rước khi đi Úc đại lợi, Pillat đến hội Hồng Thập Tự ở Francfort: - Chúng tôi sẽ di cư sang Úc châu, và sẽ khởi hành trong vài tuần nữa. Nhưng trước khi đi, chúng tôi muốn biết là ở Đức hiện có một người Lỗ tên là Ion Kostaky xin tị nạn đến không? Ông ta là cha vợ tôi. Tôi tin là Hồng Thập Tự có đầy đủ danh sách những người tị nạn. Nếu ông ta không đến Đức thì chắc là chết hay bị người Nga bắt rồi. Viên thư ký trả lời: - Ông bà không còn hy vọng gì gặp lại Ion Kostaky nữa, tại sao ông bà lại không đến tìm sớm hơn, ông ta đã di cư qua Gia nã đại cách đây 15 hôm rồi. Chưa chắc chắn, viên thư ký còn đọc rõ tên họ, sinh quán, nghề nghiệp của Kostaky cho Pillat nghe. Marie khóc ròng: - Đúng là ba rồi chứ còn ai nữa. Và họ buồn rầu đi bộ đến ga xe lửa. Tàu đi Stuttgart vừa mới chạy, chuyến sau cũng phải đến ngày mai mới có, họ đành ở lại phòng đợi nhà ga cho qua đêm, cả hai đều ân hận là không kiếm Kostaky sớm hơn. Trên đầu họ một bản thông cáo dán sẵn: «Nhà ga đóng cửa lúc 10 giờ. Không được ở lại trong phòng đợi hay trên sân ga». Bên cạnh đó một bản thông cáo khác: «Ai đi ngoài đường sau mười một giờ sẽ bị bắn». Họ đành lại phải đứng dậy đi. Khách sạn không còn nữa, nhà cửa bị dội bom nát hết cả rồi. Một người qua đường cho biết là có một nhà trú ẩn ở trước nhà ga. Họ bước vào trong một căn hầm đổ nát có giường cho thuê. Mệt mỏi, cả hai nằm xuống giường, lấy xách kê đầu. Marie vẫn khóc tỉ tê vì không còn hy vọng gặp lại cha, rồi lại nghĩ đến đứa con còn trong bụng. Pillat bảo: - Em biết không, anh đã tìm ra tên đặt cho con rồi. Nếu là con gái, chúng ta cứ gọi là Doina Australia. Doina có nghĩa là tên một bài hát Lỗ ma ni nói về sự lưu đày não nề. Còn Australia thì để kỷ niệm tổ quốc mới của chúng ta. Marie sung sướng nghĩ rằng họ sẽ đến Úc châu và con nàng sẽ sinh ra trong một quốc gia chứ không ở trên bước đường lưu lạc như bây giờ. Như thế họ thiếp đi trong giấc ngủ có tên Doina Australia ám ảnh. Lúc họ tỉnh dậy, ánh sáng đã chiếu vào căn hầm. Cái áo Marie để trên đầu và đôi giày biến đâu mất. Không còn ai trong hầm nữa, nên họ chẳng biết phàn nàn cùng ai cả. Pillat xổ xách tay ra chỉ còn kiếm được một đôi giày lính. Marie mang vào, rộng thênh thang, nàng nức nở khóc. Xổ xách tay Marie ra, Pillat tìm thấy một gối mềm. Thì ra đó là một cái áo trắng bằng Voile. - Áo cưới của mẹ đó. Em mang theo lúc đi. Em nghĩ là... Trong nước hồi đó không còn tục đám cưới theo nghi lễ tôn giáo nữa. Marie mang theo với hy vọng một ngày nào họ sẽ lại làm đám cưới ở nhà thờ. Pillat bảo: - Thôi em cứ mặc đỡ áo này đi. Thắt chặt dây lưng một tí sẽ ngắn bớt lại ngay. Marie đành phải mặc áo cưới vì không còn cách nào khác. Giày rộng thênh, áo cưới, và xách mang trên vai, Marie vừa đi vừa khóc, nhưng không ai nhìn nàng cả. Không còn ai ở đây ngạc nhiên về điều gì nữa cả. Họ đến sở cảnh sát. Viên cảnh sát trưởng lắng nghe rồi bảo: - Tôi có thể cấp cho ông bà một giấy chứng nhận là ông bà đã khiếu nại bị mất cắp. Với giấy chứng nhận đó, ông bà đến trình ở sở cấp phát quần áo và xin phiếu mua áo. May là ông bà chỉ mất quần áo thôi đó, lần sau đừng có vào trong nhà trú ẩn đó nữa. Mỗi đêm người ta thường thấy người bị ám sát chết trong hầm đó là thường. Sở cấp quần áo ở ngay bên cạnh. Người ta mời ngồi và cùng lắng nghe câu chuyện sau đó, viên công chức hỏi giấy cư ngụ. Pillat trả lời: - Chúng tôi có giấy tờ, chứng nhận di cư và, một giấy khác chứng nhận bị mất cắp. - Chúng tôi không thể cấp phiếu mua áo quần nếu không có giấy cư ngụ. - Nhưng đây là trường hợp đặc biệt. Ông nhìn xem, vợ tôi không thể lên đường bằng bộ áo cưới và giày lính thế này được. Ông nghĩ lại xem. Tôi van ông cấp cho, trong trường hợp đặc biệt này, vì ngoài cái áo cưới này, vợ tôi không còn cái i: - Những cơ quan chính của thân xác con người, như tim phổi đều sinh hoạt tự động, lòng tham sống và hy vọng con người cũng thế. Chấp nhận cái chết chỉ là một sự láo khoét của văn chương. Câu chuyện người lính La Mã của Spengler chờ dung nham núi lửa đến cuốn đi chỉ là một điều tưởng tượng, không đúng sự thật. Khi quân Nga bắt đầu xâm chiếm đất nước chúng tôi như những luồng dung nham, và khi chúng tôi hiểu là họ muốn loại bỏ chúng tôi thì chúng tôi phải trốn đi. Chúng tôi được may mắn thoát khỏi họng núi lửa, thoát khỏi bàn tay Sô Viết và bây giờ chúng tôi sẽ tìm cách để thoát khỏi cái nồi súp de Đức quốc này. Trên bình diện con người, bác sĩ hãy nói thật cho chúng tôi biết là bác sĩ có tìm cách để cứu lấy mạng sống của mình và thoát khỏi nơi này không? - Có chứ. Petrovici trả lời thế và chỉ những lọ mực, cục tẩy, khuôn dấu để la liệt trên bàn, rồi nói tiếp: - Tôi cố để thoát hiểm bằng một lối duy nhất, đó là di cư. Các quốc gia bên kia Đại tây dương thường gởi đến nước Đức những phái đoàn thương mại để tìm nhân công giữa hàng ngàn người tị nạn. Họ chọn người như chọn súc vật và chỉ giữ lại những món hàng hảo hạng. Nghĩa là họ thích những thanh niên trẻ trung, tôi thì vượt quá giới hạn của tuổi trẻ rồi, vì thế cho nên tôi phải sửa lại giấy khai sinh. Và đó là điều tôi đang làm. Tôi lại tàn tật nữa, thiếu mất vài mi li mét dưới bàn chân phải, tôi thấp hơn người hảo hạng mà họ muốn, vài mi li mét nữa mới đủ 1m60. Tôi lại theo đạo Hồi giáo. Người hảo hạng mà họ muốn phải có đạo Thiên Chúa mới được. Tôi sắp cạo sửa tất cả điều đó, phải làm giấy tờ giả mạo mới mong thoát khỏi mạo hiểm được. Nhưng sự khó khăn thực sự là ở điểm khác, là làm sao để tách rời được khỏi nấm mồ Âu châu. Âu châu đã chết rồi. Và cũng như tất cả giai cấp trí thức trưởng giả tôi cũng biết phụng thờ các ngôi mộ. Thú thật khi phải rời bỏ Âu châu là một điều khổ tâm cho tôi. Âu châu đã bắt đầu chết lúc mà các trại tập trung quốc xã được dựng lên. «Âu châu đã chết với mỗi tù nhân bị quốc xã thiêu sống, Âu châu chết một phần cùng với cái chết cháy của vợ tôi, nhưng sự thật Âu châu đã thở hơi thở cuối cùng ở Torgau, ở đó có ngôi mộ chôn Âu châu, ở đó có một thành phố nhỏ trên bờ sông Elbe đánh dấu nơi quân đội Nga Mỹ gặp nhau vào năm 1945. Ở đó, trước thi hài Âu châu, lính Nga và lính Mỹ đã ôm nhau hôn và uống Whisky cùng Vodka. Tang lễ của Âu châu đã được tưới bằng rượu ngoại quốc, Vodka, Whisky. Cũng như anh và vợ anh không cho nơi nào êm ái hơn là ở Piatra của xứ Lỗ ma ni, tôi cũng chỉ mến Âu châu thôi. Chính vì thế, mà tôi xem cơ hội này, cơ hội mà tôi đã tranh đấu và tìm cách sửa đổi giấy khai sinh là cơ hội thứ hai. Sự lưu đày ra khỏi quê hương chỉ là một khúc giáo đầu cho sự lưu đày ra khỏi Âu châu...» Vừa lúc đó, một người lịch sự bước vào, bắt tay Petrovici, lạnh lùng chào Marie và Pillat. - Tôi vừa mới được cử giữ chức cố vấn chính trị và các vấn đề eo biển Balkan bên cạnh Bộ chỉ huy Hoa Kỳ ở Âu châu. - Thành thật mừng ông. Trả lời thế và Petrovici quay qua giới thiệu Marie và Pillat: - Đây là một trong những đồng bào của ông bà, ông Aurel Popesco. - Hân hạnh được biết ông bà. Và ông ta vội vã bước đi, đến ngưỡng cửa ông ta còn quay lại: - Phái bộ Gia nã đại đến đây ngày mai để tuyển lựa những người được di cư lúc 8 giờ sáng, vậy bác sĩ muốn trình diện thì phải dậy sớm nghe. Petrovici nói cho Pillat biết: - Aurel Popesco thuộc thành phần được ưu đãi vì hắn có một giấy chứng nhận là «nạn nhân của phát xít» và chính nhờ đó mà hắn được làm việc cạnh bộ chỉ huy Hoa Kỳ. Trước đây hắn là một trong những tên chỉ huy của phong trào phát xít ở Lỗ ma ni, chắc là anh biết rồi chứ. Hắn ta đã gây nhiều tội ác man rợ. Hắn đã trốn qua Đức. Người Đức nhốt hắn ở Buchenwald với những tên phát xít khác từ Lỗ ma ni trốn sang. Rồi người Mỹ giải thoát tất cả tù binh ở trại Buchenwald cấp cho họ chứng chỉ «nạn nhân của phát xít» và trong thành phần đó có lũ phát xít quá khích đó là trường hợp của Aurel Popesco. Ngừng ở đó, Petrovici quay qua Pillat: - Anh cứ trình diện với phái bộ Gia nã đại ngày mai, tôi không thể đến đó vì giấy tờ cạo sửa chưa xong. Tôi rất tiếc vì không hiểu bao giờ mới có phái bộ thứ hai tiếp theo. Nhưng anh thì cứ trình diện. Anh ngủ đây đi và mai tôi dẫn đi.VI & VII & VIII
IX & X & XI & XII
XIII & XVI & XV
XVI & XVII & XVIII & XIX
XX & XXI & XXII & XXIII
XXIV & XXV & XXVI
XXVII & XXVIII
CUỐN SÁCH CỦA SA MẠC I & II & III & IV
V & VI & VII & VIII & IX
Phần thứ nhất - I & II & III & IV & V
VI & VII & VIII & IX & X
XI & XII
(Phần thứ hai - I & II & III
IV & V & VI & VII
VIII & IX & X
Phần thứ ba - I & II & III
Phần thứ nhất - I & II & III & IV
V & VI & VII & VIII
XI & X & XI
XII & XIII & XIV & XV
Phần thứ hai- I & II & III
III & IV
1 & II & III
IV & V
VIII Aurel Popesco thì cố giải thích cho bà Salomon vì sao các vị lãnh tụ cộng sản các quốc gia bị Nga chiếm đóng muốn chống đối Mạc Tư Khoa, vì sao Sô Viết sẽ giết thống chế những người Slaves miền Nam và lợi dụng cơ hội đó để tiến vào Đông Âu. Trong lúc đó bà Salomon chỉ nghĩ đến trang trại của bà ở Gia nã đại. Bà lơ đãng nhìn ra cửa sổ thấy Varlaam ở văn phòng quân sự đi ra. - Chính trị không liên quan gì đến tôi cả. Nói xong, bà mời Aurel Popesco xuống lầu. Trời xẩm tối. Tất cả người Do Thái đều ra đường trước nhà. Trong tất cả khu phố của người Do Thái, đâu đâu cũng có hiện tượng đó. Lúc hoàng hôn xuống, người Do Thái nào cũng bỏ nhà, xuống phố để nghe ngóng tình hình. Sợ hãi đã thấm tận xương tủy. Cho nên trước khi vô nhà, gài cửa đi ngủ, họ phải ra đường để lấy tin tức về giá cả tiền tệ, về chính trị, về các phong trào chống Do Thái. Họ hỏi hết tất cả vấn đề để xem thử nên ngủ hay cần phải thức trắng đêm, để tính toán xem thử có gì đến với họ trong đêm, và họ có thể ngủ yên hay không. Aurel Popesco nhìn những người Do Thái đang tụm năm tụm ba trên đường phố. Bỗng nhiên xe cam nhông và xe quân cảnh Mỹ xuất hiện, bao vây khu phố. Bà Salomon giải thích: - Họ lại đi kiếm đô la đó. Cứ mỗi tuần hai, ba lần, quân cảnh Mỹ xuất hiện nơi đây khi người ta báo cáo là có một vụ làm ăn mang lại khá nhiều đô la. Họ đến tịch thu hết đô la xong rồi lẹ làng chuồn đi. Ngoài đô la ra, họ không thèm để ý đến điều gì khác nữa. Lính Mỹ đã bao vây một vài căn nhà. Bà Salomon nói tiếp: - May mà Isaac không có nhà. Các vụ vơ vét đó đã làm chúng tôi điên đầu. Cho nên ông thấy là tôi khoái bỏ đi lắm, chỉ khi nào đi khỏi đây chúng tôi mới sống tự do được. Isaac cũng thế, anh ấy không thể chịu đựng nổi. Đã nhiều lần họ lấy hết tiền của chúng tôi, lấy sạch sành sanh chẳng còn đô la nào cả. Bây giờ, họ có lên phòng tôi thì cũng chỉ tìm thấy áo quần dơ thôi. Bà Salomon và Popesco đành đứng lại nhìn, không bước lên được, đường xá bị ngăn chặn hết. - Chúng tôi sẽ được yên ổn ở Gia nã đại, ở đó chúng tôi có thể sống như bao nhiêu người khác. Vào lúc đó có tiếng một vật gì lớn rơi xuống, đám đông la hét om sòm. Lính Mỹ tăng cường hàng rào ngăn chặn. Aurel Popesco nhón chân lên nhìn và bảo: - Hình như có ai nhảy qua cửa sổ tự tử. Đám đông vây quanh căn nhà có người tự tử, nhưng không ai đến gần được. Bà Salomon tái mặt, phải vịn vai Aurel Popesco. - Tôi không còn chịu đựng nổi cảnh tượng này nữa. Giá mà tôi được rời khỏi nơi này càng sớm càng hay. Xe hồng thập tự chạy đến, vài y tá đem xác chết lên xe. Mọi việc chỉ xảy ra trong vài phút. Eddy Thall nhờ Aurel Popesco dẫn về phòng: - Tôi kiệt sức rồi, không lên lầu một mình được nữa. Họ rẽ đám đông đang bàn tán về vụ tự tử để trở về phòng. Bà Salomon cảm thấy cái gì trơn ướt dưới chân. Thì ra bà đang đi trên vũng máu, đúng chỗ mà người chết vừa lao xuống. Eddy Thall muốn hỏi thử ai vừa mới tự tử, nhưng cặp mắt bà cứ trơ tráo nhìn vũng máu trên đường nhựa, vũng máu mà bà vừa bước chân lên, đôi giày hoa mỹ kiểu Hoa Kỳ đã dính máu. Vừa bước lên lầu, bà vừa thấy trước mặt hình ảnh vũng máu, chiếc xe hồng thập tự và đám đông đang vây quanh bà. Một người Do Thái vừa nhảy qua cửa sổ tự tử, và điều đó xảy ra sau ngày chiến thắng. Vào lúc mà người Do Thái đã là sở hữu chủ những trái bom nguyên tử và viên giám đốc kỹ nghệ nguyên tử, Lilienthal, lại là một người Do Thái cùng quê hương với Lidia. Bà Salomon vẫn nói: - May mắn là chúng tôi sẽ đi Gia nã đại. Bà ta đã chóng mặt phải tựa lên tay Aurel Popesco mà đi. Bà muốn rửa đôi giày trước khi vào nhà để máu đỡ dính nền nhà. - Ai tự tử đấy nhỉ? - Tôi không biết. Người Mỹ chở ông ta vào nhà thương nhưng hắn chết rồi. Vào phòng, bà Salomon nằm dài xuống giường. - Làm ơn cho tôi thức gì uống, lạnh càng tốt. May là chúng tôi rời bỏ nơi nầy, từ giã cái xứ bạc bẽo nầy. Sung sướng mà đi được. Nếu Isaac có thể về sớm hơn được nhỉ? Nhưng mà Isaac chỉ trở về vào ngày mai khoảng 6 giờ và từ đây cho đến 6 giờ chiều mai, tôi phải ở đây một mình, cô đơn quá. Bà khóc nho nhỏ. Qua làn nước mắt, bỗng bà thấy cái mũ của Isaac trên ghế. Bà mở to mắt ngạc nhiên. Rồi trên giường có cả áo choàng của Isaac đó nữa. Bà vùng dậy tưởng mình mê ngủ: - Isaac về rồi hả? Anh ấy đâu rồi? Cửa phòng xịch mở, và hai cảnh sát Do Thái bước vào. Bà Salomon hỏi: - Isaac về rồi sao? Hai người cảnh sát vẫn yên lặng. Bà Salomon nhảy chồm về phía họ với bộ áo vết trên tay, liên hồi hỏi Isaac ở đâu, nhưng hai người cảnh sát vẫn không trả lời. Họ bất động cho đến lúc bà Salomon ngả dài trên sân nhà với bộ áo của chồng bà còn trên tay. Hai người cảnh sát ẩm bà lên giường và giải thích: - Tụi Mỹ ở lầu một, Isaac vội vã bước lên lầu. Rồi tụi Mỹ thấy ông ta bước vào phòng. Vài giây sau, ông ta lao mình qua cửa sổ. Aurel Popesco hỏi: - Nhưng mà đúng là Isaac hả? Hai người cảnh sát cẩn thận nhìn lại bà Salomon đang bất tỉnh. - Vâng, đúng là Isaac tự tử. Ông ấy là bạn ông? Hình như ông ấy có nhiều đô la và sợ bị tịch thu. Hai người y tá vào phòng và bắt đầu đánh gió cho bà Salomon đang nằm sấp trên giường. - Hình như Isaac Salomon bị mệt mỏi quá sức. Điều đó ông là bạn chắc ông hiểu rõ. Vâng, ông ta bị giao động quá mức, nên không thể trách ai về vụ này được. Đúng ra tụi Mỹ không có ý định khám xét nhà ông ấy. Họ rất ngạc nhiên về vụ tự tử này, và đã ngừng ngay cuộc bố ráp. Trên giường, dưới người bà Salomon có cái cặp của Isaac Salomon đầy ắp cả đô la. Hai người y tá lật bà nằm ngửa ra cho dễ chịu. Trước khi rời phòng, hai người cảnh sát nói với Aurel Popesco: - Chào ông. Không phải lỗi của ai cả. Lỗi của người Mỹ lại càng không đúng mấy. Chúng tôi có chứng kiến vụ này. Ngay lúc mà Isaac nhảy qua cửa sổ, người Mỹ đã ngừng cuộc bố ráp.
III
Sáng hôm sau khoảng 7 giờ Marie và Pillat sắp hàng trong đám người chờ phái bộ Gia nã đại, đám người khốn nạn thuộc nhiều hạng tuổi và nhiều quốc tịch khác nhau. Nhưng họ cùng chung một ước mơ là được trở thành người tiều phu ở Gia nã đại. Toàn là những người trước đó có nhà cửa, gia đình, nghề nghiệp đàng hoàng, nhưng vào ngày chiến thắng, tổ quốc của họ đã rơi vào tay Sô Viết, họ buộc lòng phải trốn đi, từ bỏ nhà cửa, gia súc, gia đình tất cả. Giờ đây họ trở thành những kẻ vô sản chính hiệu. Trên thế giới có đến hơn trăm triệu người như thế rải rác trên các đường phố. Mặt luôn luôn cúi gầm xuống đất, họ chờ đợi cơ hội được đi Gia nã đại, nhưng khó khăn lắm. Trong hàng triệu người vô sản đó, Gia nã đại chỉ chọn một số giỏi dang mà thôi. Chín giờ xe của phái bộ Gia nã đại mới đến, còi vang inh ỏi. Họ gọi tên thí sinh ngay tức khắc. Cứ gọi đến hàng chục người một lần. Lúc đến trước bàn giấy, Pillat ngửi thấy mùi nước hoa Cologne, mùi thuốc lá và xà phòng, dấu hiệu của tình trạng toàn hảo của các thương gia. Ba người Gia nã đại nhìn chăm chăm từng thí sinh, từ đầu đến chân như là lúc đi mua ngựa, vì họ phải trả tiền di chuyển cho ai được di cư. - Anh ở quốc gia nào? - Lỗ ma ni. Pillat trả lời. Phûm sẽ bị thủ tiêu và địa vị của đảng sẽ được cũng cố hơn bao giờ hết. Đó là mặt phải của sự thử thách, trong khi mặt trái của nó là sự hủy thể của cá nhân. Boris tự phân tích rất chu đáo và thành thật, bởi hắn muốn tìm hiểu xem mình có sợ chết hay không. Hắn đã từng nói về sự khinh thị của một người công sản đối với cái chết của một cá nhân để cho đảng sống mãi. Trên nguyên tắc thì Boris đang chấp nhận lý thuyết đó và không ngần ngại xin được xử tử hình. Về phương diện lý trí, cái chết vô nghĩa hơn những gì lịch sử, tôn giáo và văn chương đã đề cập đến. Cho nên lúc hắn muốn tự tử, hắn không sợ hãi gì cả. Động tác vô nghĩa đó không có gì khó khăn đối với hắn cả. Bây giờ bỗng nhiên hắn khám phá ra một điều gì không ưng ý với hắn, hình như một giọng nói âm thầm đang trổi dậy. «Sau khi giả vờ tự thú, mầy sẽ bị kết án, nhưng mầy sẽ không bị xử tử». Boris lấy làm xấu hổ về ý nghĩ đó, nhưng hắn không thể không nghĩ được, bởi hắn vẫn hy vọng là nếu hắn tự thú, đảng sẽ không xử tử hắn nhưng con đề cao hắn nữa. Hắn tự hỏi: «Hay là vì sợ chết mà mình có cái ảo tưởng đó». Hắn muốn xóa bỏ ý nghĩ đó đi, nên lại bảo thầm: «Mình sẽ được xử tử, mình sẽ bị xử tử, xử tử». Nhưng giọng nói âm thầm lại vang lên: «Đảng sẽ tán dương công lao của mầy và không bao giờ để mầy chết. Hành động tự kết án đó sẽ được khao thưởng, kỷ niệm và tôn thờ». Boris không muốn có ảo tưởng đó, hắn muốn chắc là hắn sẽ chết, chết thực sự theo chính lời yêu cầu của hắn. Lý trí nói với hắn rằng: «sự việc sẽ xảy ra như thế, nhưng hắn không thể nào làm câm ngay cái giọng nói âm thầm bên trong rằng hắn sẽ sống mãi. Một chiếc xe ngừng trước cửa bệnh viện. Một người thanh niên vận âu phục, dáng điệu bỡ ngỡ bước xuống xe. Vị y sĩ trưởng đang đứng giữa sân với một bác sĩ khác ngay dưới cửa sổ của Boris. Thanh niên nọ lại gần, Boris lắng nghe câu chuyện. Thanh niên tự giới thiệu: - Tôi là Milan Paternik, cố vấn chính trị cho bộ chỉ huy các lực lượng Âu châu (hắn đưa căn cước và thư giới thiệu). Tôi mang theo một người đàn bà đã đến kỳ sinh nở. - Không thể được, ở đây, chúng tôi không có trại sản phụ khoa. Vị y sĩ trưởng trả lời. Nhưng Milan nài nỉ: - Đây là một trường hợp ngoại lệ. Vị chỉ huy trưởng yêu cầu ông nhận bà ta và săn sóc kỹ lưỡng. Bác sĩ đọc bức thư. Marie sắp đẻ, đang nằm trong xe. Aurel Popesco đã tìm cách để nàng được nhận vào quân y viện vì không còn bệnh viện nào ở đây nữa. Milan Paternik đích thân đem nàng đến. - Bác sĩ chúng tôi ở đây không chuyên về sản khoa, đáng lý chúng tôi không nhận, nhưng vì có lệnh trên, chúng tôi sẽ làm theo. Milan lập lại: - Xin bác sĩ vui lòng, đây là trường hợp bất khả kháng. Boris chú ý đến chữ «trường hợp bất khả kháng, ngoại lệ» mà Milan cứ lập đi lập lại mãi. Bác sĩ cáu kỉnh: - Tôi không hiểu nổi, thật là quá đáng, ai đời lại gởi vào quân y viện người đàn bà sắp sinh, đúng là họ muốn đùa với chúng tôi rồi. Boris giật mình lẩm bẩm: «Mình hiểu, vâng, mình hiểu tại sao người ta gởi người đàn bà nầy đến đây». Hắn trông rõ Pillat và Milan Paternik đỡ Marie xuống xe. Trong óc Boris, giả thuyết người Mỹ đã biết lai lịch hắn càng ngày càng rõ rệt. Nép sau tường, hắn nhìn kỹ Marie, nhưng không nhận ra nàng. Boris thầm nghĩ: « Họ đưa Pillat và người đàn bà nầy đến đây để có thể nhận diện mình. Muốn biết chắc mình có phải là Boris không, tụi Mỹ đã đưa đến đây một người bạn học cũ của mình, cách tốt nhất để nhận diện mình là Boris Bodnariuk, bộ trưởng bộ chiến tranh Lỗ ma ni chứ không phải là công dân Số Việt Boris Neva». Boris nhớ lại lời khuyên của các sĩ quan Sô Viết «Đứng để lộ tông tích». Rồi nhớ lại câu nói của viên bác sĩ «Thật là quá đáng, ai đời lại gởi đến đây một người đàn bà sắp sinh. Tại sao lại đúng vào quân y viện chúng tôi», và câu nói của Milan Paternik «Đây là một trường hợp bất khả kháng, ngoại lệ...». Thế là Boris chắc rằng Pillat đã được gởi đến đây để nhận diện hắn. Nhẩm tính, còn 16 giờ nữa thì đến lúc hồi hương, nhưng nếu người Mỹ nhờ Pillat nhận diện được hắn thì hắn khó trở về nước được nữa. Bản cáo trạng ở Bucarest kết tội tên thống chế trưởng giả đó sẽ bị hủy bỏ. Boris thầm bảo: «Mình đừng để họ biết tông tích chứ». Phòng bên có tiếng nói chuyện, lúc đầu bằng tiếng Anh, sau đó bằng tiếng Lỗ ma ni. Milan Paternik đang nói chuyện với y tá, Pillat nói với người đàn bà có thai. Milan nói: - Chồng bà sẽ ở đây, ông ta ngủ ở ghế nầy. Boris lắng nghe: «Sao lại ngủ đúng phòng bên cạnh phòng mình? Không còn nghi ngờ gì nữa. Họ gọi Pillat đến đây để nhận diện mình. Chốc nữa hắn sẽ đến phòng mình với một lý do nào đó để nhìn mặt mình đúng theo chỉ thị đã nhận được». Boris bỗng để ý là cửa phòng hắn không khoá: «Lại thêm một lý do nữa, sao họ lại lấy mất chìa khóa phòng mình?». Boris lại cửa sổ và thấy Milan Paternik lên xe về một mình. Ở phòng bên, Pillat và Marie đang chuyện trò với nhau bằng tiếng Lỗ. Marie đang than phiền. Boris lại thầm nhận xét: «Nghe rõ như họ đang đứng nói chuyện trong phòng mình». Mọi sự xảy ra thật đáng ngạc nhiên nhưng hắn vẫn bình tĩnh, hắn vẫn cố không để bị nhận diện – Pillat thì đang ở phòng bên và hắn còn đến 16 giờ nữa mới hồi hương được. Boris vừa nhìn cửa lớn vừa thầm nghĩ: «Hắn có thể ám sát mình, và bảo rằng đó chỉ là một cuộc trả thù riêng. Đối với công chúng giải thích âm mưu đó như thế thì tạm ổn. Người Mỹ muốn ám sát mình để không cho mình trở về nước thi hành bản án tên thống chế phản bội đó. Chắc thế rồi». Boris nhìn qua cửa sổ, không có gì đáng ngại, vườn bệnh viện chỉ có tuyết phủ, đường phố cách xa chừng hai trăm thước. Boris quyết định. Tagrave; Tân thế giới tìm được nơi mình. Hoan hô bác sĩ Petrovici. Tân thế giới chỉ đòi hỏi một điều thôi: nghề sửa đồng hồ. May mà mầy còn có cái nghề sửa đồng hồ nếu không thì mầy chết rồi. Vì chính Tân thế giới điều khiển vũ trụ và Tân thế giới không cần người trí thức mà chỉ cần thợ sửa đồng hồ. Điều duy nhất mà Âu châu mang lại cho con cháu là đem bán chúng ta theo thước tấc và sức nặng, bán từng lá phổi, từng phân mét cho Tân thế giới. Và Tân thế giới chỉ chọn những gì họ thích, nơi mình, họ chỉ chọn có nghề sửa đồng hồ. Người đàn bà hỏi: - Ông có đạo Thiên chúa? - Vâng, đương nhiên là có đạo Thiên chúa rồi. Petrovici nuốt nước bọt, choáng váng rồi cố rướn cổ lên để tìm một ít không khí để thở. Ở đàng sau phái đoàn, tượng Chúa trên Thánh giá hình như xoắn lại, không vì đau đớn mà vì thương hại cho Petrovici bị bắt buộc phải nói dối. Petrovici sinh ở Bosnie dưới thời lệ thuộc Thổ nhi kỳ, dân Bosnie bị bắt buộc theo đạo Hồi giáo. Ông nội Petrovici tuyên thệ bỏ đạo Thiên Chúa vì sợ bị chặt đầu và đành theo Hồi giáo. Đó là lý do tại sao Petrovici theo Hồi giáo như đa số dân Bosnie. Bà trưởng phái đoàn hài lòng nhìn chứng chỉ rửa tội mà Petrovici tự tạo ra để được phép sửa đồng hồ tại Argentine: - Chúng tôi chỉ nhận người có đạo Thiên chúa thôi. Ông đi khám nghiệm y khoa xong trở lại đây. Tuổi giới hạn là 40, ông hình như chưa quá 40. Với là chắc ông không bị tàn tật? Người đàn bà nhìn giấy tờ. Toàn là đồ giả mạo hết, nhưng bà không hề biết. Petrovici nghĩ đến vài phân mét còn thiếu, nhưng ông ta thừa biết phải thóp bụng, nhón chân làm sao rồi. Ông ta nghĩ đến cái răng sâu, đến bàn chân phải không có lòng bàn chân và lo sợ hết sức. Nhưng người đàn bà nói: - Những người thợ giỏi. Những người sùng đạo và khỏe mạnh. Đó là tiêu chuẩn của xứ Argentine. Ông hội đủ tất cả các điều kiện. Petrovici lại khó thở, cố tìm không khí nào cho dễ thở. Ở trên cao có lẽ không khí trong sạch hơn. Ông ta ngẩng đầu lên. Trên thánh giá, Chúa Jésus đang nhìn vào đôi mắt Petrovici và hình như bảo: Chúa sẽ giúp đỡ cho những ai không có lòng bàn chân ở chân phải. Và giúp đỡ những ai cao không đầy 1m60. Ante Petrovici, con đừng sợ gì cả, bởi vì dù con theo Hồi giáo, Chúa cũng giúp đỡ người Hồi giáo như thường. Chúa ở bên cạnh con, ngay cả khi giáo hội của ta không thừa nhận con. Petrovici bước ra ngoài mà không hề đi cà nhắc, đi như là ông ta không có một chân thấp hơn chân kia. Chúa đã nâng Petrovici lên một chút để cho người đàn bà đó không thấy Petrovici đi cà nhắc. VII Về đến nhà, Petrovici đã thấy Pillat trong phòng, Marie mặc áo cưới từ Francfort trở về một cách ô nhục. Họ kể cho Petrovici nghe về Kostaky và vụ mất cắp áo quần. Cầm một miếng biscuit nhai, Petrovici hứa hẹn: - Chờ đây, tôi sẽ đi kiếm cho bà một cái áo và một đôi giày. Petrovici đi cà nhắc đến ngọn đồi trên cao của Stuttgart. Khu phố trên đồi là khu phố duy nhất không bị dội bom. Những biệt thự ở đó đã bị người Mỹ tịch thu và nhường lại cho người Do Thái còn sống sót ở trại tập trung. Đó là một xóm Do Thái bị quản thúc theo lối mới. Ở đó, hằng ngày tiêu thụ hàng triệu tiền marks. Mỗi đồ hộp vừa mới ở nhà hàng bán ra đều đã tung vào khu Do Thái đó, trước khi qua hàng chợ đen. Tất cả những tác phẩm nghệ thuật, vàng bạc, tất cả vật dụng có giá của Đức quốc phải đi qua khu phố đó trước khi đến Hoa Kỳ. Mỗi điếu thuốc của lính Mỹ phải qua khu phố đó trước khi đến tay người dân. Ở đây không thiếu gì cả. Một số người trở thành triệu phú trong vài ngày. Ở đây có cả áo lông, tranh ảnh nghệ thuật, thức ăn, trái cây ngoại quốc, thuốc lá. Điều duy nhất mà người Do Thái ở đây không được phép giữ đó là tiền đô la. Quân cảnh lùng bắt rất thường để tịch thu đô la. Nhiều triệu phú trong vài phút trở lại nghèo nàn như lúc vừa mới bước chân từ trại tập trung ra. Petrovici bước vào nhà bà Salomon. Ông không biết bà Salomon nguyên là cô Eddy Thall, bạn thân của Lidia, vừa ở miền núi Oural đến, đã làm trong chương trình thay đổi khí hậu ở Sô Viết. Ông cũng không biết là đứa con của Salomon vừa mới bị giết ở Varsovie. Không ai biết gì về hành tung của ông bà Isaac Salomon cả trừ chuyện họ là nạn nhân của chủ nghĩa phát xít và bà Salomon là một trong những người đàn bà giàu nhất khu Do Thái ở Stuttgart. Petrovici ngỏ ý: - Tôi đến xin bà một cái áo cho vợ một người bạn vừa bịdau">III & IV & V