ếu có thể rút được một bài học từ cuộc chiến Việt Nam, có lẽ đó là: không ai chiến thắng trong chiến tranh. Đối với người lính trên chiến trường, đối với người dân bị cuốn vào cuộc chiến, đối với người thân mòn mỏi chờ ngày trở về của con em, chiến tranh đều gieo đau thương tang tóc. Niềm đau, nỗi thống khổ, những chịu đựng ám ảnh tất cả. Với hầu hết những người liên quan, cuộc chiến là một cơn ác mộng rốt cuộc đã chấm dứt. Đối với những người mất đi người thân, đối với những người vĩnh viễn tàn phế, đối với những người ủng hộ chính quyền Sài Gòn và sau đó phải đi cải tạo dài ngày, mọi sự đã rõ ràng. Đối với họ, món nợ đã được trả - mà cái giá của nó thì họ đã hiểu rõ. Nhưng đối với một số người khác, mọi việc vẫn chưa có gì rõ ràng – và như một hệ quả, họ tiếp tục phải chịu đựng. Đối với họ, mỗi ngày qua đi mà vẫn chưa biết về tung tích của người thân thì cuộc chiến tranh ở Việt Nam vẫn còn nguyên nỗi ám ảnh. Thật khó mà đo được nỗi đau của những gia đình có người thân mất tích trên chiến trường. Dù cuối cùng cuộc chiến đã cướp đi của tôi một người anh trai, nhưng tôi vẫn được an ủi phần nào khi biết được anh ấy chết vào lúc nào và ở đâu. Những gia đình có con em mất tích phải chung sống với nỗi đau dai dẳng khi không biết được người thân đã ngã xuống chiến trường trong hoàn cảnh nào hoặc không tìm được hài cốt của họ. Đi dọc Việt Nam và nói chuyện với hàng trăm cựu chiến binh, tôi thấy họ luôn sẵn sàng góp phần giải quyết số trường hợp mất tích còn lại với hy vọng sẽ giúp xoa dịu nỗi đau của những gia đình có con em mất tích. Sự sẵn sàng của họ là rất chân thực. Họ, và chính phủ của họ, nhận thấy rằng sẽ không đạt được điều gì – và có thể sẽ mất rất nhiều – nếu thiếu hợp tác. Lá thư đề ngày 13 tháng 11 năm 1995 do Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Walter B. Slocombe gửi tới Thượng nghị sĩ Strom Thurmond, được viết sau khi ông Slocombe rà soát lại các trường hợp mất tích, đã công nhận sự hợp tác của chính quyền Hà Nội: “Cuộc rà soát toàn diện không phát hiện bằng chứng nào cho thấy Việt Nam cố ý giấu thông tin về bất cứ trường hợp nào”. Để thảo luận sâu hơn về vấn đề quân nhân mất tích, đòi hỏi chúng ta phải hiểu nhiều thuật ngữ được áp dụng đối với các trường hợp quân nhân không thể trở về từ cuộc chiến và những vấn đề pháp lý liên quan tới mỗi trường hợp. Những quân nhân vắng mặt trong khu vực chiến sự rơi vào một trong ba trường hợp. Nếu xác định đã bị bắt, anh ta sẽ được liệt vào danh sách tù binh chiến tranh (prisoner-of-war – POW); nếu xác định bị giết khi đang làm nhiệm vụ (killed-in-action – KIA) nhưng không tìm thấy thi thể (body not recovered – BNR), anh ta sẽ được liệt vào danh sách KIA/BNR; và nếu không thể biết anh ta đã bị bắt hoặc bị giết, trường hợp này sẽ nằm trong danh sách mất tích khi đang làm nhiệm vụ (missing-in-action – MIA). Thông thường, để cho tiện, người ta sử dụng cụm từ “không xác định được” (unaccounted for) cho cả ba trường hợp nói trên. Tình trạng “không xác định được” của một quân nhân sẽ được chuyển thành “xác định được” một khi có ba trường hợp sau xảy ra: (1) anh ta sống sót trở về; (2) xác định được thi thể của anh ta; (3) thu thập đủ chứng cứ để xác định rằng không thể xảy ra hai trường hợp trên. Sự sắp xếp POW, KIA/BNR và MIA có tầm quan trọng không chỉ ở khía cạnh phân loại các quân nhân “không xác định được” vào những nhóm chính xác. Tầm quan trọng của nó còn nằm ở khía cạnh pháp lý cũng như những phúc lợi đi kèm có được tiếp tục hay chấm dứt tùy theo tình trạng cụ thể của một cá nhân. Chẳng hạn, các khoản chi trả và phúc lợi sẽ tiếp tục được áp dụng đối với các trường hợp POW và MIA, còn KIA/BNR thì không. Tương tự, rất nhiều vấn đề pháp lý nảy sinh liên quan tới người phối ngẫu của quân nhân “không xác định được”. Người phối ngẫu của một quân nhân thuộc dạng POW hoặc MIA không thể đứng tên chuyển nhượng những tài sản sở hữu chung với chồng/vợ - trong trường hợp này là quân nhân vẫn còn ở trong tình trạng “không xác định được” – bởi có thể xảy ra khả năng là người kia còn sống, cần phải có chữ ký của anh ta/cô ta mới thực hiện đư!!!13385_19.htm!!!
Đã xem 60745 lần.
http://eTruyen.com