Chương 7

Dịch giả: Nguyễn Học và Lâm Hoàng Mạnh
Chương 21
1957-1965

     húng tôi đi chuyến tàu đặc biệt và sang trọng như thông lệ, lịch trình điều chỉnh theo giấc ngủ bất thường của Mao. Tuy nhiên, những biện pháp an toàn từ thời Uông Đông Hưng đã được thay đổi hoàn toàn. Đoàn hộ tống rút dần xuống đến một phần mười cơ số. Trưởng ban an ninh Vương Kính Tiên, một người nhút nhát, miễn cưỡng lãnh nhiệm vụ khó khăn này. Ông răm rắp tuân theo mọi yêu cầu của Mao từng chi tiết, giảm bớt lực lượng bảo vệ ở Trung Nam Hải xuống mức tối thiểu và chủ yếu sử dụng các đơn vị an ninh ở cơ sở vào việc bảo vệ.
Sau khi Mao quyết định trả đũa, ông đã nhanh chóng bình phục. Bệnh cảm đã khỏi hẳn, tinh thần và thể lực trở lại bình thường. Trên đường, Mao và Lâm Khắc đã dành nhiều thời gian trò chuyện với nhau. Những cuộc trò chuyện của hai người đã giúp tôi lấp những lỗ hổng thông tin của mình. Những cuộc nói chuyện ban đêm giữa tôi với Mao thường được Mao đúc kết lại một hoặc hai ngày sau đó.
Một lần ông nói với tôi:
- Tôi để cho đối thủ tấn công trước sau đó mới đánh trả. Tôi thực hiện ba nguyên tắc. Thứ nhất, làm theo vị hiền triết Lão Tử, tôi án binh bất động. Nếu bị tấn công, sẽ thoái lui, cố thủ và yên lặng. Kẻ thù tưởng đã chiếm ưu thế.
Mao bảo, nếu phản ứng ngay kẻ thù sẽ không dám lộ bộ mặt thật của chúng. Vì vậy chúng ta phải chờ cho tới lúc chúng lộ mặt.
- Chỉ khi nào kẻ thù xuất đầu lộ diện, lúc đó chúng ta mới báo thù. Chúng ta sẽ ăn miếng trả miếng. Đó là triết lý của Khổng Tử.
Thật ra, việc này chẳng liên quan gì tới giáo lý của Khổng Tử, chỉ là một chiến thuật riêng của Mao. Mao không chỉ sử dụng nó để chống những người hữu khuynh, ông còn dùng nó để đối phó với cả những đối thủ trong đảng.
- Lúc đầu, mọi người chẳng biết bọn hữu khuynh là ai, diện mạo của chúng như thế nào, vì thế khó giải thích cho mọi người hiểu. Nhưng bây giờ chúng ta đã có thể mô tả chúng chính xác. Đó là những tên phản cách mạng! Không, chúng ta hãy gọi chúng đơn giản, những “phần tử hữu khuynh”.
Nguyên tắc thứ hai của Mao, chỉ bỏ tù những đối thủ của ông một khi họ phạm những tội nghiêm trọng và chống lại nhân dân. Tại sao ta lại giam giữ để lãng phí sức sản xuất của họ? Nếu không thích hợp với công việc lãnh đạo, họ cũng có thể làm cái gì đó có ích cho xã hội chứ? Cách xử thế như vậy theo truyền thống lâu đời của Trung Quốc.
Nguyên tắc thứ ba: đối thủ phải được cải tạo ngay tại nơi làm việc của họ. Đồng nghiệp phải theo dõi những hành vi, phải nghe ngóng xem họ nói những gì. Mao nói: “Với những chuyện bọn hữu khuynh hành động sẽ cho chúng ta hiểu thế nào là xấu xa, sai trái”.
Theo Mao, ai cũng có thể cải tạo được, ai cũng có cơ hội để trở thành người tốt. Một con bò không tự đi cày hoặc cung cấp sữa cho người. Một con ngựa chưa thuần, người ta không thể cưỡi nó. Một tên phản cách mạng, hay tên gián điệp chẳng hạn, chắc chắn chúng phải có một biệt tài nào đó. Phải tự hỏi vì sao chúng lại trở thành một tên phản cách mạng, tên gián điệp hay kẻ hữu khuynh cơ chứ? Tại sao chúng ta lại không cải tạo, tận dụng những khả năng của chúng.
Mao tỏ ra nổi giận với Nhóm Dân chủ, nói: “Bọn chúng chẳng có đứa nào tử tế cả. Tuy giải tán nhưng chúng ta muốn lôi kéo, đoàn kết với họ, nhưng đảng cộng sản lại muốn cải tạo Nhóm Dân chủ và các đảng phái dân chủ khác. Mặc dầu đã bắt hàng trăm ngàn tên thiên hữu nhưng không tử hình một ai, vì nếu chỉ cần tử hình một tên thôi ta phải tử hình tất cả. Đó là điều luật trong đã từng làm trong thời kỳ thanh lọc đảng đầu thập niên 1940 ở Hồ Nam khi Vương Thực Vị mở chiến dịch tấn công đảng, xuất bản cuốn “Bông Huệ Dại”. Sau khi mở cuộc điều tra, chúng ta phát hiện Vương là phần tử Trotskist, một tên đặc vụ, nhưng tôi yêu cầu không tử hình hắn. Khi quân Quốc Dân đảng tấn công, chúng ta phải rút lui khỏi Hồ Nam, lực lượng an ninh đã xử tử, vì sợ Vương trốn, tôi đã phê bình khiển trách việc này”.
Nhà văn Vương Thực Vị trong cuốn sách của mình, đã chỉ trích cuộc sống xa hoa vương giả của các nhà lãnh đạo của đảng trong khi họ lại cứ giao giảng thuyết khổ hạnh và quân bình. Khi các lãnh tụ vui thú trong những đêm khiêu vũ thì người dân đang phải vật lộn chiến đấu chống quân Nhật xâm lăng. Họ quy tội Vương, một phần tử Trotskist, nhưng hoàn toàn không đúng. Tôi đọc Bông Huệ Dại sau khi nghe Mao kể, tôi thấy sự chỉ trích, phê phán của Vương hoàn toàn đúng sự thật. Không những thế, Vương còn vạch ra sự tham nhũng mà sau này làm việc ở Trung Nam Hải tôi đã thấy. Tôi được biết sự thoái hoá của các đảng viên rất sớm, từ những ngày ở Hồ Nam.
Đầu tiên chúng tôi tạm nghỉ ở Thái An, tỉnh Sơn Đông, sau đó tiếp tục đi Thượng Hải, đến thăm Thị trưởng Kha Thanh Thế, một đồ đệ trung thành hăng hái nhất của Mao. Kha Thanh Thế, cán bộ đảng duy nhất đã từng gặp Lenin. Trong thời gian học tập ở Trường Đại học Đông phương, Liên Xô, và làm việc ở một nhà máy, nơi Lenin có lần đến nói chuyện. Mao kể rằng, không bao giờ Kha quên được cảnh tượng ấy chính vì thế Kha trở thành một nhà cách mạng lớn.
- Qua đấy mới thấy ảnh hưởng của một lãnh tụ vĩ đại đối với nhân dàn lớn đến mức độ nào.
Mao kết luận như vậy sau khi kể chuyện với tôi.
Kha thu xếp cho Mao nghỉ trong một ngôi nhà lát đá cẩm thạch tráng lệ có mái bằng đồng. Nhà của một thương gia Do Thái, Silas Hardoon, người mà trong những năm 1910 đã bỏ một khoản tiền rất lớn xây ở Thượng Hải. Ngôi nhà ở ngay trung tâm thành phố, bao quanh là những bức tường cao bằng gạch nung. Khu vườn tạo ra một khung cảnh tuyệt vời, có đầm sen, hoa huệ, đầy ếch nhái và những cây cổ thụ mọc rải rác trên thảm cỏ thoai thoải. Trong sự sang trọng kiểu phương Tây này, Mao vẫn chẳng thấy thoải mái, bất chấp sự phản đối của Kha, ông muốn trở lại đoàn tàu.
Khác hẳn với những chuyến đi bí mật trước đây, chuyến viếng thăm Thượng Hải lần này là một sự kiện công khai đối với dư luận. Mao muốn cả nước biết rằng ông đang chỉ huy chiến dịch chống bọn hữu khuynh.
Chiến dịch chống thiên hữu ở Thượng Hải tiến triển rất tốt. Chúng tôi tới thăm một nhà máy, nơi công nhân đã dán những khẩu hiệu viết bằng chữ lớn kêu gọi chống bọn hữu khuynh. Mao đánh giá những khẩu hiệu dán trên tường là sự ủng hộ to lớn, ông phát biểu trước các cán bộ đảng ở địa phương, cán bộ quân đội, gặp gỡ những nghệ sĩ tả khuynh nối tiếng nhất của thành phố, như nhà văn Ba Kim, tài tử Triệu Đan cùng vợ Hoàng Tông Anh và tài tử Thanh Nghị.
Khi đấu tranh, lúc nào Mao cũng năng nổ. Chúng tôi rời thành phố Thượng Hải náo nhiệt, tới Hàng Châu yên tĩnh – thành phố đẹp nhất ở Trung Quốc, với Tây Hồ một địa danh nổi tiếng trên thế giới. Chưa bao giờ tôi thấy một ngôi nhà nào tráng lệ như Liễu Chương, nơi chúng tôi đã lưu lại. Trước đây. ngôi nhà thuộc về một đại gia buôn trà, bây giờ nó được tân trang lại cho Mao ở. Liễu Chương nằm trên một bán đảo hẻo lánh đây hoa cỏ, trải dài đến bờ biển phía tây, nhỏ hơn và hấp dẫn hơn so với cung Mùa hạ ở Bắc Kinh. Ngược lại, khu vườn của nó to hơn và đẹp hơn so với khu vườn tuyệt diệu của Tô Châu. Khu nhà xây theo lối cổ truyền, mái ngói nhiều tầng, chính giữa một chiếc hồ có dòng suối chảy róc rách nối liền bằng những chiếc cầu cong bằng đá cẩm bạch. Cá và hoa đầy hồ, thực đơn bữa nào cũng có món cá ngon tuyệt do nhà bếp đánh bắt chiêu đãi.
Phó thủ tướng Liên Xô Anastas Mikoyan có mặt ở Hàng Châu để thi hành một nhiệm vụ bí mật. Ông ta muốn trấn an Mao sau vụ Malenkov và Molotov bị phế truất. Ngoài ra còn có các cuộc đàm phán gay go về mục tiêu phát triển vũ khí nguyên tử ở Trung Quốc. Mao cho gọi tôi lên.
Mikoyan, một người mập mạp, dáng đi lom khom, trạc độ 60 tuổi. Ông mắc bệnh viêm khớp mạn ở lưng và chân. Ông hy vọng sẽ được chữa khỏi bằng châm cứu. Tôi liên hệ để ông gặp một chuyên gia châm cứu nổi tiếng nhất ở Bắc Kinh. Trong khi chúng tôi đang nói chuyện về sức khoẻ, ông mời tôi một ly vodka và chuyển sang nói về những nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân. Ông có vẻ bực bội về cuộc gặp gỡ với Mao, muốn thổ lộ điều đó với tôi. Ông lo ngại khi Mao chẳng hề bận tâm tới việc chết người hàng loạt.
Mao phân tích cho Mikoyan luận thuyết “hổ giấy”, quả quyết rằng Trung Quốc có thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nguyên tử dù có phải hy sinh hàng triệu người. Mikoyan cố gắng mô tả cho tôi về sức tàn phá ghê gớm của một quả bom nguyên tử. Ông hy vọng Trung Quốc sẽ học kinh nghiệm của Liên Xô, không nên chế tạo bom này, một quả bom tốn kém triệu triệu rúp (ruble), tốn kém chỉ là một mặt thôi. Ông cũng kể cho tôi nghe một cán bộ cấp cao của Liên Xô đã phải chịu hậu quả tệ hại như thế nào, sau khi điều hành việc thử bom nguyên tử, đã chết vì bệnh máu trắng – căn bệnh mà tuỷ không còn khả năng sản xuất ra hồng cầu nữa.
Tôi đáp:
- Tôi là thầy thuốc, tôi không biết gì nhiều về bom nguyên tử. Theo quan điểm đạo đức của mình, tôi không chấp nhận nó, bởi vì nó cũng giết người như tất cả những loại vũ khí khác.
Tôi không có quyền trao đổi với một chính khách cao cấp nước ngoài về một đề tài quan trọng như vậy, tôi nghĩ, tốt hơn hết, phải báo cáo lại cho Mao về cuộc nói chuyện này. Đối với ông việc tàng trữ bom nguyên tử chỉ là vấn đề quyền lực chứ không phải là vấn đề sinh mạng con người. Mao rùng mình nói:
- Mikoyan đảm bảo với tôi, vũ khí nguyên tử của Liên có đủ cho cả hai nước dùng. Hệ thống phòng thủ hạt nhân của Liên Xô trùm lên tất cả chúng ta. Liên Xô muốn kiểm soát chúng ta, vì vậy họ ngăn cản việc Trung Quốc có bom nguyên tử. Họ sợ chúng ta có thể không nghe lời họ, chúng ta có thể khiêu khích Mỹ. Nhưng chúng ta không sợ xung đột với các nước khác. Bằng giá nào tôi cũng cho chế tạo bom nguyên tử. Đồng chí cứ yên tâm. Chúng ta sẽ không để cho kẻ nào cưỡi cổ chúng ta được.
Một khi Mao đã sẵn sàng hy sinh chừng ấy người Trung Quốc trong một cuộc chiến tranh nguyên tử, tại sao ông lại không dám để mặc cho hàng chục nghìn người thiên hữu bị giết hại. Tuy ông không trực tiếp hành hình họ nhưng ông cũng chẳng ngăn cản việc đó.
Ở Hàng Châu, Mao phát biểu trước công chúng thêm một lần nữa trước khi ông nghỉ ngơi mấy hôm. Lưu lại đó ít lâu, chúng tôi lên đường đi Nam Kinh, trú trong một ngôi biệt thự trước đây của một chính trị gia Quốc dân đảng. Ở Nam Kinh, tiết trời tháng 7 vô cùng nóng nực, nhiệt kế thường chỉ trên 40 độ C. Mao ít bị cái nóng quấy rầy hơn tôi. Hàng ngày, những người phục vụ của Mao mang vào phòng ông những thùng đựng đầy nước đá.
Trong khi ông phổ biến về chiến dịch chống hữu khuynh, nước đá tan chảy, còn tôi toát mồ hôi.
Chiến dịch này lan ra khắp đất nước như một cơn lốc. Mao khoan khoái đọc Bản tin Nội bộ kín mít những bài chỉ trích phái hữu khuynh. Vào thời gian này, chúng tôi thường hay chuyện trò ban đêm nhiều hơn. Sự thiếu ngủ hình như có tác dụng kích thích ông.
Lâm Khắc – trong thời gian tôi ở bệnh viện Bắc Kinh, vẫn liên lạc chặt chẽ với Mao – đã kể cho tôi những nhận định của ông ta về quan điểm chính trị hiện nay của Mao. Theo Lâm, Chủ tịch phải tạm thời thoả hiệp với những đối thủ trong đảng một cách miễn cưỡng để cùng nhau tìm cách chống lại phái hữu khuynh đang to mồm phê bình đảng. Đặng Tiểu Bình chịu trách nhiệm tổ chức chiến dịch chống hữu khuynh. Tuy Đặng đã làm Mao bực, nhưng không phải kẻ ngáng chân gợi ý Mao từ chức trong Đại hội đảng lần thứ VIII, Đặng thuộc vào hàng những cán bộ Mao rất tin tưởng trong việc chống thiên hữu. Mãi sau này tôi mới biết Đặng đã điều khiển chiến dịch kháng hữu một cách cuồng nhiệt, đã tấn công tàn bạo như thế nào đối với những kẻ đòi xét lại địa vị của đảng.
Trong bối cảnh hiện nay, tôi cho rằng những chiến dịch trong năm 1956 và 1957 của Mao giống như một cuộc Cách mạng văn hoá đầy sai lầm. Ngày nay chúng ta liên tưởng lại năm 1957 chủ yếu với chiến dịch chống hữu khuynh khủng khiếp, mặc dù đối thủ của Mao ban đầu không phải những người thiên hữu ngoài đảng, mà là các cán bộ lãnh đạo của đảng cộng sản, những người đã xúc phạm Mao, đòi bớt xén quyền lực, cảnh cáo trước những giấc mơ viễn tưởng của ông về chủ nghĩa xã hội. Mao muốn trả đũa đối thủ, nhưng không muốn người ta động chạm đến chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền lãnh đạo của đảng cộng sản. Nhất là không muốn vị trí lãnh đạo của bản thân ông bị lung lay. Vì vậy, ông miễn cưỡng tạm thời liên minh với các đối thủ trong đảng. Những người đã này theo ông hết lòng, vì địa vị lãnh đạo của chính họ cũng bị đe doạ.
Tuy nhiên, Mao cũng đã cho những nhà lãnh đạo đảng thấy, nếu cần, ông có thể dùng thế lực bên ngoài để tấn công, lời đe doạ này như một lưỡi gươm lơ lửng trên đầu tất cả những ai muốn lay chuyển địa vị của ông. Lúc đầu, đa số cán bộ đảng đứng về phía Mao. Lo sợ Mao tấn công, tầng lớp trí thức cũng như lòng tin vào những suy nghĩ ảo tưởng của Mao đã khiến họ ủng hộ phong trào Đại nhảy vọt sau này.
Chủ tịch có ý muốn triệu tập một hội nghị đảng để nhận định tình hình. Ở Nam Kinh quá nóng nên Giang Vệ Thanh, bí thư thứ nhất tỉnh Giang Tô, Nam Kinh trực thuộc tỉnh này, đã triệu tập các tỉnh uỷ viên tới để cùng tìm một nơi dễ chịu cho hội nghị của đảng.
Họ quyết định chọn Thanh Đảo. Một khu nghỉ mát bờ biển tỉnh Sơn Đông, trước đây do người Đức kiểm soát, khí hậu ở đó mát mẻ, rất thích hợp cho việc tắm biển. Nếu đi tàu hoả chủ tịch sẽ không chịu được nóng. Vì vậy chúng tôi đi bằng hai chiếc máy bay Il-14 do Liên Xô chế tạo và nghỉ giữa chặng bay tại Thái An. Tại đây, Mao đã sôi nổi phát biểu trước một nhóm cán bộ đảng, quân đội của tỉnh Sơn Đông về việc chống bọn hữu khuynh, nội dung tóm tắt của cuộc chuyện trò ban đêm của chúng tôi.
Với khí hậu, gió biển mát mẻ, Thanh Đảo, một nơi nghỉ lý tưởng sau khi chúng tôi rời lò lửa Nam Kinh. Thành phố có những quả đồi khiến người ta liên tưởng đến San Francisco xây dựng theo phong cách Đức. Giữa những hàng cây cao, những lùm cây um tùm, hai bên những dãy nhà gạch lợp ngói rất đẹp, được bao quanh bởi những bức tường. Mao ở cùng với vệ sĩ của ông nghỉ trong một lâu đài tráng lệ nằm trên một quả đồi, nơi ở của viên thống đốc người Đức trước đây. Từ trên đó nhìn xuống thành phố và biển hiện ra thật là đẹp.
Mao đi thăm những kỳ quan quan nổi tiếng nhất của thành phố được coi là đẹp nhất Trung Quốc, trường Đại học Sơn Đông, nơi Giang Thanh đã được nghe Lương Thế Kỳ – nhà nghiên cứu Shakespear nổi tiếng – giảng bài và một nhà máy sản xuất đầu máy xe lửa. Tại đó, sự có mặt của Mao làm tất cả mọi người trở nên phấn khích, mặc dù Mao chẳng phải phát biểu gì, chỉ đứng lẫn trong đám đông. Những biện pháp bảo vệ ở Thanh Đảo thật nghiêm ngặt. Trong thành phố, người ta đã phong toả nhiều con đường dành cho người và cho xe chạy.
Hội nghị các bí thư tỉnh uỷ và đảng uỷ các cấp bắt đầu vào ngày 17-7-1957, ngay sau khi chúng tôi đến, kéo dài nhiều ngày. Các cuộc thảo luận tập trung chủ yếu vào chiến dịch chống hữu khuynh và vấn đề cải tạo xã hội theo chủ nghĩa xã hội. Tờ Nhân dân Nhật báo đăng báo cáo của Mao trong hội nghị dưới nhan đế “Bối cảnh chính trị mùa hè 1957”. Trong đó, ông lại công kích những người hũu khuynh, bộc lộ rõ hơn viễn tưởng về xã hội chủ nghĩa, bức tranh một nhà nước công nông hiện đại được thiết lập bởi một đội ngũ đông đảo những nhà khoa học kỹ thuật xã hội chủ nghĩa. Mao nói về cặp mâu thuẫn, sự tập trung quyền lực và dân chủ; kỷ luật và tự do; Sự thống nhất tư tưởng và nguyện vọng của mỗi cá nhân. Nhiệm vụ đề ra là trong vòng 40-50 năm kể từ năm 1953 trở đi, phải vượt Mỹ về kinh tế và từ chủ nghĩa xã hội chuyển sang chủ nghĩa cộng sản. Đó là những ý trưởng trong mơ của Mao, thực tế chẳng có gì rõ nét.
Bị những vệ sĩ của Mao quây kín, lại ở nơi cách biệt với thế giới nghèo nàn bằng sự xa xỉ khôn tả, tôi không thể hiểu được nội dung thực của chiến dịch chống hữu khuynh, cách xử lý, cách giải quyết như thế nào và ra sao. Ngay cả trong những cuộc chuyện trò của tôi với Mao cũng có những điều không thực tế.
Ngoài ra ở Thanh Đảo, tôi rất bận, phải đối phó một vài vấn đề không liên quan gì tới chính trị.

Truyện Chương 7 Lời nói đầu Sơ lược tiểu sử tác giả tôi làm cho Lý Liên mừng rỡ và trở lại vẻ tươi tắn bấy lâu nay không thấy. Công việc mới vẫn không dành cho chúng tôi nhiều thời gian để gần gũi nhau, nhưng ít ra, cuộc sống cũng trở lại bình thường. Cha mẹ Lý Liên rời Nam Kinh đến Bắc Kinh ở với mẹ tôi, Lý Liên và hai con sống trong khu nhà cũ của gia đình tôi. Cha mẹ nàng rất vui khi được sống chung với chúng tôi. Trước đây ít lâu, người ta đã trả lại quyền công dân cho ông bà, khi các nhà chức trách ở Nam Kinh được biết, tôi là bác sĩ của một cán bộ cao cấp ở Bắc Kinh. Ông bà lại được liệt vào tầng lớp dân nghèo thành thị. Cả hai bây giờ cũng cảm thấy được tự do, rất quan tâm chăm sóc hai đứa cháu ngoại.
Tôi vẫn giữ căn hộ ở Trung Nam Hải, mặc dù chúng tôi rất ít khi ở đó. La Đạo Nhương, người tạm thời giữ chức chỉ huy lực lượng an ninh sau khi Uông Đông Hưng bị cách chức, đã cho phép tôi chuyển đồ văn phòng về bệnh viện, tuy nhiên ông không muốn tôi xa hẳn Mao để sau này tôi có thể dễ dàng trở lại. Trước tôi đã có ba người làm bác sĩ riêng cho Mao bị cách chức. Nếu để tôi đi hẳn, La sợ sẽ gặp khó khăn, nhỡ ra sau này Mao muốn tôi quay về.
Tôi lao vào học đến nỗi chẳng hay biết gì những biến cố chính trị đang xảy ra ở Trung Quốc. Mãi lâu sau tôi mới hay, Mao đã bắt đầu phát động phong trào “Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng”.
Tôi cũng được biết, trong một bài phát biểu ngày 27-2-1957, Mao đã kêu gọi trí thức và đảng viên của “các đảng dân chủ” hãy vạch những sai lầm của đảng. Trong khoá học, chúng tôi cũng được phép phê bình những sai sót của đảng bộ của chúng tôi. Các cuộc họp đã được triệu tập trong bệnh viện để làm việc này. Tôi đang phải bù đầu vào việc học hành, nên chẳng có thời gian tham dự các cuộc họp. Những biến cố chính trị có vẻ xa lạ như một cuộc chiến tranh ở nơi nào đó xa xôi, chẳng có ai ép chúng tôi phải tham gia các cuộc họp.
Mùa xuân 1957, tôi vẫn tập trung học và cảm thấy hạnh phúc khi lại được trở về môi trường cũ của mình.
Sau đó, ngày 4-5-1957, Lý Ẩm Kiều tới bệnh viện gặp tôi.
- Chủ tịch bị cảm lạnh và muốn gặp đồng chí.
Thế là tôi bị gọi về, nhưng tôi không muốn.
Tôi bảo với Lý, bây giờ bác sĩ Biện Thế Cường có nhiệm vụ chăm sóc Chủ tịch cơ mà.
Lý kể lại rằng, sau khi tôi đi, Mao đã gặp bác sĩ Biện khoảng hai lần, nhưng Mao không thể hoà hợp với ông ta. Để làm quen, Mao đã mời người bác sĩ trẻ này tham dự một buổi khiêu vũ, ông cho rằng bầu không khí đông vui sẽ làm Biện tự nhiên hơn.
Mặc dù vậy, ông ta vẫn phát run lên trước sự có mặt của Mao. Mao không thể chịu được ông ta hơn. Sau khi từ Quảng Châu trở về Mao không có bác sĩ nữa. Giang Thanh cũng từ Liên Xô trở về. Lý Ẩm Kiều bảo cả hai người đều muốn tôi coi sóc sức khỏe.
- Nếu Chủ tịch đã gọi, đồng chí không được từ chối.
Tôi đang làm việc trong bệnh viện. Theo nội quy, nếu muốn đi đâu, tôi phải xin phép, chỉ có bí thư đảng uỷ bệnh viện biết tôi là bác sĩ riêng Chủ tịch. Vì lý do an ninh, chức vụ của tôi được giữ kín. Người ta sợ rằng những kẻ mưu sát có thể đầu độc Mao và thông qua tôi để làm việc này. Nếu đi không xin phép mà tự ý đi, tôi sẽ bị khiển trách vì vi phạm nội quy, mang tiếng xấu.
Lý nói:
- Cấp trên của đồng chí đã biết chuyện này rồi!
Sau khi Uông Đông Hưng bị cách chức, một ông Vương Kính Tiên nào đó phụ trách việc bảo đảm an ninh cho Mao. Ông này cũng đã thu xếp để tôi trở về và uỷ nhiệm cho Lý Ẩm Kiều đi đón. Một chiếc xe đang chờ bên ngoài.
Tôi định đi báo cáo lãnh đạo. Lý Ẩm Kiều không chịu, bảo:
- Muộn rồi. Chúng ta đừng để Chủ tịch phải chờ. Đồng chí cứ đến gặp Chủ tịch trước rồi báo cho bệnh viện sau cũng được.
Vậy là tôi chưa bao giờ thực sự thoát khỏi Nhóm Một, chẳng qua Bộ y tế mượn tôi một thời gian. Cuộc sống của tôi vẫn bị phòng an ninh hoàn toàn kiểm soát. Tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác. Với chiếc ca-táp đựng thuốc và dụng cụ cấp cứu trong tay, tôi trở về Trung Nam Hải.
Mao nằm trên giường trông xanh xao, mệt mỏi. Ông bảo tôi ngồi cạnh ông. Một vệ sĩ mang trà lại. Tôi hỏi ông cảm thấy trong người thế nào, ông đáp:
- Không được khỏe. Tôi bị cảm.
Suốt hơn hai tháng nay, ngay sau khi đọc báo cáo chính trị ngày 27-2 ông bị cảm và ho, ăn không ngon miệng.
Mao để tôi khám bệnh. Bệnh tình của ông không trầm trọng, chỉ bị cảm nặng. Tôi muốn dùng xirô trị ho và thuốc chống táo bón để điều trị cho ông.
- Được rồi, tôi sẽ dùng những thuốc này.
Mao nói tiếp:
- Đồng chí ghi đơn thuốc, cách sử dụng cho nhân viên an ninh sẽ đi lĩnh, không cần phải đến, tôi tự uống được.
Tôi đồng ý với ông và muốn cáo từ.
Mao bảo tôi: “Hãy cứ ngồi đây một lúc nữa đã”. Tôi ngồi lại.
Ông cười và hỏi còn nhớ lại sự việc ở Bắc Đới Hà, khi ông mất bình tĩnh:
- Làm việc cho tôi chằng dễ chịu chút nào phải không? Đồng chí muốn bỏ hẳn chỗ này à? Nhưng tôi vẫn chưa có bác sĩ mới. Tôi đề nghị với đồng chí một thoả thuận quân tử hai bên cùng có lợi. Đồng chí trở lại làm việc, tôi biết, ở đây đồng chí cũng chẳng có gì nhiều để làm. Chúng tôi sẽ kiếm thêm việc gì khác cho đồng chí. Tôi nhớ tới bộ trưởng y tế dưới chế độ Quốc dân đảng – ông Chu Nghị Xuân gì đó. Tôi không nhớ rõ nữa, ông ta đã đạt học vị tiến sĩ của Đức bằng công trình nghiên cứu buồng trứng của thỏ. Đồng chí cũng có thể nghiên cứu trong thời gian rỗi. Có thể, đồng chí kiếm vài con vật, mua trang thiết bị và mở một phòng nghiên cứu thí nghiệm. Tôi sẽ bỏ tiền túi ra đài thọ tất cả, chứ không phải tiền của chính phủ đâu. Đồng chí nghĩ thế nào?
Theo tôi, việc mở một phòng thí nghiệm súc vật ở Trung Nam Hải không tiện lắm. Tôi sẽ bị phê phán gay gắt, bởi vì trong phạm vi Trung Nam Hài không được phép chứa súc vật, kể cả chó hoặc mèo.
Lực lượng an ninh và y tế sợ thú vật có thể mang bệnh và truyền cho Mao hoặc những nhà lãnh đạo đảng khác. Sau này Giang Thanh cũng có lần gây ra một vụ náo động, khi bà mua một con khỉ con để nuôi.
Tôi nói:
- Nếu tôi không có gì làm, có lẽ tôi có thể đọc nhiều sách hơn.
Ông suy nghĩ về đề nghị này một lát, rồi nói:
- Được đấy. Nhưng chỉ như vậy cũng chưa đủ. Học phải đi đôi với hành. Vậy thì chúng ta thống nhất thế này: đồng chí đảm nhiệm việc chăm sóc sức khỏe cho tôi còn việc đồng chí muốn sử dụng thời gian rảnh rồi còn lại như thế nào ta sẽ thảo luận sau.
Đó chẳng phải một thoả thuận hai bên cùng có lợi, chỉ là một mệnh lệnh được đưa ra một cách lịch sự của vị Chủ tịch đảng.
Chẳng ai dám cả gan cưỡng lại Mao. Lời nói của ông là pháp lệnh. Nếu tôi từ chối, tôi sẽ chẳng bao giờ tìm được một công việc nào khác. Cả vợ tôi chắc chắn cũng sẽ bị sa thải. Thậm chí tôi có thể bị bắt giam, bị tra tấn.
Một lúc sau, Mao nhắc lại với tôi:
- Đã có lần tôi hỏi đồng chí có muốn làm thư ký cho tôi hay không, nhưng đồng chí đã từ chối. Trong thời cận đại ở Trung Quốc, có rất nhiều chính trị gia nối tiếng, họ bắt đầu cũng làm nghề bác sĩ sau đó chuyển sang nghiệp chính trị, ví dụ như Tôn Trung Sơn, Lỗ Tấn và Quách Mạc Nhược. Nghề bác sĩ tuy danh giá, nhưng người ta không nhất thiết phải đóng khung trong đó. Tham dự vào cả các ngành khoa học xã hội cũng chẳng sao.
Mao có thể ép tôi làm bác sĩ cho ông, nhưng ông không thể thuyết phục tôi làm thư ký. Tôi là một bác sĩ y khoa, chứ không phải là một chính trị gia, không bao giờ muốn dính líu vào việc tranh giành quyền lực chính trị.
Mao hỏi:
- Đồng chí vẫn không muốn làm thư ký riêng cho tôi phải không? Thôi được. Thế thì đồng chí chỉ làm bác sĩ cho tôi vậy. Nhưng chúng ta phải thông cảm với nhau, học hỏi lẫn nhau. Không cần là thư ký của tôi, đồng chí vẫn có thể đọc những Bản tin Nội bộ. Như vậy chúng ta dễ trao đổi và hoà thuận với nhau hơn.
Tôi vô cùng thất vọng. Khi làm việc ở Bắc Kinh tôi tưởng cuối cùng đã yên thân và muốn bằng mọi giá phải ở lại đó. Khi làm việc với Mao, tôi sẽ chẳng bao giờ được gặp các bạn đồng nghiệp.
Lòng trung thành đối với Mao, có nghĩa chỉ làm việc trong phạm vi những người thân tín. Ý nghĩ sẽ lại phải làm việc với Diệp Tử Long và những người khác trong Nhóm Một khiến tôi rùng mình. Thế nhưng tôi vẫn phải lệ thuộc vào Mao, chẳng còn cách nào khác.
Mao nói:
- Tôi sẽ thực sự rời chức Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân.
Ý định từ chức chủ tịch tuy vẫn còn giữ kín, nhưng bây giờ mới được quyết định dứt khoát. Ông nói tiếp:
- Ban trị sự Trung ương đã đệ trình các cán bộ cao cấp của đảng và chính phủ một bản tham khảo ý kiến. Diệp Tử Long, Lý Ẩm Kiều và một vài người khác trong Nhóm Một hoàn toàn không tán thành. Theo tôi, từ chức có lợi cho sức khỏe. Nhưng họ không hiểu vấn đề, họ sợ sẽ bị mất quyền lợi khi tôi không còn là Chủ tịch nước nữa. Họ nghĩ, làm việc cho Chủ tịch danh giá hơn.
Đến giờ tôi mới biết. Mao không chỉ phải chịu đựng bệnh cảm lạnh. Trong sáu tháng tôi vắng mặt, biết bao biến cố chính trị lớn lao đã xảy ra. Tôi mải mê với công việc của bệnh viện, đến nỗi không nhận ra điều đó. Bây giờ tôi lại bị chìm ngập trong bầu không khí chính trị.
Tôi chẳng bao giờ quay trở lại bệnh viện Bắc Kinh được nữa, cũng không thể tự đến để lấy những đồ đạc lặt vặt, cũng chẳng giải thích được với đồng nghiệp tại sao tôi bỏ học giữa chừng. Tôi gọi điện báo cho bí thư đảng bệnh viện thông báo việc Mao ra lệnh cho tôi quay trở lại. Một nhân viên an ninh Trung Nam Hải đã đến lấy đồ hộ tôi. Ngay trong đêm hôm đó. tôi đã lại ở Trung Nam Hải, không thể thoát khỏi Nhóm Một. Lần này hết lối thoát.
--!!tach_noi_dung!!--


Nguồn: VNthuquan.net - Thư viện Online
Được bạn: Ct.Ly đưa lên
vào ngày: 31 tháng 12 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--