Vì sự tham tàn và bỏ bê việc cai trị của quan lại nhà Đường, giặc Nam Chiếu đã sang đánh và giết hại hơn 15 vạn dân Giao Châụ Quan quân nhà Đường chỉ bỏ chạỵ Vào năm Giáp Thân, Cao Biền của nhà Đường đem đại binh sang đánh đuổi giặc Nam Chiếụ Vua Đường ban thưởng cho Cao Biền làm tiết độ sứ và đổi tên An Nam thành Tĩnh Hảị Cao Biền đã chỉnh đốn lại mọi việc như cho đắp thành Đại La ở bờ sông Tô Li.ch. Vào năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, Trung Quốc lâm vào cảnh phân tranh của năm thế lực khác nhau: Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chụ Vào dịp này, ở Giao Châu có Khúc Thừa Dụ quê ở Cục Bồ (Ninh Thanh, Hải Hưng), đã lãnh đạo dân Giao Châu, khôi phụ quyền tự chủ của dân Việt. Khúc Thừa Dụ xuất thân từ một họ lớn, là một hào phú có tính khoan hòa hay thương người và được dân chúng kính phục. Vào năm 905, Họ Khúc đã chiêu binh chiếm vào thành Tống Bình (Hà Nội) và tự xưng là Tiết độ sứ. Vào tình thế bắt buộc, nhà Đường công nhận Khúc Thừa Dụ là người đứng đầu đất Việt. Ông đã dùng cách "Độc lập thật sự, thần phục danh nghĩa," mà xử sự với quan quân phong kiến phương Bắc. Về mặt hình thức ông giữ hệ thống chính quyền nhưng trong đó đều toàn người Việt nắm giữ các chức vu.. Khúc Thừa Dụ làm tiết độ sứ được khoảng một năm thì mất vào ngày 23 tháng 7 năm Đinh Mão (907), và ông đã giao quyền lại cho con là Khúc HạọKhúc Hạo nối nghiệp cha đã làm nhiều điều cải cánh nhằm xây dựng nền tản độc lập cho dân tộc. Ông đã chỉnh đốn lại hệ thống chính quyền vững chắc từ trên xuống dưới, và chế độ tô thuế giản dị cho nhân dân đều được yên vuị Năm Đinh Sửu (917) Khúc Hạo mất, truyền ngôi lại cho con là Khúc Thừa Mỹ. Vì không thuần phục nhà Hán, mặt khác Nhà Hánh muốn bành trướng lãnh thổ nên đã sai tướng là Lý Khắc Chính đem quân sang bắt Khúc Thừa Mỹ rồi phong Lý Tiến là thứ sử cùng với Lý Khắc Chính giữ Giao Châu.