Họ tất cả độ chừng mười sáu, mười bẩy người ngồi quanh một cái bàn dài và rộng, có la liệt những báo chí để rất hỗn độn. Trên tường thì ảnh nhà lãnh tụ xã hội Jaurès, ảnh ông tổng trưởng thuộc địa đã ân xá chính trị phạm, ảnh mấy nhà báo người Pháp đã từng có chứng cớ rằng có tâm địa tốt với dân Việt Nam. Mấy cái tủ sách, một ít kỷ con, vài cái ghế mây thủng đáy, vài cái ghế gỗ mà người ta ngồi không khéo thì ngã, và do thế, bỏ không tại một góc, ấy đó là quang cảnh tòa soạn tờ báo Lao Động, một cơ quan ngôn luận bênh vực dân vô sản. Ngần ấy người đang sửng sốt về cái tin giáo Minh, một anh em chính trị phạm được ân xá, vì có dự vào một cuộc biểu tình xin hoãn thuế, mà bị ông công sứ tỉnh ấy tư giấy mời lên tỉnh rồi cho bắt giam. Họ không ngờ ông công sứ ấy lại còn hủ lậu như ở ba mươi năm về trước, và đã hành động trái với những lời tuyên bố của ông thượng thư, của ông toàn quyền. Vừa mới tuần lễ trước, những người này đã vỗ tay hoan hô và viết bài ngợi khen cuộc biểu tình bình tĩnh rất có trật tự của sáu trăm Lãnh đạo đảng xã hội Đệ nhị Quốc tế ở Pháp, rất danh tiếng, bị ám sát lúc nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. dân quê ấy, cho rằng đó là một dấu hiệu tiến bộ của nông dân trên con đường giác ngộ và chiến đấu... Bây giờ thấy một người trong bọn bị bắt, họ tiu nghỉu một cách cay đắng như bị có người chơi xỏ cho một vố đau. Cái ngạc nhiên của họ có điểm phẫn uất cho nên trong khi bàn luận với nhau tìm cách đối phó họ cũng to tướng như trong một cuộc cãi vã nhau vậy. Phản đối cho Minh thì bằng cách báo cáo cho những anh em đồng nghiệp cùng chủ nghĩa, gửi điện tín cho phủ Toàn quyền biết sự phản kháng về những chính sách hà khắc của quan địa phương v.v...Quang dắt Phú vào giữa lúc người ta đương om xòm, người nào cũng rất sốt sắng... trong sự bày tỏ ý kiến quanh một bài báo tổng công kích. Người cãi rằng dùng chữ này thì mai hậu không sợ búa rìu của pháp luật tư bản, kẻ muốn dùng một danh từ khác cho nó mạnh bạo hơn. Chỉ có dăm người bắt tay Phú, còn người nào viết bài cứ việc cắm đầu viết bài, người nào xem báo cứ việc xem báo, người nào nói cứ việc nói... Người ta kéo ghế mời Phú ngồi một chỗ bên cạnh Quang. Rồi một người bỏ việc làm ra hỏi Phú về tin Minh bị bắt, về những cách sinh nhai của gia đình Phú. Giữa đám bạn đồng học và đồng nghiệp cũ của mình, Quang ngồi nghiêm chỉnh, lễ phép, để tỏ rằng công việc của chàng chỉ là dắt Phú đến cầu cứu với nhà báo, chứ còn chàng thì chàng thừa rõ rằng cái địa vị viên chức trung thành của mình, đã buộc mình phải sống trong một thế giới riêng. Trong khi trò chuyện, Phú đã được dịp ngắm nghía kỹ càng những người mà xưa kia chàng chỉ biết tên trên mặt báo. Chàng rất ngạc nhiên về chỗ những người như thế mà lại làm nổi những việc như thế, vì lẽ trong cái số trên chục người ấy, ai cứ trông bề ngoài thật quả có đủ hạng của tất cả các giai cấp: lao động, thanh niên trí thức, con quan, con nhà giàu, du học sinh... Phú không hiểu sao những người mà địa vị xã hội khác nhau lại có thể cùng làm việc cho một lý tưởng. Bên cạnh một vài cựu chính trị phạm mà nét mặt đã được cái chế độ đồi bại của Côn Đảo, Guyane làm cho hóa ra thêm rắn rỏi, thêm cương quyết, mà quần áo thì hoặc xuềnh xoàng, hoặc lôi thôi lốc thốc, thì đó là những thanh niên tuấn tú có những nét mặt, cử chỉ, và âu phục tựa hồ như của bọn phong lưu công tử, tựa hồ sinh ra ở đời chỉ để biết có ăn và chơi, những tay cách mệnh cả đấy? Có thật thế không? ấy Phú cứ muốn tự hỏi mình như thế. Chàng rất lấy làm lạ rằng một bọn người mà quần áo như để đi khiêu vũ - cái áo khoác ba chục bạc, cái mũ nhung một chục, những cái đồng hồ vàng chói lọi ở cổ tay - mà cứ hễ mở mồm là gào thét về đấu tranh giai cấp, đình công, vô sản bị áp bức, đả đảo tư sản, hộ vệ thợ thuyền, hay là để chửi rủa: trưởng giả, quan trường, phú hào, vân vân...Vì lẽ lúc mới vào không có cuộc giới thiệu, Phú bèn hỏi người tiếp chuyện mình về tên tuổi những người có mặt ở đây. Thì ra sau khi nghe người nhà báo đọc tên một lượt, Phú mới nhớ ra rằng đây là bạn X. tú tài triết học, viết Pháp văn rất có tài, trưởng nam của cụ tổng đốc trí sĩ N..., kia là bạn M., du học sinh đã từng bị về cái bàn tay sắt của ông Chiappe, cảnh sát trưởng Pariạ, đó bạn HV... cử nhân văn chương, bị trục xuất khỏi Toulouạe sau những cuộc biểu tình chống đế quốc, đây nữa, anh T.Q. cựu học sinh trường Hoàng Phố, đã bị năm năm tù vì xuất dương, vân vân...Tóm lại một câu, những người ngang tàng, coi nhà tù là một cái trường đào tạo nên những tay chiến sĩ của cái phần nhân loại bị bóc lột, để chiến đấu với bọn có ở hai vai của mình những cánh tay lao động của người khác. Phú hóa ra hổ thẹn về cái nông nổi xét đoán người theo hình thức của mình. Sự tiếp xúc ấy gợi trong lòng chàng một thứ cảm giác mạnh nó sẽ không bao giờ phai lạt được. Chàng chỉ còn chưa hiểu rằng vì lẽ gì mà bằng vào những câu tranh luận của bọn người phức tạp ấy, đó là những Một thuộc địa nhỏ của Pháp ở Nam Mỹ. người rất thành thực, đến nỗi có khi hóa ra cực đoan vì tín ngưỡng nữa, quốc tế cả trăm phần trăm rồi chứ không có một tí nào là mập mờ, là nửa mùa, là lởn vởn như lời buộc tội của phái phản động thực dân họ vẫn kết án cộng sản giả danh, với quốc gia đội lốt quốc tế. Đến đây Phú lại phân vân tự hỏi mình cũng như nhiều người mà quan niệm chính trị chưa được rành rọt: Phải chăng cái tư tưởng quốc gia lại đáng rẻ rúng đi như thế? Sở dĩ có ý nghĩ ấy là Minh bị bắt giữa lúc xứ này có một ông thủ hiến thuộc đảng Xã hội, liên bang này có một ông toàn quyền cũng có chân trong đảng Xã hội, và Nam cũng như Pháp, lúc này ai cũng chỉ nói bình dân với vô sản, giải phóng với tự do. Lâm thời, những tư tưởng quốc gia trong óc chàng lại bồng bột cái bất bình về nòi giống lại sôi nổi. Chàng không thể tưởng tượng được cái sự những kẻ sốt sắng đi đón rước những đại biểu của Chính phủ Bình Dân, những kẻ hành động theo chương trình của Mặt trận Bình Dân lại cứ theo nhau mà vào tù. Phú bèn đem cái phân vân của mình ra hỏi. Người trợ bút báo Lao Động khoan thai phân trần:- Cố nhiên những sự ấy là nguy tai lắm, chướng mắt lắm, nhưng ta không nên đổ lỗi cho Mặt trận Bình Dân mà phải nhận rằng đó chỉ là sự phản động của phe tư bản thuộc địa. Thế nghĩa là ta còn yếu lắm, ta còn phải chiến đấu nữa, chiến đấu mãi mãi, mãi đến khi nào cái lực lượng của ta đủ chống đỡ cho những nguyện vọng của ta. Trong cảnh ngộ này, có một điều rất khó nói, ấy là vấn đề cái tín nhiệm giữa hai nòi giống. Họ chỉ sợ ta không thành thực cũng như xưa nay ta vẫn sợ họ không thành thực. Thành thử chưa đâu ăn thua vào đâu mà chưa chi hai bên đã phụ nhau rồi. Đã thế, phải làm thế nào cho họ tín nhiệm mình trước đi đã! Làm thế nào? Có phải chỉ còn có một cách là mình cứ việc thành thực, cứ bắt đầu nhượng bộ để làm tín nhiệm người ta trước đã, xem sao...?Làm chính trị mà không thành thực, mà tư tưởng cứ quay như chong chóng, thì không bao giờ đi đến được một kết quả tốt. Vả lại, cái mệnh lệnh của Đảng hiện giờ là cứ việc tín nhiệm mà chiến đấu... chứ không được sợ vào tù.- Thế còn chủ nghĩa quốc gia?- Cũng đáng kính trọng lắm nhưng phiền một nỗi là hiện giờ thì chỉ có hại. Bạo động thì sức phản động ở đây sẽ ghê gớm vô cùng, sẽ có hại vô cùng mà xã hội này sẽ bị lôi lùi lại như hai mươi năm về trước. Chúng tôi đã thấy những người đã hiểu rõ chủ nghĩa xã hội lắm, nhưng mà chỉ vì thất bại trong một cuộc chiến đấu mà quay ngay về cái phạm vi hẹp hòi của tư tưởng quốc gia! Như vậy là hỏng! Chúng tôi thấy rằng dưới lá cờ của Mặt trận Bình Dân mà anh em đồng chí cứ bị bắt hoài thì đó cũng chỉ là những sự thất bại của cá nhân thôi, chứ đại thể vẫn là có thắng. Nếu cứ thế mãi thì từ bên chính quốc rồi cũng phải có một sức phản ứng lại cái sức phản động phát xít ở đây. Mà lòng người càng nhốn nháo thì cách mệnh càng có lợi. Vả lại, đủ tin thì cứ làm, chứ kể thắng hay bại mà làm gì.Phú cúi đầu ngẫm nghĩ. Sau cùng, nhà trợ bút nói:- Thôi được, việc anh Minh thì chúng tôi có đủ tài liệu để viết bài phản đối rồi.Quang đứng lên, ra hiệu cho Phú làm theo. Phú cảm ơn người trợ bút, bắt tay các ông kia một lượt. Khi chàng ra đến cửa, người nhà báo còn nói:- Ta chớ vội phàn nàn! Lịch sử nhân loại chỉ là một tấn tuồng luân hồi của chiến đấu. Vậy mà đi đến được có trình độ này thôi, loài người cũng đã phải rỏ mất biết bao nhiêu máu đào rồi! Người khác há sinh đã nhiều mà ta thì ta chưa há sinh được mấy. Dù sao mặc lòng, những sự há sinh và chiến đấu của ta cũng vẫn chưa có nghĩa lý gì cả, chưa thấm thía gì cả! Thế thì ta đã đến lúc có quyền phàn nàn đâu?Phú ấp úng nói:-Vâng... Chính thế đấy ạ.Người ta lại bắt tay nhau một lần nữa. Khi đi khỏi tòa báo Lao Động, Phú hỏi Quang:- Ta về thôi chứ, hở anh?Quang khẽ đáp:-Phú đi chơi lung tung đi chứ về thẳng nhà ngay bây giờ thì nguy! Đây kia kìa, có hai anh mật thám đứng rình mò kia kìa.Phú nhìn sang bên kia hè. Phố xá lúc ấy đã vắng người mà sau một gốc cây to, dưới một mái hiên tối, một người y phục trá hình ra như một bác tài xế với một người nữa, y phục như vào hàng bồi bếp, vẫn đứng để nhìn sang bên tòa báo Lao Động nhưng lại làm ra vẻ như đợi chờ một cuộc hẹn hò, khi biết hai người này để ý thì hai anh chàng lảng đi. Quang bảo Phú:- Ta nên đến một chỗ nào rất đông người, họ có theo dõi ta cũng khó.Một chốc, Quang lại nói:- À! Ta đến Khai trí Tiến đức xem! Đêm nay là buổi diễn kịch và khiêu vũ của tuần lễ Từ thiện!-Phải đấy.Hai người đi lên phía hồ Hoàn Kiếm, thỉnh thoảng lại quay nhìn về sau lưng, nhưng thực thì không bị ai theo dõi cả. Dọc đường, Phú bảo Quang:- Thưa anh, tôi xin phép anh mai tôi về làng.- À, điều ấy tôi cũng đã nghĩ rồi. Mà chắc là chú còn lâu lắm mới lại ra đây được, vì hiện giờ chú không thể để cụ ở làng một mình được. Cho nên tôi đã bảo nhà tôi đi thu tiền học trò ngay cho chú để mai thì chú có một số tiền đem về nhà.- Cảm ơn anh, anh chu đáo lắm.Một lúc, Quang lại nói:- Còn việc anh Minh đấy thì cứ để anh em làm xem sao. Sự đã xảy ra mất rồi, còn gì! Tôi chắc nặng lắm thì cũng chỉ đến sáu tháng.- Tôi cũng tưởng thế đấy. Mà chắc là đẻ tôi buồn lắm. Anh tính, ở tù bảy tám năm mới được về mà rồi lại vào tù ngay!-Làm thế nào được!Từ đây hai người không nói gì nữa, ai cũng bận trí về những nỗi băn khoăn riêng. Chẳng mấy lúc, hội quán Khai trí Tiến đức đã hiện ra trong một vòng hào quang chói lọi ở trước mặt. Phú bảo Quang:- Thôi, họ không theo ta thì ta cũng chẳng vào trong ấy làm gì, thêm tốn tiền.- Thì ta đứng ngoài ngắm thiên hạ một lúc đã.Cả hai bước chân lên cái thềm tam giác len vào lẫn với đám giai thanh gái lịch họ chen vai thích cánh nhau để tranh nhau cái chỗ có ánh sáng như một đàn thiêu thân. Những chiếc xe hơi kiểu tối tân đỗ một dãy dài ở ven hồ chứng thực rằng đêm nay, có mặt tại chốn này là cả cái Hà thành trưởng giả. Trước cửa hội quán, những lá cờ Nam và Pháp, những bóng đèn điện ngũ sắc và lá gồi, và hoa giấy tưng bừng đón chào sự trụy lạc phong lưu. Máy phóng thanh hát ra một bài ca của Tino Roạại. Trước khi vào, một đám thanh niên nam nữ còn dang tay nhau đứng bên ngoài gõ gót giày xuống đất, vui vẻ trẻ trung mà hát theo. Hết bài, sóng điện để nổ những tiếng ục ục rồi máy phát thanh lại ném ra một bài ca khác mà một tài tử cất giọng ồ ồ hát cái bài vẻ của Raoul Ponchon trong cuộc ngưỡng mộ những cái uốn éo khỏa thân của bọn vũ nữ Folies Bergères: ôi les femmes n'avaient pas de fesạeạ. Qu'est- ce Que nous ferions de nos mains? Pauvres humains? Quang cười sặc sụa:- Ấy cái tự do của tiến bộ văn minh là như thế.Rất ngạc nhiên, Phú cau mày hỏi:-Đĩa hát mà lại đến thế nữa kia à?- Chứ gì! Bao giờ cái nghệ thuật của bọn trưởng giả lại không có tính chất dâm ô một chút?-Gớm! Hôm nay ở đây làm gì mà họ đến đông thế này?Quang giơ tay chỉ lên trên cao, Phú nhìn lên thấy những tấm vải trắng có những Một rạp nhảy múa lõa lồ ở Pháp. Nếu những phụ nữ không có mông, thì chúng ta sẽ dùng tay để làm gì? Khổ thân những con người!Những chiếc xe cao su từ bốn phương rầm rộ chạy lại đây hoặc là từ đây hăm hở kéo đi bốn phương. Trên xe có những thanh niên áo trắng áo đen trông như những con quạ khoang, có những thiếu nữ mà y phục tối tân có khi nhã nhặn, có khi nhố nhăng hết sức, lại có khi để hở da thịt như những sự khiêu khích. Một số thiếu nữ mặc quần ngắn short và dùng băng buộc vú, để hở những chỗ tròn tròn có thể khiến người đứng đắn nào cũng muốn đem dùng hai bàn tay. Người ta đội vào đầu những vòng hoa khổng lồ. Con giai cũng đánh phấn, bôi môi. Họ cứ thế mà đi diện các phố, coi những cái mặt vẽ nhọ bôi hề ấy là một thứ bằng sắc danh dự. Người ta ném hoa giấy lung tung. Ai cũng chỉ có một mục đích: kiếm ái tình. Mà cuộc dạ hội chỉ là một cớ cho những vụ ngoại tình, thông dâm, mãi dâm, của một bọn người đi làm một việc nhân đạo trong một xã hội nhân đạo. Quang bảo Phú: - Nếu không được chim chuột nhau tự do, không được ôm nhau mà nhẩy, thì cái bọn người này không bao giờ lại nghĩ đến đồng bào bị lụt. Mỗi khi có một tai họa gì cho xã hội thì cái bọn đáng thương này lại có một dịp thỏa thích để ăn, chơi và dâm. Phú buồn rầu nhớ ra rằng mẹ ở nhà đã từng phải ngửa tay nhận vài hào chỉ của cái thứ tiền làm phúc ấy. Chàng như lại trông thấy quang cảnh tòa soạn của nhà báo Lao Động trong đó người ta quên cả mọi cách hưởng thụ cuộc đời, thức suốt đêm để làm những việc sẽ dắt tới nhà tù, hay đến bệnh ho lao. Bất thình lình, chàng hiểu rõ cái nghĩa lý sâu xa của chữ “trưởng giả” với tất cả những sự suy đốn của phái người ích kỷ ấy. Hai người rủ nhau rẽ sang phía bên tả để về bằng lối phố Hàng Trống. Chợt Phú trông thấy một thiếu nữ đứng giữa mấy thiếu nữ mặc quần đùi và một tụi con giai công tử bột... Quả tim chàng đập mạnh: đó là Kim Dung. Giữa một chỗ ăn chơi, bọn trẻ tuổi ấy đương mở mồm nói chuyện “làm việc xã hội”. Kim Dung ăn mặc rất chải chuốt, nói cười rất vui vẻ, cử chỉ rất tự nhiên. Nàng được mọi người nhìn, ném hoa, nói bông, như một cô gái đẹp ở giữa một chỗ mà cái gì cũng là tự do hết sức.Bỗng đâu Phú tỉnh ngộ. Một người như Kim Dung đó không phải là sinh ra để cho sự mơ mộng hão huyền của chàng. Cái địa vị của hai người lúc ấy nó rõ rệt quá. Phú đau đớn tự nhủ mình:- Trừ phi ta có mù lòa thì ta mới không thấy rõ sự bất bình đẳng ấy.