Quả nho vỏ mỏng, nhiều nước, vị chua ngọt, nhiều chất bổ. Nho có nhiều loại: đỏ, trắng, xanh, hoa hồng, sữa... Ngoài quả ra, rễ nho, lá nho cũng đều là những vị thuốc."Thần nông bản thảo kinh", cuốn sách y học cổ xưa nhất của Trung Quốc, từng giới thiệu về công hiệu làm thuốc của nho: "Nho ích khí, tăng lực, cường trí, làm cho người béo khỏe, chịu đựng được đói khát, phong hàn. Ăn lâu ngày, người sẽ thấy nhẹ nhàng, thoải mái, trẻ mãi không già".Các cuốn sách nổi tiếng như "Danh y biệt lục", "Dược tính luận", "Bản thảo cương mục", "Tùy tức cư ẩm thực phả"... đều giới thiệu tác dụng tẩm bổ, kéo dài tuổi thọ của nho.Y học hiện đại đã chứng minh, trong quả nho có đường glucose, glucoza, đường xacaro, đường mộc, các axit, protein, canxi, phốt pho, sắt, caroten, các vitamin B1, B2, C, P... Nước nho ép, rượu nho đều có tác dụng diệt virus, chữa thấp khớp, đái buốt.Nho khô có tác dụng kiện tỳ, ích khí, là loại thuốc bổ, người bị suy nhược ăn thường xuyên rất tốt. Việc uống chút ít rượu nho có công hiệu điều trị nhất định đối với người bị viêm dạ dày mạn tính. Lá nho có tác dụng hạ lipid máu; cành nho có tác dụng tiêu viêm, mát máu; rễ nho có thể dùng để điều trị chứng nôn mửa ở phụ nữ mang thai, giúp an thai, cầm máu, tiêu thũng, lợi tiểu và hỗ trợ cho điều trị ung thư ở thực quản, ung thư vú, u tuyến bạch lympha.Do lượng đường trong nho khá cao nên người bị táo bón không nên ăn nhiều.Một số bài thuốc chữa bệnh bằng nho- Đái ra máu: Rễ nho, đường trắng mỗi loại 15 gam, sắc uống.- Viêm dạ dày mạn tính: Rượu vang nho mỗi ngày uống 15 ml, chia 2-3 lần.- Chán ăn: Nho khô mỗi lần dùng 9 gam, nhai ăn trước bữa cơm, ngày 3 lần.- Chữa nôn: Nước nho 1 chén nhỏ, thêm ít gừng, khuấy đều uống.- Trừ phiền, giảm khát: Nước nho, nước ngó sen lượng bằng nhau, hòa đều uống.- Cao huyết áp: Nước nho, nước rau cần mỗi thứ một chén nhỏ, hòa nước sôi uống, mỗi ngày 2 lần.- Phù thũng khi có thai: Rễ nho 30 gam, sắc uống.- Mỡ máu cao: Lá nho, sơn tra, hà thủ ô mỗi loại 10 gam, sắc uống.