úc này, trong miệng hố bên trong đình Nhất Công bỗng vang lên tiếng gõ mạnh. ... Đám người Khuất Hàn Sơn muốn xông ra ngoài nhưng miệng hố đã bị chặn. ...Cơ quan khống chế miệng hố này vốn ở bên ngoài chứ không phải bên trong. ... Khi Dư Khốc Dư xông ra đánh ngã Hoàng Viễn Dung cũng là Khuất Hàn Sơn khống chế cơ quan. ... Bây giờ đám người Khuất Hàn Sơn đang ở bên trong tự nhiên là cũng không mở được miệng hố. ... Bọn chúng có thể ra ngoài từ lối vào trong địa đạo, chỗ đó là phòng ngủ của Khuất Hàn Sơn, còn có Dư Khốc Dư và Giang Dịch Hải. ... Bọn chúng phải đi, phải đi mau! Tám người tự nhiên là cũng nghĩ tới chuyện này, Mã Cảnh Chung hô lên: - Đi! Tả Khâu Siêu Nhiên hỏi: - Giờ đi đâu? Tiêu Thu Thủy đáp: - Tìm Mạnh sư thúc! Mạnh sư thúc chính là "Hận bất tương phùng, biệt ly lương kiếm" Mạnh Tương Phùng, ông là sư đệ Tiêu Tây Lâu, cũng là một trong bảy đại danh kiếm võ lâm. Mạnh Tương Phùng và "Thiên nhai phân thủ, tương kiến bảo đao" Khổng Biệt Ly được xưng thành "Đông đao Tây kiếm", Mạnh Tương Phùng hùng cứ Quảng Tây, Khổng Biệt Ly như hổ nằm Quảng Đông, là một võ lâm Ngũ đại đao khách. Mạnh Tương Phùng là người chủ trì của phân cục Hoán Hoa Quế Lâm, cũng là đầu não của ngoại Hoán Hoa kiếm phái. Trợ trận cho ông ta còn có Tiêu Dịch Nhân, Tiêu Khai Nhạn, nghe nói chưởng môn trẻ nhất từ trước tới nay của Hải Nam kiếm phái Đặng Ngọc Bình cũng đang ở đó, còn cả Đường Bằng, Đường Cương và Đường Mãnh. Muốn cứu nhà họ Tiêu Hoán Hoa, tất phải điều động hảo thủ của ngoại Hoán Hoa kiếm phái. Họ thoát ra khỏi Tứ Xuyên, qua Quý Châu, vốn có sáu người chỉ còn lại năm, nhưng đi tới Quảng Tây lại có thêm ba vị cao thủ: Văn Tấn Sương, Mã Cảnh Chung, Âu Dương San Nhi. Khâu Nam Cố được sắp xếp chiếu cố cho Âu Dương San Nhi, cũng làm người tiếp ứng. Trước khi mấy người Tiêu Thu Thủy tiến vào đình Nhất Công đã dặn đi dặn lại, không đến thời điểm quyết định, Khâu Nam Cố không được ra tay. Vì thế đến lúc quan trọng nhất, Khâu Nam Cố đã phát huy tác dụng lớn nhất. Âu Dương San Nhi ở bên ngoài tìm đúng cơ quan mở rào sắt, Khâu Nam Cố thì phát động công kích, chẳng những thả được sáu người Tiêu Thu Thủy mà còn đánh đuổi Đồ Cổn và Bành Cửu. Bây giờ họ muốn từ Lâm Quế thuận dòng Ly Giang tới Cổ Chi Lương Phong, rồi chuyển hướng đến Quế Lâm. Sông núi Quế Lâm nổi tiếng khắp thiên hạ nhưng nơi đây không chỉ được biết đến với non sông mà còn là một danh thành quan hệ tới cả một giai đoạn hưng suy trong lịch sử. Trong tấu chương thời hoàng đế Vĩnh Lịch có hai câu danh ngôn viết vể Quảng Tây: "Thời toàn thịnh nhìn lại Quảng Tây, thấy chốn ấy thật nhỏ, lấy Quảng Tây để khôi phục Trung Nguyên, lại thấy chốn ấy thật lớn!" 1 Thiệu Khang nhất Lữ, tam hộ vong Tần 2, các đời danh tướng, nghệ nhân, chí sĩ, cũng có không ít người xuất thân từ chốn sống núi danh địa này. Sông Tương Giang xuất phát từ núi Hải Dương, sông Ly Giang bắt nguồn từ núi Miêu Thố. "Tương Ly đồng nguyên" vốn chỉ là lời đồn không căn cứ, nhưng hơn hai ngàn một trăm năm trước, Tần Thủy Hoàng đã phái Ngự sử mộ phu khiển lính, đào kênh Linh Cừ thông cho tàu thuyền di chuyển, Tương Giang theo Linh Cừ chảy vào Ly Giang, sau hơn mười dặm mới nhập lại vào dòng Tương Giang cũ. Sở dĩ như vậy là vì địa thế Linh Cừ ở trên cao, dòng chảy Tương Giang lại yếu, không làm vậy thì không thể lưu thông được. Đường chia nước cao hơn trăm trượng, rộng ba bốn mươi trượng, là mấu chốt của kênh đào. Dòng Tương Giang rộng hơn kênh đào đến hai, ba lần, vậy mà nước sông vẫn ra vào được kênh đào một cách dễ dàng, có thể thấy thiết kế của cổ nhân tài giỏi đến mức nào! Linh Cừ là một trong những kênh đào cổ xưa nhất trong lịch sử thế giới, cũng là một kỳ tích trong lịch sử, những di tích nổi tiếng "Tần đê xu&!!!14264_23.htm!!!
Đã xem 147453 lần.
http://eTruyen.com