Dịch giả: Lê Khánh Trường
P6 - 6

8.
Họ được biết hai vị khách đã lần về đến nhà bình an vô sự mặc dù chính trong quá trình phối kiểm ấy, họ nhận thấy những lời giải thích rằng tình hình đã lắng dịu và lạc quan quá sớm. Chiến sự vẫn tiếp diễn ở các khu vực khác nhau, một số nơi vẫn chưa qua lại được, bác sĩ Zhivago cũng chưa thể đến bệnh viện. Chàng bứt rứt muốn trở lại với công việc và với tập bản thảo cuốn "Trò chơi" cùng nhiều ghi chép y thuật cất trong ngăn kéo bàn ở phòng bác sĩ điều trị: Chỉ trong phạm vi một vài nơi, buổi sáng, mọi người mới ra phố mua bánh mì ở gần nhà. Hễ thấy ai đi ngược về phía mình tay xách mấy chai sữa, là người ta lại xúm tới hỏi xem có thể kiếm ra sữa ở đâu.
Thỉnh thoảng tiếng súng lại rộ lên khắp thành phố, dám đông lại chạy toán loạn. Ai cũng đoán rằng đôi bên đang điều đình với nhau và diễn biến suôn sẻ hay trục trặc của cuộc thương lượng được thể hiện qua cường độ tăng hay giảm của các loạt đại bác.
Một hôm vào cuối tháng mưởi theo lịch cũ, khoảng mười giờ đêm, Zhivago đang rảo bước trên đường phố, cũng không có gì cần thiết lắm: chàng chỉ đến thăm một bạn đồng nghiệp làm cùng bệnh viện, sống ở gần nhà chàng. Quãng phố này thường ngày rất nhộn nhịp, thế mà bây giờ hầu như vắng tanh. Hoạ hoằn lắm mới gặp một người qua lại.
Zhivago bước nhanh. Tuyết đầu mùa đang rơi lất phất, thưa thớt, nhảy múa theo làn gió mỗi lúc một thổi mạnh và cuối cùng, ngay trước mắt Zhivago, biến thành một trần cuồng phong.
Chàng lầm lũi đi qua nhiều phố nhỏ đến nỗi không nhớ đã đi được bao xa, bỗng tuyết ập xuống rất dày và một cơn bão tuyết nổi lên, thứ bão tuyết nếu ở ngoài đồng trống sẽ rìu rít tràn ào ào, khắp mặt đất, còn trong thành phố chật hẹp thì cứ quẩn quanh như kẻ lạc đường.
Có một cái gì tương tự đang diễn ra trong thế giới tinh thần và thế giới vật chất, ở gần và ở xa, trên mặt đất và giữa không trung. Đây đó vẳng lên những loạt súng cuối cùng, lẻ loi của một cuộc kháng cự đã bị bẻ gãy. Đây đó, phía chân trời, bập bùng thoi thóp ánh lửa tàn của các đám cháy lớn. Bão tuyết cứ dồn đuổi và cuốn các bông tuyết thành vòng tròn, thành hình nón như thế ngay dưới chân Zhivago, suốt dọc đường phố và vỉa hè ướt át.
Ở một ngã tư, chú bé bán báo, nách kẹp xấp báo vừa in xong, chạy vượt qua cạnh chàng, miệng rao to: "Tin cuối cùng đây!"
- Khỏi trả lại tiền thừa! - Zhivago bảo chú bé. Thằng bé loay hoay mãi mới bóc được ra khỏi tập báo một tờ chưa ráo mực, giúi vào tay Zhivago rồi biến đi giữa cơn bão, cũng chớp nhoáng như lúc chú hiện đến từ trong cơn bão.
Bác sĩ bước tới châm một cột đèn cách đó hai bước để ngó qua, ngay lập tức, những hàng tít lớn.
Đây là tờ tin nhanh, chỉ in có một mặt giấy, đăng bản thông báo của Chính phủ từ Petersburg về việc thành lập Hội đồng Dân uỷ, thiết lập chính quyền Xô viết và nền chuyên chính vô sản trên toàn cõi nước Nga. Tiếp đó là những sắc lệnh đầu tiên của chính quyền mới và những mẩu tin khác nhau từ các nơi gửi về bằng điện tín và điện thoại.
Bão tuyết quất vào mắt bác sĩ Zhivago và phủ một lớp tuyết xám xào xạc lên các dòng chữ in. Nhưng không phải cái đó khiến chàng hoa mắt. Sự cao cả và bất diệt của giây phút đó khiến chàng xúc động mãnh liệt đến ngơ ngác.
Để có thể đọc hết bản thông cáo, chàng nhìn tứ phía để tìm một chỗ sáng sủa, khuất gió. Thì ra chàng lại đang đứng ở cái ngã tư ma quái của mình, ở góc phố Serebrian (Hàng Bạc) và Monchanovka, cạnh cổng một toà nhà năm tầng, cửa ra vào lắp kính và một tiền sảnh rộng thênh thang có ánh điện.
Chàng bước vào tận cuối tiền sảnh và đứng dưới một ngọn đèn điện, chăm chú đọc các bức điện tín. Phía trên đầu chàng có tiếng bước chân. Ai đó đang đi xuống cầu thang, chốc chốc lại dừng chân như ngập ngừng.
Quả vậy, người ấy đã đổi ý, chạy trở lên. Đâu đó có tiếng cửa mở, rồi vang lên hai giọng nói cứ oang oang trong lòng cầu thang nên không thể phân biệt giọng đàn ông hay đàn bà. Sau đó cánh cửa đóng sập vào và bước chân cũ lại chạy xuống, lần này nghe quả quyết hơn nhiều.
Zhivago vẫn dán mắt vào tờ báo. Chàng không định ngẩng lên quan sát người lạ. Nhưng người ấy xuống đến chân cầu thang thì đứng sững lại, nên Zhivago phải ngước mắt nhìn xem sao.
Trước mặt chàng là một thanh niên khoảng mười tám tuổi mặc chiếc áo da hươu, lông lộn ra ngoài như loại áo vẫn thấy ở Sibiri, đầu đội chiếc mũ cùng một thứ lông và da như vậy Cậu ta có nước da ngăm ngăm và cặp mắt nhỏ của dân Kirgizia. Khuôn mặt ấy có vẻ quý phái, thứ tia sáng ánh qua mới mắt và một sự tế nhị kín đáo mà người ta thường thấy ở những người lai.
Cậu ta rõ ràng nhận lầm Yuri Zhivago với một người nào đấy cứ bối rối e ngại nhìn bác sĩ, tựa hồ cậu ta biết chàng là ai nhưng không dám lên tiếng. Để chấm dứt sự ngộ nhận ấy, Zhivago nhìn cậu ta bằng ánh mắt lạ lùng, làm tiêu tan ý định gần gũi…
Cậu ta lúng tứng, không dám nói một lời, đi ra cổng. Tới cửa kính, cậu ta ngoảnh lại nhìn Zhivago một lần nữa, đoạn mở cánh cửa kính nặng nề, lung la lung lay, rồi khép lại đánh sầm và bước ra đường.
Mươi phút sau, Yuri Zhivago cũng ra theo. Chàng đã quên hẳn cậu thanh niên kia và anh bạn đồng nghiệp mà cậu định tới thăm. Tâm trí chàng chứa đầy những điều vừa đọc nên chàng quay về nhà luôn. Trên đường về, có một sự việc, một chi tiết sinh hoạt vụn vặt nhưng giữa những ngày ấy lại có ý nghĩa quan trọng khôn lường, đã thu hút toàn bộ sự chú ý của Zhivago.
Số là khi gần về tới nhà, trong bóng tối chàng vấp phải một đống ván gãy và cây khô nằm chình ình giữa vỉa hè, sát ra tới mép đường. Ở khúc này có một công sở, chắc mởi được cung cấp chất đốt dưới hình thức tháo gỡ một ngôi nhà gỗ ở ngoại ô đem về đốt. Các cây gỗ để trong sân không hếtí người ta bèn chất tạm ngoài vỉa hè. Một người khoác súng canh giữ, đi đi lại lại trong sân và thỉnh thoảng mới ra phố để dòm chừng đống ván gỗ ấy.
Không nghĩ ngợi lôi thôi, Yuri Zhivago nhắm lúc tay lính gác quay vào sân và một cơn gió vừa thổi tung lên một đám tuyết mù mịt, chàng liền lẻn sang phía bên kia đống gỗ, chỗ có bóng tối, xa ánh đèn đường, và từ từ lay lay rút ra một cây gỗ nặng nằm gần sát mặt đất. Vất vả lắm chàng mới lôi nó ra khỏi đống gỗ và vác được lên vai, nhưng lúc ấy chàng không thấy nó nặng nữa (của phi nghĩa không nặng), đoạn chàng len lén men dọc các bức tường nằm trong bóng tối mà đem cây gỗ về nhà an toàn.
Cây gỗ kiếm được thật đúng lúc: nhà đã hết sạch cả củi. Nó được cưa và chẻ nhỏ thành một đống củi vụn. Yuri Zhivago ngồi xổm nhóm lò. Chàng ngồi lặng lẽ trước cánh cửa nhỏ chiếc lò đang rung rung và khẽ kêu ken két, trong lúc giáo sư Alexandr Gromeko kéo chiếc ghế bành lại gần bếp lò để ngồi sưởi, Yuri Zhivago rút tờ báo trong túi áo vét, chìa cho nhạc phụ và hỏi:
- Ba đã xem chưa? Đây, ba ngắm đi. Ba đọc đi.
Chàng tiếp tục ngồi xổm cời cời các hòn than trong bếp lò vừa nói to với chính mình:
- Một cuộc giải phẫu tuyệt vời! Cầm dao lên và chỉ bằng một nhát cắt khéo léo đã xẻo biến ngay đo cái ung nhọt thối tha lâu ngày. Một bản án giản dị, không chút úp mở, khai tử luôn cái sự bất công bao thế kỷ nay vẫn quen được người ta quy luỵ, vâng dạ. Cách thực hiện triệt để, đến cùng, không run sợ ấy có một cái gì rất gần gũi với dân tộc, rất Nga, vốn quen thuộc từ lâu. Một cái gì quang minh chính đại vô điều kiện của Puskin, một sự trung thành không chút xun xoe đối với sự kiện có thực theo kiểu Tolstoy.
- Puskin à? Anh vừa bảo sao? Hượm đã. Đợi tôi đọc xong đã nào. Tôi đâu có thể vừa đọc vừa nghe, - giáo sư Alexandr Gromeko ngắt lời chàng rể, vì ông tưởng rằng những lời độc thoại của Yuri Zhivago là nói với ông.
- Ở đây cái chính là thiên tài. Giả sử ai đó được giao nhiệm vụ tạo lập một thế giới mới, mở đầu một kỷ nguyên mới, hẳn thế nào người ấy cũng đòi trước hết người ta phải dọn sạch chỗ trước đã. Hẳn người ấy sẽ chờ cho kỷ nguyên cũ chấm dứt đã, rồi mới bắt tay xây dựng kỷ nguyên mới, hắn người ấy cần con số chẵn, một trang mới tinh.
Đằng này khỏi cần nghi thức, xin mời, có ngay! Điều chưa từng thấy này, phép thần kỳ của lịch sử này, sự khởi đầu này bùng ra ngay giữa khối đậm đặc của cuộc sống thường ngày đang tiếp diễn, không cần để ý tới diễn tiến của nó. Phép lạ ấy được khởi xuất không phải từ đầu, mà từ lúc giữa, khỏi cần định trước thời hạn, vào ngày bất kỳ trong một tuần lễ, trong lúc các chuyến tàu điện đang hối hả chạy trên đường phố. Thế mới kỳ tài chứ. Chỉ cái gì vĩ đại nhất mới không hợp thời hợp chỗ như vậy.

Truyện BÁC SĨ ZHIVAGO Tiểu sử tác giả Phần I - Chương 1 P1 - 2 P1 - 3 Phần II - 1 P2 - 2 P2 - 3 P2 - 4 Phần III Đã xem 847369 lần. --!!tach_noi_dung!!--

Dịch giả: Lê Khánh Trường
P6 - 5

--!!tach_noi_dung!!--
6.
Quả thực bác sĩ Zhivago đã gặp đủ chuyện tình cờ rình rập chàng ở cái ngã ba ấy. Một buổi tối lạnh lẽo cuối thu, trước cuộc giao tranh tháng Mười ít lâu, chàng đã vấp phải một người nằm bất tỉnh ngay vỉa hè, hai tay giang rộng, đầu chúi vào cạnh cột đá chân thõng xuống mép đường. Thỉnh thoảng người ấy lại khẽ rên rỉ. Zhivago thử tìm cách làm cho ông ta tỉnh lại, hỏi khá to, thì ông ta chỉ lắp bắp vài tiếng chẳng rõ đầụ đuôi, rồi lại ngất đi. Đầu ông ta bị thương, chảy máu, nhưng bác sĩ xem qua thấy xương sọ vẫn nguyên vẹn. Hiển nhiên ông ta là nạn nhân của một vụ cướp có hành hung. "Cái cặp. Cái cặp" hai ba lần ông ta thều thào.
Zhivago đến hiệu thuốc gần nhất ở phố Arbat, dùng điện thoại công cộng gọi cho ông già đánh xe đương phiên trực ở bệnh viện Crestovozdvigien và chở người lạ mặt kia về bệnh viện.
Nạn nhân hoá ra là một chính khách nổi tiếng. Bác sĩ Zhivago đã chữa chạy chu đáo cho ông ta, nhờ đó, trong nhiều năm sau, chàng được ông ta che chở, tránh thoát nhiều vụ hiểu lầm phiền phức vào cái thời kỳ đầy những nghi kỵ này.
7.
Hôm ấy là chủ nhật. Bác sĩ Zhivago được nghỉ, không phải đến bệnh viện, tại ngôi nhà ở đường Sipsep, họ đã dọn vào ở ba phòng để đối phó với mùa đông, như Tonia dự liệu.
Trời rét, lộng gió, u ám, tối sầm vì những đám mây tuyết nặng nề sà xuống sát mái nhà. Bếp lò đã được nhóm lửa từ sáng. Khói bắt đầu xông ra.
Niusa cứ loay hoay mãi với những khúc củi ẩm, không chịu bén lửa. Tonia tuy chả hiểu gì về cách nhóm lò, cũng đứng ra chỉ bảo những điều khó hiểu, thậm chí làm cho tình thế rắc rối thêm. Yuri Zhivago vốn biết nên làm thế nào, thấy vậy định xen vào làm, nhưng bị vợ khẽ nắm vai đẩy chàng ra khỏi bếp:
- Mời anh sang phòng anh ngay cho. Người ta đang rối cả ruột gan, anh lại còn vào phá đám nữa. Anh nên biết rằng những lời góp ý của anh chỉ như đổ thêm dầu vào lửa thôi.
- Ô dầu ư, Tonia yêu quý, nếu có dầu thì nhất! Lò sẽ cháy bùng lên ngay. Khổ một nỗi anh chả thấy cả dầu lẫn lửa đâu để mà đổ.
- Bây giờ không phải lúc pha trò. Anh thừa biết rằng có những lúc chẳng có bụng dạ đâu để mà đùa.
Việc nhóm lò không thành đã phá vỡ các kế hoạch ngày chủ nhật. Ai cũng hy vọng sẽ làm xong mọi việc cần thiết trước khi trời chập choạng, để được thảnh thơi cả buổi tối, nhưng bây giờ thì hết cả hy vọng. Bữa trưa sẽ phải ăn muộn, ai định gội đầu bằng nước nóng hoặc mọi dự định khác đều bị huỷ bỏ.
Chẳng mấy chốc khói đã nhiều đến nỗi không tài nào thở nổi nữa. Một luồng gió mạnh lùa khói bay lui vào trong phòng. Một đám mây bồ hóng màu đen lơ lửng giữa nhà như con quái vật rừng sâu trong chuyện cổ tích.
Zhivago xua tất cả mọi người sang hai phòng bên rồi mở cửa sổ thông gió. Chàng rút bớt nửa số củi trong lò ra ngoài, cho vỏ bào và cài mảnh gỗ bạch dương chẻ nhỏ vào giữa các khúc củi còn lại.
Một luồng gió mát lạnh tràn vào qua cửa sổ thông gió. Tấm rèm cửa sổ từ nãy chỉ hơi phập phồng bỗng bay cuộn lên phía trên. Mấy tờ giấy ở trên bàn viết bay lả tả. Gió đóng sập một cánh cửa nào đó ở đằng xa và lùa vào các xó nhà như mèo đuổi chuột, xua số khói còn lại ra khỏi phòng.
Củi đã bén lửa bùng cháy, nổ tanh tách. Ngọn lửa khiến cái bếp lò như thở hổn hển. Trên thành sắt của nó hiện ra những cái vòng tròn đo đỏ, như các vết trên mặt bệnh nhân lao phổi. Khói mỏng dần rồi hết hẳn trong phòng.
Căn phòng sáng hẳn lên. Mấy cái cửa sổ, cách đây ít ngày được Yuri Zhivạgo bịt kín theo lời chỉ dẫn của viên trợ lý, bắt đầu đổ mồ hôi. Mùi mát-tít ngầy ngậy và âm ấm lan đi như sóng. Những thanh củi cưa nhỏ chất cạnh bếp lò cho khô cũng bắt đầu toả mùi: mùi đắng và hắc làm ngứa cổ họng của vỏ thông và mùi thơm thơm như nước hoa tắm của gỗ dương còn tươi.
Lúc ấy ông Nicolai xộc vào phòng, nhanh như luồng gió lùa qua cửa sổ, và báo tin:
- Ngoài phố đang đánh nhau. Chiến sự đang diễn ra giữa bọn học sinh sĩ quan ủng hộ Chính phủ lâm thời với những binh lính đồn trú theo phe bolsevich. Đụng độ xảy ra khắp nơi, quân khởi nghĩa có vô số cơ sở. Trên đường tới đây, hai, ba lần tôi bị rơi vào giữa chỗ đang bắn nhau, một lần ở góc phố Bolsaia Dmỉtrovka và một lần nữa ở Nikita. Bây giờ không thể đi thẳng, mà phải len lỏi vòng tránh. Yuri này, cháu hãy mặc quần áo vào, khẩn trương lên, ta đi ra phố. Phải ra mà coi. Đó là lịch sử. Cả đời mới có một lần thôi.
Nói thế, nhưng ông lại ngồi ba hoa đến gần hai tiếng đồng hồ, sau đó họ dùng bữa trưa. Lúc ông sửa soạn ra về, kéo bác sĩ Zhivago đi theo, thì Misa Gordon tới. Anh ta cũng bay vào như cha Nicolai lúc nãy, và cũng đem đến các tin tương tự.
Nhưng các biến cố trong mấy tiếng đồng hồ vừa qua đã tiến triển xa hơn. Có thêm các chi tiết mới. Misa nói rằng người ta bắn nhau mỗi lúc một dữ và có những người đi đường bị chết vì đạn lạc. Theo lời anh ta, giao thông đường phố đã ngừng trệ. Anh ta lọt được tới đây là một phép lạ, nhưng đường về đã bị tắc hẳn rồi.
Cha Nicolai không tin, thử ló mặt ra đường xem sao, nhưng một phút sau đã quay vào. Ông nói không có lối ra khỏi đoạn phố này, đạn cứ bay vèo vèo, làm lở cả vôi gạch ở các góc nhà. Chẳng thấy bóng ai ngoài đường. Mọi sự lưu thông trên vỉa hè đều bị gián đoạn.
Mấy ngày ấy, bé Xasa lại bị cảm lạnh.
- Tôi đã nói hàng trăm lần là dừng cho nó lại gần lò sưởi như thế! - Zhivago tức giận la lên. - Nóng quá còn tai hại gấp trăm lần khi lạnh.
Bé Xasa bị đau họ
P7 - 11 P7 - 12 Phần VIII P8 - 2 P8 - 3 P8 - 4 P8 - 5 Phần IX P9 - 2 P9 - 3 P9 - 4 P9 -5 P9 - 6 P9 - 7 P9 - 8 Phần X P10 - 2 P10 - 3 P10 - 4 Phần XI P11 - 2 P11 - 3 P11 - 4 P11 - 5 Phần XII P12 - 2 P12 - 3 P12 - 4 Phần XIII P13 - 2 P13 - 3 P13 - 4 P13 - 5 P13 - 6 P13 - 7 P13 - 8 P13 - 9 P13 - 10 P13 - 11 Phần XIV P14 - 2 P14 - 3 P14 - 4 P14 - 5 P14 - 6 P14 - 7 P14 - 8 P14 - 9 P14 - 10 P14 - 11 P14 - 12 Phần XV P15 - 2 P15 - 3 P15 - 4 P15 - 5 P15 - 6 Phần XVI P16 - 2