Với Tường Vi, cuộc đời chỉ là một chuỗi ngày sầu khổ tiếp nốị Đã lâu rồi đời sống vắng hẳn tiếng cười, vắng hẳn hương vị mật ngọt của tình yêu của gia đình và những niềm vui thoải mái nho nhỏ. Văn đã thay đổi quá nhiềụ Bạc bài đã biến chàng từ một người yếu đuối, dịu dàng thành người thô bạo, cộc cằn, lạnh nhạt... không những với Tường Vi, Gia Linh, ông Cân mà cả với hai đứa con của chàng... Khốn nạn hơn nữa là Văn không còn biết tự trọng, dùng bất cứ thủ đoạn đê hèn nào miễn có tiền là được. Lường gạt bạn bè ông Cân, giả mạo chữ ký của cha để ký chi phiếụ Ngay cả máy hát, máy phát thanh, máy phát hình trong nhà Văn cũng ăn cắp đem bán hết. Trên phương diện làm người Văn chịu thua, nhưng trên sòng bạc, Văn nghĩ nếu xui xẻo thì chỉ xui một lúc nào thôi chứ đâu có ai xui trọn đờị Chỉ cần một ván là có thể lấy lại hết những số tiền đã mất. Thua nhiều quá rồi, phải gỡ chứ, gỡ xong là ta sẽ không cờ bạc nữạ Lúc nào Văn cũng nhủ thầm với lòng mình nhưng định mệnh chẳng buông thạ Gia đình gắng gượng lần mò tìm kiếm tương laị Bé Trân đã lên bốn, bé Niệm cũng vừa tròn hai tuổị Chiếc xe nhà họ Đỗ đã bán mất, tài xế đã thôi mướn từ lâụ Gần năm nay, bao nhiêu đồ đạc trong nhà cái gì có thể bán được đều bán sạch. Tường Vi bắt buộc phải đi dạy học mới tạm đủ chi tiêu trong gia đình, ngay cả người tớ gái trung thành của gia đình cũng không đủ tiền để trả. Ngày được thông báo cô Châu nghẹn ngào không chịu đi, sống ở đây với bao nhiêu kỷ niệm, làm sao một sớm một chiều bỏ đi cho đành? ôm gói áo quần trong tay, cô Châu bịn rịn nói với Tường Vi: - Mợ ơi, con không muốn đi đâu, mợ có thể bớt lương con cũng được. Nhưng dù có bớt lương, gia đình họ Đỗ vẫn không làm sao chịu nổi, rốt cuộc cũng đành để cho cô Châu gạt lệ đi vậỵ Châu đi rồi, công việc của Tường Vi càng bận rộn. Vừa dạy học vừa phải lo cơm nước cho cả nhà. ông Cân đã trở thành vú em của hai đứa cháụ Căm cụi suốt cuộc đời mới tạo dựng được sự nghiệp, bây giờ trơ mắt nhìn cảnh phá sản. Sáu mươi mấy tuổi đầu còn phải cực khổ, làm sao không buồn cho được? Gia Linh bực bội cha và chị dâu đã bất lực trước ông anh hư đốn. Nàng rắp tâm mật báo cảnh sát để phá vỡ ổ cờ bạc lậu, nhưng e làm thế sẽ khiến Văn bị bêu xấu, nên lại thôị Rồi cũng đâu vào đó, nhìn đời sống gia đình ngày càng túng bấn, Gia Linh không đành làm kẻ bàng quang, nên đi học đánh máy và tốc ký. Nhưng với bản tính ham chơi của nàng thì có cái học nào thành công được? Việc nhà không làm được nghề nghiệp không có, Gia Linh chỉ còn biết tức tối ông anh. Khi Văn và Gia Linh ở nhà cùng một lúc là thế nào cũng có giặc không to thì nhỏ. Mấy ngày gần đây gia đình Văn có vẻ sóng lặng gió êm, nhưng trong lòng mỗi người đều âm thầm lo ngại, nhất là Tường Vi, nàng cứ hồi hộp đợi chờ ngày đại họạ Gia Linh càu nhàu mà không có Văn thì nàng không lo, chỉ sợ là sợ Văn không nhường Linh, không nhịn thì hậu quả không biết sẽ đi đến đâụ Tối hôm ấy, Tường Vi ra mở hộp thư nhận được hai bức thư từ Nữu Ước. Một bức là của Khâm gởi cho nàng và bức kia là của bà Nhã Trân gởi cho ông Cân. Đem thư trở về phòng, Tường Vi đột nhiên thấy không đủ can đảm bóc thự Đã lâu rồi không liên lạc gì với Khâm. Khâm! Khâm! Không ngờ Khâm đi lập nghiệp ở xứ lạ quê người mà gia đình vẫn ấm êm hạnh phúc. Còn tả Nắm chặt phong thư, Tường Vi thở dàị Hai đứa con đã yên giấc, công việc đã xong xuôị Đêm khuya lắm rồi, Tường Vi mở phong thư ra đọc: Tường Vi, Tao không trách mày việc lâu quá mày không viết thư cho tao vì từ lâu tao cũng chẳng rỗi rảnh để viết cho màỵ Nhớ lại xem, lá thư lần trước là lúc mày vừa sinh cháu Niệm, bây giờ thì cháu Niệm đã đầy tuổi thôi nôi rồi phải không? Saỏ Chú'ng mày thế nàỏ Gửi một bức hình chụp hết cả nhà cho tao được không? Kỳ này tao có gửi kèm theo hình của tụi tao, mày thấy thế nàỏ Viễn thay đổi khá nhiều đấy chứ? Với bộ âu phục chỉnh tề trông chàng khác hẳn con người rừng rú ngày xưa quá nhỉ, mày biết không, ngay bây giờ, chuyện thắt cà vạt vẫn làm Viễn khó chịu lắm đấỵ Còn hai chú bé sinh đôi của tao nữạ Mày có thấy nó cũng ba gai như ông bố nó không? Tao thích hai cô con gái của mày quá, chăn con trai thật mệt. Tường Vi cầm bức ảnh lên xem. Bức hình chụp trước sân. Viễn vẫn dáng dấp phóng khoáng ngày nào, Khâm cười thật tươi, tóc dài xõa vai, trông trẻ rạ Hai đứa con trai khoảng hai tuổi, giống nhau như hai giọt nước, ngồi bên nhau, chúng quả là hình ảnh của Viễn. Bà Nhã Trân ngồi trên ghế dài, trên tay cầm mảnh len đan giở, trông thật mãn nguyện. Một bức tranh gia đình tuyệt đẹp. Ngay cả hai thằng bé cũng thế, chỉ cái tên đọc lên là đã nghe hùng dũng rồị Thằng Uy, thằng Võ. Uy-Võ! Tường Vi thở dài, đọc tiếp: Coi vậy mà chúng tao qua Mỹ đã được hai năm rồị Nhớ lúc còn ở nước nhà mong ba năm sau lại trở về nhưng bây giờ ngày về thật quá xa xăm. Anh Viễn đang được sở trọng dụng. Mặc dù thế nhưng chúng tao nhớ nhà nhớ tất cả bạn bè quyến thuộc. Vi ạ, không chừng sẽ có một ngày, chúng tao bỏ hết tất cả để trở về. Về đột ngột như độn thổ cho chúng mày ngạc nhiên một phen. Ngày mới đến Mỹ, mày hiểu không, tao nằm dài trong phòng khóc rấm rứt. Mọi thứ đều khác lạ đã làm tao choáng váng. Đó là chưa kể bất cứ việc gì cũng phải tự làm lấy, đời sống lúc nào cũng bận rộn. Cực như con chó ấy, tiền lương của anh Viễn không đủ sống, tao phải rảo chân khắp phố để tìm việc làm... Sự cực khổ kéo dài mãi đến năm rồi anh Viễn được lên chức mới đỡ đó. Tụi tao được cấp một căn nhà, có vườn có sân (như mày thấy trong hình) ở ngoại ô thành phố Nưũ Ước. Đi làm tuy có xa, nhưng có xe nên cũng đỡ mệt. Tao bây giờ chỉ g và đẹp lắm. Viễn biết Tường Bình nói thật, hoàn cảnh của họ không cho họ nhận thêm hai đứa con. Viễn cáo từ. Khi tiễn Viễn, Tường Bình nói: - ông Viễn, tôi biết ông là bạn thân của Văn, ông có muốn giữ nhật ký của Tường Vi và mấy di bảo của ông Cân không? - à, hay lắm. Viễn lấy di vật, và đi ngay đến cô nhi viện. Cô nhi viện rất dễ tìm. Ở đây tiện nghi cũng tạm có, kỷ luật rất nghiêm ngặt. Bé Trân và bé Niệm được đưa ra gặp Viễn. Trong phút đầu, Viễn không biết phải nói saọ Trân trông thông minh và có sức chịu đựng, nó nhìn chàng với cặp mắt thờ ơ chen lẫn ít nét thù hận ganh ghét. Bé Niệm đẹp hơn chị, dưới đôi mày cong là cặp mắt dễ thương giống mẹ, Viễn đặt hai tay lên hai chiếc vai bé bỏng: - Cha đưa hai con về nhé? - Quay sang ông giám đốc cô nhi viện chàng nói - Tôi muốn mang hai đứa bé này về nhà nuôi nấng. Chúng tôi có thể đi ngay bây giờ được không thưa ông? ông giám đốc lắc đầu: - Chúng tôi rất hoan nghênh những ai có thiện chí đến nhận nuôi trẻ mồ côi, nhưng cần phải điều tra gia cảnh ông trước và làm những thủ tục hành chánh xong mới được. - ông sẽ biết rõ gia cảnh tôi ngay! Viễn lập tức gọi dây nói cho vợ chồng ông Giám đốc rồi gọi điện thoại cho Khâm bảo nàng mang đầy đủ giấy tờ đến. Tường Bình cũng được mời đến để làm chứng. Chỉ trong vòng ba tiếng đồng hồ là mọi thủ tục đã hoàn tất.. Xong xuôi, ông giám đốc cô nhi viện gật gù bảo: - Lòng sốt sắng của ông làm chúng tôi cảm động, nhất là khi biết ông mới về nước - ông làm sao hiểu được mối liên hệ của chúng tôi với cha mẹ hai đứa bé nàỵ Khâm nói nhỏ. Nàng dùng chiếc áo lớn của mình bọc lấy vai hai cô bé gái, ôm vào lòng. Nhìn Trân rồi nhìn sang bé Niệm nàng nói nhỏ: - Các con sẽ là con của mẹ, mẹ sẽ dùng hết đời mình để bảo bọc các con! Vuốt lấy mái tóc ngắn của bé Trân, rồi ngắm gương mặt thông minh của con bé, Khâm nói thầm: - Ngày con ra đời, ngoài bác sĩ và y tá ra, mẹ là người đầu tiên bế con, con có biết không? Xiết chặt hai đứa bé vào lòng, Khâm không ngờ lời khẩn cầu ngày nào của Tường Vi bây giờ đã trở thành sự thật. Dẫn hai đứa con Văn ra xe, Khâm thở dài: - Gia Linh! Gia Linh! Bây giờ cô ở đâủ Trở về nhà hai cậu bé song sinh của Viễn ùa ra vây quanh hai chị em mới của mình với ánh mắt hiếu kỳ. Bà Nhã Trân có vẻ chịu đựng giỏi hơn cả Khâm. Biết được tất cả bi thảm của gia đình họ Đỗ bà vẫn cố giữ vẻ bình tĩnh. Nhưng khi nhìn thấy bé Trân và Niệm trở về, nước mắt không còn cầm được. Buổi tối yên tĩnh, lục trong đống di vật của ông Cân bà vẫn tìm thấy bài thơ: Cảnh vẫn đẹp, bóng thuyền vẫn tỏ Đợi người về cho thỏa ước mong Yêu ai yêu cả cõi lòng Buồn vì trong mộng bóng nàng chẳng phai Những giọt nước mắt tuôn tràn theo lời thơ để lại