---~~~mucluc~~~---

Dịch giả: Phạm Minh Ngọc
1.
Đam mê

Lần đầu tiên nước Anh gửi phái đoàn quân sự đến Bộ tổng tham mưu quân giải phóng và du kích Nam Tư là vào tháng 5 năm 1943. Mười tháng sau, tức tháng 2 năm 1944, phái đoàn quân sự Liên Xô mới tới.
Ngay sau khi đoàn Liên Xô tới thì có quyết định gửi đến Moskva phái đoàn Nam Tư vì trong Bộ chỉ huy quân Anh cũng đã có một phái đoàn như thế rồi. Bộ tổng tư lệnh, đúng hơn là các ủy viên Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Nam Tư lúc đó đang công tác tại Bộ tổng tư lệnh, rất muốn gửi một phái đoàn như thế đến Moskva. Tôi cho rằng Tito đã nói với trưởng đoàn Liên Xô, tướng Korneev, như thế; nhưng không nghi ngờ là vấn đề được giải quyết bằng một bức điện của chính phủ Liên Xô.
Đối với người Nam Tư, việc gửi một phái đoàn đến Moskva mang nhiều ý nghĩa, còn chính phái đoàn thì lại có tính chất và nhiệm vụ khác với phái đoàn trong Bộ chỉ huy quân Anh.
Như mọi người đều biết, phong trào du kích và kháng chiến ở Nam Tư chống lại quân chiếm đóng và bè lũ tay sai của chúng là do Đảng cộng sản Nam Tư tổ chức và lãnh đạo. Trong khi giải quyết các vấn đề dân tộc trong cuộc đấu tranh vũ trang khốc liệt, Đảng vẫn coi mình là thành viên của phong trào cộng sản quốc tế, liên hệ mật thiết với Liên Xô - "Tổ quốc của chủ nghĩa xã hội".
Bộ chính trị cũng là bộ phận lãnh đạo trực tiếp của Đảng vẫn giữ được thông tin liên lạc với Moskva trong suốt thời gian diễn ra chiến tranh. Về danh nghĩa thì đấy là liên lạc với Quốc tế cộng sản - Comintern, nhưng thực chất là với chính phủ Liên Xô.
Các điều kiện đặc thù của cuộc đấu tranh và sự tồn tại của phong trào cách mạng đã tạo ra nhiều xích mích với Moskva.
Tôi xin ghi lại mấy vụ lớn sau đây.
Moskva không thể hiểu được toàn bộ thực tiễn cách mạng Nam Tư, mà cụ thể là ở đây, bên cạnh cuộc đấu tranh chống lại quân chiếm đóng còn diễn ra cuộc cách mạng nội bộ nữa. Cơ sở của sự thiếu hiểu biết này là do chính phủ Liên Xô sợ rằng các đồng minh phương Tây, mà trước hết là Anh, sẽ tỏ ra bất bình về việc Liên Xô lợi dụng những khó khăn của các nước bị tạm chiếm, thông qua các cơ sở cộng sản, mở rộng ảnh hưởng và xuất khẩu cách mạng. Cuộc đấu tranh của những người cộng sản Nam Tư, các hiện tượng mới thường đều như thế cả, đã phá vỡ các khuôn mẫu tư duy và quyền lợi nhãn tiền của chính phủ Liên Xô.
Moskva cũng không hiểu tính chất đặc biệt của cuộc đấu tranh ở Nam Tư. Mặc dù cuộc đấu tranh của người dân Nam Tư đã làm nức lòng không chỉ những chiến sĩ đang chiến đấu để bảo vệ bản sắc của dân tộc Nga khỏi hoạ xâm lược phát xít mà còn góp phần động viên cả những người cầm quyền xô viết nữa nhưng nhà cầm quyền đã không đánh giá đúng cuộc đấu tranh đó, vì họ đã so sánh nó với phong trào du kích và chiến thuật du kích tại Liên Xô. Du kích ở Liên Xô là lực lượng phụ trợ của Hồng quân và không trở thành quân đội thường trực. Từ kinh nghiệm của mình, giới lãnh đạo chóp bu Xô viết không thể hiểu được rằng những người du kích Nam Tư, không giống như những chiến sĩ du kích ở Liên Xô, có thể biến thành quân đội thường trực, thành chính quyền nhà nước và như vậy, sẽ có đặc điểm và lợi ích riêng, nghĩa là có thể tồn tại độc lập.
Nhân đây xin kể một câu chuyện rất có ý nghĩa, mà có thể là có ý nghĩa quyết định đối với tôi.
Trong thời kì gọi là Trận công kích thứ tư, tháng 3 năm 1943, đã diễn ra những cuộc đàm phán giữa Bộ tổng tham mưu và ban chỉ huy quân Đức tại mặt trận. Lí do đàm phán là để trao đổi tù binh, nhưng thực chất lại là buộc quân Đức phải công nhận du kích là một bên tham chiến để có thể chấm dứt tình trạng giết hại tù binh và bệnh binh của nhau. Ngoài ra, Bộ tổng tham mưu, lực lượng chủ lực của quân cách mạng và hàng ngàn thương binh đang ở trong tình thế ngàn cân treo sợi tóc, một chút xả hơi cũng là rất quí đối với chúng tôi. Cần phải thông báo mọi chuyện với Moskva. Nhưng chúng tôi hiểu, Tito thì đã biết quá rõ Moskva rồi, còn tôi và Rankovik thì chỉ lờ mờ nhận ra rằng: không được nói hết sự thật. Cho nên chúng tôi chỉ thông báo rằng đang đàm phán với quân Đức về việc trao đổi tù binh.
Nhưng Moskva không thèm đặt mình vào địa vị của chúng tôi, lúc đó máu chúng tôi đã chảy thành sông, họ lập tức tỏ vẻ nghi ngờ và phản ứng rất gay gắt. Tôi nhớ lúc đó chúng tôi đang trú đóng trong một cái cối xay gió trên bờ sông Rama, gần chỗ vượt sông Neretva vào tháng 2 năm 1943, thì nhận được tin. Tito phản ứng: "Chúng ta phải lo cho quân và dân của mình trước".
Đây là lần đầu tiên một ủy viên Ban chấp hành Trung ương công khai bày tỏ sự bất mãn đối với Moskva. Đây cũng là lần đầu tiên, không phụ thuộc vào câu nói của Tito, mặc dù không phải không liên quan đến nó, trong tôi bừng lên ý nghĩ rằng nếu muốn sống còn trong cuộc tỉ thí giữa hai thế giới thù nghịch thì không thể nào có chuyện hoàn toàn đồng ý với Moskva được. Chúng tôi không thông báo gì thêm cho Moskva về chuyện này nữa, và tôi, sau khi thay tên đổi họ, đã cùng với hai đồng chí nữa lên đường tham gia đàm phán với Bộ chỉ huy quân Đức.
Ngày 29 tháng 11 năm 1943, tại Iase, Hội nghị lần thứ hai của Hội đồng chống phát xít đã đưa ra những quyết định mà thực chất là đặt cơ sở pháp lí cho việc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở Nam Tư. Đồng thời Hội đồng dân tộc, tức chính phủ lâm thời Nam Tư, cũng được thành lập. Trong thời gian chuẩn bị cho Hội nghị này, Ban chấp hành trung ương Đảng đã họp và quyết định không thông báo cho Moskva trước khi mọi vấn đề đã được giải quyết xong. Từ kinh nghiệm và qua đường lối tuyên truyền của nó, chúng tôi biết rằng Moskva không thể hiểu được những gì đang diễn ra ở đây. Và đúng thế, Moskvrong toàn bộ lịch sử, hoặc ít nhất đấy cũng là một xã hội bất công, bất bình đẳng và không có tự do.
Song nếu nhìn từ quan điểm thành công và sự nhạy bén chính trị thì có thể nói, không một nhà hoạt động chính trị nào thời đó có thể vượt qua được Stalin.
Đương nhiên, tôi không coi thành công trong đấu tranh chính trị là giá trị tuyệt đối cao nhất. Tôi cũng hoàn toàn xa lạ với quan niệm coi chính trị là vô luân, mặc dù chính trị là cuộc đấu tranh cho sự tồn tại của những cộng đồng người nhất định nên có thể bỏ qua các tiêu chuẩn đạo đức. Một nhà hoạt động chính trị lớn, theo tôi, là người biết dung hợp tư tưởng với hiện thực, người biết và có thể kiên trì đi tới mục đích của mình, đồng thời vẫn giữ được những giá trị đạo đức chủ yếu.
Xét đến cùng, Stalin đúng là một kẻ quái đản, một người theo đuổi những tư tưởng trừu tượng, tuyệt đối và về bản chất là các tư tưởng không tưởng, việc thực hiện thành công nó trên thực tế đồng nghĩa với đàn áp, tiêu diệt cả về thể xác lẫn tinh thần của con người.
Nhưng chúng ta không được tỏ ra bất công với Stalin!
Điều ông định làm và cái ông đã làm được không thể có cách làm nào khác. Những kẻ đã ca ngợi ông và những kẻ đã được ông lãnh đạo, với những lí tưởng tuyệt đối, với những hình thức sở hữu và chính quyền biệt lập của họ, với tầm vóc phát triển các mối quan hệ quốc tế của nước Nga lúc đó, cũng không thể đưa ra một lãnh tụ nào khác, không thể áp dụng những biện pháp khác. Stalin là người tạo ra hệ thống biệt lập ấy, đồng thời là công cụ của nó và khi hoàn cảnh thay đổi thì ông trở thành nạn nhân của nó, tuy quá muộn. Stalin là người không ai có thể vượt qua, nếu xét ông như một lãnh tụ và nhà tổ chức của một hệ thống xã hội nhất định. "Các sai lầm" của ông rõ hơn của những người khác, vì vậy, hi sinh Stalin là cái giá rẻ nhất mà các lãnh tụ của hệ thống này có thể trả để cứu mình và cứu cả hệ thống với những tội lỗi còn quan trọng hơn và lớn hơn rất nhiều.
Và việc lật đổ Stalin, dù nó có khôi hài và không triệt để đến đâu đi chăng nữa, là sự khẳng định rằng sự thật đã chiến thắng, tuy rằng một số người đấu tranh cho nó có thể đã chết, nhưng lương tâm con người thì không ai có thể nào tiêu diệt được.
Nhưng đáng tiếc là, hôm nay, sau cái gọi là quá trình phi Stalin hoá, vẫn có thể nói như trước khi quá trình ấy chưa diễn ra, xã hội do Stalin xây dựng, tạo lập vẫn tồn tại hệt như trước và những ai muốn sống trong một thế giới khác cái thế giới của Stalin vẫn còn phải tiếp tục đấu tranh.
Belgrad
Tháng 9 – tháng 11 năm 1961.

Truyện
  • 1. Lời nói đầu của tác giả: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8 9. 10. 11. a đã có phản ứng tiêu cực đối với các quyết định được đưa ra ở Iase đến mức đài Nam Tư tự do đặt trên đất Liên Xô đã không đưa lên sóng phát thanh một số nghị quyết của Hội nghị này. Như vậy là chính phủ Liên Xô không hiểu được bước đi quan trọng nhất của cách mạng Nam Tư, bước đi đã biến cách mạng thành nhà nước mới và đưa nó lên vũ đài chính trị thế giới. Chỉ sau khi phương Tây tỏ ra thông cảm với các quyết định ở Iase, Moskva mới thay đổi thái độ và chấp nhận sự việc.
    Dù đã có kinh nghiệm cay đắng như thế nhưng những người cộng sản Nam Tư chỉ thực sự hiểu được ý nghĩa của nó sau khi đã cắt đứt quan hệ với Moskva vào năm 1948, hình thức tuy khác nhau, nhưng chúng tôi coi mình không chỉ gắn bó với Moskva về mặt tư tưởng mà còn là những đồ đệ trung thành nhất của họ nữa. Mặc dù hiện thực, hiện thực cách mạng và hiện thực đời sống càng ngày càng làm cho những người cộng sản Nam Tư tách khỏi ảnh hưởng của Moskva, nhưng họ lại coi những chiến thắng cách mạng của mình là sự khẳng định mối liên hệ với Moskva, với những sơ đồ tư tưởng chỉ đạo của nó. Đối với họ, Moskva không chỉ là trung tâm tư tưởng và chính trị mà còn là hiện thân của lí tưởng trừu tượng về một "xã hội phi giai cấp", cái lí tưởng không chỉ làm cho những đau khổ và hi sinh của họ trở thành nhẹ nhàng và chấp nhận được mà còn biện hộ cho sự tồn tại của chính họ nữa.
    Đây không chỉ là một đảng thống nhất về mặt tư tưởng, giống như Đảng cộng sản Liên Xô, mà còn trung thành với ban lãnh đạo Xô viết và đấy chính là một trong những thành tố mang tính sáng tạo và tích cực nhất của nó. Stalin không chỉ là một lãnh tụ thiên tài mà còn là hiện thân của chính tư tưởng và ước mơ về xã hội mới trong tương lai. Sự thần thánh hoá Stalin và chấp nhận vô điều kiện những sự kiện xảy ra ở Liên Xô đã đạt đến những hình thức và mức độ phi lí. Mọi hành động của chính phủ Liên Xô, thí dụ như tấn công Phần Lan hay các hiện tượng tiêu cực như các vụ thanh trừng và đàn áp đều được biện hộ, kì lạ hơn nữa là những người cộng sản không chỉ tự thuyết phục mình tin vào mục đích và tính chính đáng của những hành động ấy mà đơn giản hơn, họ cố tình quên các sự kiện có thể gây phiền phức, không cho chúng lọt vào ý thức của mình.
    Trong số các đảng viên cộng sản chúng tôi có cả những người có đầu óc thẩm mĩ, có hiểu biết sâu sắc về văn chương và triết học, thế nhưng tất cả chúng tôi đều say mê không chỉ quan điểm của Stalin mà còn khâm phục cả "sự hoàn thiện" trong cách diễn giải chúng nữa. Trong các cuộc tranh luận, chính tôi cũng thường nhấn mạnh sự trong sáng của ngôn từ, tính vững chắc của lập luận và sự hài hoà của văn phong của Stalin và coi đấy là biểu hiện của một trí tuệ cực kì sâu sắc, mặc dù nếu đấy là một tác giả khác thì tôi có thể dễ dàng chỉ ra được những hạn chế và sự pha tạp không đúng chỗ giữa văn phong báo chí tầm thường và Kinh thánh. Có cả những chuyện nực cười: người ta cho rằng chiến tranh sẽ kết thúc vào năm 1942 vì Stalin đã nói như thế. Khi chuyện đó không xảy ra thì lời tiên tri cũng bị quên ngay, còn nhà tiên tri thì chẳng mất gì, vẫn là siêu nhân như cũ. Với những người cộng sản Nam Tư đã xảy ra cái đã từng xảy ra, trong suốt lịch sử nhân loại, với tất cả những người gắn bó số phận của mình và số phận của thế giới với một tư tưởng duy nhất. Họ đã không nhận ra rằng chính họ đã tạo ra trong trí tưởng tượng của mình hình ảnh Liên Xô và Stalin phù hợp với nhu cầu và biện hộ cho cuộc đấu tranh của họ.
    Như vậy là phái đoàn quân sự Nam Tư mang theo trong mình, một mặt, quan niệm lí tưởng về chính quyền Xô viết và Liên Xô; mặt khác, họ cần phản ảnh được những nhu cầu sống còn của chính mình. Bên ngoài, nó không khác gì phái đoàn bên cạnh quân Anh, nhưng về thành phần và quan điểm thì lại là mối liên hệ không chính thức với ban lãnh đạo chính trị của những người đồng chí hướng. Tóm lại: phái đoàn vừa mang tính quân sự vừa mang tính đảng.
  • --!!tach_noi_dung!!--

    Sưu tầm: Nguyễn Học
    Nguồn: Talawas
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 2 tháng 10 năm 2006

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--