Tháng mười hai năm dân quốc thứ năm mươi haị Gió đông đến thật sớm, chưa gì mà đã lạnh cóng. Bắt đầu từ những ngày đầu tháng, mưa bụi đã lất phất rơi suốt ngàỵ Khí hậu thành phố Đài Bắc không dễ chịu cho lắm, nhưng đối với những người ở Mỹ mới về như Khâm và Viễn thì đây quả là một mùa đông tuyệt diệu nhất. Đứng trước cổng phi trường, nhìn lại quê hương, Viễn và Khâm lòng vui đến độ quên cả cất bước. Nắm lấy tay chồng, Khâm bảo: - Phải chi Tường Vi với Văn biết tụi mình về... Năm năm rồi họ không nhận được tin bạn, dù đã gởi đi bao lần, các thư đều bị trả về. Cách đây một tuần, trước ngày trở về nước nàng lại theo địa chỉ cũ gửi bức thư khác cho Tường Vi báo tin ngày trở về, thế mà bây giờ đứng nơi phòng khách phi trường tìm mãi mà bóng Tường Vi đâu chẳng thấỵ Có lẽ Vi chưa nhận được thự Bà Nhã Trân đứng bên cạnh, tóc bà đã bạc trắng, nhưng trông có vẻ tráng kiện hơn lúc ở nhà, da vẫn hồng hào, đôi mắt vẫn sáng. Chăm chú nhìn quanh một lúc, bà nói: - Sao chẳng thấy người nào đến đón cả. Viễn hai tay nắm hai đứa con trai song sinh, đang liến thoắng trên bực thềm đáp: - Có lẽ họ đã dọn nhà rồi, mai con đến đấy xem. Hai thằng bé tên Uy và tên Vũ giống hệt nhau, trông thật khỏe đẹp. Một chiếc xe hơi màu đen chạy trờ tới, một người đàn ông khoảng bốn mươi ngoài tuổi, mập và lùn bước xuống, nhìn quanh, rồi bước về phía Viễn: - ông có phải là kỹ sư Viễn không? - Vâng - Tôi là Trần, giám đốc hãng, đến đón ông đâỵ - Dạ phiền ông quá! Viễn chào ông giám đốc, rồi quay sang giới thiệu Khâm và bà Nhã Trân với ông Trần và bảo hai con đến chào bác. Lần này, Viễn về nước là để nhận lời làm giám đốc kỹ thuật cho một công ty kiến trúc. Sau màn chào hỏi, hành lý được mang ra xẹ ông giám đốc Trần vui vẻ: - Công ty sang cho quý vị một căn nhà. Nếu quý vị thấy chẳng vừa ý, có thể đổi nhà khác. Đồ đạc trong nhà do chính bà xã tôi mua sắm, không biết có hợp ý quý vị không. Riêng tối nay, nhà tôi xin được phép mời cả nhà đến dùng cơm với chúng tôị - Thật làm rộn ông bà quá, tôi không ngờ ông bà đã giúp đỡ thật hoàn bị như vậỵ - Tôi biết khi ông mang cả gia đình về nước thế này thì nhất định việc đầu tiên phải là tìm "tổ" nên tôi lo luôn hộ. Khâm cười, đây chính là xã hội giàu tình người, giàu sự thân thiện mà nàng cần. Không nói gì cả, nhưng lời cảm ơn đã hiện trên môi, trên mắt nàng. Đây quê hương! Quê hương yêu dấu! Ta đã trở về. Những hàng cây hai bên đường, những ngôi nhà xinh xắn lùi dần. Con đường sạch và thẳng, phố xá tấp nập. Quê hương đã thay đổi nhiều quá, xe taxi đã thay gần hết xe xích lộ Những thuở đất trước kia hoang dã nay đã là những ngôi nhà cao ngất trời, các cơ sở du lịch mọc lên nhiều như nấm. Ngay cả các cô gái cũng đẹp hơn ngày trước nhiềụ Bé Uy thích thú chỉ chiếc xích lô trên đường: - Mẹ ơi, mẹ, chiếc xe gì vậy mẹ, cái ông ngồi ở trên bị té không hở mẹ? Bé Vũ thì chỉ chiếc ba bánh chở hàng, nó hét: - Còn chiếc này cũng vậy nàỵ - Chiếc này là xích lô, còn chiếc kia là xe ba bánh. Lòng Khâm tràn ngập niềm vui, cái gì cũng lạ cũng đẹp, cũng gần gũi dễ thương hết. Viễn và ông Trần bắt đầu nói về công chuyện của công ty, về những đổi thay của thành phố và về đời sống ở nước ngoàị Khâm không để ý đến những chuyện đó, nàng nghĩ, nếu gặp Tường Vi, câu đầu tiên ta sẽ nói với nó là câu nàỏ Văn lúc này thay đổi ra saỏ Anh chàng có còn hận chuyện nàng và Viễn không? Còn ông Đỗ Cân, chuyện tình của mẹ và ông ấy kết thúc ra saỏ Bé Trân, bé Niệm chắc đẹp lắm, đẹp như cha với mẹ chúng, không rõ họ có thêm đứa nào nữa không? Năm năm không có tin tức nhau, năm năm đủ để bao nhiêu điều thay đổị Xe đỗ lại, hai thằng bé nhảy xuống trước, tò mò quan sát căn nhà. ông giám đốc mở cổng, và khung cảnh đầu tiên đập vào mắt họ là khu vườn hoa rực rỡ. Nhà thật rộng, năm gian phòng ngủ với một phòng khách rộng thênh thang. Đồ đạc bàn ghế đầy đủ cả chỉ cần sửa đổi cách bài trí lại là vừa ý hoàn toàn. Khâm cảm ơn ông giám đốc không ngớt miệng. ông Trần ngồi một chút rồi xin phép kiếu từ và không quên nhắc lại bữa cơm tối ở nhà ông. ông giám đốc đi xong, Viễn cởi áo ra ném vào ghế, thở phàọ Bây giờ có thể bắt đầu hưởng được không khí gia đình rồị Hai thằng bé cứ lăng xăng tới lui, mở hết cửa này ra đến cửa khác để "thám hiểm". Bà Nhã Trân cũng đi xem hết các phòng. Khâm thấy chiếc máy điện thoại, bước đến cầm ống nghe lên, nàng do dự, Viễn hỏi: - Em muốn gọi điện thoại cho Vi phải không? Chắc họ không còn xài số cũ nữa đâu, em thử mở niên giám điện thoại ra xem. Khâm tra suốt buổi vẫn không thấy: - Sao chẳng có tên anh Văn cũng chẳng có tên bác Cân. Hay là cứ gọi thử số điện thoại cũ xem sao anh nhé? Viễn mỉm cười, vì đã mấy năm rồi mà nàng vẫn nhớ rõ số điện thoại của Văn quá vậỷ Khâm hiểu ý cười theọ Đầu dây vừa có tiếng "A lô" là đã nghe xưng danh: - Hãng taxi đây, bà muốn gọi xe à? - ông là aỉ Có ông nào tên Văn ở đấy không? - Không! Điện thoại đã cắt ngang, Khâm nói với Viễn: - Không phải số điện thoại của bác Cân mà là của hãng taxị - Có lẽ bác ấy đã dọn nhà và thay số điện thoại rồị Anh có cách này hay lắm để thử xem. Viễn lật quyển niên giám ra, quay số đến ngân hàng. Viễn hỏi: - Cho tôi được nói chuyện với ông giám đốc Đỗ Cân. Cô tiếp viên điện thoại bên kia đầu giây ngạc nhiên: - ông giám đốc Đỗ Cân à? Ở đây chúng tôi chỉ có ông giám đốc họ Tạ chứ chẳng có ông nào họ Đỗ cả. Viễn chau mày, sao có chuyện lạ vậỷ - Thế còn ông giám đốc cũ họ Đỗ đâủ - Tôi không biết. Điện thoại đã cắt, Viễn nhìn Khâm nhún vai: - Có lẽ bác Cân đã rời khỏi chức vụ giám đốc rồị Bà Nhã Trân bước đến, suốt cuộc nói chuyện vừa qua bà đã nghe hết, ngồi xuống ghế bà nói: - Mình đi đã bảy năm, trong bảy năm đó chắc chắn có nhiều chuyện thay đổị Hai ngày rày, không hiểu sao tao cứ thấy khó chịu trong người, tao linh cảm như họ đã gặp chuyện không may... Khâm cắt lời mẹ: - Mẹ, không bao giờ có chuyện đó đâu, mẹ đừng lo lắng quá. Có lẽ bác Cân đã về hưu, Gia Linh thì đi lấy chồng. Tường Vi vì bận rộn chăm sóc con cái, nhà cửa nên không rảnh viết thư cho mình đấy thôị - Đỗ Cân chẳng thể nào lại chẳng có thì giờ viết thư cho tạ Bà Nhã Trân nói thật nhỏ, như nói chỉ để cho chính mình nghẹ Khâm dại mồm: - Biết đâu bác ấy đã lấy vợ rồi nên khó viết thư cho tả Nói xong, Khâm chợt hối hận, nàng quay lưng về phía khác. Bà Nhã Trân nhìn con cười: - Cũng dám có chuyện đó lắm chứ. Bà đứng dậy mở va-li ra, thầm nhủ, sáu mươi ngoài tuổi rồi, con cháu đã đầy đàn thế này mà còn đa tình thật là hổ thẹn. Bà Nhã Trân tự ngượng và khỏa lấp bằng cách lo thu xếp đồ đạc cho đời sống mớị Viễn đứng dậy: - Thôi thông qua đi, nghĩ vẩn vơ chẳng ích lợi gì, bây giờ chúng ta phải xắp xếp cho đâu vào đấy, rồi ngày mai đến địa chỉ cũ của Văn hỏi thì biết ngaỵ Nếu hỏi mà vẫn không biết thì đến ngân hàng hỏi thăm mấy người bạn đồng nghiệp của bác Cân. Tóm lại làm thế nào rồi ta cũng tìm rạ Bao nhiêu năm rồi xa được thì gấp gì phải gặp ngay, phải không? Nhà cửa sắp đặt đã xong xuôị Ba ngày liên tiếp, vợ chồng Viễn bận rộn với những bữa tiệc đón mừng, thù tạc. Mãi đến ngày thứ tư khi đã được giới thiệu với hầu hết các nhân vật trong công ty, và khi cô tớ gái tên Cúc đến nhận việc, Viễn và Khâm mới rãnh rỗi được. Buổi sáng trước khi ra phố, Viễn nhìn vợ với nụ cười hàm ý, Khâm hiểu, nàng trề môi đùa chồng: - Thôi đi ông, đừng có làm bộ, mong rằng tối nay ông đưa được Tường Vi đến đâỵ - Không muốn đưa Văn về à? - Đưa luôn chứ, để cho anh ấy thấy vết sẹo do chậu bông ngày trước còn lại trên đầu anh. Viễn bước tới, bấu những ngón tay lên vai vợ kéo mạnh. Khâm ngã vào lòng. Môi chàng chiếm ngay môi vợ, nụ hôn vẫn nóng bỏng, vẫn say mê như lúc nàọ - Trước khi tìm được họ, anh muốn nói cho em nghe câu nàỵ Anh... - Anh saỏ - Anh yêu em. Một câu nói thật xưa thật cổ nhưng vẫn làm cho Khâm đỏ hồng cả má. Lâu lắm rồi, không được nghe Viễn thốt lên ba tiếng đó. Đời sống hôn nhân bảy năm dài, từ một hoàn cảnh xa lạ đến quen thuộc, từ những cảm xúc mới mẻ đến bình thường, không còn những rung động bất chợt, những say mê điên cuồng, đời sống được thay thế bằng những chuỗi ngày bận rộn, máy móc, tình yêu say đắm đã mòn phai theo tháng năm. Hôm nay ba tiếng đó lại trở về, lòng Khâm rung động. Nhắm mắt lại, Khâm nũng nịu: - Nói nữa đi anh! - Anh yêu em! - Nữạ - Thôi đừng có khùng. - Viễn hôn nhẹ trên mặt Khâm, đắm đuối - Em đẹp như cô dâu mới về nhà chồng, nhìn em không ai tin rằng em là gái hai con. Khâm, em nghĩ xem bây giờ anh vẫn còn ghen, anh sợ một ngày nào em hối hận rồi em trở về... - Nói bậy không à. Khâm cắt ngang, cười với chồng. Viễn đi rồi, đầu óc Khâm cứ quanh quẩn chuyện Tường Vị Bà Nhã Trân trái lại thật bình tĩnh, chăm chú dạy hai đứa cháu ngoại môn quốc văn. Trong lòng bà việc ông Cân chẳng thư từ nhất định là phải có sự thay đổi, nhưng điều có thể nhất là ông Cân đã lấy vợ, Ừ, thì già rồi chớ trẻ trung gì đâu mà còn lòng si dạị Bao nhiêu phong sương tuổi đời không để ông chờ đợị Bà Nhã Trân chẳng hy vọng nơi lời hứa, bà an phận, an phận với niềm vui gia đình, với mối tình ấp ủ bấy lâu naỵ Khoảng bốn giờ chiều, Viễn gọi về cho biết là không về dùng cơm tốị Giọng chàng hơi xúc động, Khâm hỏi: - Có tìm thấy địa chỉ mới của Văn chưa anh? - Chưa, nhưng anh đã hỏi chủ nhà mới và những người lân cận thì bác Cân đã dọn đi từ cách đây bốn, năm năm rồi, anh cũng có đến thăm ông Lý bạn của bác Cân, ông ấy bây giờ cũng đã lên chức giám đốc thương mãi rồi, anh nói chuyện với ông ấy rất nhiềụ - Sao, ông ấy bảo sao anh? - Để rồi anh kể lại hết cho em nghe, anh phải hỏi lại vài chi tiết đã. - Anh đã được tin gì? - Anh sẽ nói sau, bây giờ anh còn phải... à này Khâm, em có nhớ địa chỉ nhà anh Tường Vi không? Anh muốn tìm ông ấỵ - Em nhớ không rõ, nhưng hình như ông ấy làm ở đường Hạ Môn. - Thôi được, để anh tìm thử. - Về sớm nhé, em mong lắm đó. - Anh biết. Bỏ ống nghe xuống, Khâm hồi hộp vô cùng, chuyện gì xảy ra đâỷ Tại sao giọng nói của Viễn lại âu lo thế? Hay là... Văn với Tường Vi đã ly dị nhau rồỉ Vi đã lấy chồng khác n!!!1400_22.htm!!!
Đã xem 78511 lần.
http://eTruyen.com