Chương 22

    
ndrei Syryk và Vadim chịu trách nhiệm hướng dẫn nhóm văn học ở nhà máy. Sau kỳ nghỉ đông đã tổ chức được hai buổi lên lớp đo Andrei phụ trách. Vadim có mặt cả hai buổi, buổi kế sau đó anh phải tự mình lên lớp.
Phải nói rằng Vadim rất xúc động. Cái mà anh sẽ phải làm không giống như đợt thực tập ở trường phổ thông mà Vadim đã quen thuộc. Ở đây, trong cái nhóm văn học của nhà máy, người học ở nhiều lứa tuổi và trình độ khác nhau, họ đã mất thói quen thường xuyên học tập và ghi tên vào nhóm với những động cơ khác nhau. Loại này thì thích thơ ca, số khác lại thích tiểu thuyết chiến tranh, có loại đã tự mày mò sáng tác, còn số thứ tư thì đến lớp chỉ vì tò mò - họ muốn biết xem đây là nhóm gì và nó sẽ học tập ra sao?
Vadim có phần ghen tị khi thấy Andrei bắt đầu một cách dễ dàng và Bây giờ đối với anh ta lại càng thuận lợi. Andrei đã hiểu biết nhà máy từ trước, anh có nhiều bạn bè trong anh chị em công nhân. Anh giảng giải cho họ một cách bình tĩnh và tự tin biết bao! Khi anh nói hoặc đọc, anh đi đi lại lại trong phòng một cách tự do, thỉnh thoảng lại chêm những câu hỏi thật đột ngột, những câu nói bông đùa… Có lẽ, điều duy nhất làm Andrei hơi mất bình tĩnh trong những phút đầu tiên là sự có mặt của Vadim. Rồi sau đó thì mọi việc đều trôi chảy. Và khi có ai đó hỏi điều gì mà Andrei không trả lời ngay được, anh liền quay sang hỏi Vadim không có vẻ ngượng ngùng gì hết:
- Vadim, cậu có nhớ không? Mình quên mất rồi…
Và Vadim đã đứng dậy trả lời, mặt đỏ bừng vì bị bất ngờ và vì cảm thấy có hàng chục cặp mắt tò mò nhìn anh.
Vadim quyết định dành giờ của mình để nói về Mayakovsky. Anh chuẩn bị ba ngày liền - chuẩn bị một cách cẩn thận, tỉ mỉ, như chuẩn bị cho một buổi báo cáo ở Hội khoa học. Anh xem lại cả núi sách về Mayakovsky và soạn thành bài giảng ra giấy. Anh cố gắng chọn ra những câu đơn giản, dễ hiểu, tránh sa vào lý luận, chủ yếu là bám vào tiểu sử của Mayakovsky, vào những câu chuyện vui vẻ những lời phát biểu tuyệt vời nhất, sắc sảo nhất, những câu ứng đối tài tình của nhà thơ. Anh nghĩ bụng: thế này thì chắc ai nghe cũng tiếp thu được cả.
Thế rồi đến ngày lên lớp. Trong một phòng đọc nhỏ có khoảng hai chục học viên đến dự, còn Vadim đứng cạnh một cái bàn kê ở giữa phòng, dưới ánh điện sáng choang. Anh đọc bản báo cáo của mình, hầu như không nhìn đến đám thính giả, thậm chí không hề rời mắt khỏi tờ giấy.
Càng đọc Vadim càng hiểu rõ rằng giờ giảng đầu tiên của anh không đạt. Không phải là không đạt mà là thất bại… Bài giảng tẻ nhạt, sơ sài đến nổi trong khi đọc Vadim thấy phát hoảng lên: sao anh lại có thể viết như vậy?! Tất cả những câu, những đoạn đơn giản, dễ hiểu, mà anh cố gắng viết ra mất bao nhiêu công phu, bây giờ lại là nguyên nhân làm cho anh bực tức: chính chúng đã tạo nên cái ấn tượng xám xịt, nhạt thếch. Bây giờ chính anh lại thấy chói khi phải đọc những câu ấy. Trong quá trình đọc anh cố gắng loại bỏ một vài câu nào đó, cỗ gắng nói khác đi một chút, nhưng liệu anh có thể thay đổi được bao nhiêu? tất nhiên là chẳng được bao nhiêu, bởi vì tâm trạng thất bại càng khiến anh luống cuống, vụng về và anh sợ phải bỏ đi những cái đã viết để tránh nói sai và nói bậy.
Và cứ thế anh ra sức đọc, mắt dán vào tờ giấy, giọng nói mỗi lúc một trở nên đơn điệu, buồn tẻ và rè rè…
Dường như mọi người vẫn chăm chú nghe anh. Căn phòng rất im lặng. Nhưng Vadim cảm thấy rằng nguyên nhân của sự im lặng đó, của cái yên tĩnh ghê gớm đang vây chặt lấy anh đó hoàn toàn chỉ là vì lịch sự. Không, mọi người không chăm chú nghe anh, họ chỉ nghe anh vì lịch sự mà thôi.
Anh hy vọng rằng không khí sẽ thay đổi, nếu kể những mẫu chuyện vui vẻ những lời phát biểu của Mayakovsky. Tất cả những bài thơ trào phúng sâu cay đó, những trò chơi chữ, những câu nói hóm hỉnh, những mẩu chuyện khôi hài ấy anh sẽ để dành cho phần cuối bài giảng của mình. Đến khi bước vào phần cuối cùng của bài giảng, anh nghĩ hầu như hoàn toàn thất vọng, bực bội: “Nếu phần này không giúp gì mình thì như thế có nghĩa là hết, không gì gỡ được”.
Và anh bắt đầu kể. Xung quanh vẫn im lặng. Sau đó gian phòng hơi sôi động: mọi người cựa quậy, xì xào, có đôi tiếng cười khẩy, tiếng đằng hắng, và rồi - một tiếng pha trò khe khẽ có vẻ thiếu tin tưởng của một người nào đó… Và thế thôi. Lại im. Vadim đâm ra bực bội: “Phải chăng những người này không biết cười, không hiểu câu nói đùa hay sao? Nếu phần này mà cũng không lọt vào tai họ, thì làm sao khiến họ xúc động được?” Anh bất giác ngẩng lên - và lần đầu tiên anh nhìn thấy những khuôn mặt của đám thính giả: những khuôn mặt bình tĩnh, đang mỉm cười một cách lịch sự… Anh chợt hiểu ra: tuyệt nhiên không phải họ không hiểu, không biết cười, mà chỉ vì cái mà anh, Vadim, đang kể ở đây là những điều họ đã biết từ lâu. Họ đã từng cười một lúc nào đó khi nghe lần đầu, cũng có thể là cùng một lúc với anh.
Đoán được điều đó, mất hết tự chủ, Vadim vội vàng kết thúc giờ giảng cho qua chuyện, rồi tuyên bố nghỉ.
Mọi người nhất loạt đứng dậy, ồn ào, và hình như cảm thấy nhẹ nhõm. Vadim ngồi luôn xuống ghế, châm thuốc. Muxia, cô nhân viên điều phối mà anh đã quen, bước lại gần:
- Vadim Petrvich. Hôm nay anh có vẻ nghiêm quá, - cô ta vừa nói vừa nhìn anh bằng cặp mắt tươi cười. - Em không nhận ra anh nữa đấy.
Vadim nghe thấy trong giọng nói của cô ta thoáng có ý giễu cợt và cảm thấy đường như cô ta muốn làm điều khoe với mọi người biết rằng cô có quen anh. Anh lạnh lùng trả lời:
- Muxia, tôi đến để dạy học chứ không phải đến dự vũ hội. Cô muốn hỏi điều gì?
- Em hỏi ư? Không, em chẳng có gì hỏi cả… - Muxia bối rối lắc đầu, rồi bỏ đi. Lập tức anh nhận ra rằng anh đã lỡ lời, rằng sau cái bài giảng khô khốc mang cái tên là “báo cáo” kia, cho dù anh có tỏ ra uyên bác và nghiêm trang thế nào đi nữa thì trông chỉ càng vụng về và nực cười thêm mà thôi. Sau này cứ mỗi tần nhớ lại câu chuyện đó với Muxia anh lại thấy xấu hổ.
Nói chung anh đã có nhiều hành động ngu xuẩn trong ngày đầu tiên. Chẳng hạn, trong khi đang báo cáo, có một học viên đẫy đà mặc chiếc áo bảo hộ lao động màu xanh, đeo kravat có lẽ là kỹ thuật viên hoặc một nhà thiết kế - lôi ra một cái bớt thuốc lá, dỗ dỗ điếu thuốc và hồi bằng một giọng trầm đỉnh đạc: “Có được phép hút thuốc không ạ?” Ngập ngừng một giây, Vadim bèn trả lời: “Không được. Chỉ hút trong giờ nghỉ thôi”. Anh đã nói như thế làm gì! Làm như vậy để “quan trọng hoá” ư? Sự quan trọng đó chả có giá trị gì hết, nếu cái điều chủ yếu là báo cáo không đạt!…
Một thanh niên khuôn mặt ngăm đen, quả quyết, lông mày rậm, người tầm thước, bước lại phía bàn của Vadim. Anh ta tựa tay vào mép bàn, đôi cánh tay to, mập với một ngón tay cái dẹp, cong gập hẳn lại - cánh tay này chỉ có thể có được ở một người thợ nguội lâu năm, - nói bằng mệt giọng chậm rãi, dằn từng tiếng một:
- Tôi xin hỏi, thưa đồng chí Vadim Petrvich. Theo ý kiến đồng chí, hiện nay có nhà thơ nào tiếp tục con đường của Mayakovsky không?
- Không có ai cả! - bất chợt một giọng nói rất trẻ con, lanh lảnh và quả quyết cắt ngang. Một thanh niên khoảng mười tám tuổi, trán đô, mặt đầy tàn nhang hiện ra bên cạnh bàn - đó là Valia Batukin, một nhà thơ của nhà máy mà Vadim đã biết trong các giờ giảng của Andrei.
- Không đúng, - Vadim trả lời. - Toàn bộ nền thơ ca Xô-viết nói chung đều đi theo con đường mà Mayakovsky đã đi.
- A! Kha… kha… kha…! - Batukin phá lên cười gây gổ. - tất nhiên, cả nền thơ thì đã đành! Nhưng còn các nhà thơ “mỗi người một vẻ “!” lại có cái cày chìa vôi riêng của mình…
Một giọng nói thứ ba cất lên:
- Thế nào là cày chìa vôi riêng?
- Nghĩa là họ không muốn học gì ở Mayakovsky cà. Họ lại “rót thơ ra từ cái bình tưới của mình”.
- Như vậy theo anh “là cờ trên trụ sở Xô-viết xã” cũng là thơ rót từ bình tưới ra chứ? - Muxia phẫn nộ nói.
- Nói chung, tôi chưa đọc tới…
- Thế nói chung cậu đã đọc những gì rồi?
- Valentin chỉ biết đọc thơ của mình hẳn thôi! - tiếng một ai đó cất lên làm mọi người phá lên cười.
- Thì đã sao… Tôi đọc ít, nhưng hiểu nhiều!
- Không, anh nói không đúng. Batukin ạ! - Vadim đứng bật dậy nói. Anh cảm thấy một niềm tin tưởng ập đến và lại thấy lại cái dũng khí thường có trước khi tranh cãi. - Mayakovsky đã đi vào thơ ca với những tư tưởng, chủ đề mới, với nội dung mới, nội dung cách mạng. Đó là con đường của Mayakovsky… Thôi, mời các đồng chí ngồi xuống! Giờ nghỉ đã hết! Chúng ta sẽ phát biểu lần lượt.
Nhưng trật tự không trở lại ngay lập tức. Mà chính Vadim cũng không hẳn có ý muốn thế. Cuộc tranh luận bất chợt nổ ra trong giờ nghỉ đã lôi cuốn anh, đưa anh nhanh chóng thoát ra khỏi mặc cảm nặng nề.
Batukin, giọng the thé như trẻ con, vẫn cố cãi với cái anh thợ nguội vạm vỡ, lông mày rậm tên là Balasov, những người công nhân đã lớn tuổi, đám thanh niên, thanh nữ lần lượt thay nhau phát biểu. Họ đọc những bài thơ theo trí nhớ, nói một cách say mê, cướp lời nhau. Chính Vadim cũng đã ngắt lời họ và cũng đọc thơ - có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời anh đọc thuộc lòng thơ trước một cử toạ đông như thể. Anh đã quên đi tất cả: cả sự lúng túng, cả vẻ nghiêm trang giả tạo mà anh đã cố tạo ra cho giờ giảng đầu tiên, lẫn cái bản báo cáo đen đủi của anh. Anh đã tranh cãi, đã chứng minh quan điểm của mình một cách bướng bỉnh và giận dữ, như anh vẫn thường làm trong đám bạn bè thân, trong hành lang của trường đại học, trong Hội khoa học.
Anh đã không ngồi ở sau bàn như trước nữa, mà hoàn toàn giống như Andrei anh đã đi đi lại lại trong gian phòng, hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Trong một phút nào đó, sau khi bất chợt đánh giá toàn bộ ngày hôm nay của mình, Vadim mới hiểu ra rằng sở dĩ báo cáo thất bại là vì anh chưa hiểu rõ học viên của mình. Những con người ngồi trước mặt anh - thợ mài ren, kỹ thuật viên, lái xe, nhân viên điều phối, thợ treo hàng, thợ nguội - cũng đã đọc những cuốn sách mà anh đã đọc, cũng trải qua những hứng thú như anh đã trải qua, chắc cũng đã ghi tên đọc sách ở các thư viện mà anh vẫn lui tới - thư viện Lenin và thư viện lịch sử, anh đã gặp họ trong các.
Viện bảo tàng và trong các cuộc triển lãm, cùng ngồi xem với họ trong các rạp hát. Nhiều người trong bọn họ đã học ở những trường thanh niên công nhân và có lẽ một số người cũng từng là sinh viên như anh - họ học tập trong các trường đại học ban đêm. Và bây giờ, khi anh đã làm quen với họ - dù là phải trả giá cho thất bại, phải trải qua những giây phút đau khổ, dằn vặt, - anh lại cảm thấy thanh thản, vừa nhẹ nhõm, vừa vui mừng…
Vadim đề nghị người nào muốn, có thể đọc thơ và kể chuyện của mình, tùy thích. Batukin xung phong đầu tiên. Anh có cái vẻ rất bình tĩnh, không lúng túng, giọng đọc to và rành rọt. Đó là những vẫn thơ trẻ, ngây ngô. Một bài mang tên là “phân xưởng của tôi” được bắt đầu bằng những câu thơ như sau:
Những chiếc khoan điện ngân rung.
Cất cao tiếng hát như mừng như vui.
Những chiếc búa hơi muốn đời trẻ mãi.
Cứ suốt ngày chan chát đinh tai.
Mọi người nghe Batukin một cách chăm chú, nghiêm chỉnh. Sau đó họ bắt đầu tranh luận.
- Tôi thích đọc thơ khi tôi buồn, - một cô gái nói, - bởi vì nếu là thơ buồn thì lập tức tôi hiểu tất, còn nếu là thơ vui thì người ta sẽ vui hẳn lên. Thơ của anh Valia chả buồn mà cũng chả vui. Như người ta thường nói: vần thơ cũng đâu ra đấy thật, nhưng chả có nội dung gì hết. Theo tôi, cần phải viết ra những câu thơ có nội dung.
- Ý tôi cũng thế! - Batukin nói giọng khiêu khích. - Nhưng nếu chị không hiểu, thì không thể nói được rằng nó không có nội dung.
- Thế những câu thơ của cậu có ý nghĩa gì?
- Ý nghĩa gì à! Đấy… - anh khoát tay do dự, - đó là phân xưởng, nói chung như… tôi tả.
Vadim chặn lại:
- Hãy gượm tí. Batukin ạ. Anh sẽ phát biểu sau.
Anh thợ nguội Balasov nghiêm nghị đứng lên và nói một cách quả quyết:
- Valentin Batukin là một thanh niên có khả năng, rõ là thế. Nhưng hiện nay cậu ấy sáng tác ra không phải là những câu thơ, mà là những sản phẩm kém phẩm chất, vần điệu thì có đấy, nhưng nội dung thì chả bao nhiêu. Mà bịa thì nhiều. Thử hỏi, có cái xướng nào mà lại vừa có máy khoan vừa có búa hơi không? Chỗ ta không có phân xưởng nào như vậy. Phải chăng máy khoan lại biết hát. Và tại sao búa hơi lại “trẻ mãi “?
Batukin mặt đỏ bừng lên đáp:
- Ông đừng có bẻ họe từng chữ nữa. Ai mà chả phê bình được, nhưng ông thử viết xem nào.
- Tôi không có ý định viết. Tôi đã đọc nhiều bài thơ và tôi cũng hiểu đôi chút chứ.
- Ông chỉ hiểu cái đục thôi…
- Phải, tôi hiểu cái đục đấy! - Balasov chợt thét lên gay gắt. - Còn cậu, nhà đại thi hào ạ, cậu lại hụt mức nữa mới chết chứ! Tuần trước đã tưởng chừa rồi mới phải, thế mà bây giờ vẫn lệt bệt, lại còn nói trạng à?
- À, tôi có thể đến làm việc ở toà báo, nếu cậu muốn biết… - Batukin lầu bầu.
Cậu ta nhìn Vadim chằm chặp, với sự chờ đợi căng thẳng, có ý hy vọng, và Vadim hiểu rằng lúc này anh không nên hoàn toàn ủng hộ sự chỉ trích gay gắt của Balasov, dù nó đúng thế nào đi nữa. Cần phải tìm ra những lời nói khác, thực sự có giá trị để vừa nói lên sự thật, đồng thời vừa khuyến khích nhà thơ trẻ.
- Viết được một bài thơ hay là rất khó, - sau một lúc im lặng, Vadim bắt đầu chậm rãi nói. - Không phải những người có năng lực, thậm chí thiên tài đi chăng nữa đều dễ dàng đạt được ngay điều đó. Các đồng chí của anh nói rất đúng: trong thơ không có “cái phân xưởng chung chung” và “sự mô tả chung chung”. Trong thơ tất cả đều phải chính xác. Nhưng điều chủ yếu trong đó không phải là vần điệu cho thật kêu, mà phải có một nội dung hay, sâu sắc. Và chính nội dung sẽ tạo nên vần điệu. Nhưng tôi xin nói với các đồng chí rằng, - đột nhiên Vadim đứng thằng dậy, lấy tay đập xuống bàn, - Batukin sẽ sáng tác được thơ cho mà xem! Những vần thơ thực sự! Các đồng chí thấy đấy, anh ấy đã viết rất hay về anh chàng thợ nguội trẻ trong bài “Ca đêm“… - Vadim đọc thuộc lòng một bài thơ tứ tuyệt.
- A, hay đấy! - một người nào đó bật nói ngạc nhiên.
- Những câu ấy thì tôi có phản đối đâu! - Balasov đáp.
Tất cả đều mỉm cười nhìn Batukin đang đứng đồ mặt lên vì bối rối và sung sướng, đầu cúi thấp xuống, cố giấu một nụ cười. Còn Vadim tự hào nghĩ rằng anh vừa mới giành được một thắng lợi bé nhỏ trong nghề sư phạm.
Trời đã khuya, Vadim đề nghị kết thúc giờ học. Một vài người đứng dậy ra về, nhưng những người còn lại muốn được nghe thêm một tác giả nữa. Đó là Samarov, kỹ thuật viên điện trong phân xưởng nhiệt luyện - một thanh niên có thân hình của một vận động viên cử tạ hạng nặng. Mặt anh hồng hào, niềm nở và những món tóc sáng trắng dưới ánh đèn. Anh đọc truyện ngắn của mình - truyện ngắn đầu tiên trong đời do anh viết. Câu chuyện viết về chủ đề chiến tranh, rất ngắn và đơn giản giống một bài ký sự mặt trận hơn là một truyện ngắn. Hai đồng chí trinh sát được phái vào hậu phương bọn Đức tìm bắt một “tù binh”. Họ tóm được một tên sĩ quan Đức, rồi thoát được cuộc vây ráp và đưa “tù binh” về đến đơn vị của mình. Trên đường về, họ vượt qua một con sông. Tên sĩ quan Đức hai lần cố liều chết chìm, nhưng họ đã “cứu” được hắn, lôi lên bờ, làm hô hấp nhân tạo cho hắn tỉnh lại. Nhiệm vụ hoàn thành. Hết. Thế là truyện ngắn được đặt luôn cái tên: “Nhiệm vụ”.
Vadim hỏi:
- Đây là một câu chuyện có thật?
- Có thể nói là có thật, - Samarov gật đầu. Anh nói rất bé và khó nghe và suốt trong thời gian đọc câu chuyện, anh luôn tay lau trán và hai má. Anh đã khiến cho Vadim thích thú ngay từ phút đầu với cốt truyện ngắn chất phác được viết ra một cách vô tư của anh.
Một giọng nói của ai đó ở hàng ghế sau bỗng vang lên:
- Xemion, cậu đã kề không phải như vậy…
- Thế kể thế nào? - Vadim hỏi.
- Có một tình tiết, mà tình tiết ấy… - Samarov lúng búng, cau mày.
- Không, chúng mình muốn biết điều này: thực tế thì câu chuyện đã xảy ra thế nào? Hay cậu không muốn kể?
- Thế thì biết kể cái gì đây… - Samarov thở dài, ngừng một lát, rồi cất tiếng nói càng khó nghe hơn. - Chúng tôi bơi qua một con sông, nhưng bị hoả lực địch bắn theo, lại còn pháo sáng lơ lửng trên mặt sông nữa. Khi ấy Nikolai, một người bạn của tôi bèn nói: thôi vứt mẹ cái thằng Đức ấy đi, rồi mỗi thằng lặn về một phía. Nếu mang nó theo thì không thể lặn hoặc bơi nhanh được… thế đấy… Tôi bèn bảo: thôi ta cứ cố bơi tiếp xem. Nhưng anh ta hoảng quá, lạng người sang một bên, thế là bị luôn. “Tôi chìm mất, - anh ta kêu lên, - cứu tôi với!” Nhưng tôi biết cứu làm sao được! Thằng chó chết trên lưng tôi nặng đến năm pud, mang nó đi thì chết, mà bỏ lại thì không được. Đấy, còn đoạn sau thì đúng như tôi đã kể rồi.
- Thế Nikolai có sao không? - Muxia kêu lên. - Chết đuối chứ?
- Anh ấy đã chết, - Samarov nhìn cô, rồi đáp. Im lặng một lúc, anh tiếp - Không lẽ lại viết đúng như thế? Mặc dù đồng chí thủ trưởng của chúng tôi, thiếu tá cận vệ Ersov nói rằng tôi đã hành động đúng. Nhưng dù sao cũng không viết như thế được…
- Tôi cho rằng phải viết đúng như sự việc đã xảy ra, - Vadim xúc động nói. - Đó sẽ là một câu chuyện rất hay về nghĩa vụ của người chiến sĩ! Có phải hắn đã hèn nhát và bò mặc anh không?
- Lúc ấy thì ai chẳng sợ… Cũng không hẳn là hèn nhát, mà có lẽ vì hoảng. Khi chúng cố bắn anh như bắn một con vịt, mà anh thì chẳng có cách gì tự vệ cả… Ở đây không hẳn… không… Ở đây thật dễ hiểu.
- Thế nhưng anh có hèn nhát đâu?
- Thì biết làm sao? Lúc ấy tôi cũng sợ chứ. Tất nhiên không nên mô tả điều đó đúng như thật được, khủng khiếp thật! Mà trời thì sáng bạch rồi, cái chính là thế, chả trốn vào đâu được… Còn biết nói sao nữa!. Tôi với hắn như hai anh em, hai năm sống với nhau…
Anh im lặng, đầu gục xuồng, và tất cả đều lặng đi đến một phút. Câu chuyện đột nhiên vượt ra khỏi khuôn khổ một buổi thảo luận văn học, khiến Vadim đâm bối rối và không biết nên nói gì.
- Cậu nên viết lại chuyện ấy đi, như anh em đã khuyên, Xemion ạ, - Balasov nói.
Samarov lắc đầu:
- Không, tôi sẽ không viết lại đâu. - Và anh nói thêm rất khẽ và kiên quyết. - Những điều tôi định viết thì tôi đã viết ra cả rồi.
Vadim hiểu rằng thuyết phục Samarov viết lại câu chuyện là không cần thiết, Trước mắt anh là một con người không có ý định trở thành nhà văn. Anh ta đã viết về sự việc xảy ra theo ý muốn của mình và mong nó xảy ra đúng như thế.
- Thế anh không dự định viết văn à? Anh có định tập viết không? - Vadim hỏi.
- Tập ư? - Samarov cười một cách hoài nghi. - Đặt chất cách điện thì đúng là phải tập thật, còn viết sách chẳng lẽ cũng phải học? Học gì thì học, nhưng vẫn cứ phải có tài mới được. Thiên tài hay tài năng chẳng qua cũng là một thôi. Chẳng hạn lấy Maximov làm ví dụ, - anh ta hất đầu về phía một thanh niên, - hắn sẽ vẽ cho anh bất kỳ vật gì, chứ tôi thì bây giờ có lôi ra bắn cũng đành chịu vậy, chứ đến con chó tôi cũng chả vẽ nổi…
Buổi học kết thúc thì đã vào khoảng mười một giờ đêm. Balasov đèn gần Vadim và thay mặt tất cả các học viên cảm ơn anh. Mọi người vây quanh Vadim, hỏi xem ai sẽ giảng giờ sau, bài giảng sẽ về đề tài gì. Vadim rất xúc động: anh cảm thấy rằng giờ học hôm nay nhìn chung mọi người đều hài lòng, mặc dù lúc đầu không đạt. Anh muốn nói rằng bản báo cáo kỳ sau anh sẽ cố trình bày hay hơn, thú vị hơn, phong phú hơn nhiều.
- Báo cáo của tôi tất nhiên không được hay, - anh vừa nói vừa mỉm cười ngượng nghịu. - Nhưng… nói tóm lại, bữa đầu ai nỡ trách chê. Tôi nghĩ rằng lần sau sẽ tốt hơn.
Đám thanh niên vây quanh anh vừa đồng thanh nói, vừa cười thông cảm và hiểu biết!
- Đừng nói thế, đồng chí Vadim Petrvich!
- Cũng dễ hiểu thôi…
- Mọi sự đều trôi chảy cả, có gì đâu.
- Ừ thì…
- Vâng, đấy là ý kiến của các anh, các chị - Vadim nói và cất tiếng cười nhẹ nhỏm vui vẻ. - Còn tôi thì tôi nghĩ về mình như vậy đấy.
Họ kéo ùa ra phố, nhưng khi Vadim đi đến bến xe điện ngầm thì chỉ còn một người về cùng đường với anh - đó là thành viên ít tuổi nhất của nhóm văn học. Igorsotnikov. Chú lặng lẽ đi bên cạnh Vadim và mãi vẫn không dám bắt chuyện.
Vadim đành tự mình gợi chuyện và được biết rằng Igor chưa đến mười sáu tuổi, rằng hai tháng trước đây chú vừa tốt nghiệp trường học nghề và bây giờ đang là thợ phay và theo học lớp tám bổ túc ban đêm. Ngoài ra Vadim còn biết rằng Igor thích đọc nhất là sách khoa học viễn tưởng, đặc biệt chú rất thích quyển “cỗ xe thời gian“ của Owell.
- Anh biết không, em đọc nó và suốt đêm em không tài nào ngủ được. - Igor sôi nổi hẳn lên. - Giá chế ra được một cỗ xe như vậy thì tuyệt quá!
- Nếu có cỗ xe như thế thì cậu sẽ làm gì? - Vadim hỏi.
- Anh biết đấy, mới đầu em hẵng cứ đi gần thôi, đi trước độ ba năm cái đã, để đến được cuối kế hoạch năm năm.
- Ôi dào, thế thì đáng là mấy.
- Đúng là chẳng đáng là mấy, nhưng em rất muốn biết. - Igor nghiêm trang đáp. - Nhà em ở ngoại thành, trên đường Pavelevskaya. Có một lần em được nghe báo cáo về triển vọng làng em đến cuối kế hoạch năm năm, Thứ nhất, nó sẽ là một thành phố hẳn hoi. Thứ hai, người ta sẽ xây xong một nhà hát mới, hai rạp chiếu bóng, một sân bóng đá năm nghìn chỗ ngồi. Một cái cầu mới nữa. Đấy là em chưa tính đến vườn hoa và cây cối. Cái chính là em cần một cái sân bóng. Đấy, rồi thì… - chú thở dài. - Rồi thì em cứ đi luôn lên chủ nghĩa cộng sản.
- Thế nếu cậu đã ngồi ở chủ nghĩa cộng sản, thì có lẽ cậu thôi không trở lại đây nữa chứ? Thôi chứ? - Vadim cười hỏi.
- Cái anh này! Nhất định em phải quay lại chứ, - chú nghiêm trang nói. - thứ nhất là vì chị em với mẹ em vẫn còn ở chủ nghĩa xã hội cơ mà. Sau đó, tình hình thế giới hiện nay đang căng thẳng, cuộc đấu tranh đang tiếp tục, chẳng lẽ em lại bỏ chạy hay sao? Chẳng lẽ em lại là một kẻ đào ngũ à?
- Tất nhiên, - Vadim tán thành, - cần phải tự mình xây dựng chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải chờ để ăn sẵn.
- Vấn đề chính là ở đó, - Igor gật đầu. Im lặng một lát. Chú mỉm cười nói: - Tất nhiên đây không phải là chuyện đùa, Nói chung, em rất thích cuốn” Cỗ xe thời gian”. Em rất thích những cuốn sách như vậy - tuy là viễn tưởng, nhưng lại rất thật. Ta đọc mà thấy tin ở từng câu từng chữ một. Tất nhiên, sau khi đọc xong, ta mới hiểu rằng đó toàn là chuyện viễn tưởng cả.
Hai người xuống thang máy và đi dọc theo sân ga ngầm. Như mọi khi, vào giờ này bến rất vắng khách: làn sóng dân Moskva đi làm về đã dồn vào đây từ mấy giờ trước rồi, còn những người đi xem hát, xem hoà nhạc thì chưa tan. Một vài hành khách đi đi lại lại đợi tàu trong một gian phòng rộng sáng rực như gương, hoặc ngồi trên những chiếc ghế dài bằng đá. Một cô gái đẹp ăn vận chải chuốt, đội chiếc mũ lưỡi trai màu đỏ chậm chạp men dọc theo bờ kè tựa như đi đạo và chăm chú nhìn xuống đôi giày mới của mình.
- Tất nhiên. Herbe Owell là một nhà văn lỗi lạc, tài ba, - Vadim nói - ấy thế nhưng cậu không thể nào tiến thật xa bằng “cỗ xe thời gia“ của ông ta được. Mà lại là nhìn về phía sau thì đúng hơn. Ông ta cố nhìn vào tương lai xa hàng trăm năm, nhưng trên thực tế lại không nhìn thấy được, thậm chí chỉ mười năm trước mắt. Chẳng hạn, ông ấy không tin rằng chúng ta có thể làm được xe điện ngầm. Ông ấy nói rằng đối với chúng ta, những người bôn-sêvich, đó là một ý đồ không tưởng, không thể thực hiện được. Ấy thế mà ta đã làm được. Làm xong ngay khi ông ta vẫn còn sống. Mà xe điện ngầm của chúng ta, cậu thấy đấy, tuyệt nhất thế giới.
- Thế ra là ông ấy không tin à? - Igor hỏi, ngạc nhiên và có vẻ như vui mừng, - ờ mà phải… Em cũng ngờ mãi là nhà sáng chế này không phải dùng chiếc xe của mình đi lên phía trước, mà lại lùi về phía sau. Đáng lẽ ông ta phải đi vào chủ nghĩa cộng sản, đằng này ông lại rơi vào một nước Hy Lạp cổ đại nào đó, thậm chí cũng chưa được thế… Ô, thế đấy! - Igor bỗng thở dài thật mạnh, vẻ chăm chú. - Hôm nay em phải về nhà sớm để học môn lịch sử. Ngày kia chúng em có giờ kiểm tra rồi.
Một năm rưỡi trước đây, khi còn làm tuyên truyền viên trong thời gian vận động bầu cử, Raya Volkova có làm quen với một cử tri là Valia Grydinova, cũng là một nữ sinh viên và là người cùng tuổi với cô.
Năm ngoái Valia tốt nghiệp đại học y và hiện nay đang công tác ở một bệnh viện thực hành. Đó là một cô gái kín tiếng, nghiêm trang, đọc nhiều, am hiểu sân khấu, âm nhạc. Raya ít gặp cô, nhưng những cuộc gặp đó thường rất đặc biệt. Cả hai đã làm những cuộc du ngoạn rất xa ra ngoại thành - đến tận Arkhagenskoye hoặc Muranova, đã dạo chơi trên những cánh đồng mùa xuân hoặc trên những con đường rừng ẩm ướt mềm mại vì bị lá cây phủ đầy vào dịp cuối thu. Có khi về mùa đông, Valia bất chợt đề nghị: “Chúng mình lên đồi Lenin để ngắm Moskva ban đêm đi!“. Và thế là hai người ngồi vào ô-tô điện đi mãi, rồi xuống một con đường nhựa vắng cạnh cái tháp tối om của cầu trượt tuyết và ngắm cả thành phố ngập ánh đèn phía dưới, tưởng như đó là một vùng biển mênh mông sôi động đang bồng bềnh trôi… Hai người nói về đủ mọi thứ chuyện, nhưng nhiều nhất vẫn là về con người. Họ chưa bao giờ thấy buồn khi ở bên nhau.:
Raya thường rủ bạn đến dự dạ hội ở trường đại học Sư phạm, nhưng không hiểu sao Valia chưa bao giờ nhận lời. Bao giờ cô cũng khéo tìm cách từ chối và cuối cùng Raya đành phải nhượng bộ không thể kéo được Valia đến dự dạ hội ở trường mình và quy thái độ đó là do tính nhút nhát và cả thẹn của cô trước những đám người đông đúc, không quen biết.
Sau chuyến trượt tuyết về được ít lâu, Raya hẹn đến chơi nhà Grydinova. Cô hứa với Valia là sẽ đến ngay sau khi trở về và sẽ kể chi tiết mọi chuyện cho cô nghe. Gia đình Grydinova sống trong hai phòng liền nhau của một căn hộ tập thể lớn. Cha Valia là thợ cả ở nhà máy thuốc lá “Dukat”, mẹ là nhân viên kiểm tra kỹ thuật cũng ở nhà máy đó.
Mẹ Valia, bà Anna Karlova, một phụ nữ vạm vỡ, lực lưỡng, lông mày rậm như đàn ông, ra đón Raya. Trông bà có vẻ hốt hoảng một cách lạ lùng, bà mở hé cửa và gọi to bằng giọng Ladvia lơ lớ, với những âm gió: “Valentina, con có khách đấy!”, rồi mới mở toang cửa mời Raya vào. Từ gian buồng bên cạnh vọng ra tiếng nói chuyện oang oang, tức bực. Một giọng đàn ông như hét lên:
- Cái thằng vô lại ấy! Rồi tao sẽ cho nó biết, rồi mày sẽ thấy!
Và giọng nói run rẩy, xúc động của Valia:
- Bố ơi, khẽ chứ! Chẳng ăn thua gì đâu…
- Chà, nó ăn học thế đấy! Cái thằng thật khốn kiếp… - người đàn ông lại hét lên tức tối, rối ho sặc sụa và im bặt.
Valia vội vàng bước vào buồng. Mặt cô tái nhợt, đôi mắt cận thị của cô nhìn ngơ ngác.
- Cậu làm sao thế? - Raya hoảng hốt nắm lấy tay Valia.
- Mình ấy à? Có gì đâu, mình mệt quá. Chuyện vặt ấy mà… - Valia lắc đầu và gượng cười. - Còn cậu thật là một nàng tiên! Môi đỏ má hồng… Có phải vì đi trượt tuyết mà cậu đẫy hẳn ra không?
- Ừ, tuyệt lắm. Còn cậu thì đúng là tớ không nhận ra…
- Thôi được rồi, sau hẵng… Thế vừa đến đây hả? Kể đi, Raya! Thú vị chứ?
Raya kể hồi lâu, nhưng không nhiệt tình, vì cô cảm thấy rằng mình đến không đúng lúc và cô được giữ lại chỉ vì lịch sự thôi. Còn Valia nghe một cách dửng dưng, hỏi đi hỏi lại một cách máy móc, phản đối khi Raya định ra về: “Kìa cậu! Mình vẫn đang nghe cậu kể mà, mình thấy hay mà!”.
Raya lo sợ cảm thấy bạn mình đang bị một nỗi buồn nào đó giày vò. Có lẽ, chính Valia cũng muốn giải bày với cô, nhưng lại không dám bắt đầu và có vẻ ngại ngùng. Mà tự mình hỏi thì không tiện, hơn nữa trong buồng lại có mặt bà Anna Karlova đứng lì chẳng nói một lời, như thể để canh chừng.
Mãi đến lúc ra ngoài hành lang, khi chào nhau, Raya mới nói:
- Valia, tuần này tới dự liên hoan với lớp mình nhé! Thế nào cậu cũng đến nhé…
- Thế các cậu có tiết mục gì? - Valia hỏi.
- Sẽ rất hay. Một cậu sinh viên lớp mình tên là Sergei Palavin đã viết xong một cuốn tiểu thuyết. Cậu ấy sẽ đọc cuốn sách đó trước toàn lớp. Thế nào, cậu đến chứ, dù chì là một lần thôi! Cậu sẽ thấy Petr và các bạn…
- Có thể mình sẽ đến, - bất chợt Valia đáp.
- Cậu sẽ đến hả? có thể chứ! - Raya thốt lên vui sướng và ôm chầm lấy bạn. - Cuối cùng, cô nàng chịu hạ sơn rồi! Rồi cậu sẽ thấy, hay lắm.
- Hình như cái anh chàng Palavin ấy là người được cấp học bổng đặc biệt phải không? - Valia hỏi.
- Đúng đấy, và nói chung cậu ấy là một thanh niên rất hóm hỉnh. Không, buổi liên hoan nhất định sẽ rất thú vị! Nhiều người sẽ phát biểu, mình sẽ giới thiệu cậu với Petr…
- Thế có phải cái tay Palavin là niềm tự hào của các cậu không? Một vĩ nhân hả?
- Cậu định moi tớ đấy à? - Raya phá lên cười. - Mình đã bảo với cậu là sẽ rất thú vị mà. Cậu tin mình không? Mình hứa với cậu đấy.
Valia đột nhiên liếc nhìn Raya rất nhanh.
- Chả là… Cậu có nghe thấy bố mình hét lúc ấy không? Tất cả những lời nói đó đều ám chỉ Palavin đấy.
- Ai kia? Sergei Palavin ấy à?…
- Hiện giờ mình chưa thể nói được gì với cậu cả. Sau này, sau này, - Valia đáp vội vàng. - Mình không biết có đến dự với các cậu được không. Mình muốn hỏi cậu điều này: cậu biết Vadim Belov chứ?
- Biết chứ.
- Cậu hãy bảo anh ấy đến mình. Không phải đến đây mà là đến bệnh viện ấy. Anh ta biết chỗ đó. Nhưng trước hết phải gọi điện đã. Được không?
- Được rồi, - Raya gật đầu. - Nhưng dù sao…
- Raya! - Valia nắm lấy vai cô và lắc đầu. - Hiện giờ mình chưa thể nói được. Mình phải nói chuyện với Vadim đã, rồi sau đó thì cậu sẽ biết hết. Trời ơi, chả có gì hay ho cả. Thế thôi… - cô mệt mỏi mỉm cười, - chuyện thường tình ấy mà. Thôi, cậu về nhé!
- Chào cậu, - Raya đáp khẽ.
Ngày hôm sau, trước giờ lên lớp, Raya gặp Vadim ở ngoài hành lang và hỏi xem anh có biết Valia Grydinova không? Vadim bảo có biết.
- Cô ấy nhắn rằng cậu hãy gọi điện và rẽ vào chỗ làm việc của cô ấy, - Raya nói. - Nhưng phải đến nhanh mới được!
Đúng là điều này Valia không dặn Raya. Nhưng Raya đã tự mình thêm vào câu này. Cô cho rằng Vadim bằng cách nào đó phải giúp đỡ Valia và giúp càng nhanh càng tốt.
- Được, mình sẽ gọi điện, - Vadim trả lời, rất ngạc nhiên. - Thế cậu có biết là để làm gì không?
- Mình không biết. Có chuyện gì đó… với Sergei thì phải… Cậu cũng không biết gì sao?
Vadim nhún vai. Raya bắt đầu kể:
- Cậu hiểu chứ. Mình quen Valia… - đột nhiên cô ngắt lời và nói rất nhanh. - Nói tóm lại, cậu phải gọi điện ngay cho cô ấy! - rồi cô bỏ đi.
Bỗng Sergei xuất hiện bên cạnh Vadim. Anh có dáng một người đang có điều gì phiền muộn hay có vẻ của một người mất ngủ.
- Khỏe chứ, Vadim. Cô ấy vừa đặt chuyện gì vậy? - Anh cau mày nhìn theo Raya. - Nói gì mình phải không?
Anh ta có một linh cảm nhạy bén lạ thường, rất tinh khi có chuyện gì đó liên quan đến mình. Có lần ở trong giảng đường lớn, khi đang nói chuyện thì thầm với một người nào đó về Sergei, chợt Vadim để ý thấy ở tít tận cuối phòng, anh chàng cũng đang chăm chú liếc nhìn anh. Điều đó không thể nào giải thích nổi và lần nào cũng gây cho Vadim một ấn tượng khó chịu.
- Không, - Vadim đáp, - chủ yếu không phải là về cậu.
- Này Vadim, mình có chuyện cần nói với cậu. Ta ra ngồi ở ghế dài kia… Phải! - Sergei nhếch mép cười. - Trước hết, đã ba ngày nay ông Kodensky đáng thương ấy gọi dây nói cho mình và cậu có biết để làm gì không?
- Không, thế sao?
- Ông ấy đề nghị mình ghi ý kiến của mình về công tác của ông ấy trong Hội khoa học sinh viên.
- Thế rồi sao nữa?
- Cần phải nghĩ cho chín cậu ạ! Tất nhiên mình đã nói là mình không thể làm thế được. Mình cáo ốm, không thể đi ra khỏi nhà. Ông ta hiểu, và xin lỗi, dù sao cũng là một con người thông minh. Thôi, thế thì xin chào, thế thôi. Ông già buồn cười thật! - Sergei vung tay và phá lên cười với vẻ ngạc nhiên vui vẻ dường như muốn mớm để Vadim cũng cười theo mình.
- Chuyện của cậu có ngần ấy thôi à? - Vadim hỏi sau một lúc im lặng.
- Không, đó chỉ là một mẩu thôi… - Và Sergei dăng hắng một cách không được tự nhiên. - Mình có việc này: mình muốn mượn cậu vở ghi bài giảng của Kodensky và các đề cương chuẩn bị của Fonika.
- Để làm gì?
- Mình chuẩn bị phát biểu trong buổi họp mở rộng của Hội đồng khoa học.
- Phát biểu về Kodensky ấy à?
- Ừ. Về Kodensky, có thể nói, chỉ như một hiện tượng đã lỗi thời, còn nói chung - về chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa thế giới và các thứ chủ nghĩa loại như vậy. Đến tháng Ba sẽ họp.
- Mình biết. Mình đã chuẩn bị và chính mình sẽ phát biểu.
- Cậu sẽ phát biểu à? Cậu phát biểu mà làm gì? - Sergei hỏi một cách sửng sốt. - Bởi vì mọi việc đã xong rồi! Cậu chỉ phê phán một mặt thôi, còn mình dự định nói rộng hơn, vận dụng tất cả những tài liệu mới nhất ở trên báo…
- Mình không đưa cho cậu các đề cương chuẩn bị đâu, - Vadim nói một cách thô bạo không ngờ. - phát biểu về Kodensky không phải là việc của cậu!
- Không phải việc tớ nghĩa là sao?
- Thế đấy. Cậu đã bảo vệ ông ấy trong cuộc họp, bảo vệ ông ấy ở Hội khoa học, còn ông ấy thì lo thu xếp chuyện cấp học bổng cho cậu…
- Ông ấy lo cấp học bống cho mình?
- Nếu không hẳn là ông ấy, thì cũng không thể thiếu mặt ông ấy được!
- Mình được học bổng vào tháng Hai, khi ông ấy đã ngáp gió rồi. Cậu ngốc lắm!
- Ừ thì ngốc - xin đủ cho.
Cả hai đột nhiên cùng đứng phắt dậy, mặt đối mặt, như định đánh nhau.
- Cậu điên rồi, - Sergei cười khẩy, khó chịu.!
- Minh chán ngấy cái mánh khóe làm xiếc của cậu rồi! Rõ chưa? - Vadim điên tiết hét lên. - Khi cậu cần Kodensky, cậu đã quỳ gối lạy lục ông ấy! Còn bây giờ, tình thế đã thay đổi, thì cậu lại cố làm người đầu tiên đẩy ông ấy… Và nhân đây mà kiếm chác!
- Đồ ngốc, cậu kêu ầm trường lên thế mà làm gì? - Sergei hằn học rít lên khe khẽ. - Mình có quyền phát biểu hơn cậu…
- Cậu không có quyền gì hết!
- Mình có nhiều quyền hơn!- Sergei nhắc lại. - Cậu chỉ la hét uổng công, chỉ múa may quay cuồng kiểu Donkihote mà thôi, còn mình mới thật sự làm việc!
- Phải, cậu đã ra sức làm việc cho chính bản thân cậu. Vì lợi lộc chỉ của riêng cậu.
Sergei nhìn Vadim chằm chằm.
- Cậu hãy nhớ những lời cậu nói. Belov ạ, - Sergei nói nhỏ và bỏ đi, không ngoảnh lại.
Vadim nhìn theo, tay nắm lại và mỉm cười xúc động. Anh bỗng cảm thấy nhẹ nhõm, một thứ nhẹ nhõm chưa kịp ý thức thật hoàn toàn.