Chương 9

Dịch giả: NGUYỄN VĂN QUANG
Chương III
CHÀNG BÔHÊMIÊNG Ở TRƯỜNG

    
ôm sau thức dậy người đau như dần. tám giờ rưỡi, khi ông Xơren ra hiệu vào lớp, hai chúng tôi hổn hển chạy đến đứng vào hàng. Vì đến chậm, chúng tôi cứ vào hàng bừa đu. Còn bình thường, Môn đứng ở đầu cái hàng học sinh dài dằng dặc xêp khít nhau, với đủ sách vở, bút mực, để ông Xơren kiểm tra.
Tôi ngạc nhiên trước sự sốt sắng lặng lẽ của các bạn giãn ra cho chúng tôi chen vào giữa. Trong khi để chậm việc vào lớp ít giây, ông Xơren kiểm tra Môn Sếu, tôi tò mò nhìn phải nhìn trái để nhận mặt những kẻ thù của chúng tôi đêm qua.
Tên đầu tiên tôi nhìn thấy chính là chàng trai mà tôi không ngừng nghĩ tới, cũng là tên cuối cùng tôi không thể hy vọng gặp lại nơi đây. Chàng đứng ở vị trí quen thuộc của Môn, học sinh đầu hàng, một chân trên bậc đá, một bên vai và một góc cái cặp cháng mang trên lưng tì vào khung cửa. Bộ mặt thanh thú rất nhợt nhạt như có ánh đỏ hoe thì hơi cúi và quay về phía chúng tôi với vẻ vừa tò mò vừa hài hước vừa khinh bỉ. Đầu và cả một bên mặt chàng buộc băng trắng. Tôi nhận ra tên đầu lĩnh, chàng Bôhêmiêng tối qua đã cướp giật của chúng tôi.
Nhưng chưa chi chúng tôi đã phải vào lớp va ai về chỗ nấy. Người học sinh mới ngồi cạnh cột, bên trái cái ghế băng dài mà Môn ngồi ngay đầu bên phải.
Girôđa, Đơluxơ, và ba học sinh khác ngồi nép vào nhau để nhường chỗ cho chàng, như thể mọi chuyện đã được thỏa thuận trước.
Thường vào mùa đông, những học sinh tình cờ như vậy hay đến nhập hội với chúng tôi, đó có thể là những thủy thủ mà thuyền bị băng tuyết giữ lại trong kênh, hoặc các thợ học việc, các nhà du lịch phải bó chân một chỗ vì tuyết. Họ theo học hai ngày, một tháng, hạn hữu có người dài hơn… Suốt giờ đầu tiên họ bị lục vấn đủ mọi chuyện, nhưng rồi họ cũng nhanh chóng bị quên lãng và chìm đi trong đám đông học sinh bình thường.
Nhưng chàng trai này không thể bị quên ngay. Giờ đây tôi vẫn nhớ con người độc đáo và cả cái kho báu dị thường mà chàng mang trong cái cặp khoác trên lưng. Trước hết là các cây bút sắt “nhìn đến phát thèm” mà chàng rút ra để viết chính tả. Nheo mắt nhìn vào một cái ống kính, các bạn thấy hiện lên rung rinh và đồ sộ đại giáo đường Luôcđơ hay một công trình xa lạ nào đó. Chàng chọn ra một ống, tức thì các bạn chuyền tay nhau khắp lượt. sau đó là một hộp bút Trung Quốc chứa đầy com-pa và các thứ ngộ nghĩnh. Các thứ này liền di động, qua ghế băng bên trái, rồi cứ lặng lẽ và tinh quái lướt từ tay này sang tay khác dưới các quyển vở, để ông Xơren không nhìn thấy được.
Cũng chuyển động như thế có cả những quyển sách mới tinh mà tên của chúng, tôi đã được đọc một cách thèm khát ở bìa mấy quyển sách cũ hiếm hoi trong thư viện của chúng tôi. Thời hạn cho khướu, Núi đá chim hải âu, Bạn Bơnca của tôi… Bạn thì viết chính tả một tay, còn tay kia lần giở những quyển sách để trên đầu gối, chẳng hiểu do đâu mà có, do ăn cắp cũng nên. Bạn khác thì ném xoay tròn cây com-pa vào tủ hốc tường của mình. Bạn nữa, nhân lúc ông Xơren đi từ bàn ra cửa sổ và vẫn đọc chính tả, liền vội nhắm một mắt và ghé vào ống nhòm để ngắm Nhà thờ Đức bà Paris màu lục lam và như rỗng không. Còn chàng học sinh lạ, bút trên tay, một bên mắt ép vào cột, thì cứ nháy mắt, vẻ mãn nguyện với trò chơi vụng trộm đang diễn ra xung quanh.
Tuy nhiên, cả lớp đâm lo: các đồ vật được phát đi, cái nọ sau cái kia dần dần đều đến tay Môn sếu, nhưng anh vẫn giữ vẻ lo lắng, không nhìn thứ nào, mà cứ để hết ang bện cạnh. Chẳng bao lâu có hẳn một đống đủ màu sắc và cái nào ra cái ấy, như dưới chân người đàn bà tượng trưng cho khoa học trong các tác phẩm ngụ ngôn. Thật tai hại, ông Xơren sắp phát hiện ra cái đống kỳ dị này và hiểu rõ thủ đoạn của chúng tôi. Vả lại, hẳn ông đang suy xét để điều tra các sự việc đêm qua. Sự có mặt của cháng Bôhêmiêng sắp giúp ông dễ dàng đi tới đích.
Đúng vậy, chỉ một lát sau, ông Xơren sửng sốt dừng chân trước Môn cao kều.
- Của ai tất cả những cái này? – ông vừa hỏi vừa chỉ “cái này” bằng gáy quyển sách gập trên ngón tay trỏ của ông.
- Thưa thầy, em không biết – Môn cáu kỉnh trả lời, đầu không ngẩng lên.
Chàng học sinh lạ mặt chen vào:
- Của tôi.
 Rồi chàng tiếp luôn bằng một cử chỉ vương giả đại lượng và lịch sự mà ông giáo không biết nên đáp lại thế nào:
- Nhưng thưa ông, tôi xin để lại hầu ông, nếu ông muốn ngắm.
Bấy giờ, trong vài giây, không một tiếng động, như để không phá hỏng tình thế vừa xuất hiện, cả lớp tò mò lên đến xung quanh ông thầy đang nghiêng mái đầu vừa hói vừa quăn xuống kho báu và chàng học sinh xanh xao đang giảng giải cho ông nghe với vẻ ung dung đắc thắng. Tuy vậy, hoàn toàn cô độc và lặng thinh trên ghế của mình. Môn đã giở vở nháp ra và cau mày nghiền ngẫm một bài toán khó.
Giờ ra chơi “mười lăm phút” đến giữa lúc chúng tôi đang mải mê theo dõi như vậy. Bà chính tả chưa viết xong, lớp mất trật tự. Nói cho đúng, giờ ra chơi kéo dài suốt từ sáng đến giờ.
Cho nên, đến mười giờ rưỡi, khi học sinh tràn ra khắp cái sân ảm đạm và ngầu bùn, chúng tôi nhận thấy ngay rằng bây giờ ông chủ mới sẽ cầm trịch các trò chơi.
Trong tất cả các trò vui mới mà chàng đưa vào trường chúng tôi ngay từ sáng hôm đó, tôi chỉ còn nhớ cái trò từng khiến chúng tôi đổ máu. Đó là trò đấu ngựa, mà ngựa là các học sinh lớn và người cưỡi là các học sinh bé ngự trên vai.
Chia thành hai nhóm xuất phát từ hai đầu sân, các con tuấn mã xông vào nhau, tìm cách quật ngã đối thủ bằng các cú húc trời giáng. Các kỵ sĩ dùng khăn quàng cổ làm thòng lọng, hai cánh tay làm lao, gắng quật đối phương ngã ngựa. Có những kỵ sĩ tránh đòn, mất thăng bằng, ngã nhào trên sân bẩn, chúi mũi xuống dưới ngựa. Có những kỵ sĩ gần như bị hất tung, song nhờ “ngựa” tóm được hai chân, lại trèo được lên vai và tiếp tục chiến đấu ngoan cường. Ngồi trên vai bạn Đơlagiơ cao to, chân tay dài quá cỡ, tóc đỏ hoe, tai vểnh như tai thỏ, chàng kỵ sĩ mảnh mai đầu đeo băng khích lệ hai phe và vừa điều khiển thật ranh mãnh con ngựa của mình, vừa cười như nắc nẻ.
Đứng ở cửa lớp, thoạt đầu Môn nhìn những trò chơi mới với đôi mắt đầy ác cảm. Tôi đứng ngay bên anh, lưỡng lự vô cùng.
- hắn là một thằng láu cá – anh nói qua kẽ răng, tay thọc túi – Từ sáng đã mò đến, đó là cách duy nhất để khỏi bị nghi ngờ. Và ông Xơren đã mắc mưu!
Anh đứng đó hồi lâu, mặc cho gió quần cái đầu trọc, điên khùng nguyền rủa các thằng hề kia ắp giết hết bọn con trai mà mới chưa lâu anh còn thống lĩnh. Dù bản tính hiền lành, tôi cũng không thể không ủng hộ anh.
Với sự vắng mặt của thầy giáo, cuộc huyết chiến diễn ra khắp nơi trên sân: kết cục các học sinh bé nhất bao giờ cũng đè lên nhau, bởi vì các bạn chạy trốn và ngã nhào trước khi bị đối phương quật trúng. Chả bao lâu chỉ còn đứng được ỡ giữa sân, một nhón hăm hở nhất, nhóm này quay tít mù đến bất cứ nơi nào xuất hiện ánh băng trắng của đầu thủ lĩnh mới.
Lúc này, Môn không cưỡng được nữa. Anh cúi đầu, chống hai tay lên đùi, gọi tôi.
- Nào, Phrăngxoa, lên ngựa đi!
Sững ra vì quyết định bất ngờ ấy, tôi vẫn không mảy may đắn đo, trèo lên vai anh, và loáng một cái, chúng tôi đã ở giữa cuộc đánh giáp lá cà, trong khi phần lớn chiến sĩ cuống cuồng chạy đi và thét inh ỏi.
- Môn đấy! Môn Sếu vào cuộc rồi!
Ở giữa những chiến binh còn lại, anh vừa quay tròn vừa bảo tôi:
- Dang tay ra, chộp lấy chúng nó như tớ làm đêm qua ấy.
Choáng váng bởi cuộc chơi, tin chắc vào thắng lợi, tôi cố chộp lấy các bạn mà tôi gặp trong vòng quay. Các bạn giãy giụa gỡ ra, lào đảo giây lát trên vai “ngựa” rồi ngã vật xuống bùn. Lát sau, chỉ còn đứng vững có anh chàng mới đến trên vai Đơlagiơ. Nhưng Đơlagiơ đâu có muốn đấu với Môn, nên cúi gập rồi dướn mạnh người lên, hất kỵ sĩ xuống.
Một bàn tay đặt trên vai Đơlagiơ, như thể một thủ lĩnh nắm hàm thiếc ngựa, chàng trai đeo băng đầu đứng thẳng trên đất đăm đăm nhìn Môn, vẻ vô cùng cảm phục pha chút phấn khích.
- May mắn xiết bao! – chàng thốt lên.
Vừa hay, chuông vào lớp kêu giòn, các bạn đang quây lấy chúng tôi háo hức chờ xem sự thể ra sao vội tản ra. Còn Môn, ấm ức vì chưa thể cho kẻ địch của mình đo ván, liền vừa quay đi vừa nói giận dữ.
- Hẹn gặp lại!
Cho đến tận trưa, lớp học tiếp diễn như sắp đến kỳ nghỉ hè, và bị chen vào những “lớp” phụ mà chàng học sinh kiêm diễn viên hài kịch là trung tâm.
Chàng kể rằng do phải “hạ trại” vì trời lạnh quá, cũng không dám tính chuyện tổ chức diễn đêm, vì sẽ chẳng ai đến xem, họ quyết định chàng đến học với chúng tôi ban ngày để giải trí, còn bạn chàng trông nom con dê cái thông thái và lũ chim bắt từ các đảo. Rồi chàng kể các cuộc du lịch của họ ở các vùng lân cận, có lần mưa rào đổ như trút xuống mui xe bằng tôn, họ phải xuống bắt bánh. Các học sinh ngồi cuối phòng len lên gần để nghe cho rõ. Các bạn ít mơ mộng thì tranh thủ thời cơ quây lại sưởi ấm bên lò sưởi. Nhưng không thoát khỏi tò mò, họ ngoái lại và dịch đến gần nhóm “lớp phụ” gióng tai nghe, tay vẫn níu báu lấy nắm lò sưởi để giữ chỗ.
-  Thế các em sống bằng gì? – ông Xơren hỏi.
Hóa ra ông lắng nghe tất cả câu chuyện với sự hiếu kỳ hơi trẻ con và không hợp lắm với một ông thầy. Rồi ông còn hỏi nhiều câu khác.
Chàng trai lưỡng lự một lát, tuồng như chưa bao giờ chàng băn khoăn về điều này.
- Bằng tất cả những thứ chúng em kiếm được trong mùa thu – chàng đáp – em nghĩ vậy, Ganasơ lo chuyện ăn uống.
Không ai hỏi chàng xem Ganasơ là ai. Nhưng tôi thì nhớ đến con quỷ cao ngất ngưởng, đêm qua đã tấn công Môn từ phía sau một cách thâm độc và quật ngã anh.