Chương 20

Sáng nay báo Thời luận có một tin ngắn: Có thể có gian lận bầu cử đại hội đảng bộ sở Q.?
Báo này cho biết đã nhận được đơn tố cáo của một cán bộ sở Q.. Theo người tố cáo thì ông V. không có bao nhiêu tín nhiệm trong ngành, nhưng khi bầu lại trúng đảng uỷ viên với số phiếu khá cao. Người này đề nghị ban Kiểm tra Quận uỷ và ban Kiểm tra Thành uỷ kiểm tra. Nếu đúng như lời tố cáo thì phải huỷ kết quả sai trái ấy, lấy lại uy tín cho tổ chức Đảng ở đây. Nếu sai, người tố cáo xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tội đã vu cáo, làm mất uy tín ông V.
Tờ báo đã chuyển thư tố cáo của công dân này đến các cơ quan hữu quan để làm rõ sự thật. Khi nào có kết quả, sẽ thông tin đến bạn đọc.
Nỗi lo của Diệu đã thành sự thật. Chỉ có điều, nó đến nhanh quá, sớm hơn chị nghĩ rất nhiều. Chị đoán, sẽ trầm trọng, sẽ rất tai tiếng đây. Cái danh hão tiến sĩ của chồng, chẳng bận tâm cũng được, chứ chuyện danh dự này thì phải hỏi. Buổi sáng báo ra, tối về Diệu hỏi chồng:
- Bên anh có chuyện gì không ổn phải không?
Diệu lựa lời hỏi thế. Vậy mà Sán trả lời thế này:
- Ổn với chả không ổn. Trên đất này có chỗ nào ổn không? Thiên hạ thối mồm thì mặc xác nó. Hơi đâu mà nghe.
- Thì anh cũng phải bình tĩnh xem thế nào, để có giải pháp phù hợp chứ. Cây ngay sợ gì chết đứng.
Nói thế cho chồng khỏi tự ái thôi, chứ trong thâm tâm, đã từ lâu, chị lờ mờ cảm thấy, con đường đi lên của chồng có điều gì đây không đàng hoàng. Chuyện nhận quà cáp, biếu xén là thường xuyên. Chuyện két bia dạo nào là may mắn, ngẫu nhiên thoát hiểm. Thế còn chuyện lên trưởng phòng? Bảo vệ luận án? Lên phó giám đốc? Vợ chồng không còn là người cảm thông chia sẻ, việc ai nấy làm, thì tội ai nấy chịu cũng là hiển nhiên. Nhưng thiên hạ nào biết cho như thế. Mà dù có biết cũng vẫn là điều không hay cho mình.
Sán tỏ ra bất cần:
- Cô mặc xác tôi. Không phải làm ra bộ thông cảm.
Thế là hết. Hết thật rồi. Diệu buồn bã nói với mình như thế. Chị báo Sán:
- Anh ăn cơm trước. Em có việc phải đi.
Thật ra lâu nay họ đã không ăn cùng nhau. Cứ người trước người sau. Bữa nào có con gái thì hai người mới gượng gạo ăn cùng. Có lẽ họ ngầm thoả thuận, đợi con lớn thêm chút nữa, vào đại học chẳng hạn, họ sẽ anh đường anh, tôi đường tôi.
Sán cũng dắt xe r:
- Tôi cũng có việc phải đi. Không ăn cơm nhà đâu.
Sán vội đến gặp Người lơ lớ.
Ông ta ngầm nghĩ một lát rồi nói:
- Phải nhìn thẳng vào sự thật…
- Thế thì…
Phải đặt tình huống xấu nhất…
Sán gợi tâm lý tiếc của ở ông ta:
- Thế thì mất hết à? Ông đã đầu tư bao nhiêu vào vụ này.
- Chắc không mất hết.
- Thế mất cái gì? Còn cái gì?
- Cùng lắm là mất cái ghế đảng uỷ viên thôi. Nó mà kiểm lại phiếu, thì chẳng lòi ra à?
- Liệu nó có lôi tôi ra không?
- Chắc chắn nó sẽ hỏi đến ông. Vì giữa ông và những người gian dối tất phải có mối liên quan rồi.
- Nhưng không cụ thể. Không có bằng chứng. Chả đứa nào nhận đã cầm tiền của tôi đâu.
- Tất nhiên là thế. Nhưng nó vẫn kết tội ông vì tính mục đích của hai bên là một. Vụ này, nếu là án hình sự thì bọn công an sẽ tra ra. Nhưng đây là chuyện nội bộ Đảng. Chỉ có thể suy luận ra thôi. Không chứng minh được. Do đó tôi mới bảo, xấu nhất là ông mất chức đảng uỷ viên.
- Nhỡ nó như con bài đôminô, kéo theo các việc khác.
- Tôi cũng nghĩ đến. Nhưng theo cách làm hiện nay của tổ chức nước ông thì họ sẽ đóng cửa, xử lý nội bộ. Thế mới bảo, cùng lắm là mất ghế Đảng uỷ viên. Còn chức phó giám đốc chắc vẫn còn.
Sán lo lắng hỏi:
- Tôi sợ…
- Ông sợ là phải. Nhưng không nên sợ quá. Vì, cũng theo cách làm hiện nay thì… khi tổ chức đã dựng ai lên, họ sẽ bảo vệ người ấy. Chỉ sợ…
- Ông nói thế, còn sợ gì?
- Hình như ông không biết 5 điều răn đối với quan chức và 5 điều răn với công chức. Cả 10 điều răn ấy đều có hai điều chung trong đó có một điều là việc đối xử với các nhà báo. Ông không biết thật à? Thì tôi đọc cho ông nghe. Điều đầu tiên đối với quan chức đã là: Không lơ là với nhà báo. Hai là: Không lếu láo với cấp trên. Ba là: Không quên các bậc tiền bối. Bốn là: Không bối rối với chị em. Cuối cùng là: Không lèm nhèm với cấp dưới.
Sán đang rất lo lắng việc mình mà cũng nói:
- Phải thán phục sự hiểu biết của ông về người Việt Nam chúng tôi.
Người lơ lớ cười nửa miệng:
- Chưa hết đầu. Ông nghe 5 điều răn đối với công chức mới vui. Một là: Không nghe ca-ve kể chuyện. Hai là: Không nghe thằng nghiện trình bày. Ba cũng là mối quan hệ với các nhà báo, nhưng vì không phải là lãnh đạo nên thế này: Không dây với các nhà báo. Ông thấy chưa? Bốn cũng là: Không lếu láo với cấp trên. Cuối cùng, điều này chắc ông làm xuất sắc: Không đưa hết tiền cho vợ! Thế đấy! Chỉ sợ bọn báo chí tiếp tục khui ra, cho toà án công luận xét xử. Toà án công luận là kinh lắm đấy.
- Thế còn cái luận án?
- Cũng theo cách làm của tổ chức thì, hội đồng Khoa học sẽ phải đứng ra bảo vệ ông. Vì ông đã bảo vệ công khai trước bàn dân thiên hạ. Còn chuyện ông thuê ai làm là chuyện khác. Không nhân chứng. Không vật chứng. Việc này khó có thể điều tra được. Trừ khi…
- Trừ khi nào? - Sán tái mặt.
- Trừ khi họ sát hạch chính ông. Nhưng điều này thì hiện nay chưa có tiền lệ. Phân tích tình hình như thế, ông hãy tạm yên tâm. Bây giờ là lúc ông cần hết sức tập trung cho công việc. Duy trì tốt các mối quan hệ đã có, mở rộng các quan hệ do vị trí mới đưa lại.
Sán gọi mang thực đơn lên. Người lơ lớ ngăn lại: "Để khi khác. Tôi có hẹn".
Sán về rồi, cái đầu đinh của Người lơ lớ tiếp tục theo đuổi ý nghĩ của mình. Ông ta rà soát lại toàn bộ công việc làm ăn, và mối quan hệ tay đôi với Sán lâu nay.
Mình chơi kín võ. Không sơ hở chỗ nào. Những khoản đầu tư cho hắn, là một kiểu đầu tư chiều sâu. Hắn lại dùng khoản, đầu tư lại vào những địa chỉ câdn thiết. Một cách làm như thế không thể nói là không khôn ngoan. Mình tác động vào cả hệ thống. Nhưng qua người khác. Nó giống như người ta tra dầu nhờn vào lỗ tra dầu để bôi trơn toàn bộ bánh răng, pít tông, động cơ.
Vấn đề ở đất nước này vẫn là vấn đề của cả hệ thống, của cơ chế. Một cách tác động như thế lã an toàn hơn cả. Tất nhiên, không chỉ quan hệ với một mình hắn. Mình còn có những mối quan hệ khác trong hệ thống. Nguyên tắc đơn tuyển và trực tiếp đảm bảo an toàn cao nhất. Đứt khâu nào thì đứt, không xảy ra tình trạng vỡ cả đường dây. Ngay tay này, nếu có chuyện gì với bắn, thì cũng chẳng thế xảy ra chuyện gì với mình.
Gần đây, không phải ngẫu nhiên Sán trở thành người chăm chỉ đọc báo nhất Sở. Báo Nhân dân và báo của Đảng bộ Thanh Hoa thì mua bằng tiền ngân sách. Anh ta bỏ tiền túi ra đặt một tờ báo mà mình ghét cay ghét đắng. Chả cứ gì Sán, tất cả các quan chức đầu óc, tay chân không được sạch sẽ đều ghét nó – Thời luận.
Lí do Sán ghét, là lý do bạn đọc thích.
Một buổi sáng, vừa lướt mắt qua, mắt Sán trợn lên, ngụm cà phê đắng chát khi thấy cái tít này của tờ Thời luận: Gian lận kiểm phiếu ở đại hội Đảng bộ sở Quy hoạch và Kiến trúc Thanh Hoa.
Thế là nó đã nói toạc tên Sở. Cũng nói trắng tên mình. Mất dạy thật! Mình đã bị bọn Kiểm tra Đảng mời lên, yêu cầu làm tường trình. Mình còn chưa biết kết luận, mà nó đã thông tin trên mặt báo. Đánh hơi giỏi thật.
…"Kết quả kiểm tra lại phiếu bầu cử Ban chấp hành Đảng bộ Sở Quy hoạch Kiến trúc cho thấy, số phiếu bầu cho ông Vũ Sán, hiện là Phó giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc là dưới mức quá bán. Đoàn kiểm tra kiến nghị với Đảng uỷ cấp trên huỷ "kết quả giả" mà vì thế, ông Vũ Sán trúng cử Ban chấp hành"
Đểu nhất là những câu bình luận kinh người này:
…"Bạn đọc, trước hết là đảng viên, cán bộ, công nhân viên Sở Quy hoạch Kiến trúc có quyền đặt câu hỏi: ai là người đạo diễn màn kịch gian lận này? Có thể nghĩ đến những người muốn đưa ông Sán vào Đảng uỷ, để đưa ông Sán lên chức vụ hiện nay (lúc đại hội diễn ra, ông Sán là trưởng phòng Quy hoạch). Nhưng không thế không nghi ngờ mỗi liên quan giữa những người muốn đưa lên và người được đưa lên. Mối liên quan ấy cụ thể thế nào, không ai biết. Nhưng nhất thiết là có.
Cái bọn nhà báo ấy còn so sánh thế này mới ghê:
"Ở nhiều nước người ta không cần biết mối liên quan giữa đội bóng với những kẻ cuồng mộ đội bóng ấy. Khi có vụ cố động viên đánh nhau, họ cứ đè đội bóng ra phạt.
Nào đã hết, nó còn dám viết:
"Gì thì gì, người ta cùng có quyền đặt dấu hỏi về quyền lực và năng lực thật của con người này. Nếu xứng đáng đã chẳng phải làm thế!"
Chúng còn lần đến phỏng vấn ông Cận. Câu trả lời là:
"Chúng tôi bổ nhiệm treo đúng quy trình. Bảo ai được bổ nhiệm, cũng phải có ngay năng lực phù hợp với chức vụ được giao thì chắc là khó. Người được bổ nhiệm mới báo vệ luận án tiến sĩ. Trong bó đũa chọn cột cờ tôi thôi?
Ông ấy nới thế là thực tế, vừa tự vệ được, vừa bảo vệ được mình. Nhưng, nào bọn ấy đã chịu dừng lại. Nó thả một câu lấp lửng chết người:
"Chúng tôi không có ý nghi ngờ học vị mới được phong của ông Phó giám đốc. Nhưng xã hội thì có cơ sở để cho rằng, một tỷ lệ không nhỏ các bằng tiến sĩ là tiến sĩ rởm"
Sán chửi ra mồm bằng những lời rất tục. Thừ người một lúc lâu bình tâm lại, Sán chợt nhớ tới một tay đã gặp trong một quán bia, hồi anh ta còn làm cán bộ địa chính phường. Hình như hắn đã nhờ mình chuyện nhà đất gì đó. Khi ấy, hắn bảo Sán: "Có việc gì cần, đại ca cư bảo em một tiếng. Em giải quyết xong ngay. Không để lại dấu vết gì. Quân em vào loại chuyên nghiệp. Đại ca cứ yên tâm".
°°°
Sau lần mấy người bạn cùng đến nhà Triển chơi, Nhâm, Tổng biên tập tờ Chính luận muốn có một bài ký chân dung anh. Chị cử Phong đến.
Hôm trước, Phong đã đến nhà, giúp anh chuẩn bị bữa tối đón Nhâm và các bạn. Sáng hôm sau trong câu chuyện với cô, Nhâm nói: "Nhìn nửa mặt bên phải anh Triển em sẽ thấy gương mặt ấy đàn ông đến thế nào. Vậy mà bây giờ, nửa mặt bên trái thế đấy". Phong đáp: "Thì cũng khó coi thật. Nhưng đàn ông ăn nhau là ở đằng sau, ở bên trong khuôn mặt ấy chứ!"
Thu Phong là một phóng viên cừ của tờ Chính luận. Cô nổi tiếng nhờ những bài phỏng vấn thông minh, sắc sảo nhiều nhân vật tên tuổi, có khi là những nhân vật gai góc, dư luận đang quan tâm. Mỗi câu hỏi cô mặt ra, thường là một vấn đề. Đọc những câu hỏi ấy, bạn đọc nhận ra người hỏi nắm rất chắc chủ đề, nhờ thế, cũng nắm được bản chất việc mình quan tâm. Vì vậy người được hỏi thường phát triển, mở rộng vấn đề đã nêu trong câu hỏi. Người hỏi và người trả lời cộng hưởng, nhân lên. Người trong nghề biết rất rõ, phải nắm chắc cuộc đời người được phỏng vấn và vấn đề phỏng vấn đến mức nào mới hồi được như thế!
Nhưng… giới báo chí Thanh Hoa, cả nam lẫn nữ, ai quen biết cô, đều hỏi nhau, vì sao một người có nhan sắc, các số đo rất được, cặp chân dài, đôi mắt to tròn thế kia, lại chưa lấy chồng?
Phong có nhiều mối quan hệ, hiểu biết khá rộng và là người sắc sảo. Đối tượng lân la đến gần, chỉ vài câu hỏi thăm bình thường, cô như đã biết tỏng hết mọi chuyện, làm người kia cụt hứng đành rút lui. Ai đời, một kỹ sư vừa nói mình ở công ty A, thì Phong đã tiếp, thuộc Tổng công ty B, anh C tổng giám đốc, anh Đ phó tổng giám đốc phải không ạ? Vợ chỉ biết gọi dạ báo vâng cùng chán, nhưng hiểu biết, sắc sảo quá cũng không hay. Lấy vợ về làm vợ, chứ ai lấy vợ về làm… chồng. Mà Phong thì có khả năng làm chồng lắm. Đi nhiều, đọc nhiều, tiếp xúc nhiều, chắt lọc qua ngòi bút nên già dặn, cứng cỏi. Hay là cô chưa có phúc phận, chưa gặp nửa của mình. Cái nửa ấy dứt khoát phải hơn cô. Chờ đợi như thế, giờ đã gần bốn mươi rồi.
Triển chẳng lo người ta sợ thấy mặt mình. Trái lại, còn có vẻ thách thức. Anh muốn thử xem họ nhìn mình thế nào. Đấy cũng là thước đo, xem người ta nhìn người, nhìn đời thế nào.
Phong thì coi như mặt anh không có gì đặc biệt. Hay cô giấu cảm xúc của mình? Cũng không biết nữa. Chỉ biết cô hỏi chuyện bình thường. Dù có máy ghi âm, nhưng vẫn thấy hí hoáy ghi vào sổ tay. Sau hơn gần hai giờ trò chuyện, cô gấp sổ lại Cầm chiếc máy ghi âm đặt trước mặt Triển, bấm hai cái, đưa lên tai nghe thử rồi tắt, vẻ bằng lòng, bỏ vào chiếc xắc nhớ. Do dự một tí rồi nhìn thẳng vào mắt anh, chủ động đưa tay ra:
- Cảm ơn anh đã tiếp chuyện. Mấy ngày nữa em quay lại.
Đã lâu lắm, Triển mới nắm tay một người con gái. Dù chỉ là cái bắt tay. Hơn cái bắt tay xã giao một chút. Nhưng, cũng chưa thể gọi là thân mật. Đó là cái bắt tay của một người đồng nghiệp cảm thông, chia sẻ. Nhưng, với Phong thì hơn thế rất nhiều. Quý trọng và gần gụi. Chỉ riêng việc cô dám nhìn lâu cái mặt sần sẹo này đã nói lên điều gì rồi.
Triển thấy lòng mình ấm lại.
Anh tiễn khách ra cửa. Đúng lúc vợ xịch xe máy về. Mai soi mói nhìn khách. Triển giới thiệu người này với người kia và ngược lại. Cá hai người phụ nữ đều chỉ hơi cúi đầu thay cho lời chào. Không ai nói với ai câu gì.
Cánh cửa vừa đóng lại sau lưng, Mai đã buông xông một câu chanh chua:
- Không biết sung sướng nỗi gì, mà còn đưa nhau lên báo cơ chứ.
Uất quá, Triển vằn mắt lên:
- Từ lâu rồi, chứ không phải hôm nay, sướng hay khổ, sống hay chết, tôi không mượn cô đâu nhé!
- Thì đúng thế. Chỉ đừng mang vạ về cho mẹ con tôi là được rồi.
Mấy ngày sau, Phong điện thoại đến. Cô đưa cho Triển xem bài phỏng vấn đã đánh máy sạch sẽ. Triển dán mắt vào đọc ngay. Cô bảo:
- Anh tranh thủ đọc và cho ý kiến. Em tự lấy nước phục vụ mình nhé.
Triển giật mình:
- Chết, tôi vô ý quá. Cứ quen như ở toà soạn, anh chị em đưa bài là xem ngay, người nhà nên chăng mấy khi mời nước. Cô giúp tôi nhé.
Gian bếp và phòng ăn ở ngay phía trong cầu thang lên gác, nên không khó khăn gì, Phong đã mang ra hai cốc nước mát.
Rất lạ. Rõ ràng mình không nói câu này. Cả ý này nữa, cũng không phải của mình. Cô ta đưa vào chỗ này phù hợp, đắc địa lắm. Càng đọc, càng lạ. Có một đoạn, thật ra mình cũng định nói, nhưng không biểu sao lại quên mất, làm sao lại có trong bài? Hay mình nói mà quên. Chỉ cần nghe lại băng ghi âm là biết ngay. Cô ấy cứ như đi guốc vào bụng mình. Cũng viết báo mãi rồi mới làm quản lý. Nhưng nói về mình, về những suy nghĩ của mình, bằng văn nói lại khác.
Anh chăm chú đọc, tay phải lăm lăm cây bút đánh dấu. Phong giở cuốn "Ô, dù, lọng" của nhà báo Hữu Thọ tranh thủ học. Mỗi bài báo ngắn của ông là một vấn đề, thậm chí là một phát hiện. Viết ngắn cực khó. Thật tình, cô cũng không hoàn toàn chú mục vào trang sách. Thỉnh thoáng vẫn đưa mắt nhìn Triển. Cô vốn nề tờ Thời luận. Những cú đánh đích đáng của nó làm cả làng báo hả hê. Phải có bản lĩnh lắm mới dám chơi như thế! Thủ trưởng mình không thể đọ với người này được. Phụ nữ có phần hạn chế về mặt này. Không thích "gây sự" lắm thì phải.
Đặt tập bản thảo lên bàn, Triển nhìn Phong. Lần đầu tiên cô ngồi gần anh thế này. Cô cũng nhìn thẳng vào mắt anh. Không biết Trương Chi ngày xưa xấu đến đâu. Không biết E-dốp ngày xưa xấu đến mức nào. Nhưng nàng Mỵ Nương không lấy Trương Chi, đâu phải là thất vọng về sự xấu xí ấy. Thật ra, nhan sắc chỉ cần một lần trong lễ cưới. Tình yêu mới cần suốt đời. Nàng Klea kiều diễm, lúc mới gặp E-dốp thì sợ phát khiếp, phải lấy hai tay che mặt mà kêu lên, chỗ của kẻ này là ở vườn bách thú, sao lại ở đây. Vậy mà chỉ một thời gian sống gần gũi, ánh sáng trí tuệ từ anh chàng xấu xí ấy toả ra, bằng tài ứng khẩu những chuyện ngụ ngôn để đời nàng Klea kiều diềm, quý phái đã chết mê chết mệt vì cảm phục, phải nói lời khẩn cầu yêu đương E-dốp.
Trong tình cảm đồng nghiệp, trước kia Triển đã là một Tổng biên tập bản lĩnh hơn người mà cô ngưỡng mộ. Tai nạn của anh làm tất cả bạn bè trong giới cảm phục, xót thương chứ chả riêng gì phong. Tình cảm ấy làm cô không có cảm giác ghê sợ khi nhìn anh, ngay từ khi mới gặp lại. Nếu trong lúc nhìn, có chút gì xót xa, ái ngại, cô lại nhủ, hãy nhìn nửa mặt bên phải anh xem. Khối bậc nam tứ tu mi phải chạy dài.
Bốn mắt gặp nhau. Cảm thông. Chia sẻ. Mến phục. Triển nhìn Phong, vẻ biết ơn. Anh không hề mặc cảm, vì nửa mặt gớm ghiếc của mình:
- Tôi chỉ chữa một từ, à hai từ thôi. Đừng viết "đa phần", phải viết là "phần lớn". Nếu dùng "đa" thì phải là "đa số", đối lập với "thiểu số". Thứ hai, không viết "vỏn vẹn", nó vốn là "vẻn vẹn", rồi mấy anh em trẻ thiên thẹo đi, dùng mãi thành quen. Còn nội dung, tôi hết sức cảm ơn cô đã hiểu tôi, như tôi hiểu mình vậy.
Phong lại chú động đưa tay ra. Triển đón lấy. Anh giữ lại lâu hơn. Có thể, đó là cái bắt tay thân mật. Rồi cũng phải mở lòng bàn tay ra. Sợ khiếm nhã, nếu giữ lâu thêm.
Mươi ngày sau, số cuối tuần của tờ Chính luận đăng bài phỏng vấn với một tấm ảnh nhỏ của phóng viên ở đầu bài, sau lời toà soạn. Giữa trang là tấm ảnh một nhóm mấy người bạn thời Triển học Đại học Tổng hợp Văn, có cả Nhâm và hai người bạn Tổng biên tập khác. Một tấm ảnh cá nhân Triển, được phóng to ra từ tấm ảnh tập thể ấy.
Triển gọi điện mời Nhâm và Phong ăn trưa. Phong, tất nhiên đóng vai đàn em, tiếp thức ăn cho thủ trưởng và bạn thủ trưởng. Nhâm hỏi Triển:
- Ông có nhớ tấm ảnh ấy chụp ở đâu không?
- Không nhớ. Sao tôi không có nhỉ?
Bữa ăn chỉ là cái cớ để được ngồi trò chuyện. Triển cũng chả nói lời cám ơn. Nếu không có Phong bóc tôm nướng đặt vào bát hai người, chắc cũng không ai ăn món cách rách này.
Không biết vì sao Nhâm lại hỏi Triển câu này trước mặt Phong:
- Hình như chuyện vợ con ông, không ổn lắm phải không?
Triển thở dài ngao ngán:
- Chả giấu gì bà, chán nhau lâu rồi. Bây giờ, ra vào lại phải trông thấy cái mặt gớm ghiếc này, người ta không chịu nổi.
- Thôi thì sống vì con cái vậy.
Nghe giọng, không biết Nhâm nói với bạn, hay nói với chính mình. Khổ thế đấy. Chưa lấy chồng thì bố mẹ, anh chị em thúc giục. Mà nhiều người đã có gia đình, như hai thủ trưởng đây, đều có vẻ, giá đừng có thì hơn. Phong giục hai người ăn. Cô vào quầy bar, báo lấy thêm mấy chiếc khăn ướt nữa, gọi đĩa dưa hấu ướp lạnh.
Chỉ có hai người, Nhâm bảo bạn:
- Thực tình, tôi không hiểu vì sao nó quý ông. Bảo, cảm phục, thương xót, đồng cảm thì đã đi một nhẽ. Đằng này, quý mến kiểu đàn bà với đàn ông mới lạ.
Triển thở dài:
- Cái mặt tôi, gớm ghiếc hơn cả Người đàn ông có bộ mặt cười của Huygô, nên không thể mơ ước gì. - Ngừng một lát, Triển khen. - Bà có cô phóng viên hay thật đấy.
Phong đã trở lại bàn ăn. Tiếp viên đặt khăn lạnh trước từng người. Hai tay Phong hai chiếc dĩa, hai miếng dưa mời hai người. Thế là không ai trước, ai sau. Triển giơ bàn tay lên, mấy ngón tay hơi vẫy vẫy. Cô tiếp viên đi mua đường gần một vòng, sang bên phải, để khỏi phải nhìn bên mặt sần sẹo ông khách.
Triển xoa xoa ngón cái vào hai ngón kia, ra ý tính tiền.
- Thưa chú, chị đây thanh toán rồi ạ!
- Chết thôi! Tôi mời mà không phải trả tiền, thì mời mãi được! - Triển cười nhìn Phong.
Phong cũng cười nhìn anh:
- Thì anh cứ mời đi, chị Nhâm và em sẵn sàng đến dự. - Sợ thế hơi phô, Phong tiếp - Lần này em thanh toán, vì đó là tiền nhuận bút của anh đấy. Em rất lạ khi người đi phỏng vấn lại nhận nhuận bút của người trả lời phỏng vấn. Chị Nhâm hay cử em đi phỏng vấn. Bao giờ em cũng mang nhuận bút đến cho người trả lời. Nếu người ta trả lại thì em cưa tôi, nhận lại một nửa thôi. Nếu họ không trả lại thì thôi. Em nghĩ như thế đúng luật hơn, mà cũng tự trọng hơn.
Nhâm nhìn hai người, cười ý tứ:
- Tôi thì thỉnh thoảng mới dự được. Cử cô Phong đại diện tất cả những bữa ông Triển mời. Đồng ý không?
Đôi mắt bồ câu cười. Hàm răng trắng đều tăm tắp cười.
Cái miệng xinh xinh cười:
- Phải có giấy uy nhiệm hợp pháp thì mới có giá trị Thủ trưởng ạ!
°°°
Triển đang duyệt bài thì điện thoại di động đổ nhạc. Anh thấy số máy nhà, tưởng con gái gọi nên hỏi:
- Gì đấy con gái?
Giọng vợ sừng sộ:
- Anh Triển! Sao giờ này cái Minh chưa về?
- Cô gọi cho lũ bạn nó xem thế nào. Tôi về ngay bây giờ.
Linh tính mách bảo, có gì đó chẳng lành. Trong xe, anh gọi đến cô giáo chủ nhiệm, đến lớp học thêm. Ông chủ nhà nói. lớp đã tan cách đây hơn một giờ. Cháu có đến lớp, ông ấy còn nhận tiền học phí nó đóng cơ mà. Tất cả họ hàng, có khả năng con đến đều đi hỏi, mặc dầu biết rằng, không bao giờ nó tự tiện đến nhà ai ngoài lịch trình mà không xin phép bố mẹ. Đám bạn bè cũng được kiểm tra. Triển hoang mang thật sự. Mai lồng lên như con hổ mẹ mất con. Chị cứ đi đi, lại lại trong phòng khách, nhắc đi nhắc lại mãi một câu: "Con bé có làm sao thì anh chết với tôi!"
Triển nín nhịn. Coi như không nghe thấy. Anh lờ mờ đoán rằng, việc này liên quan đến anh. Đành im lặng chịu trận. Có khả năng một cuộc bắt cóc không? Nó sẽ đòi bao nhiêu tiền chuộc. Anh gọi điện cho đại tá Truân, Giám đốc Công an Thành phố, nói nghi ngờ của mình. Truân nhắc anh bình tĩnh theo dõi diễn biến. Nếu nó gọi đến, cố gắng kéo dài thời gian đàm phán, bên ấy sẽ triển khai những biện pháp nghiệp vụ cần thiết. Truân là chỗ quen biết, ngay từ khi anh chưa gặp nạn. Cái vụ tạt a-xit giờ vẫn còn là chuyện đau đầu của Truân. Giờ lại đến chuyện này.
Truân cho rằng, đây không phải là vụ bắt cóc tống tiền.
Giả định này sẽ được khẳng định ngay, nếu trong đêm này hoặc cùng lắm ngày mai, không có cú điện thoại nặc danh nào gọi đến. Một nhóm chuyên án lập tức được thành lập.
Mấy tốp trinh sát hình sự thay nhau theo dõi nhà Triển.
Suốt đêm Triển không chợp mắt. Cứ phấp phỏng chờ, mà cùng chả biết chờ gì? Đã quá nửa đêm. Nó không thể về được vào giờ này nữa rồi. Con ơi, con ở đâu? Cơn có làm sao không? Bố có thể chịu thay con tất cả. Con gái bé bỏng…
Triển rùng mình khi nghĩ đến nhan sắc nó. Tóc ruồi buông lơi sau đôi vai tròn trịa, cái mũi cao, đôi mắt hơi sâu, đôi lông mày thanh tú. Khuôn mặt trái xoan giống mẹ như đúc. Nó lại cao ráo nữa chứ. Sẽ là mồi ngon cho bọn xấu xa đê tiện.
Mới chỉ nghĩ thế, Triển đã không chịu được. Anh giơ tay tát vào má mình, vào cái má sần sẹo ghê gớm, vốn là nỗi đau của anh. Không thấy đau. Triển hét một tiếng rõ to. Hai tay nắm cứng lại, như sắp nhảy xổ vào những kẻ bất lương đứng trước mặt. Nó trả thù mình đây. Không làm gì được tao, mày túm con tao chứ gì. Sao hèn mạt thế. Lũ khốn nạn. Tóm được chúng mày, tao sẽ băm ra từng mảnh. Triển ân hận quá. Tại mình tất cả. Không nhẽ Mai đúng, mà đúng thật rồi còn gì?
Chả ai bảo vệ được bố con mình. Bọn chó má còn giở những trò gì không biết. Anh thấy nản chí vô cùng. Bài báo chỉ như phát đạn chỉ thiên lé loi. Có khuấy động dư luận được một tí đấy. Cũng chả đâu vào đâu. Chỉ như gãi ghé. Chỉ tổ thiệt thân. Để vợ con liên luỵ thế này, ân hận suốt đời.
Mai căm chồng lắm. Chỉ tại cái đầu bướng bỉnh, cái tính gàn dở kia mà con bé bị hại. Nói có sai đâu cơ chứ. Nhân bảo như thần bảo. Bọn khốn nạn sẽ ngấu nghiến con bé ngay cho mà xem. Lù chó ấy làm sao nhìn được trước một nhan sắc như thế. Vô phúc, con mới rơi vào nhà này, để thành mồi cho lu khốn nạn. Mẹ con mình còn sống với con người này, còn khổ. Biết đâu sẽ đến lượt mẹ? Cái tính ương ngạnh ấy, không ai nói được đâu.
Suy tính vậy, Mai đi đến một quyết định. Phờ phạc sau một đêm căng thẳng, mất ngủ, chị gõ cửa phòng chồng. Thấy Triển gục trên bàn làm việc. Cái má sần sẹo ngửa lên, trông càng kinh khủng. Mai xóc một câu:
- Thế mà vẫn ngủ được à?
Choàng tỉnh dậy. Cũng vừa mới thiếp đi được một lúc. Anh không nói gì. Cũng chả biết nói gì với con người không còn tình nghĩa. Triển rửa mặt cho tỉnh táo. Mai đứng giữa phòng đợi. Mặc cảm tội lỗi với con, làm anh đã không muốn nói chuyện, càng phải câm lặng trước những lời móc máy của vợ Triển hiểu nỗi đau đớn của người mẹ, khi con gái bị rơi vào nanh vuốt cọp dữ. Nồi đau còn hơn cả nỗi đau của mình. Nhưng, giá đừng chì chiết, mà động viên mình tìm mọi cách cứu con, thì đỡ khố bao nhiêu. Hoá ra, Mai thông báo cho chồng biết quyết định:
- Anh phải ở nhà, chờ xem chúng nó có gọi đến đòi tiền chuộc không. Tôi về bà ngoại. Ở đây, đến lượt tôi chưa chừng.
Muốn nói lời an ủi vợ. Muốn nói câu xin lỗi, vì mình mà nên cơ sự này. Muốn dặn vợ phải cẩn thận khi đi đường… Vậy mà không làm sao mở miệng được. Mà Mai cũng chả đợi gì sau thông báo ấy. Người đàn bà ấy đi như ma đuổi.
Triển gọi điện thoại cho Phó tổng biên tập thường trực, thông báo tin dữ nhà mình, dặn anh đảm trách công việc thay mình. Anh ngả người trên ghế, trân trân nhìn trần nhà. Cái nhìn trống rỗng, vô hồn.
Chuông điện thoại làm Triển giật bắn mình. Anh vồ lấy, chắc mẩm nó dính dáng đến con. Hoá ra là Nhâm. Chị hỏi thăm tình hình. Chắc hẳn cộng sự của anh đã thông báo đến tất cả những người bạn thân thiết hay quan hệ công tác với Triển, nên sau đó anh nhận được điện hỏi thăm của các cơ quan chủ quan, chỉ đạo, quản lý…
Một lúc sau, có tiếng "cúc cu" gọi cổng. Ai thế nhỉ. Triển cố đoán, nhưng không thể đoán ra. Anh bất ngờ khi thấy Thu Phong đứng trước cổng. Không ai nói với ai một lời. Đến một lời chào lúc này cũng không. Nhìn quanh nhà một lượt, chỉ có chiếc xe của Triển phủ bạt từ lâu. Thế nghĩa là Triển ở nhà một mình. Cô cũng chẳng hỏi vợ anh đâu. Không hỏi Triển đã ăn sáng chưa. Cô không biết rằng, ngay Cả bữa tối qua, anh cũng chưa ăn. Vợ anh lẽ ra phải nhớ, thì cũng không nhớ, nữa là anh. Triển cũng không hỏi Phong câu nào. Anh trở lại bàn có chiếc điện thoại cố định, và chiếc điện thoại di động đang nạp điện.
Lúc sau, cô đặt trước mặt anh một bát mỳ nghi ngút khói. Phía trên là một lớp đầy tim, bầu dục xào hành tây, cần tây. Một đĩa rau mùi, rau thơm bên cạnh. Triển bỗng thấy đói cồn cào. Anh nhìn Phong. Chưa biết nói thế nào thì cô đã nói trước:
- Chị Nhâm giao cho em nhiệm vụ này!
Triển chỉ biết nói "cảm ơn em", rồi cắm cúi ăn. Chưa bao giờ anh ăn một bữa sáng như thế. Phong ngồi nhìn anh ăn ngon lành. Đợi ăn xong, cô dọn bát đũa, mang cho anh một cốc nước lọc. Rồi quay vào, lấy bơ gạo, cắm nồi cơm điện.
- Em phải đến cơ quan bây giờ.
Triển cầm chùm chìa khoá ra mở cổng. Phong đang loay hoay với chiếc xe, bởi chỗ để xe hơi chật. Triển chẳng nói gì, chen vào. Phong bước lùi lại. Triển lựa xoay một tí, chiếc xe máy quay đầu ra cổng. Không nói lời cảm ơn, cô chỉ nói ba tiếng "em đi đã" rồi phóng xe đi thẳng.
Cả buổi sáng chôn chân ở nhà. Căng thẳng chờ đợi.
Không một cú điện thoại gọi đến. Không một cuộc gọi đi.
11 giờ. Tiếng chim cúc cu. Triển ra mở cổng. Thu Phong.
Không ai nói với ai một lời, nghĩa là không có bất cứ thông tin gì về Huệ Minh.
Phong vào gian bếp. Mấy phút sau xoong nước đã sôi. Phong thả vào những miếng giò sống. Món xào buổi sáng là chuẩn bị cho cả bữa trưa. Phong cho vào lò vi sóng. Cô lấy một chiếc đĩa, mở gói thịt lợn quay, gói bằng lá sen, úp lên, lật ngược. Gói kiệu muối được trút ra. Bát đũa được dọn. Nồi cơm điện đặt lên giá cạnh bàn. Phong lấy nắm rau cải cúc vừa rửa, cho vào xoong giò đun từ nãy, múc canh ra bát. Xong đâu đấy, ra phòng khách phía ngoài. Cũng chỉ nói ba tiếng "em đi đã". Triển cầm chùm chìa khoá ra mở cổng.
Chiều tối. Phong vừa chuẩn bị xong bữa cơm cho Triển thì có tiếng chim cúc cu. Triển cầm chùm chìa khoá lững thững đi ra. Anh thét lên như bị rắn cắn:
- Minh!
Phong nghe tiếng kêu, chạy ra. Qua chấn song cổng, cô thấy Huệ Minh tay bíu chấn song, từ từ khuỵu xuống. Triển loay hoay mãi mới mở được cổng. Phong dùng vai đấy cánh cổng nhích dần ra, bởi con bé nằm chẹn sát cánh cổng. Được một khe hẹp, cô lách mình ra ngoài, thét:
- Anh gọi 115 đi. Cháu làm sao ấy anh ạ.
Triển cũng đã lách được ra ngoài, hấp tấp gọi:
- Minh ơi, con ơi, con làm sao thế này. Chúng nó làm gì con? Tỉnh dậy con ơi! Bọn khốn nạn…
Phong bình tĩnh hơn:
- Hãy đưa cháu vào nhà đã. Mỗi người một bên, em luồn hai tay xuống dưới, anh cũng vậy. Nắm lấy hai cổ tay em… thế… thế…
Bằng cách ấy họ đưa cái thân thế đã mềm nhũn vào nhà. Cô ghé tai nghe ngực con bé, rồi sờ nắn khắp người nó.
Một lúc sau, xe cấp cứu đến. Bác sĩ và cô y tá sững người khi nhìn thấy mặt Triển. Ông đã nhớ ra chuyện về nhà báo này, nên hỏi vẻ tôn trọng:
- Cháu bị làm sao hả anh Triển?
Không nhận ra thiện ý của người hỏi, anh khó chịu trả lời:
- Bác sĩ cứ đưa cháu đến bệnh viện cho tôi nhờ!
Bác sĩ chắc cũng chỉ kém anh một hai tuổi, nhã nhặn giải thích:
- Tôi hỏi, để biết mà sơ cứu cho cháu.
Triển không biết trả lời thế nào. Bác sĩ vẫn kiên nhẫn:
- Thế đưa đến bệnh viện nào ạ?
Triển không biết thế nào. Phong đỡ lời:
- Anh đưa cháu đến bệnh viện phụ sản.
- Chị là mẹ cháu à?
- Không, tôi là cô cháu.
Nói đoạn, cô giục Triển khoá nhà để cùng mình đưa con bé đi. Xe vừa chạy, cô lại giục anh báo tin cho mẹ cháu và các nơi cần thiết, trước hết là bên công an.
Triển làm theo
Phòng cấp cứu. Người nữ bác sĩ có bộ mặt tròn vành vạnh bật ngửa người khi trông thấy Triển rồi quay đi. Anh đang phát điên lên vì chưa biết con gái làm sao, thấy thái độ ấy càng điên tiết:
- Chị có cấp cứu con tôi không thì bảo?
Phong ôn tồn bảo bác sĩ:
- Cháu bị bắt cóc. Không biết chúng làm gì cháu. Chỉ biết cháu lê được về đến nhà thì ngất đi. Chị hãy cấp cứu cho cháu tỉnh lại đã. Nãy tôi sờ bụng cháu, thấy lép kẹp, chắc là từ hôm qua chưa có gì vào bụng. Để tôi đi mua cho cháu hộp sữa, những chuyện khác tính sau. Bên công an chắc đến bây giờ.
Phong mua sữa về thì, không biết bằng cách nào, bà bác sĩ đã làm con bé tỉnh lại. Nó vừa mở mắt nhìn mọi người, đã vội nhắm tịt lại. Mai cũng vừa đến. Người mẹ gạt mọi người ra, xô vào gọi rối rít:
- Minh ơi, Minh ơi, mẹ đây mà con! Tỉnh lại đi.
Nó lờ đờ mở mắt. Đờ đẫn. Sợ hãi. Hoảng hốt. Mắt của kẻ mất hồn.
Mai khóc nức lên:
- Chúng nó làm hại đời con rồi!
Vừa áp má đầy nước mắt vào mắt con, Mai vừa đưa bẩn tay thon dài, rờ rẫm khắp mặt nó. Theo phản xạ của người mẹ, chị đưa tay xuống ngực con, rồi đưa tay xuống phía dưới. Cứ tưởng, bằng bàn tay của người mẹ, sẽ phát hiện ra những thương tổn trên cơ thể con gái. Xộc vào mũi chị, là thứ mùi tanh tưởi, đặc hữu của con đực thoát ra khi giao cấu, làm Mai lộn mửa. Triển đứng ở đầu giường, nhìn con không chớp mắt. Con gái bé bỏng đã bị chúng bức hại. Lũ khốn khiếp. Phải làm gì bây giờ đây?
Mai cầm hộp sữa từ tay Phong, dỗ con gái uống. Tay nó nắm chặt cổ tay mẹ, như chết đuối cứ bám lấy cọc.
Hai người, một nam một nữ xăm xăm đi vào. Tư thế của người có quyền lực và trách nhiệm. Triển cảnh giác:
- Anh chị là ai?
Người đàn ông này thẻ cảnh sát ra đưa cho Triển. Anh nhìn người phụ nữ còn trẻ. Chị này nói:
- Tôi đi với anh này.
Triển không chịu:
- Chị không có thẻ à?
Vừa vặn, điện thoại di động đồ nhạc. Truân nói, đã phái hai cán bộ giỏi nghiệp vụ đến làm nhiệm vụ. Ông nói, Triển cố gắng phối hợp với quân mình để tìm ra manh mối. Người nữ cảnh sát đưa thẻ ra cho Triển xem. Chị tên là Thuần.
Cháu Minh đã tỉnh lại. Nó đưa mắt nhìn bố, nhìn mẹ, nhìn cô phóng viên. Thuần mời bố mẹ cháu ra ngoài:
- Đề nghị anh chị để bác sĩ khám phụ khoa cho cháu.
- Tôi đợi cháu tỉnh lại sẽ hỏi chuyện sau.
Mai phản ứng:
- Thôi, xin các người đừng hành tội con tôi nữa. Chỉ cần ngồi gần, đã nôn mửa vì cái mùi bọn khốn nạn để lại trên người nó rồi… Việc gì phải khám.
Thuần rất khó chịu hai từ "các người", nhưng bỏ qua. Chị mới ngoài ba mươi, đã làm mẹ nên rất thông cảm với nỗi đau của Mai. Chỉ riêng Triển biết cái từ "các người" ấy bao gồm cả mình. Thuần cố thuyết phục:
- Đây là thủ tục bắt buộc để phục vụ cho công tác điều tra phá án. Mong chị thông cảm. - Chị quay sang Triển. - Anh cả thông với chị giúp, để chúng em làm phận sự. Chúng em còn phải gặp anh chị và cháu nhiều. Rất mong anh chị giúp đỡ.
- Vâng, đã là nguyên tắc làm việc, thì đồng chí cứ tiến hành.
Một lúc sau, Thuần từ trong phòng bác sĩ ra, mặt nhẹ nhòm hơn. Hai tay kéo vợ chồng Triển ra một góc:
- Nói ngay để anh chị mừng. Cháu nhà không bị xâm hại!
Mai trợn mắt:
- Có mà bác sĩ rởm.
Người nữ sĩ quan đáp ngay:
- Nếu chị không tin, có thể trưng cầu một cơ sở y tế khác giám định lại. Tôi nghĩ, nếu là một vụ kiện cáo, thì còn có khả năng bị làm sai lạc kết quả giám định… Đằng này…
Triển chưa biết thế nào. Nhưng có vẻ yên tâm với thông báo ấy.
- Hãy biết vậy. Nếu thế, tôi cũng đỡ ân hận. Bây giờ chúng tôi đưa cháu về được không chị?
- Em đã hỏi kỹ bác sĩ. Chuyện xấu nhất ai cũng tưởng đã xảy ra, lại không xảy ra. Cháu cũng không bị thương tích gì. Anh chị, nhất là chị, phải luôn ở bên cháu, theo dõi diễn biến tâm lý cháu. Quả thật chúng em cũng chưa hình dung đã xảy ra chuyện gì. Có điều chắc chắn là, cháu bị chấn động lớn về tinh thần và tâm lý. Cứ để cháu nghỉ, hạn chế tiếp xúc. Mai em đến thăm cháu.
Khi nói, Thuần cứ nhìn Triển, cứ như chị nói với Triển thôi.
Xe cơ quan Triển đã đến, cùng với hai Phó tổng biên tập Phong cùng Mai, mỗi người một bên đỡ cháu ra xe. Hai người bạn Triển bắt hai xe tay, lúc nào cũng túc trực ở cổng bệnh viện, chạy sau.