áng nay, đại đội chúng tôi cũng ra bìa đồng từ lúc trời chưa tỏ mặt người. Cái công sự của khẩu đội đại liên tôi đào rất công phu. Dưới sự hướng dẫn trực tiếp của anh Bé, tổ chúng tôi đã đào một ngày liền. Không phải chỉ đào một cái mà đào tới hai cái. Cái công sự thứ hai này là do chứng tôi nghĩ ra, đào nó ở ngoài đồng, cách công sự chính ở bìa đồng chừng năm chục mét. Chúng tôi ngụy trang cái công sự này rất kín đáo, giành làm chỗ chồm lên khi địch bỏ chạy. Mấy con "đầm già" rà rê dòm ngó cánh đồng suốt hai ba hôm mà vẫn chưa phát hiện được gì. Đứng dưới công sự đại liên hình bán nguyệt, tôi hết ngó nhìn đồng lúa đang chín tới, lại khom lưng ngắm súng. Tôi rà nòng súng qua lại, kêu Khởi và Cần dượt cho quen. Hai đứa nó đảo nòng súng vào mục tiêu tưởng tượng trên đồng, bảo tôi là rất tốt, chỉ sợ quân Anh Cả Đỏ không đổ xuống. Tôi vấn thuốc rê hút liên tiếp, điếu nào cũng lớn, vừa hút vừa chờ đợi. Khởi sốt ruột nói: - Vái trời cho bữa nay Mỹ nó xuống. Coi tụi anh chị bự xưng là Anh Cả Đỏ này ra làm sao. Đêm nào cũng thức khuya dậy sớm đợi nó, buồn ngủ thấy mồ! Tôi dặn: - Chừng nổ súng, hai đứa bây để ý tiếp đạn kịp cho tao bắn. Trong trường hợp tao có bị thương hoặc hy sinh thì thằng Khởi vô liền tức thời. Ba đứa mình phải giữ chặt chỗ này, dứt khoát không cho thằng giặc nào lọt vô, nghe không? Khởi và Cần đều gật đầu. Tôi ngồi dưới công sự, rít nốt những hơi thuốc cuối cùng. Bỗng lại nghe hơi hu hu của con "đầm già". Lát sau, hai con đầm già kiểu L.19 cặp lộ bay lên. Vẫn như mấy hôm trước, chúng bay cặp lộ một quãng, rồi bỗng quẹo ngang, đảo vòng lớn trên đồng. Tôi vụt cái tàn thuốc, đứng dậy. Hai con đầm già bắt đầu siết vòng nhỏ. Thình lình nó tắt máy, chúi xuống rất thấp. Cứ thế nó đảo, chúi năm lượt liền rồi cả hai cùng bay bổng lên, lảng ra. Tôi nghe tiếng anh Đấu thét: - Anh em mình chú ý, coi chừng pháo bắn! Anh Đấu vừa nói dứt lời thì quả nhiên một loạt pháo đã bắn tới. Đạn pháo nổ ở mé vườn. Tre bị phạt nhánh, rớt xào xào. Khói bốc dậy từng cụm, mù mị Khởi kêu giọng mừng rỡ và hồi nộp: - Chắc bữa nay tụi nó xuống quá, anh Quyết! Tôi gật đầu: - Ừ, kiểu này là nó tới! Pháo địch bắn xong loạt đầu thì dừng lại mấy phút. Sau đó chúng lại bắn, và lần này thì nổ vô hồi kỳ trận. Không còn phân biệt được từng lọat nữa, chỉ nghe tiếng pháo nổ "pung... pang" và tiếng cây vườn gãy đổ răng rắc khắp đó đây. Lá tre rụng bay như bướm trên đầu chúng tôi. Nghe có vài trái pháo nổ lọt vào xóm, tôi lo lắng nói: - Không biết cô bác với mấy đứa con nít ở trong ra sao? - Chắc cũng xuống hầm rồi - Khởi bảo. - Bà con chưa quen pháo, có lẽ đây là lần đầu. Tôi vẫn phập phồng lo cho bà con trong xóm. Nhớ tới cái hầm mà hôm qua chúng tôi đào giúp cho thím Sáu chủ nhà, tôi thấy hơi yên tâm một chút. Nhưng tôi lại nghĩ tới trâu, bò. Hầm đâu cho chúng? Nhà nghèo chết con trâu khổ lắm. Đi đánh giặc, tôi có tâm trạng lo đủ mọi bề cho bà con. Thiệt Mỹ nó bắn pháo không kể gì hết. Cứ nghe pháo cũng đủ biết chúng bắn bừa bãi, để chốc nữa chúng có thề yên tâm mà đến. Nhưng kể cũng lạ, pháo bầy bắn dữ dội như vậy mà khi ngớt đợt, chúng tôi vẫn còn nguyên, anh Đấu, anh Sáu Dũng vẫn đi khắp các hầm vui vẻ báo tin là cả đơn vị tôi không có ai sứt mẻ gì cả. Nhưng anh Đấu cho biết trong xóm có một mẹ già với đứa cháu chết vì không kịp xuống hầm ở loạt pháo đầu tiên, và trâu bò lớp chết lớp bị thương chừng một chục con. - Thấy chưa, có chết trâu bò rồi! - Tôi thốt kêu. Nghe trâu bò chết tôi xót ruột lắm. Con trâu con bò chết đối với tôi là sự thiệt thòi nằm kế sau mạng người. Lâu rồi, con trâu con bò với tôi là bầu bạn, là nghĩa ơn. Những con vật đó có lúc đã cho tôi đi mà chân không lấm đất, đã để tôi ngủ trên lưng, và đôi mắt chúng lắm khi đã nhìn tôi ướt rượt, bphẩm trên tiểu đoàn vừa phân phối. Anh Đấu bảo anh Sáu Dũng: - Tôi dẫn Quyết giò nó lên coi mặt con ngựa ô đây! Anh Sáu Dũng cười, hỏi: - Vậy hả, bộ cháu chịu chơi rồi hả? Anh Đấu nói: - Chưa, nó nói còn để suy nghĩ, nhưng bây giờ nó muốn coi cây súng ra sao? - Còn suy nghĩ tính toán gì nữa. Tao ngó tướng rồi, tướng thằng em mày là tướng đại liên mà! Cây đại liên để ở nhà sau, cứ vô coi tận mắt! Tôi lẳng lặng đi ra gian nhà sau. Cây đại liên mới hôm qua còn là của giặc, giờ đây đã chễm chện ngự trên một bộ ván có trải chiếu hẳn hoi. Cây súng còn mới nguyên, nòng súng đen bóng với hàng chục lỗ tỏa nhiệt, mới nhìn đã thấy nó hầm hừ, dữ dằn hơn khẩu trung liên nhiều. Riêng bộ chân của nó cũng cao gần gấp đôi bộ chân của khẩu trung liên. Ngay bên cạnh khẩu súng, xếp sáu thùng đạn của chính nó, có một thùng mở nắp, cho tôi thấy đạn giây vàng chóe xếp đầy nhóc ở trong mà phát ham. Chỉ có mỗi mình tôi, nên tôi thót ngay lên bộ ván, tha hồ dòm ngó, rờ rẫm. Việc đầu tiên là tôi nắm lấy lưng con ngựa ô đó, xách lên thử. Cũng khá nặng. Có lẽ tới mười mấy ki-lô. Nhưng tôi đã xách khẩu súng đó lên chỉ với một tay, thấy nó không phải là nặng quá sức, không phải nặng ghê gớm như tôi tưởng. Tôi liền nghĩ: "Cây súng này mình có thể bắn được, có thể ôm nó xung phong được!". Vừa lúc đó anh Đấu bước vào: - Sao, coi kỹ chưa? - Em mới coi qua! Anh Đấu sốt sắng giới thiệu: - Cây đại liên này do Mỹ chế tạo, kêu bằng đại liên Bờ-rô-ninh, nặng mười hai kí-lô. Thứ này bắn tốt lắm. Bắn chừng nào hư nòng thì thay nòng khác. - Mình còn có cái nòng nữa không anh? - Bây giờ thì chưa, nhưng rồi mình sẽ có Hỏi là hỏi vậy, chớ tôi nghĩ với cái nòng kia thì bắn biết tới khi nào mới hỏng. Đó là điều tôi chưa lường, nói đúng hơn là lường chưa nổi. Trong suốt cuộc ra trận này, mỗi một khẩu đại liên cần phải thay nòng mấy lần, cái đó quả là tôi chưa lường nổi. Sờ ngắm cây súng chán chê rồi, tôi hỏi anh Đấu: - Nói giả tỉ như em lãnh bắn cây súng này thì có thêm ai phụ tiếp với em không? - Tức nhiên là có, phải có thêm ba người nữa. Tôi nói: - Thôi bây giờ em về. Tới chiều em sẽ lên báo cho mấy anh biết. - Được, em cứ về suy nghĩ kỹ càng đi rồi lên đây. Tôi vừa về tới nhà, chú Chín Thắng đã hỏi ngay: - Sao, lên trển Ban chỉ huy nói vụ gì đó? - Mấy ảnh nói một vụ quan hệ lắm! - Vụ gì? - Mấy ảnh hỏi cháu nhắm bắn nổi cây đại liên không? - Vậy hả? Rồi chú mày nói sao? - Cháu chưa trả lời dứt khoát, để về hỏi ý kiến chú với mấy anh ở B mình coi sao đã. Phần cháu thì cháu sợ bảo đảm không nổi, thủơ giờ cháu có biết cây súng đó ra làm sao đâu! Đang xỏ giẻ để thông nòng súng, chú Chín bỏ xuống, ngẫm nghĩ một lúc, chú nói: - Cái chuyện chưa biết thì dĩ nhiên rồi cấp trên sẽ làm cho mình biết. Có biết mới có bắn được. Chuyện này ăn thua nơi cháu. Theo ý tao thì lãnh bắn cây đại liên tuy có nặng nề thiệt đó nhưng khoái lắm. Được bắn cây súng đó có chết cũng hả, coi như là vãi đạn bầy mà! - Cháu cũng ham lắm, chỉ sợ lãnh rồi làm không trò - Đừng sợ, sợ khỉ gì. Tuy cháu bắn là chánh, nhưng còn có anh em trong khẩu đội, còn có đơn vị, đâu phải chỉ có một mình cháu. Đi đơn vị mấy năm nay, tao nghiệm thấy dẫu trách nhiệm trên giao cho mình có nặng cách mấy mà có anh em giúp sức thì mình cũng làm trôi hết. Cái tin Ban chỉ huy đại đội tính giao cây đại liên cho tôi không lâu sau đã lan khắp trung đội, đại đội. Ý kiến xung quanh việc này không phải đều giống nhau. Có anh bảo tôi bắn được, có anh nói tôi còn non quá. Lại có anh chê tôi cao thời có cao nhưng ốm nhách, với lại mắt xếch thì bắn gì được. Anh nói thế này, anh nói thế khác, khiến tôi vừa hoang mang vừa bực mình. Nhưng chú Chín Thắng thì vẫn bảo: - Cháu cứ việc lãnh bắn. Tao nghe trên C mấy ảnh định phân về tổ đại liên đó thêm mấy đứa nữa, đều là dân cứng. Đừng sợ, đừng có nghe mấy đứa nó nói này nọ mà hoảng. ở đời ăn thua nơi mình, hễ mình nhắm làm nổi là làm. Sắp đụng độ với tụi Mỹ tới nơi, được thứ cây đại liên là hạng nhất rồi! Nghe chú Chín cổ võ, tôi lấy ngay lại quyết tâm. Ngay chiều hôm ấy, tôi lên gặp anh Đấu, báo cáo dứt khoát: - Em đã suy nghĩ, em xin lãnh nhiệm vụ bắn cây đại liên. - Tốt lắm. Mấy anh tin chắc là em sẽ làm tròn nhiệm vụ của một người xạ thủ đại liên. Tối đó, đại đội họp trên một cái sân đập lúa. Anh Sáu Dũng báo cáo tổng kết trận đánh hôm qua, biểu dương toàn dại đội đã diệt địch nhanh và gọn, đồng thời anh giới thiệu anh Chánh tiểu đoàn trưởng trao giấy khen của tiểu đoàn cho những chiến sĩ xuất sắc nhất, trong đó có tôi và chú Chín Thắng. Khi nghe kêu tới tên tôi, chú Chín lấy tay đẩy tôi lên. Tôi đứng dậy, lênh khênh đi giữa tiếng vỗ tay hoan hô của anh em. Tôi ngượng ngịu, cứ quào quào cái đầu hớt cua tóc mọc xửng rửng. Anh em lại cười rộ lên. Xong phần biểu dương trận đánh, anh Sáu Dũng tiếp tục chương trình: - Bây giờ tôi xin báo các đồng chí một tin mừng. Theo quyết định của D, kể từ nay, C ta sẽ trang bị thêm đại liên. Như các đồng chí đã biết, cây đại liên ta đánh tiểu đoàn phát luôn cho C ta. Ban chỉ huy quyết định lập khẩu đội mới, khẩu đội đại liên. Do vậv nên cũng có sự điều động phân công mới. Khẩu đội đại liên sẽ gồm ba đồng chí có tên sau đây: Quyết, Cần Khởi, do đồng chí Quyết phụ trách. Kể từ sáng mai, ba đồng chí trên sẽ tách khỏi tiểu đội mình đang ở để về khẩu đội đại liên. B nào có người bị rút sẽ được bổ sung lại. Tôi xin nói rõ nhiệm vụ của khẩu đội đại liên là yểm trợ cho cả đại đội trong chiến đấu. Ban chỉ huy C sẽ trực tiếp chỉ huy nó, nên nó sẽ ở bên chúng tôi... Trên sân lúa, tiếng xì xào bàn tán nổi dậy. Anh Sáu Dũng nói: - Về việc nầy, các đồng chí có ý kiến gì xin phát biểu! - Tôi xin có ý kiến! Chú Chín Thắng dơ tay lên. Anh Sáu Dũng mời chú nói. Chú nói chậm rãi: - Có đại liên là rất mừng. Về sự phân công của Ban chỉ huy, tôi nhứt trí hết, ba cậu đó coi kỹ đều là dân chịu chơi, thế nào cũng có bữa mần thịt Mỹ cả đống. Ngặt một nỗi là trong số ba cậu thì có hai cậu của tôi, nào nói ngay, vụ đó hẹp tôi quá... Cả đại đội đều cười ồ. Chú Chín nói xong, vê vê bộ râu, ngồi xuống. Anh Sáu Dũng lại đứng lên: - Tôi xin báo ngay để đồng chí Chín yên tâm, nội ngay mai tổ trung liên của đồng chí Chín sẽ được bổ sung đủ. Nhân đây tôi muốn nói thêm một chút. Nghe nói có đồng chí chê đồng chí Quyết là lính mới, chê đồng chí Quyết mắt xếch mắt lươn bắn cây đại liên e không được. Tôi xin nói cho các đồng chí rõ trận đánh vừa rồi đối với đồng chí Quyết không phải là trận đầu đâu. Trước khi đến đây, hồi còn đi giao liên, đồng chí Quyết đã đánh nhiều trận khá hóc hiểm, đặc biệt đã hạ tại chỗ một con đầm già. Còn nếu nói đồng chí Quyết là lính mới đối với cây đại liên thì điều đó đúng, nhưng sự thực trong tiểu đoàn ta, ngoài đồng chí Bé, ở C. 2, thì có lẽ ai cũng là lính mới đối với cây đại liên hết. Còn anh nào nói đồng chí Quyết mắt xếch mắt lươn không ngắm súng được thì tôi xin nhơn danh là một chiến sĩ đã từng đánh giặc từ hồi kháng chiến chống Pháp mà đảm bảo rằng chỉ trừ có mắt lé, chớ mắt xếch hoặc mắt lươn ảnh hưởng gì tới sự bắn súng... Bên dưới lại nổi dậy tiếng cười ồn ào. Bây giờ anh Đấu bước ra. Giọng anh hơi thấp xuống: - Tôi muốn nói thêm để các đồng chí thấy rõ. Cái điều kiện lớn nhứt và trước nhứt của một người cầm súng, thiệt ra là ăn thua ở chỗ người đó có quyết tâm đánh địch hay không. Hễ có quyết tâm thì lãnh cà-nông cũng bắn ầm ầm như thường. Các đồng chí à, tôi biết đồng chí Quyết, tôi tin đồng chí Quyết sẽ bắn tốt. Cha mẹ đồng chí Quyết đều bị giặc giết, bản thân đồng chí Quyết cũng bị tụi ác ôn bắt về ở đợ. Mấy năm nay, đồng chí Quyết tầm bộ đội để theo mà không gặp... Đang nói, chợt anh Đấu bước tới một bước, trỏ thẳng vào tôi, nói lớn tiếng hẳn lên: - Kìa, anh em mình có thấy thẹo đầy trên trán trên mặt thằng Quyết không? Đó, tụi ác ôn nó đánh thằng Quyết đó! Khắp sân lúa, không còn ai cười, không còn ai xì xào nữa. Chợt tôi nghe có một anh xin nói, giọng ồ ồ bậm trợn: - Đồng chí Quyết cứ việc bắn, trước lạ sau quen. Tôi nhận ra đó là anh Bảy, trung đội trưởng. Anh nói: - Tôi nhứt trí để ba anh đó bắn đại liên, nhưng chúng tôi yêu uồn bã, như là chúng cũng hiểu được nỗi bơ vơ, khổ cực của tôi Trận pháo vừa rồi còn tàn phá đồng lúa, phạt lúa đổ gục từng lõm lớn. Mảnh đạn pháo cào cấu đồng lúa một cách không thương tiếc. Hai con đàm già lảng đi lúc nãy, giờ lại lượn tới, bên trên sự phá phách do chính nó chỉ chọc. Rồi chúng bay rà sát vào mí vườn. Tôi chợt nghe từ xa vọng tới tiếng gầm gừ của những chiếc phản lực. Con đầm già đang làm nhiệm vụ mới. Chúng rà thấp trên đầu chúng tôi thấp đến nỗi tôi chỉ sợ nó nhận ra nòng đại liên của chúng tôi. Cũng như lần trước, cả hai chiếc L.19 bỗng lảng ra, vọt lên cao. Nhưng lần này chúng chưa đi. Cả hai cùng cắm xuống. Hai trái hỏa tiễn xẹt thành hai đường khói song song. Một trái nổ cách công sự chúng tôi chừng vài thước. Những chiếc phản lực F.105 tự nãy giờ không biết vần vũ chờ đợi ở đâu, nay rú lên, ầm ầm lao tới. Chúng trút bom xuống dọc mí vườn. Trận đánh bom kéo dài cỡ mươi lăm phút thì chấm đứt. Những chiến F.105 lao vút đi, chừa lại hai chiếc L.19 cứ tì tì quần lượn, soi mói. Thế là không lâu sau, tôi bắt đầu nghe tiếng động cơ của trực thăng. Tiếng anh Đấu la lớn: - Có trực thăng, địch sắp đổ quân, anh em chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu! Tôi muốn lên tiếng đáp là chúng tôi đã sẵn sàng. Nhưng để tranh thủ, tôi cùng anh em lo ngụy trang lại công sự, che những nhánh lá bị hơi bom đánh rạt, và riêng tôi cố vấn thêm một điếu thuốc. Thiệt ra chúng tôi cũng chẳng còn có gì chuẩn bị nhiều, vì chúng tôi sẵn sàng từ ba hôm nay. Không còn lướng vướng gì nữa, bộ ba chúng tôi bây giờ chỉ còn đợi lệnh nổ súng, khẩu súng chính bọn Mỹ mà đại đội tôi vừa cướp được không đầy một tuần lễ. Sớm hôm nay, lần đầu tiên chúng tôi sẽ bắn khẩu súng đó. Thiệt quan trọng biết chừng nào. Chúng tôi phải đánh sao cho anh em trong đại đôi tin cậy cho anh em thấy rằng giao cây đại liên cho chúng tôi là không lầm. Cả Khỏi và Cần chắc cũng nghĩ như tôi, tuy hai đứa nó không nói ra. Riêng tôi, tôi lại càng thấy trách nhiệm mình nặng hơn. Tôi hồi hộp nhưng không bối rối. Mỗi phút sát kề cuộc giáp mặt với quân Mỹ, tôi chỉ lo cuộc giáp mặt bị vuột khỏi, lo quân Mỹ không đổ xuống. Ban nãy tôi sợ chết hoặc bị thương hết sức. Chính ban nãy, tôi giữ mình hơn bất cứ lúc nào. Nép sát vào công sự rồi mà tôi vẫn ngại một mảnh pháo mảnh bom nào đó ghim trúng. Bởi chỉ cần một miếng nhỏ ghim phải cánh tay cũng đủ hỏng hết cái buổi hôm nay. Lúc tiếng tm ì tới gần thì anh Sáu Dũng đến. Đầu anh chít khăn rằn, lưng đeo súng ngắn "Côn 12 ly". Từ trên anh nhảy phóc xuống công sự: - Bữa nay anh sẽ ở đây với mấy em! Anh bảo tôi đứng xê ra, rồi anh gò lưng nheo mắt rà đảo nòng súng mấy lượt: - Được, cỡ này tầm đạn sẽ vô ngực và bụng. Nhưng nếu tụi nó bò hoặc chạy lom khom thì phải linh hoạt hạ nòng xuống. Anh Sáu Dũng vừa nánh ra nhường chỗ cho tôi thì Cần vụt kêu lên: - Mấy anh ơi, trực thăng nó tới, đông lắm! Tôi ngước nhìn. Trực thăng địch đã đến thiệt. Từ ngoài lộ, chúng bay xề vào. Mỗi một chiếc bây giờ đã hiện lớn bằng trái mướp. Rồi lớn ra mãi. Tôi nhẩm đếm. Tốp thứ nhất có mười sáu chiếc, loại HU.1B mà chúng tôi thường gọi là cán gáo, chưa kể hai chiếc chỉ huy bay lừng lững ở trên cao và hai con đầm già vẫn lảng vảng lúc gần lúc xa. Anh Sáu Dũng khẽ nói: - Thế nào cũng đổ quân! Tôi lập tức lên cò súng đánh "rốp" một cái, run run đưa tay rờ rẫm cò, nhìn bầy trục thăng cán gáo nhủi đầu sà xuống thấp, tôi thấy nó cũng rất giống con nòng nọc. Đã có thể ngó thấy nhũng cái chong chóng trên lưng chúng quay tít, phát thành tiếng ù ù, lạch bạch. Lúa trên đồng bắt đầu xô đùa vào nhau, lả liệt trước cơn gió xoáy dữ dội do những cái chong chóng to lớn làm bằng gỗ ép kia gây nên. Trực thăng địch không đổ hẳn. Từng chiếc như vờn đậu ở trên ngọn lúa. Lính Mỹ tay lăm lăm cầm súng nhảy túa ra. Lần đầu tiên chúng tôi ngó thấy quân Mỹ. Tuy bọn Mỹ còn đang ở giữa đồng, nhưng chúng tôi thấy quân phục chúng mới xanh. Anh Sáu Dũng mím chặt môi, sau đó gật gù bảo: - Đúng tụi ở dưới tàu bốc lên. Lính số Một Đỏ còn mới tinh, thấy không? Địch chuyển vận quân tới rất nhanh. Cứ năm phút là lại có một bày mười sáu chiếc trực thăng đổ quân Mỹ xuống đồng Long-tiên. Tính từ biển lên tới đây đi bộ thì lâu, chở trực thăng thì cần độ nửa tiếng. tất cả năm chuyến như vậy. Mỗi chuyến mười sáu chiếc. Anh Sáu Dũng nói tỉnh rụi: - Xuống hai tiểu đoàn rồi. Coi như mình một nó hai nghe! Tất cả bốn anh em chúng tôi đều đứng thẳng lên trong công sự, nhìn ra đồng. Quân Mỹ lố nhố ở ngoài đó. Màu quân phục xanh sẫm của chúng xen lẫn trong màu lúa chín vàng rực. Chúng đang tập họp hàng ngũ sau đợt đổ xuống. Giữa lúc ấy, bỗng tôi nghe nhiều tiếng "cụp cụp" gằn mạnh. Anh Sáu Dũng nói: - Nó thụt cối! Và chúng tôi có thể trông thấy rõ những trái đạn cối loại 61 ly bay vòng cầu mang theo những vệt khói xám ở sau đuôi. Thứ này đi chậm, nên trước lúc nó nổ, chúng tôi đều nhận ra hướng nó đến. Nhiều trái nổ gần chỗ chúng tôi như bưng đất lên. Sợ miểng cối văng trúng khẩu đại liên, tôi định xách khẩu đại liên xuống công sự nhưng anh Sáu Dũng thét to: - Đừng, tụi nó đương tiến vô! Tôi vội vàng để nguyên súng ở chỗ cũ. Thì ra quân Mỹ đã bắt đầu giăng hàng ngang tiến vô dưới làn đạn cối xẹt khói đầy trời. Bọn Mỹ đi chậm chạp, dò dẫm. Phần lớn chúng đều khuất mình dưới lúa, chỉ thấy những cái nón sắt có bọc vải đang di động. Những cái nón sắt đó ngày một gần lần. Thế rồi tôi ngó thấy những cái cổ đỏ gay, những bộ mặt đỏ và nâu bóng bị vành nón sắt che sụp gần phân nửa. Tôi chú ý thấy trên cánh tay phải của tên Mỹ nào cũng có một bệt đỏ bằng bàn tay mà tôi chưa biết là cái gì. Giờ thì chúng đã vào gần lắm. Những thằng Mỹ đi lom khom, mũi súng chĩa tới trước. Ngón tay tôi đặt nơi cò súng ướt rịn mồ hôi. Anh Sáu Dũng nói khẽ chỉ vừa đủ cho tôi nghe: - Chưa đâu, đợi nó vô thiệt gần đã. Chú ý nghe súng lệnh. Em lấy độ ngắm lại lần nữa đi! Tôi nhắm nghiền mắt trái. Giăng giăng trên đầu ruồi súng chừng hai đốt ngón tay, là những bộ mặt Mỹ xa lạ, chăm chú. Thiệt là căng thẳng mà cũng thiệt là sướng mê đi cái giờ phút của cuộc giáp mặt, trước khi nòng súng phụt lửa. Thiệt là quân Mỹ rõ ràng đây rồi chớ không phải còn mơ hồ mường tượng gì hết. Quân Mỹ xương thịt mỹ mới nguyên từ biển vừa bốc lên. Kìa là những bộ mặt gieo tai ương. Tôi thấy rõ từng thằng. Có thằng râu ria xồm xoàm, có thằng mắt xanh lè, có thằng coi rất trẻ thơ, hồng hào. Tôi cũng bắt gặp trên đầu súng những làn da mặt đen nâu, bóng láng. Đó là những lính Mỹ đen mà tôi nghe mấy anh nói rằng đời họ khó cực đen đủi như màu da của họ. Ở bên Mỹ, nghe đâu họ bị rượt bắn y như con thú. Nhưng bây giờ tại sao họ đi đây, đi cạnh những tên Mỹ trắng, cầm súng bắn chúng tôi lâu nay cơ cực như họ. Anh Đấu, Anh Sáu Dũng bảo là vì họ bị lừa gạt. Còn chừng một trăm thước tới mí vườn, quân Mỹ vụt chạy ùa vào. Tôi chợt nghe có tiếng gì hét như tiếng kêu của những con trích. Thì ra đó là tiếng kèn. Quân Mỹ đã thổi kèn. Tôi không biết chúng thổi bản gì, chỉ nghe tiếng kèn giục thúc, lảnh lói vang trên mặt ruộng. Anh Dũng thì thào: - Kệ cha nó, cho nó thổi, mấy đứa cứ tỉnh! Một loạt đại liên bỗng nổ như xay lúa. Anh Dũng gặt mạnh tay hô: - Bắn! Tôi nhắm nghiền mắt trái, miết cò. Nòng khẩu đại liên rung lên. Những cây thịt cao lớn đang chạy bỗng chúi nhào trên các bụi lúa vừa bị miểng pháo cào bấy. Một vài tên Mỹ bị trúng đạn té quỵ chầm chậm. Hệt như là chúng đang ở bộ quỳ lạy. Các cỡ súng từ các công sự chạy dài hình vòng cung dọc ven vườn nổ như bắp rang. Đám quân Mỹ đầu tiên chạy vào mí vườn tức khắc bị chặn đứng. Nhiều tên hoảng hốt nhớn nhác chạy tháo lui. Tôi bắn qua hai loạt, nhìn lại thấy bọn Mỹ trước mặt tôi thưa hẳn đi. Có những tên nằm rạp xuống, cũng có tên chạy cà cồng trên ruộng lúa. Tôi không miết cò bắn hàng loạt nữa mà bắn từng phát một, nhằm hạ những tên đang chạy phơi lưng đó. Anh Dũng xây lại ngó tôi có vẻ rất ngạc nhiên. Mỗi lần thấy tôi lẫy "đùng" một cái, làm nhảy dựng một tên Mỹ ngoài ruộng thì anh kêu "ô" lên, tuồng như rất lạ lùng thấy tôi bắn như vậy. Sau khi bị đánh dội lại, quân Mỹ lại ùa vào ngay. Tiếng kèn lại lanh lảnh trỗi dậy. Chúng vẫn giăng hàng ngang vừa bắn vừa tiến. Đội hình vẫn y nguyên. Thằng sống đi ngay trên lối thằng vừa chết. Chỉ có khác là lần này chúng bắn như đổ đạn. Kèn đồng ré lên, thúc chúng xông tới. Tôi ghét cay ghét đắng tiếng kèn ấy. Đã đi ăn cưóp mà còn thổi kèn. Tôi muốn bắn chết thằng thổi kèn. Nhưng tôi không thấy tên Mỹ thổi kèn ở đâu cả. Giờ tôi không bắn lẫy từng phát một nữa. ước đợt xung phong mới của địch, tôi miết cò không thả ra lần nào. Thằng Cần đứng nâng đạn cho tôi bắn, phải liền tay lôi mãi giây đạn trong thùng ra. Tôi xoay người như một cái chong chóng theo vòng lia của khẩu đại liện. Tôi bắn mà cứ sợ đạn ra không kịp, nổ chồng lên nhau. Giữa lúc đại liên nổ như gió, đột nhiên tôi thả cò. Cây đại liên chồm mình lên một cái rồi nín bặt. Khởi la ầm lên: - Trời ơi, coi tụi nó chạy kìa! Tôi cũng không nhịn được cười. Bọn Mỹ còn lại đang chạy trối chết, vấp chân vào những bụi lúa ngã chổng chân lên. Tôi lại bợ khẩu đại liên đưa bắn từng phát. Một lần nữa anh Dũng lại nhìn tôi, dường như anh chưa hẳn tin là tôi bắn được như vậy (Hoặc là tôi không có vẻ gì là một xạ thủ đại liên cả). Một xạ thủ đại liên ắt phải như thế nào kìa, chớ tôi thì chân cẳng cao kều, đầu tóc xửng lên như bông gáo. Đợt xung phong thứ hai của quân Anh Cả Đỏ đã bị chúng tôi đánh bật trở lại. Sướng quá, tôi buông súng thụi đụi đụi vào lưng Khỏi và Cần. Rồi tôi ôm chầm lấy anh Dũng, hỏi anh: - Sao anh, em bắn vậy được không anh? - Em bắn hay lắm. Cả Khởi và Cần tiếp đạn cũng tốt. Mấy em làm ăn coi được. Cứ phối hợp cho chặt như vậy là vững. Lần sau nếu tụi nó lại tổ chức xung phong thì để Khởi, để Cần bắn cho quen. Em nào cũng phải bắn tốt mới được. - Vậy thì Khởi bắn, rồi tới Cần. Cây súng nầy bắn ngon lắm, tụi nó có cà xốc cà táp chớ không dễ gì nhảy tới kịp đâu! Khởi gật đầu, đứng thay vào chỗ tôi. Quân Mỹ giờ đã dồn ra giữa đồng. Chỗ ruộng lúa gần mí vườn chỉ còn lại những tên Mỹ chết nằm sấp, nằm còng queo, hoặc nằm ngửa, mũ sắt sụp che kín cả mặt. Tuồng như chúng chết rồi mà còn sợ ánh nắn mặt trời dọi vô mặt chúng vậy. Khởi đứng ghìm súng đợi, nhưng vẫn chưa thấy quân Mỹ mở đợt xung phong mới. Trời đã gần đứng bóng. Bỗng có lệnh của Ban Chỉ huy cho một số anh em ra tranh thủ cướp vũ khí địch. Tôi và Cần nhảy lên, chạy ra đồng. Từ ven vườn, anh em cũng ùa ra rất đông. Mọi người lấy được rất nhiều súng, đạn và các đồ dùng khác như nón sắt, bi-đông. Tôi và Cần lấy bốn cái nón sắt, năm thùng đạn. Lúc sắp chạy về, bỗng tôi ngó thấy một vật gì lấp loáng ngời sáng dưới bụi lúa, nhảy tới coi. Thì ra là cây kèn. Thế là tôi vớ luôn cây kèn, đeo lên vai. Về tới công sự, chúng tôi hể hả chuyền xuống năm thùng đạn còn mới nguyên, rồi đưa cho anh Dũng và Khởi mỗi người một cái nón sắt. Tôi lôi cây kèn bên vai ra, đứng dạng chân, phùng má thổi toe toe khiến mọi người cười ngất. Tôi đưa cây kèn cho anh Dũng: - Cây kèn coi tốt quá anh. Mà coi như không phải bằng đồng, đồng gì trắng tinh vậy? Anh Dũng cầm cây kèn coi. Đó là một cây kèn trận mới tinh, sáng loáng, có rất nhiều ống hơi, thổi nhẹ mà kêu to. Kèn không phải làm bằng đồng mà làm bằng một thứ kim loại gì trắng. Trên thân kèn có đính một lá cờ đuôi nheo mầu đỏ, ở giữa thêu con số 1 bằng chỉ kim tuyến lóng lánh. Anh Dũng chú ý xem xét thấy chỗ gần miệng kèn có khắc một dòng chữ và những con số. Anh nói: - Thằng lính kèn nầy tên là thằng Pao. Chắc nó chết rồi! Tôi bảo tôi không thấy có thằng Mỹ nào chết cạnh cây kèn đó hết. - Ờ, cũng có thể nó vụt kèn bỏ chạy... Nhưng em tính lấy cây kèn nầy về làm gì? - Để buồn buồn thối bậy chơi, anh! Anh Dũng cười: - Kèn này nên dùng để thổi thiệt chứ thổi bạy là sao? Lâu nay trên D kiếm một cây kèn mà kiếm chưa được đó! - Kiếm chi vậy? - Kiếm để thổi cho anh em mình xáp trận chớ chi. Bộ Mỹ nó mới có quyền thổi kèn hả? Không, mình cũng cần có tiếng kèn lắm! Tôi chẳng những đồng ý giao kèn mà còn nhảy cỡn lên: - Trời đất, mình cũng thổi kèn thiệt sao anh? Mà mình thổi bài kèn gì, ai thổi? - Đừng lo, mình không thiếu chi bài bản. Còn ai thồi hả, cũng không có thiếu nhơn tài đâu thổi còn hay ác hơn tụi Mỹ nữa kìa. Để rồi mấy em coi kèn của mình thổi lên là lính chỉ tràn tới chớ không có chạy như tụi nó đâu? Khoảng một giờ trưa, địch lại liệng bom. Hết bom lại tới pháo bầy. Anh Sáu Dũng bị miểng pháo xớt một miểng da đầu. Anh nhờ tôi lấy khăn buộc chặt lại. Đợt bom pháo vừa dứt, quân Mỹ kéo vào. Không có gì thay đổi trong cách tiến quân của chúng. Vẫn y như những lần trước, chúng giăng giăng chạy tới chỗ đồng bọn chúng vừa bỏ mạng. Tôi ngạc nhiên nói: - Tụi này bộ khùng anh Sáu. Tốp trước chết, tốp sau cũng sấn ngay vô chỗ chết y như vậy? - Thứ Mỹ nầy còn chân ướt chân ráo, chưa có kinh nghiệm. Tụi nó cậy thế có phi pháo, tính đánh qua một đợt bom pháo là mình chết hết rồi. Nhưng ma mới rồi cũng có ngày thành ma cũ. Trận sau không thể coi thường nó! Chưa nói gì tới trận sau như anh Dũng vừa bảo, ngay lúc Khởi sẳp sửa nổ súng thì bọn Mỹ đang chạy chợt bò sát xuống cả. Chúng lách mình giữa nhũng bụi lúa, bò trườn tới một cách thận trọng. Loạt đạn đại liên do Khởi bắn đều bay quá đầu chúng. Anh Dũng thét: - Hạ thấp xuống! Loạt thứ hai, Khởi diệt được vài tên, nhưng chúng vẫn tiếp tục bò tới. Khởi đã hạ nòng súng thấp hết mức, nhưng tầm đạn cứ hãy còn cao. Tình thế rất nguy. Nếu để chậm, chỉ một chốc nữa đám quân Mỹ đang bò kia sẽ chồm dậy ùa tới bên công sự. Tôi ngó chăm chắm yào bộ chân súng, thấy tất cả trở ngại là ở chỗ đó, nên bảo Khởi giao súng lại cho tôi. Ôm xốc khẩu đại liên, tôi bắn rà sát mặt ruộng. Lần nầy tầm đạn quét sát sạt. Không một tên Mỹ nào có thể ngóc đầu lên trườn bò tới được nữa. Đạn ghim chúng nằm dí tại chỗ. Hình như chúng cố chờ cho ngớt đạn là lại bò lên. Nhưng tôi cố bắn không đế hở, cài đạn sát mặt đất hoài làm cho chúng hết phương cục cựa. Liên tiếp có nhiều tên trúng đạn ngoẻo vật đầu qua một bên, và có rất nhiều cái nón sắt bị bắn thủng ngó thấy. Không đầy một phút sau, bọn Mỹ nhổm dậy bỏ chạy. Tôi định hô Khởi và Cần cùng tôi ra công sự hai, tức là cái công sự ở quá ngoài đồng, để đặt đại liên ở đó mà bắn sát đít tụi bỏ chạy. Nhưng anh Dũng ngăn lại: - Cứ ở đây không nên ra đó, tách khẩu đội ra đó một mình rất nguy hiểm. Tôi ngồi bệt dưới công sự, cởi cái áo ướt mồ hôi. Anh Dũng cười nói: - Mấy đứa thấy chưa, riết rồí tụi nó cũng phải khôn hơn. Phải nói tụi nó trườn bò rất đúng bài bản. Tôi vừa thở vừa vuốt mồ hôi ròng ròng trên mặt: - Hồi nãy lơ mơ là nó hốt mình đó chớ bộ giỡn. Cái kiểu này lần sau hễ vừa tầm là bắn. Không bắn khi tụi nó còn xa, mà cũng không nên để gần quá. - Uớc định được quãng cách cần thiết để nổ súng là một điều hết sức quan trọng - Anh Dũng nói. - Đúng quá! - Cái đó phải qua nhiều trận mới có được! Tôi nói: - Tổ cha thằng Mỹ, nó giàu quá anh Sáu, bắn pháo liệng bom tưới xượi! - Thì anh đã nói, nó là thằng du côn nhà giàu mà! - Du côn gì tụi em cũng không ngán, xin miễn dứt bom pháo mà tụi em còn nguyên là được. Tụi nầy chỉ cậy bom pháo, chớ bị đánh nước nạp thì chạy tét. Bữa nay em bắn thiệt đã tay! Tôi nói với anh Sáu một cách hể hả, giữa lúc Khởi còn nổ từng loạt ngắn bắn theo tụi Mỹ bỏ chạy. Khởi bắn một hồi lại nhường cho Cần. Từ đó, Khởi và Cần luân phiên nhau đánh lui thêm hai đợt xung phong mới của địch. Khoảng ba giờ chiều, địch bắt đầu rút. Chúng hoàn toàn không ập vào được ven vườn. Những bầy trực thăng từ miệt biển Long-hải giờ lại ầm ĩ bay lên bốc chở lính Mỹ. Cứ năm phút một chuyến, y như ban sáng. Khẩu đội đại liên chúng tôi vẫn bám tại công sự cho tới chiều. Lúc có lệnh rời công sự, tôi bỗng nghe từ trong bờ tre, có tiếng anh Đấu gọi: - Quyết ơi, Quyết, có người quen tới kiếm đây nè! Tôi tự hỏi: "Ai kiếm mình vậy kìa?". Một lát anh Đấu đi ra tới, đứng ngay trên bờ công sự. Sau lưng anh Đấu còn có ai đó. Nhưng anh cố ý đứng khuất không cho tôi ngó thấy. Anh cười bảo tôi: - Đố em đoán thử coi ai? Dứt lời, anh đứng nhích sang bên. Người anh Đấu bảo là có quen tôi ấy là một cô gái. Một cô gái tuổi chừng mười bảy, dáng dong dỏng, đang tươi cười mở to mắt mà nhìn tôi mãi cho tới khi tôi kịp nhận ra và kêu lên một tiếng lớn: - Biếc!