Nay lại nói về Chu Y Viên kể từ lúc Hòa Thân ra về, đã khổ tâm suy nghĩ mông lung, kịch hát cũng chẳng còn nghe được gì nữa. Sau khi Xuân Hồng đã hát xong, chủ gánh hát đề nghị ông ta chọn thêm bài vở mới, nhưng chẳng còn bụng dạ nào nữa, nên đã bảo thủ quỹ trả tiền rồi tống khứ họ đi, còn mình cũng quay về phòng riêng. Vừa thu xếp hành lý, vừa nghĩ cái kế hoạch đi tới chùa Linh Giới như thế nào. Cho đến khi mọi tính toán đã chín, hành trang cũng đủ đầy, thì trời cũng sắp sáng. Lúc ấy mới ngả mình xuống giường, chợp mắt một lát. Hôm sau, trời vừa sáng đã chạy đi tìm Hòa Thân. Hòa Thân cũng sắp sửa vào chầu, thấy Chu Y Viên tới, nên dừng lại chờ. Chu Y Viên tới, thi lễ xong, bèn nói: - Bẩm Tế Tướng, có hai việc cần làm. Hòa Thân nói: - Nói đi! Chu Y Viên nói: - Việc đầu tiên tôi cần tướng phủ cho một người bảo vệ lanh lợi. Hòa Thân đáp: - Tùy nghi. - Việc thứ hai, tôi cần một ngân phiếu một vạn lạng. - Cũng tùy nghi. Chu Y Viên vái chào Hòa Thân nói: - Sư gia hãy cẩn thận. Nói xong hai người chia tay. Chu Y Viên bèn vào phòng cảnh vệ trong Tướng phủ. Phòng cảnh vệ này chỉ có một việc là bảo vệ Hòa Thân vào chầu, tan chầu trở về, và xuất ngoại tuần du. Họ được chia làm hai ban, một ban theo Hòa Thân, một ban ở lại bảo vệ Tướng phủ, dù Hòa Thân đi đâu, họ cũng ở lại Tướng phủ, bảo vệ Tướng phủ cùng gia quyến Hòa Thân. Bạn có biết Chu Y Viên vào đây tìm ai không? Ông ta tìm một anh bảo vệ có tên là Phúc Sinh. Anh chàng Phúc Sinh này mới chừng mười tám, mười chín tuổi, vò nghệ cao cường, lại là một tay thanh niên rất đẹp trai, ai nhìn cũng mê. Những người trong cùng ban, ai cũng bảo tướng mạo anh ta thuộc loại hàng đầu, Hòa Thân cũng rất yêu quý anh ta. Phúc Sinh có một thân hình cường tráng, tinh lực dồi dào. Cứ đêm đến, anh ta thường giở môn khinh công của mình ra, nhảy lên nóc nhà, rồi lướt đi trên đó. Về sau, mọi người đồn đại rằng đã có chuyện lạ xảy ra ở đây, nhưng chẳng làm sao bắt được anh ta. Cho nên, mọi người cho rằng, bớt đi một việc còn hơn bới thêm ra một việc, nên thôi. Chính Chu Y Viên đã nhận ra sự to gan lớn mật này của Phúc Sinh. Vào đến sân, đã thấy Phúc Sinh đang tập võ. Khi thấy mưu sĩ Chu tới, liền vòng tay chào. Chu Y Viên liền đem việc phải đi tới chùa Linh Giới, cùng với những lời dặn dò của Hòa Thân, nói lại cho phúc Sinh nghe. Anh chàng Phúc Sinh ấy, nghe xong mọi huyện, làm gì có chuyện không vâng lời, nên ngay lập tức, gói một khăn gói, khoác lên vai, rồi ra khỏi sân cùng với Chu Y Viên. Đến lúc này Chu Y Viên mới nói thêm: - Còn phải trở về thư phòng, lấy hành lý và gọi thêm một tên thư đồng cùng đi. Phúc Sinh nói: - Nếu ông không thấy có gì phiền toái, thì chẳng cần cải lấy thêm một thư đồng làm gì, trên đường đi, tôi hầu hạ ông là được. Chu Y Viên nghe thế thấy vô cùng vui vẻ vì hợp ý, đi về thư phòng chỉ lấy hành lý, và hai người ra khỏi ông phủ. Hai người đầu tiên đi xe của Hòa phủ tới trạm xe, tới trạm xe thuê một cỗ xe khác, ngồi lên, rồi ra khỏi kinh thành. Trên đường hai người chuyện trò rôm rả, và phong cảnh đẹp, dần dần đã hiện ra, nói chung cả hai đều rất vui. Chu Y Viên thấy cần phải dặn dò thêm Phúc Sinh, nên nói: - Phúc Sinh này, khi tới chùa Linh Giới, việc gì tôi bảo anh làm, anh cứ mạnh dạn mà làm cho tới cùng. Việc gì tôi không bảo anh làm, dù thế nào cũng không được phép làm, rõ chưa? Phúc Sinh cũng là một con người thông minh, nên nói: - Xin hoàn toàn tuân lệnh của tiên sinh. Chu Y Viên lại nói: - Anh phải coi như là người hầu của tôi, nhớ mà làm. Đến chùa Linh Giới, nếu có ai hỏi, anh phải nói tôi là khách thường ở Giang Nam. Đến đây, để chờ người tới sau, gặp nhau xong, sẽ cùng vào Kinh. Phúc Sinh gật đầu thưa vâng, và ghi nhớ trong lòng. Chu Y Viên đem theo Phúc Sinh và đã vào ở nhờ trong chùa Linh Giới. Ngôi chùa này được xây dựng thế triền núi, ngoảnh mặt về hướng Nam. Cổng chính lên chùa trên núi cũng là hướng Nam, qua cổng là đến chùa hạ, lớp dưới cùng, đi qua một khoảng sân, nằm trên lưng chùng núi, là chùa trung ở lớp giữa, ở chỗ lưng chừng núi này có san bằng một khoảng đất, và chùa thượng cũng nằm ngang đó, sau nữa là đỉnh núi, có điện Linh Tiêu. Giữa chùa hạ, và chùa trung, nối nhau bằng nhũng bậc đá cao tới hơn mười trượng. Về phía Đông của chùa trung, chính là cái cần ngách cũ kỹ mà Hòa Thân đã phát hiện ra, bỏ lâu ngày không đi tu sửa gì, nên khách hành hương chẳng có ai đi theo con đường ấy, phía Tây chùa trung, cỏ dại mọc ngập đầu, kéo dài xuống phía dưới, cũng chỉ là nơi bỏ cho cỏ mọc, nên cũng chẳng có bóng người. Chùa trung ở lớp giữa, thấp hơn chùa thượng ở lớp trên, cũng có một khoảng sân, chạy dọc theo hai phía Đông Tây và hai giải vũ, sư cụ ở khu này. Nhũng khách hành hương vào chùa núi, cần ở lại, thì ở dẫy nhà nằm về phía Đông chùa hạ, và thấp hơn chùa trung bằng một mảnh sân riêng. Chu Y Viên cùng với Phúc Sinh ở lại nơi này. Không lâu sau, một người xem ra là người chủ trì ở đây đem theo một tiểu đồng tới thăm, khi vừa nhìn thấy Chu Y Viên, đã cất tiếng chào: - Quý khách tới đây, mà không ra xa đón tiếp được, thật là có lỗi. Chu Y Viên vội vàng đáp lễ. Tên tiểu đồng mang trà với, hai người trò chuyện một hồi lâu, rồi người chủ trì kia, đứng dậy xin cáo từ, nhưng đứng đó nói: - Nếu quý khách muốn dùng cơm, chùa đây có cơm chay. Nhưng chùa nhỏ, quá nghèo, nên mong được quý khách làm công đức. Chu Y Viên được coi như một phú thương, nghe xong, bèn rút từ ủng ra một tờ ngân phiếu, nói: - Đây là khoản tiền cơm nước của hai thầy trò chúng tôi trong khi ở tạm lại quý chùa, rất mong được thu nhận và xin đừng chê cười. Vị sư đó cầm lấy tờ ngân phiếu và đọc, thấy trên có viết năm trăm lạng, nên vội vã cúi người sát đất tạ ơn. Chu Y Viên chẳng chú ý gì đến việc đó, và vị sư vâng vâng dạ dạ đi ra. Thì ra, cái số một vạn lạng mà Chu Y Viên lĩnh từ Hòa phủ ra, trừ năm trăm lạng, đem đến đây, còn lại, đều gửi về cho gia đình chi dùng. Lại nói về Phúc Sinh, ngày ngày ở trong chùa, chẳng có việc gì làm, chỉ có đi lại loanh quanh. Hôm đó, leo lên điện Linh Tiêu trên đỉnh núi, ngắm nhìn tứ phía, phía đông là một giải hồ biếc xanh, sóng gợn chập chờn phía nam là con đường cái quan lớn, với hai hàng tùng thẳng tắp, mát mẻ, phía tây là cả một cánh đồng cỏ xanh rờn, gần đó là những ruộng lúa mạch, khói lam lan tỏa, nhìn về phía bắc, thấy một khu rừng âm u rậm rạp, tùng phong chen chúc, đẹp như một bức tranh. Ngắm nhìn, đến thành ngây thành dại, và đứng chờ chân ở đấy, đột nhiên, Phúc Sinh nhìn thấy một người đàn bà từ phía đông đi lên, tay xách một cái làn. Nhìn phải, nhìn trái, ngó ngược, ngó xuôi, rồi chui nhanh vào chỗ cửa ngách, biến mất. Phúc Sinh thấy thế, trong lòng không khỏi có những băn khoăn, người đàn bà ấy tới đây không phải đi lễ, cũng chẳng phải đi hái nắm, làm sao tụt vào đó rồi biến mất. Phúc Sinh nhìn chăm chú hơn. Lại bỗng nhiên từ một góc chùa, nhô ra một nhà sư trẻ, nhìn trước nhìn sau, không thấy có ai, liền bước nhanh vào, và lại chui tụt vào cái cửa ngách mà người đàn bà vừa chui rồi cũng biến mất. Điều đó làm Phúc Sinh nảy sinh ra lòng tò mò, bèn dùng khép khinh công, chạy như bay tới đó. Khi đã chạy tới chỗ cửa ngách, liền đẩy cửa, cửa đã vị chèn bên trong, Phúc Sinh muốn không cho ai nhìn thấy mình, liền tìm một cây tùng cành lá rậm rạp, trèo lên, kéo cành lá che kín người rồi kiên nhẫn ngồi rình. Ngồi rình, mất đến hơn một canh giờ, cho đến lúc mặt trời lên thật cao, mới thấy có tiếng cót két mở cửa. Người đàn bà chui ra trước, thấy xung quanh chẳng có ai mới băng mình chạy đi. Phải một lúc lâu sau, nhà sư xe kia mới chui ra, rồi thấy ngồi xổm trên đám cỏ tranh, làm gì vậy? Anh ta vươn vai, đến bên một gốc tùng, bậy bạ ra đấy một bãi, rồi mới đi. Đợi người đàn bà đi, không còn nhìn thấy bóng dáng đâu, nhà sư trẻ cũng đã biến vào trong chùa, Phúc Sinh lai dùng khinh công nhảy xuống, chạy tới chỗ cửa ngách xem xét. Cửa ngách ấy cao chừng đầu người, xung quanh là những cây thanh hao cao ngập đầu, che kín hết. Cửa này trông chẳng có vẻ gì gọi là cái cửa, ngay đó có một đống đất lù lù, trông cứ tưởng một ngôi mộ. Cánh cửa đã quá cũ kỹ, nhưng chiếc khóa hãy còn mới, rất chắc. Phúc Sinh vô cùng hồ nghi, xem đi xem lại một lúc nữa, mới quay trở về phòng, nói lại mọi chuyện với Chu Y Viên. Cái cửa ngách hết sức bí mật đó, làm sao hôm trước lại để cho Hòa Thân vào lọt. Thì ra, cái cửa ngách này hàng ngày lúc nào cũng khóa chặt, và cứ theo thói quen, thì chẳng có nhà sư nào mò tới đây làm gì, coi như một chỗ đất bỏ hoang. Những khách hành hương, tất cả đều đi theo cửa chính. Chẳng ngờ, hôm đó, Hòa Thân lại lên núi bằng lối phía đông, lại không biết đường, nên đã rẽ lạc vào cho đám cây thanh hao, nên mắt vẫn nhìn thấy chùa, nhưng dưới chân lại chẳng có đường, và khi rẽ những cây thanh hao ra, thì đột nhiên trông thấy cái cửa ngách này. Cho rằng, đi qua cửa là có thể tới chùa, nên đã chui vào cửa. Mà cái cửa ấy, hôm đó tại sao lại mở, không khóa? Thì ra, ngay từ sáng sớm hôm đó, nhà chùa đã biết được tin là hôm nay sẽ có người từ hậu cung tới. Sư cụ đã cho đóng cửa đại điện, nhưng lại không nói lý do cho sư sãi biết. Cho đến khi ngựa xe của hậu cung vào đến nơi, mới dồn tất cả mọi người lên đại điện chùa thượng trên cùng. Ban đầu sư Tú Viễn cũng không rõ nguyên nhân tại sao lại đóng cửa chùa, cho nên khi ngựa xe của cung cấm tới nơi, mới biết rằng có Xuân San cùng tới. Thế rồi lấy cớ là đi tiểu, chuồn khỏi chỗ người ngựa, co cẳng chạy về phía đông. Đến địa điểm, rẽ đám cỏ tranh, vào mở cửa ngách. Anh ta ở bên trong, nên không khóa ngoài được, và thời gian quá gấp gáp, nên cũng không kịp tìm cái gì để chống bên trong, và vội vã chạy tới chui vào trong đại diện chùa trung, vì thế mà Hòa Thân mới vào bên trong hầm được. Phúc Sinh về tới phòng, ăn cơm trưa, mới đem mọi chuyện được chúng kiến buổi sáng nói lại với Chu Y Viên, Chu Y nên nghe xong, vội vã nói ngay: - Thấy rõ cái cửa hầm ấy chứ? Phúc Sinh ngờ ngợ, hỏi: - Sao ngài lại biết bên trong đó có hầm? Chu Y vtiên biết mình đã nói lỡ lời, chỉ con biết cách là bắt Phúc Sinh thề độc, rồi đem chuyện Hòa Thân đi nhầm vào cái hầm bí mật ấy nói lại. Nhưng còn chuyện Hòa Thân định chiếm đoạt cô cung nữ, vẫn không dám nói ra. Phúc Sinh xưa nay vốn là một con người lanh lợi thông minh, nên cũng chẳng còn lạ gì mọi việc mọi chuyện hàng ngày của Hòa Thân cho nên cũng đã ngầm hiểu được tại sao lại phải tới chùa Linh Giới này. Chu Y Viên nói với Phúc Sinh: - Anh có nhìn rõ mặt mũi cái anh sư trẻ đó không? Phúc Sinh đáp: - Sao lại không rõ chứ ạ! Cái nhà anh sư trẻ đó vô cùng đẹp trai, chẳng trách bọn đàn bà con gái cứ xô tới hiến thân cho hắn. Chu Y Viên gật gật đầu, nói: - Phúc Sinh, tôi đã nói với anh rằng, anh đến chùa Linh Giới có việc của anh, nên việc của anh là, bằng mọi cách phải kết thân cho được với cái anh sư trẻ ấy, chỉ có một việc đó thôi, ăn uống, gái điếm, cờ bạc anh được phép làm tất. Dò xét cho đầy đủ mọi việc của anh ta, càng kỹ càng tốt. Phúc Sinh nhận lệnh. Ăn cơm xong, Phúc Sinh bèn vào chùa đi loanh quanh. Cho sang đến buổi chiều, mới lại trông thấy nhà sư trẻ tuổi kia. Bạn có biết nhà sư trẻ đó là ai không: Chính là ác tăng Tú Viễn. Phúc Sinh đã thấy rõ Tú Viễn đi vào đại điện chùa trung. Nên đi lòng vòng một lát. Cả khu chùa vắng tanh vắng ngắt, và một lát sau, mới bước vào đại điện chùa trung, giả vờ không hiểu gì về bức tranh thờ, nên hỏi Tú Viễn. Ban đầu Tú Viễn chỉ trả lời mà không thèm nhìn mặt xem là ai, nhưng một lát sau đã nhận ra Phúc Sinh cũng là một thanh niên khỏe mạnh xinh trai, xem chừng như chẳng phải là kẻ tôi đòi, mới bắt đầu có cảm tình. một chút, nên mới mạch lạc rõ ràng trả lời từng câu Phúc Sinh hỏi. Hai người xưng tên xưng họ, chuyện trò, có như đã quen biết nhau. Phúc Sinh biết không nên làm Tú Viễn quá chú ý tới mình, nên giả vờ hết việc, rút ra khỏi đại điện, bước ngoặt đi. Nhưng chỉ một lát sau đá quay trở lại chùa trung, nhón chân, nhón gót, đi rất nhẹ nhàng. Bước vào đại điện, đã nhìn ngay thấy Tú Viên đang xơi một tảng thịt bò hầm, rất ngon lành, vừa ăn vừa gục mặt xuống bàn đọc sách. Phúc Sinh nghĩ: Tảng thịt bò hầm này chính là người đàn bà kia mang tới, để tăng cường sức lục. Nghĩ tới đó Phúc Sinh bất giác bật cười. Tiếng cười làm cho Tú Viễn giật mình, ngẩng đầu lên; Thấy Phúc Sinh, Tú Viễn bèn gấp ngay sách lại, nhét vào trong ngăn kéo. Song Phúc Sinh cũng kịp nhìn thấy hình ảnh những người đàn bà đẹp in trong sách, và biết ngay đó là một bản dâm thư. Phúc Sinh nói một cách rất tự nhiên bình thản: - Sách của ông anh xem đây, chẳng bằng được sách của thằng em đã thu thập được đâu. Tú Viễn cũng là một con người nhạy bén, bí mật của mình đã bị chọc thủng, nên chẳng vờ vịt gì, hỏi ngay: - Ông anh mang theo nhũng sách gì vậy? Phúc Sinh thấy cá đã cắn câu, bèn nói: - Tối nay, tôi đi tìm anh, cho anh xem. Tú Viễn nói: - Để tôi tới chỗ anh. Nhưng Phúc Sinh hiểu ý Tú Viễn, nên nói: - Ông anh yên tâm, chỉ có trời biết, đất biết... Tú Viễn nói nối vào: - Chỉ có anh biết, tôi biết... Nói xong, hai người cùng cả cười. Phúc Sinh và Tú Viễn hẹn giờ giấc gặp nhau xong, bèn cáo từ lui về. Từ đó đi ra, Phúc Sinh chạy thẳng tới phòng Chu Y Viên. Phúc Sinh vui hớn hở nói: - Thưa ông, mọi việc tôi đã thu xếp xong. Chu y Viên vội hỏi: - Thu xếp xong ra làm sao? Phúc Sinh bèn kể lại tất cả mọi chuyện về Tú Viễn cho Chu Y Viên nghe. Không ngờ, nghe xong, Chu Y Viên vui mừng lộ ra mặt. Rồi lập túc hỏi: - Bây giờ là mấy giờ. Phúc Sinh nói giờ. Chu Y Viên nói tiếp: - Anh phải đi mau về huyện Uyển Bình. Cả đi cả về, phải tính sao, về đến nhà trước bữa cơm tối. Phúc Sinh hỏi: - Làm gì ạ? Chu Y Viên bèn nói tất cả mọi điều trong kế hoạch của mình cho Phúc Sinh biết. Phúc Sinh nghe xong, niềm vui liền trào tới, rồi ngay lập tức lĩnh của Chu Y Viên, hai trăm lạng bạc, đem theo một bộ quần áo, rồi lập tức lên ngựa, ra roi, phóng về huyện Uyển Bình. Khi bắt đầu lên đèn, đã thấy Phúc Sinh dắt ngựa, đưa về theo, một thanh niên rất trẻ ngồi trên mình ngựa, hai người vào chùa. Người gác cửa, thấy có khách tới, bèn đi tìm những người khác, đang ngơ ngác tìm kiếm, Phúc Sinh mỗi người một nơi về. Có người hỏi: - Tìm thấy rồi sao? Phúc Sinh nói: - Không những tìm thấy một người mà còn tìm thêm được một người nữa kia. Tất cả mọi người đều vui mùng. Phúc Sinh đưa người đó vào trong chùa, rồi đưa vào nhà nghỉ. Bạn bảo người thanh niên còn rất trẻ này là ai? Anh a đâu phải là một thanh niên trẻ, mà là một cô, cô ta là gái thanh lâu của Phúc Nhuận Lâu, trên một phố lớn cổng thành huyện Uyển Bình, tên gọi Uyển Nhi. Phúc Sinh đã theo đúng kế hoạch của Chu Y Viên, đi thẳng đi Uyển Bình khi trời chưa tối, ký cược với chủ hiệu Phúc Nhuận Lâu hai trăm lạng bạc, để đưa cô gái về đây, còn về giá cả, mặc cả với nhau là, cứ qua một đêm lão chủ hiệu sẽ được năm mươi lạng bạc, còn tiền của uyển Nhi tính riêng. Uyển Nhi liền hỏi ngay giá cả với Phúc Sinh. Phúc Sinh biết rằng không thể để việc nhỏ làm hỏng việc lớn, nên nói ngay, mỗi ngày một trăm lạng. Nghe nói vậy, cô Uyển Nhi cứ tưởng Phúc Sinh nói đùa. Không ngờ Phúc Sinh chính thức nói lại: - Một ngày một trăm lạng, nhưng có điều kiện. Uyển Nhì nói: - Xin cho biết. Phúc Sinh nói: - Chuyện ấy, đòi hỏi ra sao, nhất nhất phải tuân theo. Không ngờ Uyển Nhi đã cười lên khanh khách nói: - Lẽ nào lại không làm được! Phúc Sinh cũng không muốn lắm lời nữa, bảo cô hãy tẩy rửa son phấn, mặc quần áo đàn ông, hai người cưỡi ngựa chung một con ngựa, phóng như bay về chùa Linh Giới. Về đến chùa Linh Giới, Phúc Sinh liền thu xếp cho Uyển Nhi ở vào cạnh phòng Chu Y Viên, còn mình ăn uống qua loa, cho xong bữa. Xem thấy giờ hẹn cũng sắp tới bèn đi ra cửa chờ Tú Viễn. Tú Viễn nghĩ tới mọi việc trong ngày hôm nay, lúc có vẻ nghi ngờ, lúc có vẻ sợ hãi, lúc lại sợ rằng, nếu có ai biết được, thì việc bé sẽ xé ra to, mà thành đổ vỡ tan nát hết. Ngồi trong nhà nghĩ quẩn nghĩ quanh như vậy, mà nghĩ mãi chẳng ra. Nhưng rồi lại thấy, ngày nào cũng như ngày nào, ngồi lỳ bên chiếc đèn dầu cũ kỹ mãi, thật chán ngắt, buồn tênh. Có được người bạn đồng lứa tốt, chuyện trò với nhau một đêm, mà lại toàn là những chuyện thích thú, cũng hay. Lại nghĩ, anh ta cho mình xem cái gì, đó là việc của anh ta, ta sợ cái gì nhỉ. Nghĩ tới đó, bèn bước ngay ra khỏi cửa. Thật vừa hay, Phúc Sinh cũng đang đợi Tú Viễn. Hai người cùng trở về phòng riêng của Phúc Sinh. Nói chuyện tào lao một lát, Tú Viễn thấy ngán ngẩm vì nó không đi vào đề, nên rất sốt ruột. nhung lại không dám nói ra. Phúc Sinh biết là đến lúc rồi, bèn kín đáo nói: - Ông anh này, tôi cho ông anh xem cái này còn đã hơn cái của ông anh xem lúc ban ngày nhiều. Nói rồi, rút từ trong chiếc hòm để dưới gầm giường ra một cuốn sách, mở rộng ra, Tú Viễn nghé vào xem, ngay lập tức đôi mắt lóe sáng, đó là tập Liên Chiệp bao gồm hai mươi bốn bức vẽ Xuân Cung, với những nét vẽ tuyệt vời bằng thuốc màu nước sống động, y như thật. Tú Viễn đã không xem thì thôi, nhưng khi đã xem vì bị cuốn hút không rời mắt ra được nữa, mở rộng tập tranh ra, mỗi bức một kiểu một dáng khác nhau, gật gù lia lịa, khen đẹp. Phúc Sinh cũng len vào một bên, chỉ chỉ chỏ chỏ tán tụng, trong phúc chốc, hai người đã như quen sẵn nhau đây từ kiếp trước. Có bài thơ chứng minh: Hải đường thấp thoáng oanh bay dạo. Dưới trúc xanh xanh, giọng yến trong. Đan thanh đôi nét, nhờ con tạo. Một mảnh xuân tình vẽ chẳng xong. Cả hai, kẻ một tiếng, người một câu, quây lại bên bọn đèn cổ, chuyện trò gắn bó như keo như sơn. Tuy vậy Phúc Sinh vẫn còn kìm nén được, nhưng Tú Viễn thì đã mê mẩn, bàng hoàng, hận rằng nhũng cô gái đó không biến được thành người thật, để bước ngay vào cuộc mây mưa. Bỗng nhiên Phúc Sinh hạ giọng xuống, nói nhỏ: - Ông anh này, thằng em thấy ông anh cũng thuộc loại thập thành rồi đấy. Thằng em này cũng chịu không nổi nữa rồi. Nhưng thằng em này có một cách tuyệt hay. Tú Viễn túm chặt lấy Phúc Sinh hỏi ngay: - Nói mau! Nói mau! Phúc Sinh bèn nói: - Em có một đứa nhỏ, có thể dùng được. Tốt nhất là ta tìm lấy một nơi nào đó, rồi tha hồ mà vui chơi, hoan lạc. Khi Tú Viễn nghe nói là một đứa nhỏ, thì hứng thú sút đi mất một nửa, xong vẫn tiếp tục hỏi: - Cái đứa nhỏ này... Phúc Sinh thấy Tú Viễn không khoái, liền nói: - Cái đứa nhỏ này của thằng em hoàn toàn khác với loại khác. Tú Viễn vội vã hỏi tiếp: - Hoàn toàn khác với loại khác là sao? Phúc Sinh thấy đã đúng thời cơ, nên quỳ hai gối xuống mà nói: - Ông anh phải thề với thằng em, không được hé lộ một tý gì cho ai biết chuyện này. Tú Viễn nghe thấy dễ dàng quá, bèn thề ngay lập túc. Phúc Sinh đang định nói tiếp, chợt nghe thấy tiếng Chu Y Viên gọi: - Phúc Sinh đâu? Phúc Sinh đâu nhỉ? Phúc Sinh vội vã chạy ngay về bên đó. Một lát sau quay trở lại, vừa đi vừa lầu bầu chửi bới: - Thằng già chết tiệt, làm cụt hứng của bố mày đi! Sau đó, Phúc Sinh tiếp tục nói: - Ông anh, ông anh hỏi đứa nhỏ của thằng em khác người khác chỗ nào chứ gì? Đứa nhỏ ấy, thực ra là một cô gái, thằng em đưa về đây đấy. Tú Viễn lại túm chặt lấy Phúc Sinh hỏi dồn: - Thật thế chứ? Sao không nói sớm một tý. - Thằng em sợ ông anh không dám chơi! Đâu có đâu có! Bây giờ con bé ở đâu? Phúc Sinh đáp: - Thằng em đang giấu nó đi rồi. Tú Viễn sung sướng tưng bừng: - Thế thì tuyệt vời! Phúc Sinh lại làm ra bộ khó khăn: - Nhưng mà ở đâu mới được chứ? Tú Viễn nói: - Tôi có chỗ mà! Nói đến đây Tú Viễn cũng quỳ xuống nói với Phúc Sinh: - Anh cũng phải thề với tôi rằng, không nói cho người nào biết. Phúc Sinh cũng đành thề. Tú Viễn nói: - Đi theo tôi. Phúc Sinh vội túm Tú Viễn lại, nói: - Này ông anh, ông anh xem trời còn sớm thế này, nhỡ bị người ta nhìn thấy thì tính sao? Tú Viễn đứng trong cửa sổ nhìn ra ngoài trời, các tăng xá vẫn còn ánh đèn. Liền rụt đầu vào nói: - Tôi còn có một con đường riêng. Anh đi đưa con bé đến đây. Phúc Sinh bèn đi gọi Uyển Nhi tới, Uyển Nhi vái Tú Viễn một cái. Phúc Sinh bèn ngăn lại: - Chờ một lát nữa rồi tha hồ mà lễ bái. Nói rồi, tay xách làn thức ăn, đi xuống lầu cùng Tú Viễn. Ba người, người nọ dắt tay người kia, lẻn ra cửa sau chùa, gió đêm ù ù, không một bóng người. Ba người vừa đi vừa chạy, theo Tú Viễn lên chỗ cửa ngách... Ba người đã chạy tới chỗ cửa ngách, Tú Viễn mở khóa, dặn dò Uyển Nhi và Phúc Sinh rằng, khi đã và bên trong tuyệt đối không nói gì nữa. Uyển Nhi và Phúc Sinh theo đúng lời Tú Viễn dặn, vào đến bên trong cửa rồi, đã gần như phải nín thở. Tú Viễn lấy ra một cái chốt, chốt chặt cửa lại, đề phòng cửa bị đẩy bật ra. Chốt xong, cầm tay Uyển Nhi kéo đi, Uyển Nhi lại kéo theo Phúc Sinh. Ba người dò dẫm từng bước, bước đi bước dừng, đi rất lâu. Trong hầm tối không nhìn thấy gì hết, ba người nín thở, im lặng như chết. Đi một lúc lâu lắm. Tú Viễn mới nói: - Thế là ổn cả rồi; Nói xong, lại chỉ nghe thấy tiếng chân bước gấp, và chẳng còn thấy Tú Viễn đâu nữa. Phúc Sinh hỏi: - Thế này là thế nào? Uyển Nhi đáp: - Không biết. Phúc Sinh chợt thấy căng thẳng hẳn lên... Và bất chợt lại nghe tiếng Tú Viễn gọi: - Lại cả đây. Tú Viễn nói xong bật cười ha hả. Một lát sau, đèn sáng, trong đường hầm tối đen như mực cũng đã le lói được tý ánh sáng. Phúc Sinh lôi Uyển Nhi đi theo một góc ngoặt, đã nhìn ngay thấy Tú Viễn đứng ở giữa căn hầm, bên cạnh đó là một ngọn đèn đang leo lét cháy, bên cạnh cây đèn là một cái ổ cỏ, bên trên phủ một chiếc chăn sô lệch, dúm dó. Phúc Sinh biết rằng đây chính là địa điểm đã được Tú Viễn sắp xếp. Phúc Sinh đi tới trước mặt Tú Viễn nói: - Quả thật là ông anh giỏi thật. Những chỗ như thế này, có đến thánh cũng không biết được! Nói xong, hai người cùng bật cười. Phúc Sinh kéo Uyển Nhi lại, còn Tú Viễn đứng một tên, mắt nhìn mà thấy lòng nhộn nhạo hẳn lên, và không biết rằng mình nên làm tới, hay đúng chầu rìa, mà xem. Phúc Sinh đã nhìn thấu suốt gan ruột Tú Viễn, bởi đã nhìn rõ cặp mắt thèm thuồng của Tú Viễn, nên đã đẩy Uyển Nhi vào ngực Tú Viễn. Tú Viễn không sao nhịn thêm được nữa, thế là hai người, đành phải lần lượt, anh hát xong, đến tôi lên sân khấu, luân lưu “lên xe, xuống ngựa” cứ như thế, phải đến quá nửa đêm, họ mới thấy mệt. Xong việc, Uyển Nhi quấn chiếc khăn lăn ra ngủ, Phúc Sinh bèn nói với Tú Viễn: - Này ông anh, ông anh xem xem đây là cái gì? Tú Viễn ghé sát tận nơi, đó là cả một làn thức ăn, đồ uống, lại một trận reo mừng. Phúc Sinh mở các hộp thức ăn ra, bên trong dã có sẵn: Nửa con ngỗng béo, nửa con gà quay, một đĩa thịt hầm, một đĩa cá rán, rau quả nộm hai đĩa. Phúc Sinh lấy bát đĩa ra, và ở bên dưới cùng là một vò rượu. Điều đó, khiến Tú Viễn vui sướng phải nhắc đi nhắc lại: - Người anh em chu đáo quá, thằng anh này gặp được chú em thực đúng là phúc từ ba kiếp để lại! Tiếp đó, hai người ngồi trên hai chiếc ghế nhỏ, bắt đầu chén chú chén anh, cùng nhau ăn uống. Hai người vừa ăn uống vừa chuyện trò, và nội dung câu chuyện không ngoài hai chữ ái tình. Chuyện của hai người nghe đến phát khiếp lên được. Tú Viễn sau một ngày mệt nlỏi rã rời, nay lại bị rượu đánh từ trong đánh ra, nên đầu nặng trĩu lưỡi líu lại. Phúc Sinh thấy Tú Viễn đã có phần say, nên lại càng chuốc thêm nhiều nữa. Tú Viễn lè nhè: - Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, (rượu gặp tri âm, ngàn chén còn là ít). Hôm nay anh làm quen được với chú em, là anh có phúc từ ba kiếp trước... Nói xong lai cạn cả một cốc rượu lớn. Phúc Sinh thấy Tú Viễn đầu đã choáng váng, mắt đã lờ đờ, lưỡi dài ra thêm một đốt, bèn nói một cách lập lờ: - Ông anh, ông có biết tại sao thằng em này lại dám kết giao với ông anh không? Tú Viễn nheo nheo mắt nghiêng nghiêng nhìn, nói: - Tại... là... tại làm sao? Xế trưa hôm nay, thằng em nhìn thấy ông anh cùng với một người đàn bà vào trong hầm này. Thằng em chắc là ông anh đã vui vẻ với người đàn bà ấy, đúng không! Phúc Sinh cố ý hỏi vậy. Tú Viễn đáp: - Tính gì chuyện ấy, bọn đàn bà nông thôn ấy mà, cũng chẳng thích thú gì đâu. Này Phúc Sinh, chú em thề đi, anh sẽ nói cho chú em nghe một chuyện... Phúc Sinh thề thật độc. Nghe Phúc Sinh thề xong, bèn nói: - Thực ra... chuyện chẳng hẹn... mà nên. Hai anh em chúng ta... là loại tri kỷ... ở mức độ nào nhỉ! Anh và cái bọn đàn bà nông thôn ấy mà, chẳng tính được vào cái cung bậc nào hết. Thực ra... thực ra, anh còn đáng được căng biển nêu gương nữa kia. Phúc Sinh hỏi: - Vì sao? Tú Viễn lại uống thêm rượu, rồi ngật ngưỡng nói tiếp: - Cả lũ chúng nó là đồ bỏ, toàn là đến van xin anh thôi. Có đứa thì tại thằng đàn ông trong nhà vô dụng, có đứa lại vì lấy nhau đã lâu mà không có con, có đứa là gái góa... Tú Viễn uống đã say mèm: - Tất cả những của đó chẳng ra cái gì hết. Anh nói cho chú nghe một chuyện động trời đây này, chú phải trụ chân cho vững nhé, đúng là chuyện động trời đấy... Tú Viễn nói tiếp: - Chuyện động trời này, là cái thằng tôi, Tú Viễn đây, chẳng là cái quái gì cả, vậy mà đã chọi được cả cung nữ trong cung cấm rồi đấy nhé... Phúc Sinh tưởng Tú Viễn say, nên chẳng chú ý gì, nói: - Ông anh say mất rồi! - Say hử? Thế thì anh nói cho chú biết, cô cung nữ ấy tên gọi là Xuân San đấy, thường đến đây dâng hương xin thẻ. Anh với cô ta, chẳng phải một hai lần gì đâu nhá. Mà mới mấy ngày trước đây, cô ta cũng đã đến chùa, anh với cô ta truy hoan tại chính chỗ này này... Phúc Sinh hỏi: - Thế rồi sau ra sao? Tú Viễn nói tiếp: - Rồi sau, rồi sau, chả biết cái thằng cha già mất dậy nào đó quát lên một tiếng, anh bèn vác cô Xuân San chạy! Phúc Sinh bất chợt giật mình, nghĩ bụng: Thì ra, mấy ngày trước đây, chính Hòa Tể tướng, đã đi lạc vào đường hầm này, đã nghe thấy tiếng rên rỉ, hổn hển. Nên Phúc Sinh hỏi: - Thế ông anh đem cô cung nữ giấu đi đâu? Tú Viễn ngật ngưỡng, loạng choạng lôi Phúc Sinh đi: - Chú lại đây với anh. Tú Viễn lôi Phúc Sinh đi ngoắt ngoéo một lát, rồi đến một chỗ đường dốc, nói: - Chú khom khom cái lưng xuống, bò lên, ở đó có một viên gạch, viên gạch rời, chú đẩy nó lên, rồi nhìn xem, bên trên là cái gì? Anh hôm nay uống rượu rồi, chân tay nhão ra cả, không làm gì đó và cũng không đưa được chú em lên trên đó đâu. Phúc Sinh khom lưng, dùng khinh công, chạy lên đến đầu dốc hầm, gõ gõ lên phía trên, nghe tiếng vang biết trên rỗng không. Tú Viễn nói: - Hòn gạch ấy có cái cán đấy, trước hết là kéo nó về phía dưới, nghe thấy "kịch" một cái, thì lại đẩy ngược lên phía trên! Phúc Sinh lại mò mẫm sờ lên phía trên, quả nhiên mơ thấy cái cán, bèn kéo nó xuống phía dưới, nghe thấy một tiếng "kịch", rồi lại đẩy về phía trên, giống như người cử tạ, đúng là nó đã mở ra. Phúc Sinh nhô đầu lên, tay sờ soạng tứ phía, thấy chỗ đó giống như một cái hộp lớn, vươn thêm về phía trước, mới sờ thấy một màn vải. Bèn khom người, từ trong cái màn vải đó chui ra. Nhìn qua chấn song cửa sổ, thấy một vành trăng treo bên ngoài trời. Nhờ ánh trăng, quan sát nơi điện thờ này, mới biết rằng, điện thờ này chính là nơi đã làm quen với Tú Viễn. Khi đã nhìn rõ mọi thứ, và thấy chẳng còn việc gì khác, liền quay người và từ chỗ gầm án thờ đó, hấp tấp trở về hầm. Ở đó Tú Viễn đang gọi Phúc Sinh, dặn lại: - Kéo hòn gạch về phía dưới, rồi sau đó lại đẩy ngược lên một cái, nghe thấy tiếng “kịch, kịch" là được. Phúc Sinh làm đúng như lời dặn, trám kín hòn gạch vào chỗ cũ, mới quay trở lại chỗ Tú Viễn. Hai người cùng trở lại chỗ cũ, lúc này Uyển Nhi đã tỉnh giấc... Phúc Sinh nói với Tú Viễn: - Trời cũng đã khuya lắm rồi, ông anh về ngủ tạm ở phòng tôi, sớm mai hãy về chùa. Vừa nói vừa đẩy đẩy Tú Viễn, lúc này, Tú Viễn và say mềm như bùn. Phúc Sinh dắt Uyển Nhi, Uyển Nhi xách làn thức ăn, nhìn xung quanh, thấy không còn để sót lại thứ gì, mới thổi tắt đèn. Phúc Sinh cõng Tú Viễn, mò mẫm ra đến cửa hầm. Bên ngoài cửa hầm, Phúc Sinh lại lần mò trong từ Tú Viễn tìm khóa, và chìa khóa, khóa cửa hầm lai cẩn thận. Cả ba người chuồn về nhà khách trong nháy mắt. Phúc Sinh thu xếp cho Tú Viễn ngủ ở phòng mình, Uyển Nhi ngủ ở phòng bên cạnh, rồi mình cũng đang chuẩn bị đi nghỉ, chợt nghe thấy tiếng động từ phòng của Chu Y Viên, một lát sau lại thấy đèn sáng, nên chạy ngay sang đó. Đi tới cửa, lại đúng lúc Chu Y Viên mở cửa, thấy Phúc Sinh, liền lôi tuột vào trong phòng, hỏi ngay: - Thế nào rồi? Phúc Sinh liền đem chuyện Tú Viễn chơi gái vụn trộm trong hầm kín, và cái cửa bí mật trong đại điện nói hết lại cho Chu Y Viên nghe. Nghe xong mọi chuyện, Chu Y Viên liền túm ngay lấy tay Phúc Sinh hỏi vội: - Anh có biết tên con cung nữ kia không? Phúc Sinh đáp: - Tên là Xuân San! Khi chưa nghe biết tên thì không sao, nhưng sau khi biết tên rồi, thì vô cùng hoan hỉ, mừng rỡ, rồi lập tức quyết định: Ngày mai cả bọn trở về kinh thành.