Buổi sáng, ngồi uống trà xuân, bình thơ Tết, các bạn tôi chợt nhắc đêm nay đã là đêm Nguyên Tiêu. "Rằm xuân lồng lộng trăng soi", không ngắm được trăng khuya, e rằng rồi sẽ phải lấy làm tiếc cho đến tận Trung Thu...Chợt nhớ năm nào, thuở còn chiến tranh, có một lần vào đúng đêm Rằm tháng Giêng, chúng tôi- lúc đó là những người lính sắp ra mặt trận- rủ nhau leo lên chót đỉnh núi Nghĩa Cương. Dưới trăng khuya mênh mang dát bạc, Đền Hùng thâm nghiêm trở nên gần gũi đến lạ thường. Chắp hai tay vái lạy tổ tiên, tôi đâu có nghĩ tới ngày hôm nay, sau hơn hai mươi lăm năm trời đằng đẵng, trong số chúng tôi ngày ấy, nhiều người đã không thể, hoặc chưa có được một dịp thảnh thơi để trở lại với chốn xưa...Tìm trăng tháng Giêng ở thị thành không phải là điều khó. Bây giờ, vào một đêm bất kì nào đó, trừ những ngày nguyệt tận, mời nhau leo lên sân thượng, quây quần bên ấm trà ngon hay bình rượu quý, chúng tôi đã có thể ung dung ngồi thưởng nguyệt, đón gió trời...Nhưng để có một đêm trăng đủ cả gió nuí, mây ngàn, lá hoa, cây cỏ...qủa là việc bấy lâu nay còn nằm ngoài tầm mơ ước cuả chúng tôi!Mơ ước ấy, trong sáng xuân này, vô tình được đánh thức. Anh T, một luật sư có tiếng trong thành phố, quay sang phía anh K- một nhà văn quân đội- thủ thỉ rủ:" Đêm nay, tôi rất muốn cùng mấy anh em mình đi tìm trăng xưa! Các anh thấy việc này liệu có nên không?". " Sao lại không nên!", anh S- một nhà báo có khuôn mặt lúc nào cũng khó đăm đăm- bỏ ly trà trên tay xuống, nhỏ nhẹ, tiếp: " Mấy năm trước thì tôi chả dám rủ các bác. Năm nay, nhờ vận nước đổi mới, lại được tổ tiên phù hộ cho, tôi thấy ai trong chúng ta cũng phát tài phát lộc, thơ văn in ra bày bán khắp nơi, đem cái nhuận bút báo xuân nuôi một đêm trăng, theo tôi, là việc rất đáng làm! Biết đâu, cảm hứng từ cuộc chơi trăng sẽ nhập vào ai đó, khiến người ấy cầm bút viết và để lại được cho đời một áng thơ văn xuân sắc mãi với thời gian?"...Bàn qua tính lại một hồi lâu, các bạn tôi quyết định: đêm Rằm này, chúng tôi sẽ đến thưởng trăng trên nuí Bà Đen. Bởi, nuí không xa thành phố bao nhiêu. Bởi, nuí nhắc nhở chúng tôi nhớ về những bà mẹ một nắng hai sương nuôi con khôn lớn thành người. Bởi, nuí là dáng hình thu nhỏ của con chim Trường Sơn vĩ đại, mấy ngàn năm qua vẫn còn tung cánh, vẫy người Việt đi khai hoang khẩn đất, mở mang bờ cõi tới cả những vùng xa tít tắp ở phương nam...Sáu giờ chiều, xe chúng tôi mới tới được chân nuí. Gửi xe vào bãi đậu, quên cả mệt mỏi, chúng tôi nhập ngay vào đoàn người hành hương đông như nêm cối, thong thả qua cổng và từ từ ngược dốc.Trong chạng vạng hoàng hôn tím sẫm, nuí Bà Đen trong mắt tục của tôi, trông tựa hồ như một người đàn bà mặc áo bà ba đang thư thái nằm nghỉ sau một ngày trỉa lúa trồng khoai vất vả. Trên tấm áo ấy, còn lấm tấm cả bùn đất của những cánh ruộng cò bay thẳng cánh vùng đồng bằng Nam Bộ trồng lúa nước.Tôi bất giác ngước nhìn lên. Vầng trăng phiá xa sáng trắng lên một thứ ánh sáng đã được lọc trong văn vắt. Thứ ánh sáng ấy trải ra trong mênh mang, rồi như cố ý tụ lại trên những thân cột, cái thì bằng xi măng, cái thì bằng gỗ nuí. Chúng nhấp nháy, tinh nghịch như những đôi mắt đang cười. Ngỡ ngàng mà thân quen quá ánh sáng điện cùng người leo lên nuí. Có lẽ vì thế chăng mà một tốp thanh niên ( tôi đoán là các em sinh viên) vừa ca hát trong tiếng đàn ghi ta vừa nhảy muá trên những bậc đá gập ghềnh, có em đưa tay chỉ chỉ trỏ trỏ những dây bóng đèn điện màu vàng với một vẻ thích thú đặc biệt. Đi sau các em, các cụ già tay cầm nhang, vai mang đồ tế lễ, miệng lầm rầm: " A di mô đà Phật". Gió nuí Bà Đen vờn nhẹ, những chòm râu cước cuả các bô lão khẽ phất phơ...Rồi cũng tới được Suối Vàng. Nói là suối nhưng tôi ngược theo lòng khe đá, không thấy có nước. Chỉ thấy ánh trăng loang loáng, loang loáng vờn theo chiều cây hai ven bờ đang reo lên xào xạc cùng gió xuân. Tôi bần thần nhìn xuống dưới chân núi. Đêm chắn che vạn vật, không gian nửa hư nửa thực bồng bềnh một sắc bạc. Trên cái nền bạc mông lung ấy, hàng ngàn ngọn đèn hắt ra từ các ô cửa của các căn nhà phía xa xa nhấp nháy như một trời sao. Có những ngôi sao trôi ngang, trôi dọc, từ từ như người đi bộ, vun vút như xe lao trên đường cái quan...Xa hơn nữa về phiá đông, nhiều quầng sáng lớn hắt lên trời, soi rõ cả những tầng mây trắng nõn như bông. Tây Ninh, Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Biên Hoà đang lớn dậy từng ngày đều ở những chân trời ấy. Tưởng như ánh sáng vào thời đổi mới cuả các đô thị lớn có đủ sức để toả lan tới tận cả miền đất nuí phía tây nam của Tổ quốc xa xăm này...Tới Điện Bà, chúng tôi thấy người đi lễ Phật đã vòng trong vòng ngoài, tấp nập vào ra từ hai cái điện thờ có tiếng là linh thiêng. Ngoài sân điện, người hành hương ngồi kín mít, người đi vãn cảnh như chúng tôi phải len chân mà đi. Ơở đây, không hiểu sao, ánh trăng xanh đến kỳ lạ. Mặt người nào, người nấy trông như đượm vẻ trầm tư, thành kính. Tôi lặng đi trong suy tưởng. Rồi cảm hứng về trăng khiến tôi khám phá ra một điều bí mật của tự nhiên: Được ánh trăng từ trên mặt lá phía dưới hắt ngược lên, laị thêm cả ánh trăng lọt qua kẽ lá ở trên cao lọt xuống, do nằm ở lưng chừng nuí, Điện Bà vô tình được trăng khuya nhuộm xanh cái sắc xanh tưởng như là của thần thánh vậy.Tôi lại cố trèo lên Hang Gió. Cũng là để tìm một sự khác lạ cuả hang đêm so với ban ngày mà thôi. Có lẽ khí lạnh toả ra từ hang không làm nhiều người đi hành huơng thích thú, nên nơi đây vắng ngắt như tờ. Tôi quỳ xuống đá, ngó vào hang. " Trời ơi!", tôi thầm kêu lên, vẻ đẹp thần tiên, huyền bí đến thế mà người đời cũng lãng quên ư! Hay là chỉ do người ta chưa kịp phát hiện ra? Tôi vội chạy xuôi trở xuống để gọi bạn bè lên ngắm ánh vàng rọi xiên qua kẽ đá, lúc gió lay cây, những luồng sáng mong manh kia cứ như run lên bần bật...Điệu run cuả đá, thử hỏi trong đời này, đã mấy ai được tận mắt ngắm nhìn?Tôi đã không kịp thực hiện được ý định cuả mình. Nghĩ tôi đã vượt lên đằng trước, các bạn tôi đành rủ nhau đi tiếp lên chùa Hang, ngôi chuà cao nhất cuả thắng cảnh nuí Bà Đen. Họ đang bị kẹt cứng ở bên một ghộp đá hẹp mà lối đi chỉ đủ lọt cho một người qua. Thật làứ may: nhờ cái ghộp đá biết níu hộ chân người mà tôi theo kịp bạn...Len lỏi khá vất vả, mồ hôi ướt đầm cả aó, chúng tôi mới đến được ngôi chùa cuối cùng ấy. Người vào chùa thắp nhang, người ngồi bệt xuống bức tường nhiều bậc lấy lại sức...Tôi rủ được anh K còn đang sung sức len vào hang. Hang sâu hun hút, tối om. Đang định quay trở ra, tôi bỗng nghe anh K hổn hển gọi: " Vào đây! Mau lên! Đẹp tuyệt trần!". Tôi lần theo vách đá, có lúc phải bò qua các ngách hẹp. "Thấy chưa?", K nói và cầm lấy tay tôi, chỉ ngược lên vòm hang tối. Mắt tôi tưởng như bị một ngọn đèn pha cực mạnh làm cho chói lòa. Luồng ánh trăng hình phễu ngược mở ra một khoảng xanh bao la. Lồng lộng trong khoảng xanh đó là một quầng vàng rực rỡ. Rồi những thanh âm bảng lảng cuả tiếng chuông chuà điểm vọng lại, ngỡ như cùng một lúc len lỏi qua kẽ đá với những sợi trăng...Chúng tôi ra về vào khoảng hai giờ sáng. Khí nuí và gió xuân lành lạnh cùng ùa theo đưa tiễn khách. Trăng vẫn bát ngát toả xanh trên mỗi mái đầu. Tôi quay lại, ngước nhìn lên một lần nữa. Trăng nuí Bà Đen gợi nhớ trăng xưa ở mãi tận Đền Hùng. Trăng, giống như khuôn mặt người - khuôn mặt của Bà Âu Cơ, của Bà Đen và của cả mẹ tôi nữa - vẫn muôn đời sẽ còn toả sáng...