡng. Mọi việc suôn sẻ nhanh chóng, lặng lẽ y như một âm mưu. Cửa mở, và hai nhân vật chuyển một cái hòm vào trong xe tang. Gã không kịp nhìn thấy mặt họ. Không ai nói nửa lời. Một lát sau cánh cửa phòng lạnh mở ra, Meir thoáng nhìn thấy hai hòm nữa giống vậỵ Trước cái bàn dài có hàng nến xèo xèo nhỏ sáp là một ông cụ đang tụng Thánh thư. Làn gió lạnh như từ trong hầm đá ùa ra từ trong căn phòng đò Meir lôi ra chai rượu vodka gã mang theo trong túi và nốc cạn một hơi. Khi lái về hướng Warsaw, cuộc sống gã loé hiện trước mắt gã -- căn nhà tồi tàn, lũ trộm cắp, những cuộc ẩu đả, nhà thổ, đĩ điếm, sự bắt bờ “Sao mình lại có thể đã cam chịu một Hoả ngục như thế nhỉ?” gã tự hỏi, và nhớ tới lời của bà mẹ: “Thượng đế phù hộ ta lánh xa mọi điều có thể nhiễm thói.”
Chiếc xe đi vào khu rừng. Meir phóng nhanh và đảo qua đảo lại. Gã muốn Dishka năn nỉ gã giảm tốc độ nhưng cô ta cứ im lặng bướng bỉnh, chỉ nhìn chằm chằm ra ngoài bóng đêm.
Meir lên tiếng: “Ðừng sợ. Tôi không giết cái thây ma đâu.”
Một thoáng hận đời nảy ra trùm lên lấy gã cùng lúc với động lực muốn thử thời vận, như sự dục vọng liều lĩnh của con bạc đã chán nản cuộc chơi và đem liều mạng một mất một còn. Ðèn pha xe rọi loá hàng thông, nhà cửa, vườn tược, ống nước, ban công. Thỉnh thoảng, Meir liếc sang Dishkạ “Rõ ràng sinh mạng đối với thị chẳng đáng giắt kẽ răng,” gã nhủ thầm.
Chiếc xe tang tiến vào một quãng ngang qua bãi đất trống. Nó trượt bánh như thể đang tuột dốc, và tiếp tục lao theo đà. Tức thì Meir cảm thấy hớn hở và nhẹ nhõm. Chẳng có gì phải lo, gã nghĩ. Mọi việc để chúng tự lo lấỵ Gã hầu như quên bẵng người hành khách ủ dột kia. Sống là tốt. Ngày nào đó có lẽ mình sẽ qua Mỹ. Thiếu gì đàn bà và xác chết ở bên đó. Gã vừa lái xe vừa mơ mộng. Elka, hoá trang thành một người khác, đang ngồi trên xe, bông lơn và đùa giỡn, thách tính gan dạ của gã. Bất ngờ một thân cây hiện ra trước mắt. Một cái cây mọc giữa đường ư? Không phải, gã đã lái lệch khỏi xa lổ Một trong những trò ranh ma của ả đây, gã nghĩ vậy. Gã muốn đạp phanh, nhưng chân gã lại đạp ga. “Thôi hết rồi!” ở đâu đó trong gã la lên. Gã nghe một tiếng nổ ầm kinh hoàng rồi mọi vật đi vào im lặng.
Hôm sau, một người nông dân đi làm sớm thấy chiếc xe tan tành với ba xác chết. Cửa sau xe tang bị văng ra và cái hòm đựng xác người diễn viên vuột ra ngoài. Ðám đông xúm lại; cảnh sát được gọi đến. Từ Warsaw Hội An táng Từ thiện gửi hai xe tang đến để lượm các thi thể. Ông giám đốc và vị quản lý quyết định không để Elka hay, nhưng bà hội viên săn sóc ả nghe được bản tin trên đài đã báo cho Elka biết. Khi Elka nghe tin, ả phá lên cười không dứt. Chẳng bao lâu tiếng cười biến thành tiếng nấc. Tiếng nấc vừa ngưng, ả ra khỏi giường và nói, “Ðưa tôi quần áọ”
Trong hai ngày cần để thu xếp mai táng, Elka đã hồi lại sức. Mọi người trong Hội quan sát sự linh hoạt của ả với nỗi kinh ngạc. Ả rửa ráy Dishka và may áo tang cho cô ta và Meir. Ả chạy từ phòng này sang phòng kia, sập cửa rầm rầm, ra đủ thứ lệnh. Ả nói chuyện với những tử thi bằng lối trêu chọc thường lệ: “Sẵn sàng đi xa chưả Ðóng thùng hàng lại nhé?”
Thành phố Warsaw có hai đám tang lớn. Ðám diễn viên, nhà văn và những người yêu chuộng sân khấu vây quanh quan tài của người diễn viên. Vây quanh quan tài cặp Meir và Dishka là bọn trộm cắp, ma cô, đĩ điếm, đầu nậu từ các con phố Krochmalna, Smocza, Pocezjow, và Tamki. Chiến tranh, dịch sốt phát ban, nạn đói tiêu hủy gần hết cái tầng lớp cặn bã của thành phố nàỵ Quân Cộng sản tiếp quản hết các quán rượu và sào huyệt của họ cùng quảng trường ở phố Krochmalna, nhưng cũng còn đủ bạn bè cũ đến viếng Meir lần cuối. Elka đi cùng họ. Ả trông khá trẻ trung, xinh đẹp, trong bộ đồ đen và mũ phủ mạng đen. Meir Bontz và Elka Ðỏ vẫn còn được ghi nhớ. Ðoàn xe ngựa đưa tang kéo dài từ phố Iron đến phố Gnoyna. Meir Bontz đã từng ủng hộ một Giáo luật Talmud; nên một giảng viên với hàng chục học trò đi trước xe tang la lên, “Công chính sẽ soi dắt ông ấy.”
Tại nghĩa trang, hai người đánh xe nhấc Elka lên đứng lên một bia mộ để ả đọc đoạn điếu văn: “Meir của em, yên nhé. Em sẽ tới gặp anh. Ðừng quên em, Meir ơi. Em đã có sẵn phần đất cạnh anh rồi. Những gì ta đã có với nhau sẽ không ai lấy đi được, ngay cả Thượng đế!”
Ả nói với Dishka: “Hãy an nghỉ, em của chọ Chị muốn cho em tất cả, nhưng đó không phải là định mệnh.” Với những lời này, Elka quỵ ng ã.
Cuối cùng ả được mang vào bệnh viện, nhưng mầm ung thư đã lan khắp, không còn chút hy vọng cứu khỏi. Elka ngồi giường ngả tựa vào hai chiếc gối khi các bà bên Hội An Táng đến thăm hỏi, kể lại những chuyện đang xảy ra. Người ta mướn thêm nhân viên mới, nhưng Thần Chết vẫn là một. Vải gai lên giá, cộng đồng đòi trả thêm cho đất chôn, thợ tạc bia nâng già Ðám thợ khắc Do thái đã bắt đầu tạc đủ loại kiểu cách - sư tử, nai, ngay cả mặt chim - trên mộ bia của người giàu, gần như theo gương mẫu của dân Ngoại. Elka lắng nghe và hỏi han. Mặt ả trở nên vàng vọt, nhưng đôi mắt vẫn giữ màu xanh lục như quả lý gai. Giờ thì Meir đã ở cõi khác, Elka chẳng có gì để tiếc nuối. Mọi việc đang sẵn sàng chờ ả -- một phần đất, áo liệm, mấy mẩu thuỷ tinh đậy mi mắt nàng (5), và một nhánh sim (6) cho ả cùng Meir đào tìm đường vượt qua hang tối để lăn tới Xứ sở Do thái khi Ðấng Cứu tinh ngự đến.
Isaac Bashevis Singer, 1977
Người dịch: Zlateh the Goat
_________________
Chú thích:
1)Nguyên văn là kraut, tên lóng của dân Ðức, từ chữ sauerkraut mà ra. Sauerkraut là bắp cải muối, món quốc hồn quốc túy của Ðức.
2) ngày quốc khánh của Do thái
3) trong bảy ngày để tang, toàn bộ gia quyến phải ở trong ngôi nhà của người chết, chỉ được ngồi trên ghế thấp hoặc dưới đất, che phủ hếtủ những tấm gương và kiêng cử nhiều điều khác. Những người để tang phải đốt bảy cây nến, tượng trưng bảy ngày tưởng nhớ người quá cổ
4) Sabbath bắt đầu từ chiều thứ Sáu và chấm dứt vào chiều thứ Bảỵ Ðây là thời gian để nghỉ ngơi, gia đình họp mặt và cầu nguyện.
5) tục lệ đặt mảnh thuỷ tinh trên mí mắt ngừơi chết để giúp họ thấy rõ ở thế giới bên kia.
6)sim (myrtle): loại cây bụi lớn trường xuân mọc rậm cạnh sông suối. Lá thơm cũng dùng làm dầu thơm. Màu xanh của lá thường được dùng để trang hoàng Lễ Nhà Tạm. Sim biểu tượng cho sự bình an, hoan lạc, khoan hồng và công lý.
Bánh Nướng Hà Nội

Xem Tiếp: ----