Thời Thơ ấu - Vào Đời
Hai mươi

Núi Hồng Lĩnh mây tuôn ngũ sắc
Cảnh Bồng Lai vằng vặc bóng trăng soi
Ca Dao Nghệ An
Đi tầu hoả hay tầu thủy là một cái thú đối với anh thanh niên đi giang hồ mấy năm về trước ở Bắc Giang hay ở Moncay. Nhưng bây giờ đi trong một gánh hát rong với hàng tấn đồ nghề và bầu đoàn thê tử của một đống đào kép trong thời kỳ bom Mỹ tới đánh phá Đông Dương vì tại đây có Quân Đội Nhật... thì thật là một cái khổ! Đưa chúng tôi vào Thanh Hoá, sợ phi cơ Mỹ bay tới bắn, tầu hoả phải chạy ban đêm. Cầu Hàm Rồng trên sông Mã đã bị bom làm cho hư hại. Hành khách phải xuống tầu bên này sông, leo qua cái cầu làm bằng những mảnh gỗ để lên chuyến tầu khác bên kia sông. Lối đổi tầu này được gọi là trans-bordement. Đổi tầu vào nửa đêm, khiêng đồ nặng như vậy mà không có ai ngã xuống sông cũng thật là lạ.
Tầu hoả chạy trong đêm, tôi không thấy được phong cảnh của miền Thanh Hoá để hiểu vì sao mà người xưa lại có câu ca dao:
Ăn chanh ngồi gốc cây chanh
Lấy anh thì lấy, về Thanh không về...
Để đền bù lại, sau này đi kháng chiến, tôi được ở lâu với xứ Thanh để sống với cảnh vật và để... lấy vợ ở đây luôn.
Thành phố Thanh Hoá khá lớn nằm dài theo đường thuộc địa số 1. Rạp CINE'AC ở phố Trịch Điền gần nhà máy điện là một rạp chiếu bóng nhưng anh tiền đạo Chúc đã thuê để gánh ĐƯ'C HUY tới hát vì rạp này sạch sẽ và có nhiều chỗ ngồi hơn các rạp ĐAC THINH (của một trong các tổ sư của ngành Hát Chèo là ông trùm Thịnh) hay rạp CƯ'A HÂU chẳng hạn. Cũng như ở mọi tỉnh khác, nhân viên gánh hát ăn ngủ ngay trong rạp. Đã là ca sĩ thực thụ, tôi không phải lo việc hành chánh nữa. Tôi cũng không phải leo lên xe ngựa hay xe cao su, chạy quanh quanh trong thành phố để gõ trống gõ chiêng, tung chương trình bươm bướm với thằng Cõn hay với anh Thuận.
Cho tới bây giờ tôi đã vững tin trong sự chọn lựa làm một anh hát rong của thời đại. Đã có sáng tác dù mới chỉ là một bài đã hoàn tất và nhiều bài còn dang dở, đã đứng ra hát tại tiền trường sân khấu dù nhạc mục chỉ có dăm bẩy bài, đã được cả hai giới trí thức và bình dân chấp nhận ở cả hai điạ bàn văn nghệ salon và văn nghệ đại chúng. Từ nay trở đi tôi cần phải được bồi dưỡng thêm rất nhiều trong cả ba điạ hạt sáng tác, ca diễn và học hỏi về âm nhạc của tôi.
Sự học hỏi của tôi về nhạc thuật theo đường lối Âu Tây chỉ mới đóng khung trong sự nghe đĩa nhạc cổ điển của anh Khiêm mang từ Pháp về, trong sự đọc ngấu nghiến những bài học nằm trong cuốn sách dạy nhạc của LAVIGNAC tôi mua được ở Hà Nội từ lâu, nay là sách gối đầu ghế bố. Trong sự mò mẫm tự học đánh guitare và sự hoà đàn hằng đêm với ban nhạc Tây ở trong gánh hát. Tôi đã thuộc lòng nhiều bản nhạc hoà tấu là những bản nhạc bán cổ điển hay nhạc khiêu vũ rất nổi danh. Về nhạc cổ truyền, ngoài việc được nuôi dưỡng bởi những đám hát xẩm ở phố Bờ Hồ, bởi nhạc đàn tranh của bà "m Chung ở phố Hàng Dầu trong những năm còn bé, như hát quan họ ở Nhã Nam khi tôi là một anh nông dân đa tình... bây giờ tôi được nuôi dưỡng thêm bởi những nhạc bản nằm trong nhạc mục Cải Lương và bởi loại dân nhạc địa phương. Tôi mang ơn những ngày theo gánh ĐƯ'C HUY đi khắp mọi nơi trong nước và có dịp thâu tóm được hầu hết các bài dân ca cổ truyền để từ đó soạn ra dân ca mới. Trường ĐAI HOC ÂM NHAC của tôi, đó là những chuyến đi vào nhân dân bằng gánh hát rong này vậy.
Những ngày Thanh Hoá, tôi thích ra bờ sông Mã để nghe một loại hò trên nước -- dân ca Việt Nam có hai loại hò là hò trên cạn và hò trên nước -- được gọi đích danh là hò sông Mã hay hò suôi dòng:
Vắng anh có một chuyến đò
Trầu ăn không có, chuyện trò thì không.
Về nhà cha đánh mẹ hò
Thì em cũng chẳng bỏ anh trai đò được đâu...
Ngồi nghe hò và được ăn món "phi" của điạ phương ngon tuyệt trần. Đó là những con nghêu dài như ngón tay và trắng như mực, ăn vào thấy dòn chứ không dai như mực.
Thanh Hoá cũng là nơi có nhiều di tích lịch sử như Lăng Vua Lê Lợi, Thành Nhà Hồ nhưng tôi thích đi coi hang Từ Thức ở Nga Sơn hơn. Và tiếc rằng một người như Văn Cao, thành công với truyện Lưu Nguyễn nhập Thiên Thai mà không có thêm một bài nữa cho người tình họ Từ, cởi áo gấm ra để chuộc tội làm gẫy cành mẫu đơn của người đẹp mang tên Giáng Tiên. Cùng với chị Miều, tôi đi lễ ở Đền Sòng Phố Cát. Khi còn bé, tôi đã được mẹ cho đi lễ ở đền thờ bà Chúa Liễu Hạnh rồi. Tôi mê nhất cái hồ nhỏ với những con cá mầu đỏ lớn gần bằng bắp tay vui mừng lượn đi lượn lại trong hồ nước xanh rêu. Tôi cũng đi với Trường violon ra chơi Sầm Sơn để biết thêm cảnh mưa lạnh của một bãi biển đã nổi danh vì cuốn tiểu thuyết TRÿNG MA³I của Khái Hưng. Không hoang vu như bãi biển Trà Cổ mà tôi đã biết nhưng vào mùa Đông, bãi biển Sầm Sơn cũng không kém phần âm u. Hàng thông trên cồn cát rất đẹp nhưng trông rất quạnh hiu. Lại càng thấy bãi biển âm u và hàng thông cô quạnh hơn khi trong tay mình không có một người tình để ôm ấp. Người mà tôi muốn được coi như người tình thì chỉ khi gánh ĐƯ'C HUY vào tới Nghệ An thì tôi mới được gặp.
Xong thời gian khoảng hơn một tuần lễ, bây giờ là lúc gánh hát rời Thanh Hoá để đi tới Vinh, tỉnh lỵ của xứ Nghệ. Tầu hoả đi ban ngày, sướng quá, tôi được thấy cảnh:
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Đường ra Hà Nội như tranh vẽ rồng.
.............
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Vùng Nghệ An là vùng đất quá hẹp. Một bên là núi, một bên là biển, vùng đồng bằng đã hẹp lại hẹp thêm vì ở tiếp giáp với biển là những cồn cát và tiếp giáp với núi là những mảnh đất rừng đầy sỏi đá, đất đai dùng vào việc cầy cấy trồng trọt chẳng còn bao nhiêu. Người dân ở đây nghèo lắm. Ngồi trong toa tầu nhìn xuống đường là thấy người phu lặc lè đẩy cái xe rất thô sơ cục mịch mà người Bắc gọi là xe kút kít -- cũng được gọi là xe lợn vì thường dùng để chở lợn -- chỉ có một cái bánh gỗ thật to và rất khó giữ thăng bằng. Thấy những tiều phu đi đốn củi trên rừng không buồn ngẩng cổ khi có một hành khách quá ư hào hứng vì cuộc đi là tôi giơ tay vẫy chào họ. Phong cảnh thì đẹp vô cùng, dù là đường vô xứ Nghệ hay đường ra Hà Nội. Đưa mắt nhìn về phía nào cũng thấy đầy đủ núi cao, biển rộng, trời xanh, mây tím, những ngọn đèo, những động đá... Đẹp một cách hùng vĩ. Cảnh hùng vĩ và đời sống khắc khổ ở đây là những yếu tố tạo ra những con người thường xuyên làm cách mạng.
Dân ca ở đây nổi tiếng là có nhiều khí phách. Qua loại hát giặm. Nhạc điệu không còn lả lơi, óng ả như hát quan họ chẳng hạn, trái lại nặng nề, nghiêm chỉnh. Sau này, khi có dịp nghiên cứu dân nhạc Cao Nguyên tôi khám phá ra sự gần gũi giữa hát giặm và nhạc dân ca của sắc tộc Takua. Đời sống vất vả của nông dân Nghệ An được thể hiện qua câu hát giặm:
Động Cơ Mai thì hốc
Động Trộ Đó thì dài
Ra đến động Hai Vai
Thậm chừng chi là khoẻ.
Đời sống nghèo nàn nhưng cảnh vật lại phong phú. Trong câu hát giặm sau đây, ta thấy sóng biển, mây rừng và gió lộng cùng vui với vợ chồng quê và con cái:
Sóng ngoài biển dồn vô
Mây rừng xanh cuộn lại
Gió ngọn nguồn cuộn lại.
Mự (mợ) cũng có thằng cu rồi
Tôi cũng có con đĩ rồi
Mắc võng lên ta ngồi
Ru cu hời con đĩ hời
Ru cu hời con đĩ hợi.
Sau này có thêm bài dân ca rất hãnh tiến:
Trai Đại Phong đã quyết lay rừng
Thì rừng kia phải chuyển.
Gái Đại Phong đã dốc lòng tát biển
Thì biển cũng phải lui.
Ta đua nhau xẻ núi phá đồi
Bắt dòng sông Lam chẩy ngược
Quyết chống trời thì trời cũng phải thua...
Tôi sung sướng đặt chân tới vùng Hồng Lĩnh, Lam Giang nổi tiếng này. Tôi đã từng biết tiếng tăm của nơi nhân sĩ mang tên La Sơn Phu Tử ở ẩn, của nơi đã từng được Quang Trung Nguyễn Huệ định dùng làm thủ đô.
Tôi bỗng nhớ tới Cậu Xuân, ông lái buôn người Nghệ thường chở thuyền nước mắm ra Bắc bán và ở trọ nhà tôi, nhớ tới câu mẹ nói đùa Cậu Xuân là dân cá gỗ. Bây giờ thì tôi hiểu cái nghèo của dân quê xứ Nghệ (1). Nghèo nhưng yêu làng xóm của mình nên không bỏ ra đi. Bám lấy đất mà sống. Chịu sống khổ ở nơi đất cằn sỏi đá, chịu hít thở thứ không khí khô khan bỏng cổ vì những trận gió Lào khủng khiếp. Đời sống của người dân xứ Nghệ nặng nề như giọng nói Nghệ An.
Dân thành phố thì không nghèo lắm. Vinh là một thị trấn sầm uất. Thành phố cách Bến Thủy chừng 5 cây số và cũng có một bãi biển là Cửa Lò, rất tĩnh mịch. Nằm giữa Vinh và Bến Thủy là nhà máy Tràng Thi, nơi sản xuất và sửa chữa xe lửa dùng tới 4000 công nhân. Khi còn đi học trường Kỹ Nghệ Thực Hành Hà Nội, tôi đã từng mơ ước có ngày được vào làm việc tại nhà máy lớn nhất ở Đông Dương này.
Gánh hát ĐƯ'C HUY chọn điạ điểm hát ở rạp ANNAM CINE³, trước mặt chợ Vinh, cạnh bờ sông có con dốc đưa tới Cầu Rầm. Đêm nào cũng đông khách cho nên gánh hát ở lại thành Vinh khá lâu. Cũng như ở các tỉnh miền Bắc và tỉnh Thanh mà tôi vừa ghé qua, thanh niên nam nữ của thành phố Vinh là những người có Tây học. Họ mua vé đi coi gánh ĐƯ'C HUY là để nghe tôi hát "nhạc cải cách" chứ không phải để coi tuồng cải lương. Cũng có một phần tò mò muốn biết mặt ngang mũi dọc của người em ông Trạng Mẹo (anh Khiêm đậu agrégé về grammaire) dám cả gan làm nghề ca xướng.
Phong trào Tân Nhạc đã tràn lan ở mọi tỉnh lỵ lớn. Tỉnh nào cũng có ban nhạc tài tử luôn luôn tổ chức những buổi hoà nhạc tại tư gia hay hát phụ diễn cho những buổi chiếu phim lấy tiền làm việc nghĩa. Các ban nhạc đó luôn luôn cần có những bản nhạc mới. Bây giờ có một anh hát rong là tôi đem những bài hát mới toanh đi phổ biến từ tỉnh này qua tỉnh khác thì họ đua nhau đón tiếp tôi.
Vì những bản nhạc chưa được in ra như sau này, tại thành phố Vinh, tôi được hân hạnh chép tay một vài nhạc phẩm của Văn Cao để tặng những người ái mộ. Trong đám người này có một người còn giữ được bản tôi chép tay bài Cung Đàn Xưa từ năm 1944 đó để hơn bốn mươi năm sau, gặp tôi ở Thị Trấn Giữa Đàng (Midway City) thuộc tiểu bang California, đã tặng lại tôi. Người đó là tỷ phú Thân Trọng Lạc.
Trong đám người tôi mới làm quen ở Vinh có tài tử và đạo diễn điện ảnh tương lai của Việt Nam là Hoàng Vĩnh Lộc. Lúc đó anh ta đang làm steward tức là nhân viên tiếp đãi hàng không của hãng Air France và với tên Dạ Chung, anh đã soạn lời ca cho dăm ba bản nhạc của em ruột anh là nhạc sĩ Lâm Tuyền. Một người bạn nữa là chị Trần Mỹ Nghệ, người thiếu nữ đầu tiên mà tôi kính phục. Được lớn lên trong một gia đình và trong một xã hội chỉ tôn trọng phái nam, luôn luôn dễ dàng yêu đàn bà nhưng chưa bao giờ ngưng bắt nạt con gái trừ những lúc bị cô gái quê tên là Nụ ở Yên Thế vật ngã trên ổ rơm... lúc nào tôi cũng chỉ coi phái nữ như một mảnh xương sườn của mình mà thôi! Tại Vinh, lần đầu tiên trong đời, tôi có được sự kính yêu đối với phái nữ qua sự giao thiệp với chị Trần Mỹ Nghệ. Chị là con gái của ông Trần Bá Vinh, một công chức lớn của Sở Công Chánh và thuộc hạng nhà giầu ở thành phố Vinh vì có tới 40 căn nhà cho thuê, chưa kể cái biệt thự rất to mà tôi được chị mời tới uống trà. Chưa bao giờ tôi được gặp một thiếu nữ mà ngoài vẻ đẹp ngọt ngào của gương mặt và thân hình làm cho mình no đôi conữ gần giống như HUY).
Bà Miều góp ý kiến:
-- Bên A³i Liên có Tino Thân thì mình cũng phải có Tino Cẩn chứ?
-- Hay là Mộng Vân? Tôi nói. Vì đã tự đặt cho mình cái tên "cải lương" này từ lâu rồi!
Ba Hội người Huế, bảo hoàng hơn vua:
-- A lê! Đặt tên là Bửu Cẩn.
Sau một hồi bàn tán, tôi xin cắt bỏ tên thật, dùng tên họ làm tên nghệ sĩ. Chỉ cần một cái tên hai chữ cho dễ gọi, dễ nhớ. Thế là tên tục (Cẩn) do cha mẹ đặt cho, tên phụ (thằng Tôm, chú Tiểu) do họ hàng gán cho đã biến đi. Cái tên, đúng là phải do mình tạo nên. Tôi chỉ hơi phiền là lúc đó tôi không tiên đoán được những ngày phải sống ở Hoa Kỳ như hiện nay, mỗi lần có ai gọi điện thoại hay có nhân viên hàng không réo tên ở phi trường thì tên mình được gọi là Fem Đai!!! Nghe tức cái lỗ tai quá!
Trên sân khấu ĐƯ'C HUY, sau khi thấy được ngay bí quyết để thành công với bài Bản Đàn Xuân của Lê Thương, tôi hát bài Con Thuyền Không Bến của Đặng Thế Phong. Bài này cũng được soạn trên âm giai ngũ cung. Trong bài hát có câu "trôi trên sông Thương nước chẩy đôi dòng" tôi bèn thêm hai chữ "ai ơi" vào sau hai chữ "sông Thương". Nghe càng có vẻ Việt Nam hơn nữa trong một bản Tân Nhạc!
Khởi đầu cuộc đời ca hát của mình, tôi chỉ có hai bài đó để trình diễn mỗi đêm. Những bài hát khác, hoặc là của tôi như bài Cô Hái Mơ hay của các nhạc sĩ khác như Tâm Hồn Anh Tìm Em (Dương Thiệu Tước), Cô Lái Thuyền Mơ (Dzoãn Mẫn) không phù hợp với nơi phổ biến là sân khấu và đối tượng là đại chúng. Đó là những bài hát chỉ phù hợp với thứ văn nghệ salon, văn nghệ bỏ túi.
Chẳng ai dạy mà tôi nắm ngay được kỹ thuật hát trên sân khấu. Tôi thấy khi mình đứng hát trên sân khấu, khán thính giả ngồi gần mình nhất cũng từ 4 tới 5 thước. Khán giả ngồi ở giữa rạp hay ở cuối rạp thì còn xa mình tới 20 hay 30 thước là ít. Vậy thì ca sĩ phải "cường điệu hoá" lối hát của mình. Lúc đó làm gì có micro, ampli và speaker? Ca sĩ phải mở to miệng ra, phải dùng cặp môi để uốn nắn từng chữ trong mỗi câu hát. Bộ mặt phải diễn tả tính tình của bài hát. Có khi phải dùng cả thân hình và tay chân nữa. Bài hát trên sân khấu phải có những nét tình cảm phóng đại, không thể là thứ tình cảm tế nhị, cao siêu. Hát hai bài Bản Đàn Xuân, Con Thuyền Không Bến thì phải dùng "tiểu sảo", nhấn mạnh vào những tiếng đệm tình tang tang tính tính tình và ai ơi...
Đúng vào lúc khởi đầu nghề hát rong của mình, tôi có may mắn được gặp Văn Cao. Trong mấy bài hát anh ta vừa mới soạn ra là Thu Cô Liêu, Cung Đàn Xưa và Buồn Tàn Thu, chỉ có bài Buồn Tàn Thu là có đủ yếu tố để dễ dàng thành công trên sân khấu. Bài này là một bài hát buồn, tuy rất ngắn nhưng có đầy đủ những hình ảnh như: mùa Thu chết -- và không phải chỉ chết có một lần -- sương rơi, gió thổi, lá vàng bay, người cô phụ ngồi đan áo và thương nhớ người tình đã ra đi hay đã quá cố, bóng chim uyên... Rất lãng mạn, rất hợp thời.
Ngày còn ở Nhã Nam, Yên Thế, khi học hát những bài hát quan họ, tôi đã nhận ra cái hay trong lối ngân giọng và trong lối dùng những âm đệm "hư hứ hư hừ hừ" rất đặc biệt của loại dân ca-tình ca-hát hội này. Tôi lại còn thấy kỹ thuật ngân giọng của Việt Nam khác với kỹ thuật ngân giọng của Tây Phương. Hát A± Đào thì phải "hãm giọng", hát quan họ phải "rung đổ hột". Tôi bèn áp dụng lối "rung đổ hột" và lối dùng "âm đệm" vào việc hát bài Buồn Tàn Thu:
Đêm hí hi hì mùa Thu chết
Nghe hí hi hì mùa đang rớt
Rơi theo lá há ha hà vàng...
Tôi vẫn cho tiếng Việt là một trong những thứ tiếng có nhiều vần và nhiều âm thanh nhất. Tiếng Nhật, chẳng hạn, không phát âm được vần " r " (rờ). Tuy chỉ có 5 dấu nhưng tiếng Việt có tới 8 thanh khác nhau:
phù bình thanh, gồm những tiếng không có dấu;
trầm bình thanh, tiếng có dấu huyền;
phù thượng thanh, tiếng có dấu ngã
trầm thượng thanh, tiếng có dấu hỏi
phù khứ thanh, tiếng có dấu sắc
trầm khứ thanh, tiếng có dấu nặng
phù nhập thanh, tiếng có dấu sắc, đằng sau có c, ch; p, t
trầm nhập thanh, tiếng có dấu nặng, đằng sau có c, ch; p, t
Bây giờ, tôi thêm "âm đệm" vào một câu hát là tôi làm cho giai điệu của bài hát phong phú hơn.
Gánh hát từ biệt Hải Phòng vào một buổi sáng tinh mơ. Tôi đã thuê được hai chiếc xe ô tô ca lớn, một chiếc chuyên chở đồ tuồng, phông cảnh, hành lý, một chiếc chuyên chở đào kép rồi sau khi đồ đạc, người và chó (vợ chồng Ân nuôi chó) chồng chất lên nhau, hai chiếc xe ca phành phạch chạy trên đường cái vắng vẻ.
Đoàn hát không ngừng lại trình diễn ở Kiến An, một tỉnh lỵ chỉ cách Hải Phòng trên10 cây số và là nơi tôi đã sống với gia đình ông bà Tổng Đốc trong một thời gian.Tôi hơi tiếc vì tôi vẫn nhớ tới cái thị xã bé nhỏ và buồn thỉu buồn thiu, nơi tôi đã để lại một phần nhỏ của đời sống.
Sau khi qua khỏi Ninh Giang, trên con đường cái đã không còn hiu hắt nữa, xe chạy bon bon giữa những làng xóm của vùng đông dân nhất ở Bắc Việt là Thái Bình. Cũng như những tỉnh nằm ven biển vịnh Bắc Việt, Thái Bình có nhiều sông ngòi và những con rạch. Ba con sông lớn chẩy qua tỉnh này là sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý. Vì nước sông Hồng từ mạn ngược chẩy về tới đây được chia bớt cho những con sông khác nên dòng nước không còn hung hăng nữa, hai bên bờ sông đã không cần phải đắp đê đề phòng lụt nữa.
Thái Bình có vẻ trù phú với những cánh đồng phì nhiêu và là nơi sản xuất nhiều chiếu nhất Bắc Việt. Khung cảnh đồng quê ở đây được tô điểm thêm bẵng mầu sắc lộng lẫy của hàng ngàn mảnh chiếu mà dân chúng phơi nắng hai bên đường. Tỉnh lỵ Thái Bình nẵm ngay cạnh sông Trà Lý. Dân chúng chen vai thích cánh trên đường phố và trong chợ. Trong tỉnh có tới 200 cái chợ. Chợ to nhất là Chợ Bo. Rạp hát ngay cạnh chợ. Những đêm diễn ở đây, gánh ĐƯ'C HUY có nhiều khách tới coi hơn là lúc diễn ở Hải!!!3973_19.htm!!! Đã xem 222166 lần.