Dịch giả: Giang Hà
Chương 21

Vào đầu tháng Chín, đêm bắt đầu mát. Ngày cũng mát và trong công viên lá bắt đầu đổi màu. Ở mặt trận, cuộc chiến đấu không thu được kết quả gì. Chúng tôi không chiếm được San Gabrielle. Những trận đánh ở cao nguyên Bainsizza đã ngưng và giữa tháng cuộc tấn công San Gabrielle cũng ngưng nốt. Người ta không thể chiếm được nơi đó. Ettore đã trở lại mặt trận. Người ta cũng đã chở những con ngựa về La Mã cho nên không còn những cuộc đua ngựa nữa. Crowell cũng đi La Mã trước khi bị triệu hồi về Mỹ. Ở thành phố có hai cuộc biểu tình chống chiến tranh và ở Torino có một cuộc bạo động trầm trọng hơn. Tại câu lạc bộ, một thiếu tá người Anh đã nói với tôi rằng Ý đã mất một trăm năm chục ngàn người ở cao nguyên Bainsizza và ở San Gabrielle. Ông ta còn nói ngoài ra ở Carso họ còn mất thêm bốn chục ngàn người nữa. Chúng tôi cùng uống rượu và nói chuyện. Ông ta bảo “Năm nay thế là các trận đánh đã chấm dứt ở khu chúng tôi. Dân chúng đã có tham vọng quá lớn”. Ông lại thêm là cuộc tấn công ở Flanders đã thất bại. Nếu địch tiêu diệt quá nhiều như hồi đầu thì đến mùa thu sang năm quân đồng minh sẽ kiệt quệ. Ông ta lại bảo là “Chúng tôi đều kiệt quệ cả, nhưng điều đó không quan trọng, nếu chúng tôi không ngờ tới. Mà tất cả chúng tôi đều kiệt quệ thật”. Tôi hỏi ông về nước Nga. Ông ta bảo nước Nga kiệt quệ hoàn toàn, nước Áo và Ý cũng vậy. “Thôi tôi phải đi đây” – tôi nói “Tôi phải trở về bệnh viện”. “Thôi chào anh” – ông ta nói rồi vui vẻ tiếp “Chúc anh nhiều may mắn”.
Tôi ghé lại tiệm hớt tóc rồi mới về bệnh viện. Chân tôi đã lành hẳn. Tôi không ngờ chân tôi lành mau như vậy. Ba ngày trước tôi còn đi khám lại. Tôi cần phải điều trị thêm vài lần nữa. Dài theo lề đường, tôi đi trên hè phô, cố gắng không tập tễnh. Một ông lão đang ngồi cắt hình dưới cổng tò vò. Tôi dừng chân đứng ngắm ông. Hai thiếu nữ ngồi làm mẫu, ông ta cắt hình hai người chung nhau bằng kéo rất nhanh nhẹn, vừa cắt vừa nhìn họ, đầu nghiêng một bên. Hai cô gái cười khúc khích. Ông ta đưa cho tôi xem hai cái hình bóng rồi dán lên tờ giấy trắng rồi trao lại cho hai cô gái.
- Đẹp lắm – ông ta bảo – Bây giờ đến lượt trung uý chứ?
Hai cô gái vừa đi vừa ngắm hình và cười. Trông họ rất đáng yêu. Một trong hai cô làm việc ở quán rượu trước cửa bệnh viện.
- Được rồi – tôi bảo.
- Xin trung uý bỏ mũ ra cho.
- Không, tôi muốn đội mũ.
- Thế thì không được đẹp cho lắm – ông ta bảo – Nhưng như thế có vẻ quân nhân hơn – Gương mặt ông rạng rỡ hẳn lên.
Ông cắt miếng giấy đen, tách ra làm đôi rồi dán hình nghiêng trên tờ bìa và đưa cho tôi.
- Bao nhiêu hả cụ?
- Không có chi cả - ông khoát tay – Tôi tặng cho trung uý đấy.
- Xin ông vui lòng nhận cho – tôi đưa cho ông tiền lẻ.
- Không, tôi thích cắt hình trung uý. Hãy đem về tặng cho cô bạn gái của trung uý đi.
- Cám ơn ông nhiều lắm, lần khác vậy.
- Tạm biệt.
Tôi tiếp tục đi về bệnh viện. Tôi nhận được một công văn và vài bức thư khác. Tôi còn ba tuần nghỉ phép dưỡng bệnh rồi lại phải trở ra mặt trận. Tôi cẩn thận đọc đi đọc lại bức công văn đó. Phải, đúng thế, giấy phép nghỉ dưỡng bệnh bắt đầu từ hôm mùng bốn tháng Mười. Khi tôi trị xong vết thương là ba tuần lễ, đi 21 ngày, vậy là tôi được nghỉ đến 25 tháng Mười. Tôi báo là tôi không về bệnh viện, tôi đi đến một nhà hàng hơi xa bệnh viện một tí, dùng cơm tại đó, đọc thư và báo. Có một bức thư của ông nội tôi gởi, gồm tin tức gia đình, những lời động viên yêu nước, một ngân phiếu 200 đô la, vài mẩu báo cắt. Một bức thư buồn bã của cha tuyên uý, một bức thư khác của người bạn phi công giúp việc cho Pháp kể chuyện đã gia nhập với một bọn hung dữ và một bức thư của Rinaldi hỏi tôi còn định chôn chân ở Milan bao nhiêu lâu nữa và hỏi thăm tin tức. Anh nhờ tôi mang cho anh mấy cái đĩa hát và kèm theo đó là một danh sách những đĩa hát anh thích. Tôi uống một chai Chianti nhỏ trong bữa ăn, sau đó lại uống cà phê và một ly cô nhắc. Tôi gấp tờ báo lại, cho mấy bức thư vào túi, để tiền thù lao và tờ báo ở trên bàn và đi ra. Về đến phòng riêng ở bệnh viện, tôi thay quần áo ngủ, khoác aó choàng ra bên ngoài. Tôi thả tấm màn che cửa nhìn ra bao lớn xuống, rồi ngồi trên giường đọc tờ báo Boston của bà Meyers mang đến cho các cậu con trai yêu quý trong bệnh viện này. Catherine mãi đến 9 giờ mới phải làm việc. Tôi nghe thấy tiếng chân nàng bước và có lần thấy nàng đi qua hành lang. Nàng đến thăm mấy phòng kia và sau cùng bước vào phòng tôi.
- Em đến trễ quá anh nhỉ? – nàng bảo – Hôm nay có nhiều việc phải làm. Anh có khoẻ không?
Tôi kể cho nàng nghe về báo chí và giấy phép.
- Tuyệt quá – nàng bảo – Thế anh muốn đi đâu nào?
- Không muốn đi đâu cả. Anh chỉ muốn ở lại đây.
- Dại lắm, anh chọn một nơi nào đi, em sẽ đi với anh.
- Em làm cách nào?
- Không biết. Nhưng thế nào em sẽ tìm được cách.
- Em tài thật.
- Không đâu. Nhưng nếu mình không mất mát gì cả thì đời mình sẽ không khổ.
- Em muốn nói gì thế?
- Không có gì cả. Em chỉ nghĩ có những trở ngại không đáng kể trước đây mà mình lại cho là lớn lao.
- Anh nghĩ em khó mà đi được với anh.
- Ồ không đâu anh ạ, nếu cần em chỉ việc xin thôi việc, nhưng sẽ không đến nỗi thế đâu.
- Chúng ta sẽ đi đâu em?
- Em không cần. Anh muốn đi đâu cũng đượcngười Ý mới này lại càng kiểu cách hơn nữa, họ rất hợp với hai người Ý trước. Ai cũng nôn nao không muốn ngồi một chỗ. Tôi đưa vé cho Catherine:
- Con ngựa nào đây?
- Anh không biết. Ông Meyers chọn đấy.
- Anh không biết cả tên của nó nữa à?
- Không, em tìm trên tờ chương trình xem. Số 5 thì phải.
- Anh dễ tin người quá – nàng bảo – Số 5 thắng nhưng không trúng nhiều. Ông Meyers tức lắm.
- Phải bỏ ra hai trăm đồng lia để được hai chục. – ông ta nói – Mười hai được mười. Nhưng không sao cả. Vợ tôi thua hai chục lia.
- Để em xuống theo anh – Catherine bảo tôi.
Mấy người Y’ cùng đứng lên, chúng tôi bước xuống khán đài đi ra sân đua.
- Anh thích nơi này không? – Catherine hỏi.
- Có lẽ thích.
- Cứ cho là vui đi – nàng nói – Nhưng em, anh yêu ạ, em không thể chịu nổi những chỗ đông người như thế này.
- Chúng ta không gặp mấy ai quen ở đây.
- Vâng, nhưng hai vợ chồng Meyers này, rồi người làm ở ngân hàng với vợ của ông ta này…
- Hắn thường trả phiếu chi của anh – tôi bảo.
- Vâng, nhưng người khác cũng làm việc đó được vậy chứ. Còn bọn người Ý anh dẫn lạt thật kinh khủng.
- Chúng ta có thể đứng sau hàng rào này để xem cuộc đua.
- Được rồi, nhưng anh phải nghe em đây. Chúng ta đánh con ngựa nào chưa hề được nghe nói đến và ông Meyers cũng không cá nó nữa.
- Cũng được.
Chúng tôi đánh con “Light for me”. Con này về nhất bốn kỳ trong năm độ đua. Chúng tôi dựa vào hàng rào nhìn những con ngựa đua chạy lóc cóc trước mặt. Xa xa là những rặng núi sừng sững, phía bên kia là những cánh đồng, thành phố Milan chạy dài sau những rặng cây.
- Em cảm thấy khoan khoái lạ - Catherine bảo.
Mấy con ngựa đang trở về. Chúng vượt rào, mồ hôi nhễ nhại, mấy kỵ mã vuốt ve chúng và đến rặng cây thì nhảy xuống.
- Anh có khát không? Chúng ta có thể uống tại đây và xem đua cũng được.
- Để anh đi gọi – tôi nói.
- Để bồi mang đến cho – Catherine khuyên.
Nàng đưa tay lên gọi người bồi ở quán Pagoda cạnh chuồng ngựa. Chúng tôi ngồi trên một chiếc ghế sắt.
- Anh có thấy hạnh phúc hơn khi chỉ có hai đứa mình?
- Nhất định rồi – tôi đáp.
- Em cảm thấy rất lạc lõng giữa những người này.
- Ở đây mình thoải mái hơn – tôi nói.
- Vâng, cuộc đua ngựa này thật thích thú.
- Ừ, tuyệt.
- Anh yêu, em không muốn làm mất cuộc vui của anh. Khi nào anh muốn, em sẽ trở lại.
- Không, chúng ta cứ ngồi yên ở đây uống rồi sẽ đi xuống bờ sông để xem hồi đua ngựa nhảy rào.
- Anh tốt với em quá – nàng bảo.
Hai đứa ngồi cạnh nhau một lúc rồi vui vẻ gặp lại những người khác. Đó là một ngày đẹp.

--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy: Tumbleweed
Nguồn: Tumbleweed
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 11 tháng 11 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--