Ngồi trên xe, Mai An nhìn quanh quẩn, cảnh đẹp trên suốt con đường thu vào tầm mắt của nàng. Mai An mong chờ từng giây từng phút để được thấy rừng thông trùng điệp, được nghe tiếng reo trong trẻo của rừng thông. Mai An muốn thấy những cánh bướm bay nhởn nhơ trên nội cỏ, khát khao nghe tiếng hót véo von của loài chim như tiếng mời gọi ân cần. Mai An là người nhạy cảm nên không bỏ qua một chi tiết nào của thiên nhiên quanh mình. Nàng yêu những cây cỏ, gió, mưa nên đem hết chúng vào các tác phẩm của mình, vậy mà chồng nàng cho rằng nàng lãng mạn thái quá.Mai An không điện thoại báo trước cho mẹ nên khi nghe tiếng Mai An gọi, bà Mai chạy vội ra mở cửa, miệng tươi cười hỏi:– Sao con lên mà không báo cho mẹ biết?Nhoẻn một nụ cười thật tươi, Mai An đáp lại mẹ:– Thì con muốn mẹ bất ngờ. Bộ mẹ không mừng à?– Mừng lắm chứ nhưng chồng con và bé Phương Thanh có đi cùng không?– Dạ không, con không báo trước với ai hết, bé Thanh thì về nhà nội, anh Toàn thì đi làm. Hình như tối nay họ có chuyện gì bàn bạc cùng nhau.– Sao con không rủ cha con nó đi cùng?– Con nhớ mẹ nên lên chơi, mai mốt con về. Trước khi đi con có điện thoại cho anh ấy biết, ảnh đồng ý rồi con mới đi đó chứ. Vả lại, con đợi họ lâu quá, anh Toàn cứ hẹn hoài mà không rảnh đi với con. Cha con ảnh bận rộn dủ chuyện chớ đâu có rảnh như con.– Đành rằng là vậy...Bà Mai bỏ lửng câu nói của mình, bà biết nếu nói thêm Mai An sẽ không được vui nên thôi. Mai An hiểu ý mẹ, nàng nói:– Thôi mà mẹ, con chỉ về có hai ngày, trong khi cha con ảnh bận về bên nội.Sáng thứ haị con về rồi. - Mai An nũng nịu nói với mẹ – Mẹ không đồng ý thì thôi, con về Bà Mai thấy con giận thì nói:– Mẹ có ý gì đâu, tại mẹ không muốn chồng con hiểu lầm. Tưởng con giận mà bỏ về nhà mẹ nên mới nhắc nhở con. Thôi, vào nhà đi con!– Dạ.Vừa nói, Mai An vừa đi vào nhà. Bà Mai chậm rãi đi theo sau, nói:– Để giỏ đó mẹ mang vào phòng cho.Con có mệt quá không?– Dạ không. Về nhà mình, con thấy vui lắm, chẳng mệt nhọc gì hết mẹ à.Mai An vui vẻ đi từ đầu trước ra ngõ sau nhà. Nàng nhìn vào từng góc nhà, tay mân mê những đồ vật thân quen, miệng hỏi mẹ:– Nhà mình không có gì thay đổi phải không mẹ?– ừ, thay đổi gì nữa, mẹ muốn giữ tất cả những gì của con lại, sợ con về không thấy lại buồn.Bà Mai biết rõ tánh ý Mai An, nàng quen sống với những gì thân thuộc, không muốn thay đổi bất cứ thứ gì cả.– Chỉ có mẹ là hiểu con nhất thôi.Mai An vừa nói vừa nũng nịu dựa vào người mẹ.– Ai đời lớn rồi còn nhõng nhẽo.– Con thích như vậy. Ai có mẹ dễ thương như con lại không nhõng nhẽo.– Con chỉ giỏi nịnh mẹ không à. Con đi tắm đi rồi nghỉ ngơi. Mẹ đi gọi điện thoại báo cho con Minh Phương biết, chắc nó mừng lắm đây.– Cảm ơn mẹ. - Mai An cười nói.– Mẹ dọn cơm, khi nào xong thì hai mẹ con mình ăn, chịu không? Hay con muốn hết mệt mới ăn?– Dạ, ăn luôn đi mẹ. Ăn xong, con ngủ một giấc cho đã. Lâu rồi, con mới được về đầy nguyên buổi chiều nay chỉ dành cho việc ngủ thôi.– Cha cô! - Bà Mai mắng yêu con – Giờ còn thêm thói ngủ ngày nữa hả?Mai An nhìn mẹ đi ra khỏi phòng mà trong lòng rộn rã niềm vui. Từ ngày ba Mai An qua đời, cuộc sống càng khó khăn hơn, mẹ Mai An một mình với con thơ và một mẫu vườn phải chăm sóc. Lúc đó, mẹ Mai An mới ngoài ba mươi, và ít người có thể sống như mẹ nàng, chống chỏi một mình với sự nhọc nhằn mà không hề nghĩ đến chuyện tìm một người bạn đường khác để nương tựa. Bây giờ khi Mai An đã có gia đình, thỉnh thoảng nàng mới về thãm mà mẹ không bao giờ trách móc hay hờn giận.Thấy sự nhẫn nhịn của mẹ bao nhiêu năm qua, lòng Mai An càng thêm thương mẹ lắm.Ngày Mai An còn thơ, mẹ Mai An tuy là góa phụ nhưng nhan sắc thì không ai bì được ở vùng này. Biết bao người đàn ông thầm thương trộm nhớ đòi cưới bà làm vợ, nhưng họ thấy được trong mắt bà một ý chí cương quyết cũng:như lòng kiên trung. Họ biết rằng bà luôn thuộc về một người đã khuất và cuộc sống hiện tại của bà thuộc vào đứa con bé bỏng mà bà yêu thương này.Dần dà họ rút ui trước khi ngõ 1òng để tránh khỏi cảnh bị từ chối bẽ bàng.Bao giờ cũng vậy, Mai An sống lại tuổi thơ của mình khi trở về đây bên cạnh mẹ. Mẹ luôn là người che chở cho Mai An những khi nàng gặp chuyện vui buồn. Mai An lục trong giỏ mình 1ôi ra thôi thì đủ thứ đồ nàng gọi với theo khi mẹ đang đi xuống bếp:– Mẹ ơi! Con có mua cái này cho mẹ nè!Bà Mai quày quả quay trở ngược lên phòng con, bà âu yếm nhìn con và nói:– Con mua chi mà nhiều thứ quá vậy. Mẹ đâu có dùng hết.– Chỉ là mấy mảnh vải mấy hôm đi chợ con thấy đẹp, lại nhớ mẹ luôn nên mua để sẵn. Nhân tiện hôm nay đi con mang hết theo.Mai An vuốt vuốt mấy mảnh vải, nói tiếp:– Mẹ may mấy bộ bà ba mới mặc cho đẹp.Con thích mẹ mặc đồ bà ba lắm.Bà Mai cầm xấp vải lên ngắm nghía thật kỹ rồi nói:– Vải này đắt tiền không con, mẹ đâu có đi đâu mà may chi cho phí, hay con để dành cho mình đi.– Con mua cho mẹ mà, nó không mắc tiền đâu mẹ à.Mai An rút trong giỏ ra cái bóp đầm đưa tận tay mẹ:– Cái này để khi nào mẹ đi tiệc thì cầm theo cho sang. Mẹ lớn tuổi nên con chọn màu tối, đẹp lắm đó mẹ.– Cha cô! Mẹ chưa khen thì con khen hết rồi. Con đừng phung phí quá đó nha.Bà Mai nhắc nhở con.– Con có phí gì đâu. Con chỉ có mình mẹ mà còn không lo lắng, không gần gũi được đã là quá bất hiếu rồi, thật con rất đau lòng khi nghĩ đến chuyện này.– Mẹ biết con hiếu thảo với mẹ, nhưng con phải lo cho chồng con của con nữa, mẹ ở một mình quen rồi. Vả lại, ngày nào con Minh Phương cũng ghé thăm mẹ cả, con đừng quá lo lắng cho mẹ. Mẹ cần mua gì thì bảo với nó, chiều nó đi làm về là có ngay.– Ngày nào nó cũng ghé hả mẹ? Chiều nay có ghé không mẹ? - Mai An sốt ruột hỏi.– Con cứ yên tâm, chút nữa mẹ điện thoại cho nó báo tin con về, nó sẽ mừng lắm cho con coi.– Dạ, cảm ơn mẹ, mẹ cất đồ vào tủ đi. Con đi tắm đây.Mai An nói xong liền đứng dậy đi vào nhà tắm. Bà Mai mỉm cười một mình, xếp mấy xấp vải vào tủ một cách ngay ngắn.Bà thấy hạnh phúc khi con bà giờ đây đã thật sự biết thu xếp mọi thứ và luôn nhớ thương bà.Tắm táp sơ sơ cho sạch bụi đường, Mai An vội ngồi vào bàn ăn bốc mùi thơm phức. Mai An xuýt xoa:– Ngon quá! Con nhớ đồ ăn của mẹ nấu ghê.Sau khi nhìn ngắm con kỹ, bà Mai lên tiếng hỏi:– Con về thăm mẹ hay có chuyện gì không vui?– Dạ, chỉ là về thăm thôi mẹ à.Nhìn tô canh chua bóc khói lên nghi ngút, Mai An hỏi:– Mẹ đi chợ hồi nào mà có cá nấu canh hay quá vậy mẹ?– Tình cờ thôi con à. Mà sáng nay làm như mẹ linh tính rằng con về nên mua quá chừng đồ ăn luôn. Thôi, con ăn nhanh kẻo nguội.Mai An biết rằng ở xứ Đà Lạt này mà ngồi cù cưa là thức ăn lạnh tanh hết vì khí hậu lạnh.Vừa ăn, Mai An vừa hỏi mẹ:– Hồi nãy Minh Phương nó trả lời sao hả mẹ?– Nó nói con đợi chiều nó về chở đi chơi.Bà Mai thương Minh Phương nhiều lắm. Từ ngày không có Mai An bên cạnh bà xem Minh Phương như đứa con tinh thần của mình. Mai An hỏi mẹ:– Bộ Phương hay ghé thăm mẹ lắm hả?– Ngày nào qua đây nó cũng nhắc con, hỏi đủ điều hết.– Hỏi gì hả mẹ? Sao nó không thèm điện thoại cho con?– Nó hỏi con có viết thư không, con điện thoại không, có nói khi nào về không, ôi thôi đủ thứ hết.– Tội nghiệp quá vậy mẹ, con cũng nhớ nó 1ắm. ở dưới nhà con không có ai để tâm sự hết. Con cứ mong về đây để được gần mẹ và Minh Phương thôi đó.Bà Mai nhìn con trìu mến nói:– Con cũng vô tâm quá, không chịu điện thoại thường xuyên hơn. Mẹ lớn tuổi rồi đâu có dễ dàng đi đứng. Chứ nếu không thì mẹ đã xuống thăm vợ chồng con và cháu cho bớt nhớ.– Thì hôm nay con về đây rồi còn gì. Mai mốt con sẽ về thường xuyên luôn, mẹ chịu không?– Mẹ lúc nào cũng mong con về bên cạnh, nhưng con còn phải lo cho chồng con của con nữa, về đây thường không được đâu con ạ. Không khéo người ta dị nghị thì kỳ lắm.– Mẹ khéo lo làm gì cho mệt. Miệng người ta gần tai người ta, ai nói nấy nghe, con chẳng quan tâm.– Con đừng nghĩ vậy con. Người ta sống ở đời phải có trước có sau chứ. Con ngang tàng quá sẽ bị thiệt thòi cho bản thân mình. Con cứ nhìn mẹ nè, mẹ làm dâu có sung sướng gì hơn con đâu. Nhưng mẹ không nản chí, bởi mẹ biết rằng bản tánh người ta dẫu khó đến dâu đi nữa nếu mình sống chân thật, yêu thương họ bằng tấm lòng thì từ từ họ sẽ thay đổi thôi, họ không thể nào họ ghét mình cả đời được.– Dạ, con hiểu mà mẹ. Nhưng thôi, mình đừng nói về vấn đề này nữa nha mẹ. Con chán lắm, chẳng muốn nghĩ về họ nữa.– Mẹ biết, nhưng mẹ muốn kể cho con nghe ngày mẹ mới lấy ba con, mẹ ngỡ ngàng trước sau từ thói quen gia đình mình và gia đình chồng, nhưng chẳng ai chỉ dạy gì cả. Bà nội thì đau yếu cần người chăm sóc, lại khó tánh vô cùng. Mẹ làm gì không vừa ý là bà giận nhịn đói bỏ cơm làm mẹ sợ lắm.Ông nội và ba thì lo chuyện ruộng rẫy. Mẹ vừa chăm sóc bà nội con, vừa phải nấu nướng cho hàng chục người ăn để phụ nương rẫy. So với mẹ là con sướng nhất rồi, còn bày đặt than phiền.Mai An cười không nói. Nàng muốn nghe mẹ kể về đời bà, bởi bà luôn nói về ba nàng một cách đầy yêu thương lẫn kính trọng. Bà Mai lại kể tiếp:– Mẹ ngày xưa muốn về thăm gia đình mình thì chỉ được về vào mùng hai tết và những dịp giỗ quả quan trọng mà phải được ba đưa về, chứ nếu không người ta bàn tán lung tung thì phiền 1ắm. Mẹ còn nhớ ngày mẹ sanh con chỉ có mình ba và nhà ngoại con là mừng vui thật sự, chứ bà nội giận mẹ hết mấy tháng không nhìn mặt. Mẹ tủi thân khóc hoài. Con được hai tuổi thì ba con cũng vào chiến trường, mẹ tưởng chừng mình không thể vượt qua được khi nghe tin ba con hy sinh, nhưng chính vì con, mẹ mới sống được đến ngày hôm nay.– Dạ. - Mai An bùi ngùi dạ nhỏ chờ nghe tiếp.– Lần lượt sau đó ông bà nội qua đời, rồi ông bà ngoại cũng xa mẹ vĩnh viễn.Mẹ không còn ai là ngườị thân nữa nên mới bồng con vào đây lập nghiệp. Nhờ trời nên mẹ mới nuôi con khôn lớn đến ngày hôm nay. Mẹ chỉ ước ao sao cho ông bà còn sống để mẹ được gần gũi báo hiếu, nhưng...Bà Mai ngập ngừng tầng hắng cho bớt xúc động, bà nhìn con nói tiếp:– Chính vì vậy mẹ muốn con quý trọng gia đình chồng mình cũng như quý trọng mẹ. Mẹ chồng con chẳng qua không thương con là do bà sợ con chiếm mất thằng Toàn.Đứa con yêu của bà thôi. Con đừng so đo với họ nữa, hãy cởi tấm lòng mình ra con ạ.Bà Mai An thở đài buồn bã. Bà mơ màng nhớ đến quá khứ của mình, nơi mà có những người thân của bà. Mai An nhìn mẹ chạnh lòng thương cảm, nàng đáp lại:– Mẹ khuyên đúng lắm. Con thật vô tâm mới đối xử với gia đình anh ấy như vậy. Con sẽ thay đổi từ từ, được không mẹ?– Dĩ nhiên là được rồi. Con mà làm được như vậy thằng Toàn sẽ mừng lắm cho coi.– Dạ.Mai An nhìn mẹ kỹ một lượt từ đầu đến chân, nàng nói:– Hình như hôm nay con thấy mẹ không được hồng hào cho lắm. Mẹ có bệnh gì không?– Không có. - Bà Mai vội vã trả lời.Bà Mai năm nay đã gần sáu mươi tuổi, nhưng đã già yếu nhiều. Quanh năm vất vả với mấy mẫu vườn phải chăm sóc, lại buồn thương nhớ Mai An và cháu ngoại. Bà không nói ra nhưng Mai An cảm nhận được những khó khăn mà mẹ gánh chịu.– Mẹ ơi! Con thương mẹ lắm. Mẹ có muốn con về đây ở luôn với mẹ không?Bà Mai vỗ đầu Mai An cười nói – Thôi đi cô, rồi cô bỏ chồng mình cho ai?– Bỏ cho người khác, con muốn ở với mẹ hơn - Mai An nũng nịu với mẹ.– Rồi thì buồn bã khóc lóc không ai dỗ cho nổi đâu. Để yên cho mẹ sống như vầy đi - Bà Mài cười châm chọc con.Bữa cơm trơi qua thật ầm áp. Mai An dọn phụ mẹ xong, nàng quay về phòng nghỉ ngơi, không quên dặn mẹ:– Mẹ ơi, khi nào Minh Phương lại mẹ nhớ kêu con nha.– ừ Bà Mai đáp lời con một cách nhẹ nhàng.Mệt do đi đường xa lại được không khí lành lạnh vỗ về, Mai An dễ dàng chìm vào giấc ngủ ngay sau khi đặt lưng xuống giường.Gió se se thổi hàng thông reo vi vu nghe vui tai. Đà Lạt mới gần năm giờ chiều mà nghe lành lạnh. Từ nhà ra, Mai An và Minh Phương thả bộ dọc đường Bùi Thị Xuân để ra bờ Hồ Xuân Hương, hưởng không khí thoải mái của thành phố Đà Lạt. Mai An nhoẻn miệng cười thật phấn chấn:– Thích quá, Minh Phương nhỉ! Lâu lắm rồi, Mai An mới được đi thoải mái như vầy nè. - Mai An tươi cười nói.Minh Phương nhìn xa xa, trả lời:– Mát thiệt đó! Không có Mai An thì mình cũng không đi bộ. Bình thường Phương đi xe không à. An biết bây giờ Phương đang nghĩ đến chuyện gì không?– Chuyện gì? - Mai An hỏi một cách vô tư – Nhớ lại thời mình còn nhỏ, lúc đó ngày nào cũng đi bộ suốt mà lòng vui ghê. Bây giờ mà không có Mai An thì mình đã về nhà, ăn cơm xong là lăn ra ngủ một giấc.– Bộ không làm việc sao trời?– Cũng làm việc chứ. Nhưng chuyện gì gấp lắm mới làm, chứ Phương quen làm việc lúc sáng sớm hơn.Mai An quay qua nhìn bạn, miệng cười cười:– Phương mà ngủ nhiều quá mai mốt mập ù đó nha.Phương cũng đang cầu cho mập lên đây.Hai người trò chuyện rôm rả. Lâu quá rồi mới có dịp sóng bước bên nhau, Mai An rủ bạn:– Mình uống một ly nước nha Phương, tự dưng Mai An muốn được ngắm nhìn Đà Lạt cho thật kỹ.– ừ, hôm nay Phương chiều Mai An hết mức luôn, nhưng có điều kiện.Mai An nhíu mày hỏi:– Điều kiện gì?Minh Phương im lặng ra vẻ quan trọng làm Mai An càng thêm sốt ruột:– Điều kiện là tối nay Mai An phải đi dự tiệc với Phương nha, tiệc sinh nhật người bạn ở cơ quan.– Sao vậy, sao Phương không đi một mình?– Tại Phương muốn Mai An đi cho vui, ở nhà một mình buồn lắm.Nói như vậy nhưng Minh Phương biết rõ rằng Mai An không bao giờ thích giao thiệp với những người lạ. Mai An chỉ quan tâm đến mẹ, Mạnh Toàn, bé Phương Thanh và Minh Phương mà thôi. Hôm nay nàng muốn Mai An thay đổi không khí, ra ngoài chơi cho thỏa thích.Mai An suy nghĩ một hồi rồi nói:– Mai An muốn ở nhà với mẹ.– Thôi mà, đi chơi một chút thôi, người ta đãi ở nhà mình mà, nghe nói tổ chức tiệc đứng. Mai An đi cho vui.– Thôi, để Mai An suy nghĩ đã.Khi đã ngồi yên trong quán Nam Giao, Minh Phương hỏi lại Mai An một lần nữa. Im lặng một hồi, Mai An mới trả lời Minh Phương:– Đi thì đi, nhưng Phương hứa khi nào Mai An muốn về thì mình về đó nha.– Ừ! đã nói là Phương chiều Mai An hết mức mà.Mai An nở một nụ cười thật tự nhiên với Minh Phương, lâu rồi hai người mới ngồi bên nhau như vầy. Minh Phương hỏi:– Mai An sống hạnh phúc không? Chồng Mai An có tốt với Mai An không?– Tốt chứ sao không, vợ chồng mình luôn thuận hòa.– Nhưng sao ảnh không đi cùng bạn về đây?– Mình nhớ mẹ quá nên tự ý đi, không báo cho ảnh biết.– Thế còn bé Phương Thanh thì sao?– Cháu cũng bình thường. Phương có người khác chưa?– Chưa. Nhưng mình muốn sống một mình hơn. Mai An thấy đó, bây giờ mình đi làm về, ghé qua nhà mẹ Mai An chơi, muốn đi uống nước thì đi, muốn ngủ thì ngủ, không phải lo lắng điều gì hết. Lấy chồng thì phải chăm sóc người ta, giờ mình không làm được nữa đâu. Mình thích được tự do đi đây đi đó hơn.Minh Phương trả lời bạn không một chút do dự.– Minh Phương nói cũng đúng, nhiều khi mình muốn về thăm mẹ không mà cũng không dám đi, cứ sợ ảnh về không cớ mình thì lại buồn, cờn đợi ảnh thì lâu quá.– Sao Mai An không rủ bé Phương Thanh đi cùng?Nghe Minh Phương hỏi, nét mặt Mai An đột nhiên thay đổi. Mai An thở dài, giọng buồn buồn:– Mình đang lo lắng lắm Phương à. Bé Phương Thanh yêu quý ông bà nội mà không quý mình, cháu không nghe lời mình dù là chuyện gì đi nữa.– Sao Mai An không rầy cháu?– Mình mới nói tới nó là nó giận rồi.Mà sao cháu luôn cãi lại mình thế không biết. Mỗi lần giận là y như rằng nó về nhà nội ở một tuần luôn.Gương mặt Mai An không còn nét tươi vui nữa mà thay vào đó là nỗi lo lắng, muộn phiền.– Thế anh Toàn nói sao về thái độ của cháu?– ảnh nói mình đừng khắt khe quá.– Hay tại Mai An khơng thông cảm cho cháu?.– Minh Phương không biết nên nói như vậy, chứ thật ra anh Toàn và gia đlnh nội chiều nó quá nên nó mới hư như vậy đó.Phương biết là năm nay cháu mới mười hai tuổi mà đòi tập đi xe máy, mình hết sức ngăn cản. Vậy mà bà nội cũng kêu cô Hương giúp việc tập cho cháu. Bé Thanh về còn kể cho mình nghe nữa chứ. Hỏi sao mình không giận.Lời nói Mai An pha chút muộn phiền, cô cảm thấy mình bất lực trước đưa con ngỗ nghịch này.Minh Phương thấy vậy nên không hỏi tiếp, cô nắm tay Mai An lắc lắc an ủi:– Thôi, Mai An đừng buồn khổ nửa, rồi khi lớn lên cháu sẽ hiểu bạn thôi.– Mình cũng hy vọng như vậy. - Mai An nói kèm theo tiếng thở dài – Chứ giờ thì cháu chẳng chịu nghe lời khuyên của mình.Thường thì khi nghĩ đến con, Mai An đều hy vọng một phép màu nào đó sẽ đến để thay đổi bé Phương Thanh thành một con người ngoan ngoãn dễ thương hơn.Ông bà Trần Mạnh ngồi đợi con ở phòng khách. Ông đang cố đọc tờ báo thể thao mà sáng nay do vội đi làm ông không đọc kịp. Trong khi bà Liên, vợ ông thì đang ngồi kiểm lại mấy cọc tiền mà cô nhân viên mới mang lại cho bà.Đặt tờ báo xuống, ông Trần Mạnh ngước lên nhìn vợ hồi lâu rồi hỏi:– Bà định nói cái gì con mà kêu tôi ngồi chờ?– Thì cái chuyện con Mai An đó. Hôm trước tôi bàn với ông rồi còn gì. - Bà Liên trả lời chồng mà mất không thoát ra khỏi cọc tiền.Tôi thấy bà không nên nói chút nào, rủi thằng Toàn không đồng ý thì sao?– Ông mới ngộ ghê, nó mà không đồng ý thì mình kêu thằng Toàn bỏ quách đi, lấy con khác. Hơi đâu mà tiếc một đứa con dâu như nó.– Bà nói dễ nghe quá. Bà quá khắt khe với con Mai An thì đúng hơn.– Ông thấy không, nó ở riết bên nhà nó luôn, có thèm qua đây hỏi thăm coi tôi và ông còn sống hay đã chết đâu. Một năm về được mấy ngày tết, rồi chết dí bên đó.Bà Liên nhìn chằm chằm chồng, thái độ bực mình lắm mỗi khi nhắc đến Mai An.Từ ngày Mạnh Toàn và Mai An ra ở riêng, bà Liên càng thêm khó chịu trong lòng.Mạnh Toàn là người con trai độc nhất của bà nên bà muốn con ở bên cạnh mình, bà muốn tự tay lo cho con như ngày con mình còn thơ. Nhưng bà thương Mạnh Toàn bao nhiêu thì lại xét nét với Mai An bấy nhiêu.Chính vì vậy mà Mạnh Toàn thu xếp ra ngoài mua nhà ở để tránh cho vợ những tủi hờn, ấm ức.Thấy thái độ của vợ khó chịu, ông Trần Mạnh chỉ nhỏ nhẹ nhắc nhở:– Bà biết tánh thằng Toàn mà, coi chừng nó cũng bằng không, càng làm con thêm khó xử. Vả lại...– Bằng không cũng phải nói! - Giọng bà Liên đay nghiến.– Hai vợ chồng lấy nhau mười ba năm, con Phương Thanh năm nay mười hai tuổi mà nói thế nào nó cũng không sanh một thằng con trai là sao?– Chuyện đó là của tụi nó, sao bà làm khó con hoài. Bà không nhớ nó bị bệnh tim sao? Rất khó nhọc nó mới sanh được con bé Thanh, vậy mà bà cứ đay đi nghiến lại cái chuyện này hoài.– Ông lúc nào cũng bênh con Mai An. Khó khăn mấy cũng phải sanh một thằng con trai. Tôi chỉ có một mình thầng Toàn, bộ ông muốn gia đình mình tuyệt tự hay sao? - Giọng bà Liên bừng bừng lửa giận.Mặt bà Liên đổi sắc chỉ còn lại sự giận dữ, bà quơ tay thu hết những tờ tiền còn nằm lăn lóc trên mặt bàn, đứng dậy bỏ đi vào phòng, ông Trần Mạnh nói với theo:– Nhiều khi tôi thấy bà kỳ cục quá, sao cứ cay nghiệt với con hoài. Tôi thấy nó có làm gì bà đâu mà bà không thương nó cứ nhiếc móc nó hoài.– Tôi nhiếc móc nó hồi nào. Tôi chỉ ghét cái mất hãm tài của nó, chẳng khi nào thấy nó cười một cái cho tươi, lúc nào cũng như ai ăn hết của của nó không bằng.– Bà cứ như vậy bảo sao nó cười được, mặt thì hầm hầm, lời nói thì khó chịu Ông Trần Mạnh chau mày nói – Tôi đây nhiều khi cười còn không nổi huống chi con Mai An.– Tự đưng sao hôm nay ông lại kiếm chuyện với tôi thế hả? - Bà Liên lớn tiếng bực mình với chồng.– Thì tôi chỉ nhắc nhở bà rằng phải nói chuyện từ tốn với con, chứ bà cứ la rầy vợ thằng Toàn hoài thì tụi nó buồn. Bà không thấy con Mai An nó sợ bà quá nên muốn không về đây nữa hay sạo?– Hứ! Nó mà sợ ai, chẳng qua là nó khinh tôi và ông nên không thèm thăm hỏi cho đúng lễ nghĩa.Bà Liên nguýt chồng một cái thật dài.– Bà không thể nào vui được khi nhắc đến Mai An, chỉ vì Mai An không thể sanh cho bà một thằng cháu nội để nối dõi tông đường. Bà không hiểu tại sao con bà, Mạnh Toàn không nhắc nhở Mai An điều đó.Bà Liên nhìn kỹ chồng. Ông Trần Mạnh là một người đàn ông nhân hậu với dáng vẻ mập mạp, gương mặt hiền từ, tấm lòng ông bao dung mọi thứ chứ không khắt khe như bà. Bà biết bà có nói thêm càng gây khó chịu trong lòng ông và bà, chứ tính ông rất cương trực, mỗi lời ông nói ra đều đầy tình thuyết phục mà dù muốn dù không bà cũng phải nghe.Căn phòng trở nên im lặng hơn, ông Trần Mạnh tiếp tục dán mắt mình vào tờ báo Thể Thao. Bà Liên thì đang tính toán sổ sách cho xong thì Mạnh Toàn và bé Phương Thanh về đến.– Thưa ông nội, bà nội con mới về.Bé Phương Thanh nhanh nhảu nói.– Thưa ba má, con mói về.– Ừ! - ông bà Trần Mạnh cũng gật đầu chào lại con.Bà Liên dẹp sổ qua một bên, đưa tay kéơ bé Phương Thanh vào lòng, âu yếm hỏi:– Con đi học xong rồi về đầy luôn phải không?– Dạ, hôm nay ba con đích thân đón con đó nội. - Bé Phương Thanh vừa nói vừa nũng nịu vùi đầu vào ngực bà nội.– Ba nói ba nhớ ông bà nội quá.– Chà! Phải không đó, ba con mà cũng nhớ nội sao? - Bà Liên cười cười nửa đùa nửa thật.– Thật mà nội, ba con nói là hôm nay và ngày mai ở đây luôn, thứ hai mới về bên kia.– Ừ bà nội biết rồi. Con thi học kỳ rồi phải không?– Dạ, mới thi được có hai môn à nội. Hè này ông bà nội có đi du lịch không?– Chi vậy? Có cũng không cho con đi theo đâu.Bà Liên nói như vậy nhưng thật lòng bà yêu quý bé Phương Thanh lắm, đi đâu hai ông bả cũng dắt cháu đi theo.Mạnh Toàn lên tiếng rầy con:– Khi nào ông bà nội cho đi thì đi, con không được hỏi lôi thôi nghe chưa.– Con có hỏi gì lôi thôi đâu ba. Mọi năm là đến ngày này, ông bà nội đã có kế hoạch đi đâu hết rồi, năm nay con đợi hoài không thấy nên mới hỏi mà. - Bé Phương Thanh nhõng nhẽo với bà nội.– Có đúng vậy không bà nội?– Ừ cháu bà giỏi quá, còn nhớ để nhắc nội nữa. Nội định năm nay nếu cháu học giỏi, mình sẽ đi ra tận Hà Nội chơi, chịu không?– Dạ chịu.Bé Phương Thanh ngồi thẳng lên, nhìn ông nội hỏi:– Sao nãy giờ ông nội không nói gì với con hết vậy nội? Ông nội giận con hả?Ông Trần Mạnh cười tươi với đứa cháu cưng, nói:– Ông nội làm sao mà giận con dược, ông nội chờ con cả buổi, vậy mà con chỉ nói chuyện với bà nội thôi sao.– Dạ không có, con nhớ cả ông nội lẫn bà nội luôn.Cả nhà cùng cười sau câu nói của bé Phương Thanh. Không ai nói ra nhưng phải công nhận rầng bé Phương Thanh là đứa khéo léo lấy lòng người khác, càng lớn cháu càng thông minh đáng yêu hơn.Bà Liên kêu chị giúp việc lên dặn dò những món ăn cho hai cha con Mạnh Toàn.Xong, quay qua bé Phương Thanh, bà nói:– Con đem quần áo vào phòng đi, mở nước nóng tắm táp cho sạch, ông bà nội có chuyện muốn nói với ba con một chút.– Dạ, con đi nha nội. Xong, con làm bài tập trong phòng con 1uôn. Khi nào ăn cơm, bà nội kêu con nha.– ừ. - Bà Liên quay qua nhìn con hỏi.– Toàn à! Con có nói với vợ con về chuyện mẹ nói với con lần trước không?Mạnh Toàn lễ phép đáp lại:– Dạ chưa, con mới đi công tác ở Huế về Bà Liên hỏi lại bằng giọng khó chịu:– Lại chưa nữa hả? Con phải nói với nó chứ. Mẹ chờ lâu quá rồi đó.– Con hiểu ý mẹ, nhưng bác sĩ không cho phép cô ấy mang thai.– Đó là chuyện ngày xưa, gần mười năm rồi còn gì. Nếu nó biết nghĩ đến con, đến gia đình này thì nó phải nghĩ đến chuyện sanh một đứa con trai chứ.Đằng này, nhà mình chỉ có một mình con là trai thôi.Ngừng giây lát, bà Liên nói tiếp:– Mẹ biết con lo cho vợ mình, nhưng gia đình không thể đến đây thì tuyệt tự.Ngày xưa mà như vậy là phải lấy vợ khác rồi.Mạnh Toàn nhìn mẹ. Chàng quá rành tánh tình khắt khe của mẹ khi nói đến Mai An, song chàng nhỏ nhẹ cười cười với mẹ nhầm làm giảm không khí ngột ngạt này.Mạnh Toàn lên tiếng nói:– Mẹ nói như vậy là ý gì, làm sao ai nở lấy vợ khác?– Không nỡ cũng không được, chỉ trừ khi nó sanh một thằng cháu nội trai thôi.– Mẹ đừng khắt khe quá mà mẹ, bây giờ là thế kỷ 2l rồi, trai gái gì thì cũng như nhau thôi.Bà Liên nhăn mặt nhìn con:– Giờ con ngồi đó nói chuyện tay đôi với mẹ phải không? Trai là trai, gái là gái chứ sao lại như nhau?Mạnh Toàn từ tốn nói lại:– Con có nói gì đâu mà mẹ bực mình dữ vậy, để con về nói chuyện với vợ con coi sao.– Sao lại không bực mình, ngày xưa mẹ nói mà con có chịu nghe đâu.– Mẹ nói gì mà con không chịu nghe hả mẹ? - Mạnh Toàn nhướng đôi chân mày hỏi lại mẹ.– Thì mẹ không đồng ý cho con lấy con Mai An. Mẹ đã nói tướng nó yếu ớt lắm, không dễ dàng gì sanh đẻ được đâu. Lúc đó con cố cãi mẹ cho bằng dược mà.– Con đâu có rành mấy chuyện này, chỉ nghĩ rằng mẹ quá thành kiến với cô ấy thôi.Bà Liên hắng giọng nói:– Giờ còn thêm bệnh tim! Mẹ thật quá khổ sở khi nghĩ đến chuyện không có đứa cháu trai.– Mẹ cứ thong thả đã, chuyện đâu còn có đó Chẳng phải giờ mẹ đã có bé Phương Thanh rồi sao? - Mạnh Toàn dịu giọng nói.– Dù gì nó cũng chỉ là cháu gái. Mẹ rất thương nó, nhưng lớn lên nó có chồng rồi đi mất, còn mình thì không có ai nối dõi cả Mạnh Toàn nhìn mẹ, chàng không ngờ mẹ chàng quá phong kiến, chàng dấu dịu với mẹ:– Con hiểu rồi, vợ chồng con sẽ chiều theo ý mẹ thôi.– Nhưng vợ chồng con phải tính toán nhanh lên đó, cứ nghĩ đến chuyện này là mẹ lại giận trong lòng mình ghê luôn.Mạnh Toàn biết có nói thêm thì cũng không giải quyết được gì nên chàng im luôn, định bụng khì nào mẹ nguôi ngoai thì mới giải thích cho mẹ rõ.Bà Liên quay qua nhìn chồng, giọng oang oang:– Sao nãy giờ ông không nói gì hết vậy? Định im lặng luôn sao?– Thì bà nói hết rồi tôi còn gì để nói thêm nữa.Mạnh Toàn quay qua nhìn cha. Chàng linh tính biết được có điều gì không ổn với hai người. Mạnh Toàn hỏi cha:– Sao hôm nay con thấy ba không được vui vậy? Có chuyện gì hay sao há ba?– Không có gì đâu con à. Tại má con nói hoài chuyện này nên ba hơi buồn bực trong lòng.Ông Trần Mạnh buồn buồn trả lời con.Bà Liên thở mạnh một cái, mắt liếc sang chồng, giọng trổng không:– Lần nào nói tới nó là y như rằng có chuyện, cứ như nó quan trọng với ông lắm vậy đó – Không phải là quan trọng mà là sự tôn trọng lẫn nhau. Bà hà khắc với nó như vậy làm sao nó nghe lời bà được.– Không nghe lời cũng không được, tôi đâu phải bạn bè của nó đâu mà phải sợ.Ông Trần Mạnh không nói gì thêm nữa, bởi có gây gổ càng thêm khó chịu cho cả ông và bà. Rủi may mà Mai An biết được thì lại không vui.Ông Trần Mạnh quay qua nhìn Mạnh Toàn, ôn tồn nói:– Ba nghĩ rằng con nên đưa vợ mình đi khám tổng quát một lần, song nhớ hỏi bác sĩ coi có thể có con được hay không.– Dạ - Mạnh Toàn trả lời cha mà lòng thì quá ưu tư, chàng không biết rằng nếu bác sĩ không cho phép Mai An có con, làm sao cô ấy có thể chịu được những điều mà mẹ anh đay nghiến.Mạnh Toàn nhìn cha, anh hiểu rằng cha anh cũng thương yêu Mai An lắm, nhưng ngặt nỗi má anh lại quá phong kiến nên luôn đòi hỏi Mai An điều này điều nọ.Ông Trần Mạnh thấy được những ưu tư trong mắt con, ông tiếp 1ời:– Ba nghe nói trong bệnh viện bây giờ họ chu đáo lắm, nếu vợ con yếu quá thì mình nhờ những dịch vụ trọn gói, họ sẽ lo cho mình từ A đến Z luôn.Mạnh Toàn nghe vậy thì phấn chấn hẳn lên, anh hỏi lại cha:– Thật váy sao ba? Con cứ suốt ngày lo cho công việc của mình nên quên không quan tâm đến những vần đề này. Để con về bàn với vợ con xem sao.Bà Liên nãy giờ vần chưa nguôi giận được chút nào cả, bà nói bằng giọng đay nghiến:– Con bận việc mẹ không nói, chứ nó có làm gì đâu cũng không thèm quan tâm đến chuyện này nữa. Thật là hết nói nổi à.– Sao bà lúc nào cũng giữ thái độ như vậy với con Mai An hết, hèn chi nó không thèm về đây là phảỉ.– Không về thì thôi, ai cần. Làm như không có nó chắc tôi sống không nổi vậy đó Ông Trần Mạnh lắc đầu nhìn vợ, ông không hiểu nổi đến bao giờ bà mới mở rộng lòng khoan dung với con dâu mình.– Có tính toán gì thì cũng nhanh nhanh lên đó! Có kết quả như thế nào cũng phải báo cho mẹ một tiếng, chớ đừng có im luôn để tôi phải đợi phải chờ đâu đó.Bà Liên kết thúc câu chuyện bằng một câu nói nhẹ nhàng nhưng đầy gay gắt.