Chương 12


Chương 20

Hồi còn là tù nhân Ở Việt Nam Connor đã thiết lập một hệ thống đếm từng ngày kể từ khi bị bắt.
Nhưng nằm trên giường trong căn xà lim không có cửa sổ này, thậm chí Connor không thể thiết lập được một hệ thống như vậy để biết mình đã Ở đây bao nhiêu lâu Chỉ huy trưởng Cảnh sát đã đến gặp gã hai lần và lần nào cũng tay không ra về. Connor bắt đầu tự hỏi không biết bao giờ thì ông ta hết kiên nhẫn trước cái điệp khúc của gã, chỉ xưng tên, quốc tịch và đòi gặp Ðại sứ. Gã không phải chờ lâu. Chỉ mấy phút sau khi Bolchenkov rời khỏi xà lim lần thứ hai, ba người đã tiếp đón gã hôm gã mới bị đưa đến đây đã xuất hiện.
Hai người trong số họ lôi gã ra khỏi giường và quẳng lên chiếc ghế mà Chỉ huy trưởng Cảnh sát vừa ngồi. HỌ quặt tay gã ra sau và còng lại.
Connor nhớ lại những lời Chỉ huy trưởng nói khi đến đây lần đầu tiên: "Tôi không tin Ở phương pháp tra tấn ÐÓ không phải kiểu của tôi". Nhưng đó là trước khi Zerimski trở thành Tổng thống.
Cuối cùng gã ngủ thiếp đi, nhưng không biết mình đã ngủ được bao nhiêu lâu. Gã chỉ biết là mình bị lôi lên khỏi sàn nhà và một lần nữa bị tống lên chiếc ghế đó.
HỌ trở lại lần thứ ba. Lần này họ lôi gã lên khỏi sàn và đẩy gã khỏi xà lim ra một hành lang dài hun hút.
Chính những lúc như thế này đây gã chỉ ước gì mình đừng có chút trí tưởng tượng nào. Gã cố không nghĩ đến những gì có thể xảy ra. Trong khi tuyên dương để tặng cho Trung úy Connor Fitzgerald Huân chương Danh dự, người ta đã miêu tả gã là một người đã không hề biết sợ là gì khi dẫn đầu quân xung trận, đã cứu sống một sĩ.
quan khác. Nhưng Connor biết mình chưa bao giờ gặp một ai không hề biết sợ là gì. Hồi đó gã đã bị giam trong một năm, năm tháng và hai ngày. Nhưng hồi đó gã mới có hai mươi hai tuổi, và Ở tuổi hai mươi hai người ta tin rằng mình sẽ không thể chết được.
Khi họ đẩy gã từ hành lang ra khoảng sân có ánh sáng trời, gã nhìn thấy một nhóm tù nhân đang dựng một giá treo cổ. Giờ đây gã đã năm mốt tuổi, và chẳng cần ai bảo cho mới biết rằng mình không hề bất tử.
Hôm thứ Hai đó, khi Joan Bennett đãng ký vào làm việc Ở Langley thì chị biết rõ mình đã chịu bản án mười tám tháng được bao nhiêu ngày rồi, bởi vì mỗi buổi tối trước khi đi làm chị lại cho con mèo ăn và gạch chéo thêm một ngày trên cuốn lịch treo trên tường phòng bếp.
Joan đậu xe trong bãi đậu xe phía Tây và đi thẳng về phía thư viện. Vào đến bên trong tòa nhà chị đi xuống chiếc cầu thang bằng kim loại để đi xuống phòng tra cứu Trong chín tiếng đồng hồ tiếp đó - chỉ trừ một lúc nghỉ để ăn lót dạ vào lúc nửa đêm - chị sẽ phải ngồi đọc các mẩu tin tức trích từ các báo chí Ở Trung Ðông gửi về qua đường e- mail. Nhiệm vụ chính của chị là tìm xem có gì nhắc đến Mỹ không, và nếu đáng chú ý thì coppy lại trên máy tính và gởi bằng e-mail cho sếp của mình ngồi Ở tầng ba, người sẽ cân nhắc và xử lý tiếp theo trong buổi sáng hôm sau - vào giờ làm việc giống với người bình thường hơn. ÐÓ là một công việc chán ngắt, tẻ nhạt và làm chết dần đầu óc cua người ta. Ðã nhiều lần chị nghĩ đến chuyện xin thôi việc, nhưng sau đó lại quyết định không để cho Gutenburg thỏa mãn vì đã đạt được mục đích.
Ðúng trước giờ nghỉ giải lao nửa đêm Joan chợt nhìn thấy đầu đề bài báo in trên tờ Istanbul News: "1 Tên Mafya giết người bị đưa ra tòa " Chị vẫn nghĩ Mafia là bọn Italia, nhưng rồi rất ngạc nhiên khi thấy bài báo nhắc đến một tên khủng bố người Nam Phi đã phải ra tòa vì đã định ám sát Tổng thống mới của Nga. CÓ lẽ chị đã chẳng chú ý thêm nữa làm gì, nếu như không nhìn thấy bức ký họa kẻ bị buộc tội.
Tim Joan bắt đầu đập nhanh dần trong lúc chị cẩn thận đọc lại bài báo dài lê thê của Fatima Kusmann, phóng viên Ở Ðông âu của tờ lstanbul News. Trong bài báo nữ phóng viên này tuyên bố rằng cô ta đã ngồi cạnh tên giết người lành nghề này trong một cuộc họp của đám đông quần chúng Ở Moscow mà Zenmski đã tới diễn thuyết.
Nửa đêm đã qua từ lâu, nhưng Joan vẫn còn ngồi lại bàn mình.
Connor đang đứng Ở sân nhà tù nhìn đoạn đầu đài đang dựng dở thì một chiếc xe cảnh sát ập đến và một trong mấy người đang giải gã đi đẩy dúi gã vào ghế sau.
Gã ngạc nhiên khi thấy Chỉ huy trưởng Cảnh sát đang chờ mình. Bolchenkov không tài nào nhận ra gã Ở cái người hốc hác, đầu trọc lốc này.
Trong khi chiếc xe lao qua cổng và ra khỏi nhà tù, cả hai không ai nói câu nào. Người lái xe rẽ phải rồi chạy dọc bờ sông Neva với tốc độ đúng 50 ki lô mét một giờ.
HỌ đi qua ba chiếc cầu, rẽ trái, rồi qua chiếc cầu thứ tư để vào khu trung tâm thành phố. Trong khi xe chạy ngang qua sông, Connor nhìn qua cửa sổ và thấy cung điện Hermitage màu xanh lá cây nhạt. NÓ thật vô cùng tương phản với cái nhà tù mà gã vừa ra khỏi. Gã ngước nhìn bầu trời xanh trong sáng, rồi nhìn những người dân thường đang đi lại ngược xuôi trên phố. Tự do mới đáng giá làm sao. Sang đến bờ nam chiếc xe rẽ trái rồi chạy thêm vài trăm mét trước khi dừng lại trước Cung Công lý Một cảnh sát đứng chờ sẵn chạy đến mở cửa xe. Nếu Connor có tí ý định nào chạy trốn thì chỉ cần nhìn năm mươi cảnh sát khác đứng dọc hè phố cũng khiến gã phải nghĩ lại. HỌ đứng thành một vòng cung trong khi gã leo lên bậc thềm để đi vào tòa nhà vĩ đại bằng đá.
Gã bị dẫn đến trước một chiếc bàn, một sĩ quan giơ tay cầm lấy cổ tay gã đọc rồi ghi vào sổ hàng chữ số "12995". Sau đó gã bị giải đi dọc hành lang lát đá cẩm thạch và đến trước hai cánh cửa khổng lồ bằng gỗ sồi.
Còn cách mấy bước nữa thì cánh cửa đã bật mở, và gã bước vào một phòng x!!!1808_2.htm!!! Đã xem 325960 lần.

Chuyển sang dạng đả tự và hiệu đính: Mọt sách
Nguồn: VN Thư Quán - Thư viện Online
Được bạn: MS đưa lên
vào ngày: 2 tháng 4 năm 2005

Andy đáp:
-Khi nào ngài còn là Tổng Tư lệnh, tôi đoán vậy.
Tổng thống lầm bầm câu gì đó trong miệng và chuyển sang câu khác. Ông lại nhìn lên:
-Chắc chắn không có cơ may Victor Zerimski trở thành tổng thống tiếp theo của Nga chứ?
Andy đáp:
-Cũng có thể là không. Nhưng ông ta đã leo lên vị trí thứ ba trong lần điều tra ý kiến dân chúng mới đây và mặc dầu vẫn còn kém xa Thủ tướng Chernopov và Ðại tướng Borodin, nhưng lập trường chống tội phạm của ông ta đã làm vị trí dẫn đầu của họ bị lung lay. Có thể bởi vì hầu hết người Nga tin rằng Chernopov dưaj vào sự ủng hộ tài chính của bọn Mafya Nga.
- Thế còn Ðại tướng thì sao?
-Ông ta đang mất chỗ đứng.
-Tạ ơn chúa là còn hai năm nữa mới đến kì bầu cử lại. Có vẻ như nếu Zerimski có tí khả năng nào trở thành tổng thống tiếp theo của Nga thì Chương trình cắt giảm vũ khí sẽ chẳng được cả hai Viện thông qua đâu.
Lloyd gật đầu tán thành trong khi Tổng thống lật tiếp sang trang khác. Ông dừng lại ở câu thứ hai mươi chín.
-Có bao nhiêu đại biểu Quốc hội có các cơ sở sản xuất vũ khí và các căn cứ quân sự trong quận của họ?- Ông nhìn Lloyd và hỏi.
Không cần nhìn đến tập hồ sơ chưa mở, Lloyd dáp:
-Bảy mươi hai thượng nghị sĩ và hai trăm mười một hạ nghị sĩ. Ngài sẽ phải thuyết phục hơn sáu mươi phần trăm trong số đó để đảm bảo đạt được đa số trong hai viện. Và đó là với giả thiết có thể tính cả phiếu của thượng nghị sĩ Bedell.
Tổng thống nói:
-Frank Bedell đã yêu cầu một chương trình cắt giảm vũ khí từ hồi tôi còn học trung học ở Wisconsin. Ông ta không còn cách nào khác là phải ủng hộ chúng ta.
-Có thể ông ta vẫn thích chương trình cắt giảm vũ khí, nhưng ông ta cảm thấy ngài đi chưa đủ xa. Ông ta vừa đề nghị ngài cắt chi phí dành cho quốc phòng tơi năm mươi phần trăm kia mà.
-Ông ta nghĩ chúng ta làm thế nào để cắt được chừng ấy kia chứ?
-Bằng cách rút khỏi NATO và để cho các nước Châu Âu tự lo lấy công việc phòng thủ của họ.
Lawrence nói:
- Nhưng như vậy là hoàn toàn không thực tế. Ngay cả những người Mỹ dân chủ cũng sẽ phản đối điều đó.
-Ngài biết điều đó. Tôi cũng biết điều đó, và tôi cho là các thượng nghị sĩ tốt khác cũng biết điều đó. Nhưng cái đó cũng không ngăn cản ông ta xuất hiện trên tất cả các đài truyền hình từ Boston cho đến Los Angeles để tuyên bố rằng việc cắt giảm năm mươi phần trăm chi phí quốc phòng có thể sau một đêm giải quyết được vấn đề? chăm sóc sức khoẻ cho người dân Mỹ và những vấn đề lương hưu.
Lawrence nói:
-Tôi chỉ mong Bedell dành thời gian lo lắng đến vấn đề bảo vệ nhân dân bằng với thời gian lo lắng cho việc chăm sóc sức khỏe mà thôi. Vậy tôi sẽ trả lời ra sao đây?
-Hãy tán dương ông ta thật nhiều về những cố gắng không mệt mỏi và những thành tích đáng kể trong việc bảo vệ quyền lợi của người cao tuổi. Nhưng sau đó tiếp tục chỉ ra rằng một khi ngài còn là Tổng tư lệnh thì Hoa kì sẽ không bao giờ hạ thấp quốc phòng. Ðiều ưu tiên thứ nhất của ngài sẽ luôn luôn đảm bảo rằng dân tộc Mỹ vẫn là dân tộc hùng mạnh nhất trên thế giới, vân vân và vân vân. Như vậy chúng ta sẽ vẫn giữ được lá phiếu của Bedell, và có lẽ giành thêm được cảm tình của một vài người nữa.
Tổng thống nhìn đồng hồ rồi lật sang trang thứ ba. Ông thở ra một hơi thật dài khi đọc đến câu hỏi thứ ba mốt.
Làm thế nào ngài hy vọng có thể thi hành được chương trình này, trong khi phe Dân chủ không chiếm đa số trong cả hai Viện?
- Ok, Andy. Câu này trả lời thế nào đây?
-Ngài hãy giải thích rằng những người Mỹ có quan tâm đang tỏ ra cho các đại diện đã được họ bầu ra rằng chương trình đã bị chậm trễ quá lâu rồi, và đó là cảm giác chung của mọi người.
-Lần trước tôi đã dùng ý đó rồi, Andy. Cho chương trình chống ma tuý, nhớ không?
-Vâng, tôi nhớ, thưa ngài Tổng thống. Và người Mỹ? đã luôn ủng hộ ngài.
Lawrence thở dài một lần nữa rồi nói:
-Ôi, lãnh đạo một đất nước không có bầu cử bốn năm một lần và không bị bọn báo chí săn đuổi hẳn phải là một việc dễ dàng hơn nhiều.
Lloyd đáp:
-Ngay cả người Nga bây giờ cũng phải đương đầu với hiện tượng báo chí rồi.
Lawrence vừa đọc câu hỏi cuối cùng vừa nói:
-Ai có thể tin được rằng chúng ta được chứng kiến điều đó. Tôi cảm thấy một cách trực giác là nếu như Chernopov hứa hẹn với cử tri Nga rằng ông ta sẽ là vị Tổng thống Nga đầu tiên dành chi phí cho chăm sóc sức khoẻ nhiều hơn chi phí quốc phòng thì ông ta đã phải về vườn rồi.
Lloyd nói:
-Có thể ngài nói đúng. Nhưng ngài cung có thể tin rằng nếu Zerimski được bầu thì ông ta sẽ bắt đầu xây dựng lại các căn cứ nguyên tử trước khi nghĩ đến việc xây các bệnh viện mới.
-Chắc chắn là nhu vậy- Tổng thống nói- Nhưng bởi vì sẽ chẳng có cơ may nào để cho ông ta trúng cử...
Andy Lloyd im lặng.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: Trái tim VN online
Được bạn: Thành Viên VNthuquan đưa lên
vào ngày: 27 tháng 12 năm 2003

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--