Ông thuộc thế hệ thứ hai, sau các ông Tôn Thọ Tường, Đỗ Hữu Phương, Trần Tử Ca... là những người cộng tác trung thành với Pháp. Sinh trưởng tại Gò Công năm 1881, Lê Quang Liêm học trường Mỹ Tho, rồi lên Sài gòn, học tiếp trường Chasseloup Laubat. Năm 1897, Lê Quang Liêm tốt nghiệp tương đương bậc Trung học đệ nhứt cấp (cấp 2) ngày nay. Nhiệm sở đầu tiên của ông Liêm là thư ký tập sự tại Phủ thống đốc Nam Kỳ, sau đó đổi ra làm việc tại Phủ toàn quyền tại Hà Nội từ năm 1899 đến 1906. Bước đường công danh của ông ran lượt thăng Tri huyện năm 1909, Tri phủ 1914.Trong thế chiến thứ nhứt 1914-1918, Lê Quang Liêm tình nguyện phục vụ bên Pháp, làm phụ tá cho bác sĩ Lê Quang Trinh (người Bến Tre), coi đám lính thợ người Đông Dương. Hồi hương khi thế chiến thứ nhứt chấm dứt, ông Liêm được thăng Đốc phủ sứ hai năm sau đó. Lúc mới về nước, Lê Quang Liêm cộng tác với các ông Nguyễn Phú Khai, Trần Văn Khá, Bùi Quang Chiêu, lập ra đảng Lập hiến, tranh đấu ôn hoà, và chỉ bênh vực quyền lợi cho các nhà giàu.Từ năm 1926 về sau, Lê Quang Liêm đắc cử Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ, từng giữ chức Phó chủ tịch hội đồng này từ năm 1937-1938. Ông được Pháp cử tham dự các phiên họp Hội đồng Kinh tế Lý tài Đông Dương từ năm 1929-38. Ông Lê Quang Liêm được dân chúng Gò Công quen gọi “Ông Phủ Bảy”, là người giàu có lớn nhờ thực dân ban bố nhiều đặc quyền về ruộng đất. Ông hiểu biết thủ tục khẩn đất hoang. Về việc này Lê Quang Liêm bị báo chí các năm 1934, 1935 đả kích trong hành động “chiếm đất của nông dân trực tiếp khai phá” tại vùng Cái Sân (Thạnh Quái), nên bị gán cho mấy chữ “Ông Phủ Lê Thạnh Quái”. Tuy bị báo chí phanh phui, nhưng vì có thế lực và thực dân che chở, nên nội vụ bị ém nhẹm.Về hoạt động xã hội, văn hoá, Lê Quang Liêm là một trong các sáng lập viên Hội khuyến học, Quỹ học đường ở Chợ Lớn.Ngoài ra tại Gò Công, Lê Quang Liêm cùng các ông Hồ Biếu Chánh, ông Huyện Trị (thân phụ cô Manh Manh nữ sĩ)... lập ra “Miếu thờ Khổng Tử”.Năm 1945, khi Việt Minh nổi dậy cướp chính quyền khắp Nam Kỳ, Lê Quang Liêm là một trong nạn nhân đầu tiên của họ. Sau khi Pháp tái chiếm miền Nam, dùng tên Lê Quang Liêm để đặt cho một con đường dưới mé sông Chợ Lớn.