Đại lao thành Đại La vào buổi chiều ngày lập xuân, Đặng Trí lững thững bước ra với bộ quần áo nhàu nhĩ nhưng sạch. Ngắm bầu trời xanh loang mây trắng, ông thở mạnh, trút bỏ hơn ba tháng phiền muộn vì thiếu ánh mặt trời. Cánh cổng đóng nặng nề, tòa đại lao như con quái vật hậm hực phải nhả món mồi nuốt mãi không trôi. Không rõ nguyên nhân nào khiến ông bị bắt vào đây, chỉ đoán có dính dáng đến chuyến đi Phong Châu mới rồi. Song việc ông được thả ra còn bí ẩn hơn nữa. Thật nực cười nếu nghĩ sau đôi ba màn tra khảo nhẹ nhàng không bắt được phạm nhân khai, Lê Khắc Chinh hết kiên nhẫn ra lệnh phóng thích. Dù sao chim cũng thoát khỏi lồng, ông bước mỗi lúc một nhanh hơn qua những dãy phố quanh co và hơi ngạc nhiên khi không bị theo gót. Cho chắc ăn, ông đi đường vòng, đôi lúc dừng chân quan sát tại con hẻm nhỏ. Rõ ràng bọn chúng chẳng buồn biết mình sẽ đi đâu, Đặng Trí gọi cửa. Vợ và em trai tất tả chạy ra. Đặng Tín lóng ngóng mở then. Hai vợ chồng ôm chầm lấy nhau. Đặng Trí thả người lên giường, tay vuốt nhẹ mái tóc hơi rối của vợ. Mắt bà tràn đầy niềm vui bất ngờ, nhìn ông cười âu yếm. Đặng Tín uống một hơi cạn sạch bát nước chè mới rót, nói: - Em chẳng hiểu gì hết. Tại sao chúng lại thả anh ra? - Gã cai ngục nói là bắt nhầm. Ông anh đáp. - Bắt nhầm người??! Quân chó má. Đặng Tín chửi tục. V ô duyên vô cớ bắt người, tra tấn xét hỏi chán chê rồi thả. Chúng tưởng chúng có quyền làm gì thì làm trên đất này sao??! - Chú tức làm chi cho mệt thân. Anh được thả là chị cảm ơn trời đất lắm lắm rồi. Từ trước tới nay, hễ vào đại lao là cầm chắc cái chết. Có ai nghe thấy chúng thả người bao giờ đâu? - Vì thế tôi mới nghi ngờ. Nhưng quả thật, chúng thậm chí không sai người theo dấu. - Không khéo bắt lầm thật. Đặng Tín ngẫm nghĩ - Bệnh tình của mẹ, giờ ra sao rồi hả em? Đặng Trí nóng lòng. - Đỡ nhiều rồi anh ạ. Mẹ đã uống đến thang thuốc thứ 9 rồi. Nghe thầy lang Cát dặn thuốc chỉ cần uống đủ 13 thang là khỏi. - Ơn trời. …………… Khởi nguồn từ vùng núi phía Bắc, dòng nước vượt ngàn trùng, tạo dựng biết bao thác ghềnh mới xuống được đồng bằng chiêm trũng. Dòng Nhị Hà, quấn quanh Đại La, năm năm tháng tháng tiếp sinh lực cho trái tim đất Việt, trước khi rẽ nhánh tách dòng chuyển nước tưới tắm cuộc sống thân thương khắp miền non nước. Bãi sông làng Nghĩa luôn êm ả lặng lẽ. Con sông Vô Hề nước trong văn vắt, chẳng mang chút phù sa bồi đắp cho vùng đất này. Từng đàn cá lớn nhỏ bận kiếm ăn nơi khác mà từ chối ghé qua làng. Hàng đời nay, người con làng Nghĩa lớn lên nhờ củ khoai lang nhạt, hạt gạo ẩm đưa về từ các vùng lân cận; trưởng thành trong những chuyến đi xa. Ngư[font=.vntime]ời ta bảo dân làng này mới sinh ra đã biết nói, lên 3 được tập tính toán, lập nghiệp năm 13 và về già mới giở sách học chữ. Tất nhiên, ngư[font=.vntime]ời làng ai cũng biết dăm chữ để biên sổ kê tên, song việc dùi kinh mài sử, ôm lấy sách vở mơ sau này đỗ đạt vinh hiển với đời chưa bao giờ tồn tại trong tâm tưởng. Sau thời trai trẻ xông pha, người có tuổi thư[font=.vntime]ờng trao sản nghiệp cho con cháu nhằm tận hưởng cảnh an nhàn, b ình văn luận thơ theo cách riêng. Đời này nối tiếp đời kia, dân làng Nghĩa vẫn luôn hẹp chữ mà rộng tình. Họ sinh ra để bươn bả khắp nơi, mua bán bất cứ món hàng có thể sinh lời. Trời phú cho họ khả năng cảm nhận đặc biệt về tiền bạc, thời gian đúc rút cho họ vô số kinh nghiệm và truyền thống dạy cho họ cách đối nhân sử thế sao cho xứng đáng với cái tên của làng. Bên cạnh truyền thống thờ cúng tổ tiên, người làng Nghĩa còn thờ thần Nhân Quả. Họ tuyệt đối tin vào chuyện vay trả luân hồi, tin rằng những gì mình đư[font=.vntime]ợc hư[font=.vntime]ởng là kết quả của việc cử xử đúng đắn với ngư[font=.vntime]ời khác. Lúc gặp rủi ro họ phải xét lại bản thân có làm gì trái đạo lý hay không. Họ luôn sẵn sàng bỏ tiền giúp đõ ng[font=.vntime]ười khác dù tiền bạc với họ quan trọng không thua tính mạng, vì họ tin vòng quay nhân quả sẽ đến với mình hay cho con cháu mình có cuộc sống tốt đẹp sau này. Hãy nghe lời ngư[font=.vntime]ời cha dạy con trai lúc trưởng thành “Ngày mai con đi chuyến đầu tiên, đừng lo lắng hay vội vã. Việc duy nhất con phải làm là im lặng và quan sát, hoàn toàn tự do. Con sẽ học các bài học thực tế, sau những gì cha dạy cho con. Đôi vai ta gánh niềm tin, có quỷ thần chứng giám. Cuộc đời là vòng luân hồi công bằng bất tận, trong đó cái được, mất của con người dung hoà lẫn nhau. Ta mải miết làm việc, săn tìm hòng vươn tới cái đích của mình. Có người đạt được, có người không. Ai dám bảo người thành công giàu có hơn người thất bại. Bởi không thành công cũng thành nhân. Ông trời cho người ta thứ này rồi lại lấy đi thứ khác. Vì con người chỉ nếm được hạnh phúc thực sự khi đã biết mất mát hay đau khổ. Mà hạnh phúc là lẽ sống, là yêu thương và được yêu thương. Những chuyến đi đư[font=.vntime]ợc tiến hành vào mọi thời điểm trong năm sau khi nhóm khảo sát trở về. Nhóm này thường có ba người, một già hai trẻ, đóng vai khách đi đường, thu thập các thông tin cần thiết có thể vài ngày, vài tháng hoặc vài năm. Sau đó người trưởng nhóm sẽ quyết định mua bán mặt hàng nào, ở đâu rồi truyền tin về làng trực tiếp hoặc gián tiếp. Đặng Trí chính là người khảo sát giỏi nhất của làng Nghĩa. Hiếm khi sai lầm, thực sự nhạy cảm và cơ biến, hai mươi năm qua, những chuyến đi của ông là điều mà cả làng mong đợi. Đâm ra vì thế ông cũng hiếm khi được ở nhà. Ngày Dương Thạch còn nhỏ, bà Bích Hoa, cũng là người làng Nghĩa, cha mẹ mất trước khi về làm dâu họ Đặng, ở nhà nuôi con và cùng vợ Đặng Tín, chăm sóc mẹ chồng. Sau này, Đặng Trí đưa cậu con nuôi đi cùng, bà bắt đầu tham gia những chuyến hàng lên kinh, dần dà ở lại luôn. Một năm gom bằng hai tháng, sự xa cách gắn liền số phận của những người phụ nữ làng Nghĩa. Nhưng họ luôn biết cách biến chúng thành gia vị tra vào tình nghĩa vợ chồng thêm mặn nồng hương lửa. Đặng Trí vừa ló mặt đến đầu làng gặp ngay cánh phụ nữ. Xem họ mừng chưa kìa. Bà Hồng, bà Hoàng, bà Thanh tranh nhau ân cần hỏi thăm. Nào là chúng tôi nghe bác bị bắt mà rụng rời chân tay, chị em đang bàn nhau hôm nào lên thăm, n ào là cái quân cướp nước mặt dày, đang không bắt người vô nguyên cớ, n ào là sáng tôi vừa qua nhà thăm cụ, cụ khoẻ hẳn rồi, đang một mực đòi lên kinh, n ào là tôi đã bảo người tốt như bác ắt hẳn được trời phật mà tai qua nạn khỏi, vân vân và vân vân... Ông Trí tưởng chừng bị các bà hàng xóm tốt bụng vây kín đến ngạt thở thì may có ông Truyền can thiệp. Ông này gạt các bà ra, nói: - Ông ấy đường xa vội về thăm mẹ, các bà thăm hỏi vừa vừa thôi chứ. Rồi ông lôi ông Trí sềnh sệch. Ông Trí gật đầu chào các bà, rảo bước chân song hành với ông Tuyền, hỏi: - Tôi ngỡ bác đang ngoài mạn biển chờ thuyền cá về chứ nhỉ? - Tôi mới dẫn đoàn chuyển lương thực vào ốc Phùng tiếp tế cho anh em. Về nhà hôm kia, liền biết chuyện của bác song chưa hiểu đầu cua tai nheo ra sao? - Có thể việc liên lạc với quân Phong Châu bị bại lộ. Nhưng,.. nếu đúng thì đời nào chúng thả tôi. Từ lúc ra khỏi đại lao đến trên đường về đây, tôi để ý kỹ không thấy có người bám theo. Thật lạ lùng phải không? Tôi ngẫm mãi mà chưa nhìn thấy chút ánh sáng nào. Nhưng bây giờ quan trọng nhất là sức khoẻ của bà cụ. - Bác không phải lo lắng nhiều quá. Sáng tôi sang nhà thấy cụ đi lại được rồi. Phải nói thuốc của thầy lang Cát chữa rất đúng bệnh. - Nhân thể mời bác vào nhà chơi luôn. - Thôi, tôi có chút việc. Mời bác tối sang nhà tôi, ta bàn chút chuyện. - Vâng chào bác. Tối tôi sẽ sang. Ông Trí đẩy cái cổng tre, băng qua cái sân gạch vào thẳng nhà. Mẹ ông đúng là đã khoẻ, cụ ngồi trên giường chơi với con bé Ngọc nhà bên. Cô Khánh, em dâu ông có lẽ đang ở dưới bếp. Cụ nói giọng run run: - Thằng.. Trí. Trí, đúng là con rồi, lại đây mẹ xem. - M..ẹ.. Ông Trí chạy đến đầu giưỡng, gục đầu vào lòng mẹ như trẻ con, giọng rưng rưng. Bà cụ xoa đầu con, miệng suýt xoa con tôi, con tôi. Ông Trí hai đầu gối quỳ trên nền nhà, hai tay choàng vào mẹ, cảm thấy niềm hạnh phúc dâng trào. - Mẹ lo cho con quá. - Con bất hiếu đã làm mẹ phải lo lắng. Nhưng con đã được về với mẹ rồi. Mẹ ơi, mẹ gầy quá. - Bị ốm thì làm sao béo được hả con. Nếu không có thầy lang Cát phúc đức thì mẹ con ta không còn được gặp nhau nữa. Mà con cũng gầy đi nhiều quá. Con có bị chúng đánh đập hành hạ không? - Không sao đâu mẹ, chúng bắt lầm người thôi. - Cám ơn trời đất. Hai mẹ con hàn huyên đến tận tối mịt. …………… Dương Thạch nhận thư nhà. Nhưng cho chàng an tâm, gia đình đã không báo tin bà nội ngã bệnh và cha bị bắt. Vì nhà vẫn yên bình, nên điều chàng quan tâm nhất là cố gắng luyện rèn chờ ngày đánh giặc. Tiểu Nhi đã chuyển đến Kim Tiễn đội. Còn lại một mình, Dương Thạch càng lặng lẽ hơn. Có cảm giác chàng tự cô lập bản thân trước sự quan tâm của đồng đội. Thao luyện rất tích cực, phải nói là xuất sắc nhất đội, nhưng quá lắm lúc bị đội trưởng gọi là “anh chàng ngậm miệng ăn tiền” chàng mới cười một cái theo cách mất tự nhiên nhất. Buổi tối, chàng kiên quyết nằm nhà đọc sách, một mực chống đỡ sức hút từ phía đội nữ binh. Chàng tự loại mình khỏi vòng chiến đấu, coi Minh Nguyệt chỉ là ánh trăng xa xôi. Nói chung, lấp đầy lòng chàng là nỗi buồn và sự chán nản. Hôm nay là ngày nghỉ nửa số đội trung quân. Vì quen nếp quanh năm làm việc, nên thỉnh thoảng được ngày nghỉ, các nghĩa binh đâm ra chẳng biết làm gì để giết thời gian. Sau non buổi sáng uể oải, Tiếu Ngư, anh chàng đưa tin của Tổng đội nhảy bổ vào phòng thông báo tin vui, đội trưởng Văn Hùng đã có con trai sau bao ngày mong ước. Tin được gửi cấp kỳ từ tận quê hương Hà Tân, Lục Châu xa xôi. Đội trưởng Văn Hùng lấy vợ được mười hai năm, đã sinh được ba cô con gái trước đó, nên chẳng ngạc nhiên khi ông bố may mắn mừng phát cuồng khi biết họ La giờ đây đã có kẻ chống gậy. Lập tức anh gom tất cả đội viên lại. Mời mọi người, cùng Tiếu Ngư, đi uống rượu. Dương Thạch uống rất nhiều, vì nỗi buồn trong lòng chàng hút rượu như cát khô hút nước. Một hai chén, người chàng bắt đầu lâng lâng. Thêm dăm chén đã thấy hơi say, nhưng khi qua ngưỡng, chàng uống bao nhiêu như đổ xuống đất bấy nhiêu. Tiệc tàn, họ Dương đứng lên trong cảm giác dở say dở tỉnh. Mọi người lớp về ngủ, lớp đi chơi, riêng chàng rẽ đường tắt ra bờ hồ. Vắng vẻ. Một doi đất chơ vơ hơi nhô đầu ra phía mặt hồ, được che lấp bằng lá cây gai, cây cổ liễu. Đi thuyền trên hồ, sẽ tưởng là giống táo dại mọc tràn bên bờ, không thể nghĩ dải đất lại dài và trống như vầy. Dương Thạch tự cho mình cái công khám phá và tin không có vết chân lang thang nào đi sau. Những lúc ưu phiền, chàng thường ra đây ngắm đàn chim bay lượn, ước hồn mình cũng mang đôi cánh. Chàng ngồi tựa vào lưng cây gốc cổ thụ thân mập, hút nước trăm năm từ bờ hồ cũ, trên nhánh xà sát đất nổi u như cánh tay đầy cơ bắp. Vầng trán rắn rỏi mặc sức cho những ngọn gió thốc đến. Chàng vẫn ngồi lặng hàng giờ chờ xốc dậy sức mạnh tinh thần vốn có. Hôm nay trở giời. Hơi nóng từ ánh nắng nặng bất ngờ, không khí oi ả, báo hiệu ngày mai gió mùa lại về. Dương Thạch giật mình choàng tỉnh, lưng áo nhâm nhấp mồ hôi, cả bên thái dương cũng lấm tấm. Tiếng lạo xạo nhẹ nhàng kéo người thợ săn trẻ tuổi ra khỏi giấc ngủ. Chàng không phải có một mình. Một người mặc áo xanh nhạt, gần tiệp với màu vỏ thanh dương, đứng quay lưng về phía chàng. Ông ta có bờ vai vạm vỡ, chiều cao vừa phải. Hai ngón tay gân đang miết lớp vỏ cây. Ông ta bị điên ư? Không phải, động tác kỳ lạ đấy nhằm tìm kiếm thứ gì trong lớp vỏ cây. Quái đản vì ông ta tìm thấy thật. Tiếng reo khẽ như gió, người đàn ông tách nhẹ miếng sần ngang tầm ngực, móc ra một cuộn giấy nhỏ bằng đầu đũa, dài cỡ ngón trỏ tay. Thình lình, ông ta quay ngoắt đầu lại, nhìn thẳng về phía Dương Thạch. Chàng giương mắt chờ đợi. Chẳng thấy người đàn ông phản ứng gì mà quay luôn đi. Trong khoảnh khắc ấy, Dương Thạch nhận ra người này chàng đã gặp đôi lần nhưng hơi rượu cản trở trí nhớ của chàng. Ngược lại, cành lá um tùm đã cản tầm nhìn của người kia nên ông ta đinh ninh là vừa đa nghi tưởng tượng. Rồi ông ta rảo cẳng bỏ đi ngay. Dương Thạch muốn bám theo để biết chắc là ai, nhưng thừa hiểu trong tình trạng này, tiếng bước chân liêu xiêu sẽ làm chàng bị lộ. Đành chờ người kia đi khuất, chàng mới gượng mình đứng dậy, lảo đảo vì rượu lúc này mới ngấm mạnh, đến chỗ cây thanh dương. Trên doi đất có khá nhiều thanh dương, sao người đàn ông kia biết chỗ tìm?Ôi, sao mình nhức đầu thế!! D ương Thạch mím môi. Cơn nhức đang đổ ào ào như thác lũ làm đầu chàng bí kinh khủng. Hai mạch nơi thái dương bật tanh tách. Chàng thấy vết dao mỏng dính khứa lên thân thanh dương, biến chỗ sần thành nơi tàng thư lý tưởng. Sao phải dấm dúi chuyển thư từ cho nhau? Phải chăng là nội gián? Dương Thạch cúi đầu vì hễ hơi ngửng lên là chàng bị choáng. Hai tay chàng bóp trán, cố làm dịu bớt cơn đau như búa bổ. Lại là vết dao, vạch nghệch ngoạc dưới gốc cây. Chẳng ra hình thù gì.. ồ không!Mấy ngọn địa sam được uốn có chủ đích. Dẫu mắt mình hoa, vẫn lờ mờ nhận thấy hình một con mắt. Đường về nhà xa vạn dặm, đi được năm, mười bước lại dừng nghỉ, cơ thể chàng vẫn đầy sức lực nhưng cái đầu tưởng không thể chịu đựng hơn nữa. Mình không được phép ngã trong tình trạng này. Cái nóc thấp thoáng của Tổng đội nữ binh cho chàng thêm động lực, hãy vượt thật nhanh. Đến cánh cổng đá của Tổng đội trung quân, chàng khuỵ ngã vì không còn làm chủ được cơ thể hơn nữa. Lúc này mới giữa giờ mùi, Nghĩa Đoàn vắng tanh. Dở là Dương Thạch không ngất đi mà rơi vào tình trạng tồi tệ hiếm thấy với cái đầu đau từng cơn và thân thể bất động, đành chịu đủ hơi đất bốc lên vừa nóng vừa ẩm. Thời gian dài vô tận, chàng sắp lịm đi thì có tiếng bước chân nhanh, nhẹ cắt âm cô đọng ra từng mảnh. Rồi có tiếng kêu ngạc nhiên đượm phần hoảng hốt. Một bàn tay mềm mại chạm vào người chàng, lay lay, rờ lên trán rồi kéo chàng dậy. Khá vất vả. Dương Thạch cảm nhận được mùi hương của thiếu nữ. Người thiếu nữ không nề hà xốc chàng lên, cố gắng đưa chàng đi. Chàng cố không rũ người xuống để cô gái đỡ nặng thì cái đầu lại đau dữ dội. …………… ĂN trưa xong, ông Trí ngồi đọc sách bên giường mẹ. Sắc mặt bà mẹ đã hồng hào hẳn lên khi con trai trở về. Cụ cứ ngủ ngon thế kia thì chỉ đôi hôm sẽ khỏi hẳn. Sợ tiếng lật sách làm cho mẹ thức giấc, ông ngồi nhắm mắt dưỡng thần một lúc rồi len lén ra ngoài. Trở giời làm bứt rứt cơ thể, ông lững thững đi ra sân. Vườn nhà, cô em dâu chăm chỉ vun sới, cũng trồng được dãy chanh héo, hàng bưởi già lâu lắm không đậu quả. Ông Trí đóng cổng, đi ra con đường làng. Buổi trưa nghỉ ngơi nên làng vắng lắm. Ông đi vòng vo tam quốc, ngó nhà người, liếc bờ dậu tre nọ. Lũ chó tưởng trộm sủa inh lên làm ông buộc lòng đi về hướng bãi sông. Bãi sông làng Nghĩa cát trắng phau, gió thổi sáo luỹ tre xanh chắn sóng. Ông Trí bước đến hòn đá lớn, nghe các cụ truyền có từ ngày lập làng. Nước sông bào mùa dâng rồi cạn, bào mặt đá nhẵn như gương mà thân đá chẳng hề xê dịch, vững như kỷ niệm ấu thơ. Đứa trẻ nào làng Nghĩa cũng từng trèo lên nó, chạy quanh nó đến hàng trăm, hàng ngàn lần qua bao buổi nô đùa. Ông Trí chọn chỗ sóng đánh thành bậc, ngả người ngắm trời mây. Tiếng sóng đưa đẩy, đám bọt sóng trắng dạt vào bờ, len đấn gần chân ông, những bọc nước nhỏ li ti, kiêu hãnh điểm tô bờ cát trước khi tách đôi, gửi nhân khí vào khoảng không mênh mông vô tận. “Cuộc sống phù du y hệt những bọt sóng này” Một cậu bé đen nhẻm vì dãi nắng, ngồi trên bậc đá phán như ông cụ non. “Sinh ra trên đầu con sóng bạc, bay nhảy ngang những chặng sông, cuối cùng đóng dấu ấn lên bờ cát trước khi hoá thân vào hư vô. Chờ các đợt sóng sau đến, xoá nhòa đi tất cả”. “M ày có bị say nắng không?” Một cậu bé có đôi mắt sâu, ngồi bên cạnh, làm điệu bộ sờ trán bạn. Cậu bé đen nhẻm, cau mày ra bộ coi thường, tay vuốt vuốt chòm râu tưởng tượng: “Lớn thêm nữa mày mới hiểu nổi”. Cậu bé mắt sâu định đáp trả thì có giọng trẻ con léo nhéo trên đầu: “Đằng này Thành ơi”. Một cái đầu bù với gương mặt tròn trịa và cái miệng ngoác tận mang tai. Cậu bé đen nhẻm nhăn mặt: “Hai con quỷ nhỏ đã mò đến, tiệt hết yên thân rồi”. Cậu bé mắt sâu cười. Con quỷ nhỏ thứ hai thò đầu lên, gương mặt thanh tú, nước da hoàn toàn tương phản với nước da của ông anh nó, kêu váng: “Biết ngay là anh rủ anh Trí trốn ra ngoài này. Tín ơi, bọn mình về mách bố mẹ”. “Giỏi cứ mách, tao làm xong việc nhà thì có quyền đi chơi,. Bọn mày còn nhỏ, ai cho phép ra đây, coi chừng hà bá bắt cổ”. Con quỷ nhỏ mặt tròn leo tọt xuống cạnh anh nó, cậu bé mắt sâu, lè lưỡi với câu nói của cậu bé đen nhẻm. Nó lu loa lên: “Mày nghe không Thành, anh Thanh nhà mày với anh Trí nhà tao chỉ mong hà bá bắt cả tao lẫn mày cho rộng cẳng chơi bời”. Cậu bé tên Thành gật đầu lia lịa. Cậu bé mắt sâu doạ vò đầu em, cậu bé đen nhẻm cũng vờ bắt lấy. Hai đứa em lập tức lủi ra xa, bật cười khanh khách.. “Mày nhầm rồi Thanh ạ”. Ông Trí nói với mặt nước trong. “Cuộc sống không phù du như bọt sóng kia. Người ta được sinh ra để sống với mục đích rõ ràng, như mày với tao. Dẫu mày ra đi quá vội nhưng dấu ấn để lại sẽ chẳng bị xoá nhòa bởi các con sóng đâu. Ông ném hòn cuội nhặt trên bờ cát xuống dòng nước. Gửi mày hòn cuội vui vẻ. Báo cho mày biết, đứa con trai mà tao đã thay mày bế lúc chào đời, nuôi nấng nó khi còn bé dại, giờ đã trưởng thành. Báo cho mày biết lớn lên nó giống mày như hệt, từ cái dáng dài thườn thượt đến kiểu trầm tư. Cho gửi lời đến Thúy là thằng Thạch giữ nguyên đôi mắt và nét cười của mẹ. Con của hai người, cũng là con của vợ chồng tôi, thực sự là một chàng trai tuyệt vời đấy. Ông Trí nhắm mắt lại, hồi ức đưa ông trở về buổi sáng tháng bảy của hai mươi hai năm trước, buổi sáng mưa ngâu. Trong nhà họ Dương, Đặng Trí nhấp nhổm không yên, mắt dán chặt về phía buồng trong, nơi phát ra những tiếng rên đau đớn. Chị Thúy, vợ Dương Thanh, bạn thân nhất của họ Đặng đang trở dạ. Dương Thanh lúc này đang ở tận vùng biên cương tây bắc. Họ hàng chẳng còn ai nên mọi việc trước sau đều nhờ vào bà con trong làng, đặc biệt là vợ chồng Đặng Trí- Bích Hoa giúp đỡ. Gần sáng thì chị Thúy bắt đầu kêu đau. Anh Trí lập tức đi gọi bà mụ. Thúy vốn nhỏ người mà thằng bé đạp quá mạnh. “Thai ngược” bà đỡ lo lắng nói ” cháu cố nén đau, đừng rên nhiều. Để sức mà rặn”. Chị Hoa nắm chặt tay bạn muốn truyền thêm niềm tin, bà Bưởi hàng xóm chạy lo khăn, nước. Anh Trí ngồi trực bên ngoài, cảm thấy chân tay thừa thãi trong suốt hai canh giờ mới nghe thấy tiếng thét như xé vải, rồi tiếng trẻ con khóc. Đúng là tiếng trẻ con khóc. Cứ khóc mãi. Sau rốt, chị Hoa bước ra, đau đớn đến ngơ ngác. Anh Trí cảm thấy nghẹt thở, chạy ào lại. Chị đổ vào vai anh khóc nức nở.. Chị Thúy đã chết vì mất quá nhiều máu, để lại dương gian một đứa bé con khoẻ mạnh. Mười ngày sau anh Thanh mới về, không được nhìn người vợ hiền lần cuối, tay ôm con mà cõi lòng chết lặng. Thằng bé mới sinh đã rắn chắc như đá, ít khóc ít cười, được cha đặt tên là Thạch. Dương Thanh ở nhà non năm rồi lại đi. Vợ chồng Đặng Trí lấy nhau ba bốn năm mà chưa có con nên nhận nuôi con hộ bạn. Những chuyến hàng mang người đàn ông làng Nghĩa đi xa, bao đứa con từng ngày lớn dần trong vòng tay người mẹ. …………… Tiếng của những người bạn. Dương Thạch được đặt xuống giường. Người chàng lạnh ngắt, mỗi khắc chờ đợi là một khắc đau tê. Bàn tay mềm mại kia miết vào trán chàng búi hơi nóng giãy ròn, mùi địa liền bay khắp phòng. Người con gái đang đánh gió cho chàng. Không nói ngoa chứ tay nàng đụng vào đâu, cơn đau rời khỏi đấy. Dần dà mồ hôi trên trán chảy ròng, mang theo âm khí giúp người Dương Thạch nhẹ dần. Chàng chìm vào giấc mơ. Chiều nhuộm đỏ da trời. Tháng sáu, mùa hè bớt dần đổ lửa. “Một, hai, ba.. Chạy”. Tiếng trẻ lanh lảnh. Cu Thạch co chân chạy. Mặt cỏ bờ đê rậm rì không cản nổi nó bay về đích, bỏ lại một thằng cu lớn hơn cả quãng xa.” Đến rồi” Tiếng trẻ khác hét vọng trên vạch đích. “Thằng Thạch thắng, thằng Tinh thua”. Thằng bé tên Tinh thở ra đằng tai vừa đến đích đã hỏi: “Mày không biết mệt sao?”. Cu Thạch lắc đầu. Thằng bé đứng vạch đích, có khuôn mặt giống hệt thằng Tinh, nhận xét: “Nó là đá mà. Mày cố lắm cũng không mạnh hơn nó được đâu”. “Nhưng em là sao. Sao bay nhanh chứ hòn đá nằm im à”. “Mày là sao xẹt. Chưa bay đã tắt ngóm”. Thằng anh trêu. “Anh là sao xẹt thì có”. Thằng Tinh cãi “Không phải, anh còn không được là sao xẹt. Anh là Tình, là giống gì hả Thạch”. Cu Thạch nhún vai ra điều không biết. Có thể vì nó không muốn trêu cu Tình. “Tao là giống phong tình”. Thằng Tình giọng kẻ cả "Vì tao sinh vào cung Đào Hoa Mệnh Thủ, nên cha mẹ đặt tên là Tình. Bọn mày có thấy tên Tình hay không?”. Hai thằng cu ngọ ngoậy cái đầu, không rõ lắc hay gật. Chúng chưa hiểu “giống phong tình” hay “đào hoa mệnh thủ” cái chi đó đó là cái gì. Nhưng cái thực tế là anh Tình to hơn hai đứa và sẵn sàng bẹo tai bất cứ lúc nào. “Bọn mày làm gì ở đằng đó mà lâu thế”. Tiếng trẻ lanh lảnh đầu vạch xuất phát nhéo gọi. “Cô Hoa gọi về đấy Thạch ơi”. Nghe vậy, cu Thạch liền chạy ngược lại, thằng Tinh chạy theo, thằng Tình chạy sau rốt. Thằng bé đứng nơi vạch xuất phát vẫy tay lia lịa, nó tên là Tỉnh, anh cả của hai thằng kia. Theo cô Hoa về nhà họ Đặng, cu Thạch kêu lên mừng rỡ. Cha nó đứng kia, bụi bặm và ấm áp. Ông ôm chầm lấy nó, nhấc bổng lên quay mây vòng liền. “Con của cha lớn nhanh thật. Ra dáng đàn ông rồi đấy. ở nhà có nhớ cha không?” Cu Thạch gật đầu lia lịa, nói đêm nào cũng mơ thấy cha về. Hai cha con lôi nhau ra giếng tắm rửa thỏa thích rồi vào bữa cơm. Nhà của rộn như pháo rang. Sau cha xin cu Thạch về nhà dăm bữa. Hơn một tháng, ngày nào cũng vui như Tết riêng dành cho cu Thạch. Cha đưa nó ra mộ mẹ thắp hương, dọn cỏ. Nó nhìn mắt cha đỏ hoe. Rồi cha đưa nó đi chơi ở mấy làng quanh, lên cả trấn, đi tắm sông, câu cá, bẫy chim. Cha tranh thủ dạy nó rất nhiều mẹo, kể nó nghe về những chuyến đi xa, nơi rừng thiêng nước độc, nơi phồn hoa đô hội. Cha hứa khi nào nó đủ lớn, sẽ cho nó tham gia. Sau đó cha mang lời hứa, đi xa.. …………… Con ó lông đen đâm bổ từ lưng trời xuống dòng sông. Đến cách mặt nước vài trượng, nó xoè tung cánh, thả cặp chân sắc vuốt, vồ lấy đỉnh sóng rồi rẽ dải nước lướt băng băng. Nhìn cảnh mà mắt ông Trí ngấn nước, nhớ lại buổi trưa tháng ba, mười bốn năm về trước. Từ trong nhà họ Dương, Đặng Trí lảo đảo chực ngã. Ông cất bước ra vườn, dựa hẳn người vào thân cây mít, bàn tay bấu chặt vào lớp vỏ sù sì. Nỗi đau hằn trên mặt, nghe rõ mồn một trong tiếng khóc dội ra. Nghĩa địa làng lầy lội sau cơn mưa dài. Bùn đất ở mọi nơi, trên vạt áo các chị đang nỉ non thương xót cho cuộc đời ngắn ngủi của người xấu số, trên mặt, trên tai của các anh đào đắp dầm dề trong nỗi buồn vô hạn. Dương Thạch, thằng bé mới tám tuổi đầu đã mất cả cha lẫn mẹ. Nó không còn nước mắt để khóc hay những dòng nước mắt chảy ngược, cào xé trái tim bé nhỏ. Nó đứng đấy với đôi mắt thất thần, người lấm bê lấm bết, câm lặng như một bóng ma. Đặng Trí dắt đứa bé rời khỏi nghĩa địa, vợ theo sau. Ba người không ai nói một lời. Đằng xa có người chạy tới, chắn ngang mặt anh Trí, hỏi giọng vấp váp: “Thật... thật không anh?”.Đặng Tín vừa về, chắc mới nghe tin. Không kịp đợi anh trai trả lời, anh nói với hơi thở đứt đoạn” Có thật anh Thanh mới mất không?”, trong cái nhìn vô hồn của đứa cháu. Vợ chồng Đặng Trí gật đầu. Đặng Tín bàng hoàng hồi lâu mới thốt ra “Họa vô đơn chí” Đến khuya, Đặng Tín mới nói cho anh chị lý do về làng. Anh về để báo tin Dương Thành vì đi quá sâu về phía nam, bị bọn lục lâm thảo khấu tấn công mà bỏ mạng. Khỏi phải nói về nỗi tang thương mà họ Dương phải gánh chịu. Anh em họ Đặng, những người thân nhất bây giờ của giọt máu cuối cùng họ Dương bàn bạc rồi thưa chuyện cùng cha mẹ. Được sự chấp thuận của các cụ, họ làm lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên được chuyển bài vị của vợ chồng họ Dương về nhà. Đứng trước bàn thờ, Đặng Trí khấn: “Hôm nay Đặng Trí tôi thắp nén nhang gửi đến anh chị. Anh chị sống khôn thác thiêng xin về đây chứng giám. Tôi và anh kết bạn từ thủa thiếu thời, thân như ruột thịt. Nay anh không hẹn mà từ, ra đi để đoàn tụ với chị dưới suối vàng, để lại dương gian đứa con thơ khiến chúng tôi vô vàn đau xót. Nhà họ Dương giờ chẳng còn ai, việc hương lửa hãy gửi vào lối xóm. Vợ chông tôi hiếm muộn, trước cảnh cháu bơ vơ, xin nhận làm con nuôi, thề sẽ dốc tận tâm tận lực nuôi dạy cháu nên người. Tôi cũng xin chuyển linh vị của anh chị lẫn bát hương nhà họ Dương về đây để cho cháu Thạch tiện đường thờ cúng. Xin có 3 lạy trước bàn thờ” …………… Dương Thạch thủy chung không cất nên lời. Nó nghe trọn vẹn lời khấn như dao cứa lòng của bác Trí, nay đã là cha nuôi. Mọi người biết tính, không vồ vập an ủi, dành cho nó khoảng thời gian nguôi ngoai. Sau bữa cơm tối, nó xin phép về gian buồng nhỏ mái tây, cạnh buồng cha mẹ nuôi để nghỉ. Mọi người còn ở lại để bàn bạc. Nó ngổi trên giường, nhìn qua cửa sổ, bóng trăng lơ lửng, muốn oà khóc như bao đứa trẻ khác mà không được vì vành mắt đã cạn khô. Nó nhớ cha, nhớ mẹ nhưng chẳng bật lên tiếng gọi tên. Rồi bầu trời đấy sao kia, những chòm sao lung linh từ từ xích lại gần nhau. Chúng xếp thành hình. Cha kìa, đúng cha rồi. Cha đang đứng đấy. Rồi cái dáng mảnh mai của mẹ, dù nó chưa một lần biết mặt, hiện lên. Cha mẹ vẫy tay, mời gọi nó đến. Nó nhoài ra thì chạm song cửa. Nó còn mải lay lay cái song cửa gỗ tròn thì cha mẹ đã quay lưng, bỏ đi. Họ bay xa hơn, cao hơn, bay đến tít nơi chân trời, mặc nó một mình trong căn phòng trống rỗng. “Con muốn theo cha mẹ” Dương Thạch lẩm bẩm, lục đống di vật của cha, tìm thấy một con dao. Nó đặt dao vào cổ. “Mình sẽ được sà vào lòng cha mẹ”. Nó mím môi, từ từ kéo con dao. “Em vào với con một lúc. Chắc giờ nó đang buồn lắm”. Tiếng nói ấm áp của mẹ nuôi kéo nó ra khỏi cơn mê. Và con dao rơi xuống khi chị Hoa bước vào. “Con yêu”. Mẹ nuôi ôm lấy nó, gieo mầm sống trong lòng nó “Để mẹ ru con ngủ nhé?” Nó đáp “vâng”. Lời nói đầu tiên sau ba ngày câm lặng. Mẹ nuôi ngồi tựa vào vách, nó gối vào lòng mẹ, nghe mẹ hát: “Quê hương sóng sánh cánh cò Cỏ xanh ngấn nước nhịp đò sang ngang Quê hương yên ả thôn làng Êm êm hò vọng, mênh mang sáo diều Quê hương vườn vắng cuốc kêu Xanh tre, vàng lúa, tím chiều, biếc mây Quê hương rơm cốm phủ dầy Nghiền cay khói bếp, ngẩn say nghĩa tình Quê hương mạch đất cha sinh Vượt trên mưa gió, che lành giấc con Quê hương lòng mẹ vẹn tròn Nguồn trong vô tận, ngọt thơm tháng ngày Quê hương giờ của con đây Cổng tre, liếp nứa, rào mây, ao trời. Con về tắm mát giếng khơi Con đi chan chứa những lời yêu thương” Nước mắt nó tuôn tràn, ướt đẫm cả lòng mẹ. Nó cứ khóc như thế. Nó cứ ngủ như thế.