Chương 24

    
ân bay Tân Sơn Nhất, khu vực dành cho các chuyến bay đi nước ngoài, tấp nập người qua lại. Ai cũng hối hả, vội vã làm thủ tục chen lấn nhau ở các quầy. Thật bất ngờ, không hẹn mà cả ba người Hương Trang, Kiều Thu, Yên Thảo lại đi cùng một chuyến bay của hãng hàng không Asiana Airlines bay theo chặng Thành phố Hồ Chí Minh – Hồng Kông – Chicago. Đến Hồng Kông thì tất cả cùng đổi chuyến bay, Hương Trang bay tiếp về Mỹ, Kiều Thu qua Anh còn Yên Thảo về Pháp.
Lơ ngơ bên những chiếc vali chất đầy trên chiếc xe đẩy,theo tiếng loa hướng dẫn của phát thanh viên hàng không, lần lượt mọi người nối đuôi nhau vào phòng chờ. Bọn họ nhìn nhau cứ như chưa hề quen biết, ánh mắt người nào ngưới nấy đều ráo hoảnh như những người xa lạ.
“Quý khách chú ý…”
Yên Thảo lấy mắt kính ra, quay lại nhìn thành phố một lần nữa. Nắng mới vàng làm sao và phố rất đông người qua lại. Phía bên trong, Kiều Thu lẫn Hương Trang đã mất hút trong ciếc thanh cuốn đưa lên máy bay, riêng nàng vẫn còn chùng chình làm thủ tục và tiếc nuối nhìn lại phía sau. Hơn hai năm sống và làm việc ở thành phố này với biết bao kỷ niệm buồn vui và điều quan trọng hơn là nàng đã tìm thấy được chính nàng, tình yêu của nàng. Biết nói gì đây trước giờ chia tay với thành phố và những người yêu thương của nàng bây giờ nhỉ.
Thật bất ngờ trong khi đang làm thủ tục thì Yên Thảo nghe cô nhân viên hàng không hát nho nhỏ.
Ta mang cho em một chút buồn,
Vì ta như sóng lênh đênh….
Mội em cho ta một cánh hồng,
Lụa là phút ấy chưa quên.
Thôi chào em, về giữa phố xá thênh thang…
Không gì vui thì hãy gắng nhớ đôi lần….
Nhớ chứ làm sao quên được hả em, ta sẽ nhớ mãi, nhớ đến suốt đời nỗi đau này. Cả cuộc đời ta mênh mông như sa mạc trắng trong nỗi cô đơn triền miên đi tìm ta và tìm em. Có em, ôm em thật chặt và ao ước giá như được từ giã cõi đời này mà vẫn có em trong vòng tay thì hạnh phúc biết mấy. Đã có rất nhiều lời định nghĩa này kia về hạnh phúc và ta, cũng nhiều lần tự định nghĩa về tình yêu của mình để rồi suốt đời mải mê đi tìm nó. Chỉ đến khi có được em trong vòng tay thì ta mới chợt hiểu ra, hạnh phúc đích thực là thế nào.
Để nay phải xa cách, ta biết nói gì với em bây giờ ngoài nỗi nhớ triền miên nhiều đêm mất ngủ bởi mơ về em, bởi vì ta yêu em mãi mãi.
… Thảo, hãy hứa với em đi, nhất định Thảo sẽ trở về. Em sẽ chờ Thảo cho đến suốt đời mình, em yêu Thảo.
Yên Thảo lau nhanh những giọt nước mắt trước ánh nhìn cảm thông của nữ tiếp viên soát vé, chắc cô ta tưởng nàng xúc động trước khi rời Tổ quốc.
Bóng người đàn bà lẻ loi cô đơn, ngập ngừng từng bước chân nặng trì, cuối cùng cũng biết mất sau cửa cầu thang lên máy bay. Tạm biệt.

1-12-2004

Bùi Anh Tấn

Xem Tiếp: ----

Truyện Cùng Tác Giả Hành trình của sói Les - Vòng Tay Không Đàn Ông MỘT THẾ GIỚI KHÔNG CÓ ĐÀN BÀ Nguyễn Trãi Quyển 1. Oan Khuất Nguyễn Trãi Quyển 2. Bức Huyết Thư Đã xem 18614 lần. --!!tach_noi_dung!!--


Chương 4

--!!tach_noi_dung!!--
    
hâu ngồi ngắm nghía soi mình chá chê trong gương, hết chải thử các kiểu tóc đến tỉa tót vài sợi lông mày, rồi thử một loạt son môi kem dưỡng da nào đó. Nhìn Châu loay hoay làm đẹp, ngồi trên giường, Yến phì cười lắc đầu. Sao dạo này cô nương của tôi chảnh thế không biết, son phấn ăn diện ghê quá. Nhưng Yến cũng phải thừa nhận nhìn Châu ngày càng đẹp ra, hấp dẫn hơn nhiều. Là đứa biết cách ăn mặc thời trang, gia đình lại khá giả, chiều chuộng nên Châu tha hồ mà tung tẩy. Bọn con trai trong trường mỗi khi thấy Châu xuất hiện là huýt sáo, trêu ghẹo lia lịa và không thiếu gì cây si thập thò trước lớp lẫn trước bãi xe và thường dăm ba anh chàng hộ tống lẽo đẽo theo về tận nhà. Con gái xinh đẹp đương nhiên phải vậy thôi. Là bạn thân nên nhiều lúc Yến cũng thấy hãnh diện vì bạn gái của mình, chỉ thỉnh thoảng nhắc chừng Châu đừng có lo sửa soạn quá mà bỏ quên chuyện học hành. Ngược lại với Châu, Yến chẳng mấy khi sửa soạn để ý gì cả, nhiều lúc làm Châu phát tức. Sao tôi thấy bồ có vẻ bình thường quá vậy. Kệ. Yến cười lắc đầu không quan tâm, làm đẹp hả đương nhiên đứa con gái nào chẳng muốn đẹp, chỉ có điều Yến không quá màu mè như Châu thôi. Còn chuyện tình cảm, cô bé tin rằng sẽ có một lúc nào đó tự nhiên rồi nó sẽ đến, còn trẻ mà hơi đâu lo làm gì cho mệt. Nếu muốn Yến cũng có dăm ba cái đuôi lẵng nhẵng theo sau đấy chứ, chỉ có điều cũng như Châu vậy thôi, trái tim của Yến đến giờ vẫn chưa thấy xao động trước bất kỳ chàng trai nào.
Với một đứa con gái, ngoài một gương mặt đẹp lẫn ánh mắt và làn môi rất quan trọng ra thì còn đặc điểm hấp dẫn nhất để mấy thằng con trai gà tồ tròn mắt mỗi khi nhìn chúng ta đi qua, đố bồ là gì? Nghe Hoàng Châu hỏi, Yến bỏ cuốn sách đang đọc xuống, cười hic híc và đoán nào là làn da, ánh mắt, mái tóc… Châu lắc đầu lia lịa và đến khi Yến đầu hàng thì Châu mới cười chúm chím, kéo Yến đứng dậy rồi cười hì hì và vuốt nhẹ qua người làm Yến bị nhột la oai oái
- Đây nè bồ… cái này nè….
Cái mà Châu nói chính là vẻ no tròn của bộ ngực Yến mà theo Châu luôn là điểm đặc biệt gây ấn tượng nhất đối với bọn đàn ông con trai. Nhìn khuôn mặt nghệt ra của bạn, Châu bĩu môi:
- Bồ thấy không, mấy chị chưa có chồng thì lo trang điểm sửa soạn thấy ghê, còn mới đó vướng chồng, con vào một chút thì cứ là… cứ là…
Nhìn điệu bộ của Châu vung vẩy theo cánh tay, Yến cười ngặt nghẽo.
- Cho nên phải biết chăm sóc đó… làm theo tui nào…
Châu kéo Yến ra sàn nhà, ra lệnh. Yến lắc đầu quầy quậy.
- Thôi, đoạn này đang hay.
- Đọc… đọc… - Châu gắt – Lúc nào cũng đọc sách, riết rồi có ngày bồ thành bà già liền đó.
Và mặt kệ Yến phản đối, Châu vẫn hăng hái kéo Yến đứng thẳng theo mình để tập. Nể bạn, Yến miễn cưỡng đứng dậy làm theo.
Hoàng Châu đứng thẳng, hai tay chéo thòng xuống phía trước. Tay phải của Châu đưa hết qua bên trái rồi thẳng tay vòng lên đầu ra phía ngoài rồi hạ xuống và hai tay lại chéo nhau ngược ra trước và quay vòng như chong chóng trước ngực. Yến ngập ngừng làm theo, đưa hai tay cao khỏi đầu mũi hít vào, hai tay hạ xuống thở ra bằng miệng.
Sau 2 hiệp với 30 vòng quay, Yến chịu hết nổi la chí chóe.
- Mệt quá bồ ơi…. Tui không tập nữa đâu.
- Ráng đi cưng… Châu dỗ dành. – Muốn bọn con trai chúng nó chết thì phải chịu khó vậy chứ sao.
Nhìn khuôn mặt Châu rất tức cười, mồm chu ra dỗ Yến cứ như dỗ em vậy, trong khi thì Yến còn đang dậm chân không chịu tập.
Chuyển sang động tác hai bắt đầu từ đứng thẳng, dang hay tay thẳng hàng với vai lòng bàn tay ngửa, Châu hét lên, bà đừng có úp úp bàn tay như bắt cua thế kia, ngửa tay ra nghe chưa. Hít hơi vào đầy ngực đồng thời khép tau chéo trước ngực, khép lòng bàn tay úp xuống rồi sao đó dang tay ra, mũi hít vào và, Châu ưỡn ngực ra và nói, làm vậy nè, lặp lại đi.
Nhìn gò ngực của cô bạn gái cao phổng, căng phồng, Yến thầm nghĩ, cha, Châu dạo này nhìn lớn thiệt đó nghe.
Thời gian gần đây Yên Thảo thấy trong lòng mình có nhiều ưu tư. Hình như trên khóe mắt bắt đầu xuất hiện vài nếp nhăn mờ và thảng trên vai có vài sợi tóc rụng. Không quá quan tâm đến vẻ bề ngoài, thế nhưng những tín hiệu báo động ấy cũng làm cho Yên Thảo giật mình. Công việc đến rồi công việc đi, các lớp học trò cũ rồi mới, mọi niềm vui bù khú với bạn bè, học trò rồi thì cũng qua và cuối cùng cũng chỉ còn một mình nàng lủi thủi đi về trong những chiều muộn, cô đơn làm sao. Bề ngoài nàng luôn là một người đàn bà mạnh mẽ đầy kiêu hãnh. Nhưng vẫn có những đêm thức giấc nửa chừng theo thức đếm từng tiếng chuông lễ nhà thờ, mong cho trời mau sáng, lắng nghe tiếng tắc kẻ tắc bọp trên mái nhà mà chợt thất đêm sao dài quá. Cuối cùng thì Yên Thảo vẫn là một người đàn bà cô đơn bởi sở thích ít, và niềm vui duy nhất của nàng là đọc sách, nghiên cứu… Bạn bè của nàng không nhiều vì những người cùng quan điểm hiểu nhau rất hiếm, nàng cũng mới về Việt Nam được hơn hai năm nên nhiều chuyện cũng còn lạ lẫm.
Nhớ ngày nhận việc đầu tiên, Yên Thảo đã gây sốc cho ông trưởng phòng tổ chức của trường. Nàng mặc một áo pull bằng len mỏng pha polyester màu xanh nhạt, váy jean ngắn với thắc lưng trắng bản to, đi giày bốt da cao gần đầu gối, tóc cột cao, make up mắt nhũ xanh và tô môi son màu cam đậm. Khi nàng đến cổng, giằng co mãi bảo vệ mới chịu cho vào vì không tin rằng đó là cô giáo. Lũ sinh viên của trường huýt sáo lia lịa, la ó khi thấy Yên Thảo đi qua. Chuyện đến tai cha nàng, vừa trên tư cách là người lãnh đạo của nhà trường vừa trên tư cách là một người cha, ông lắc lư mái tóc bạc, phê phán, này này con đang ở Việt Nam đấy nhé. Thì sao ạ? Thì phải ăn mặc cho kín đáo đàng hoàng, con là cô giáo mà. Yên Thảo phì cười, vòng tay ôm cổ cha, đây là bộ đồ lịch sự nhất của con đấy. Báo hại cho mẹ nàng mất cả tuần đi chọn quần áo cho Yên Thảo để nàng có thể lên lớp được.
Mang quan điểm giảng dạy từ bên Pháp về, với Yên Thảo, sinh viên phải là một chủ thể tích cực tham gia vào quá trình giảng dạy của giảng viên và trong giảng dạy phải có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, sự kết hợp giữa kỷ thuật, văn hóa và lợi ích với các quy luật để đáp ứng triệt để các nhu cầu của sinh viên. Thật ra quan điểm này của nàng là dựa trên những quan niệm về xã hội học và quan niệm về xã hội hệ thống giáo dục của Dewey và E.Claparède. Thoải mái trong giảng dạy, kích thích tối đa tâm lý sinh viên trong tíêp thu kiến thức bằng cách cắt kiến thức ra thành những đơn vị nhỏ và liên kết với nhau lại thành một chương trình chặt chẽ, tìm mọi cách truyền đạt tri thức tốt nhất để cho sinh viên có thể hiểu và nắm được những đơn vị kiến thức ấy.
Thế nhưng đây lại được hiểu như là cuộc “nổi loạn” chưa từng có của giảng viên Yên Thảo tại ngôi trường Đại học mở bán công này. Nó chính là sự đả phá trực tiếp vào những phương pháp giảng dạy sư phạm truyền thống của trường, bởi phương pháp truyền thống chính là xoáy quanh vấn đề quyền lực của người giáo viên, quyến lực của kiến thức, quyền lực của các thể chế và quyền lực của nhóm. Trong cách giảng trước nay thường bao giờ cũng bắt đầu bằng việc truyền đạt những kiến thức đơn giản từ trực quan có phân tích tiến triển theo kiểu ghi nhớ và kèm theo các nguyên tắc thi đua như: học tốt làm việc tốt được khen thưởng và ngược lại thì bị quở trách.
Thật ra Yên Thảo không hề có ý đã phá phương pháp giảng dạy truyền thống nhất là đụng chạm đến vấn đề tối kỵ trong giảng dạy hiện nay đó là sự kính trọng tuyệt đối của sinh viên đối với giảng viên dựa trên nguyên tắc quyền lực có tính tập tục từ lâu đời. Tuy nhiên theo nàng, quyền lực của người thầy sẽ phải biến thiên theo thời gian nhất là khi xã hội đang trên đà phát triển nhanh như hiện nay và cần tránh sử dụng quyền lực nếu được hiểu như là sự đe dọa, trấn áp lẫn trừng phạt sinh viên. Nàng nhận thấy những phương pháp giảng dạy truyền thống của trường nàng đã bộ lộ điểm yếu bởi nó không xuất phát từ tâm lý rõ ràng, mạch lạc, có ý thức của giảng viên khi đứng lớp và họ cũng hoàn toàn không xuất phát từ quan điểm giáo dục chính là những nổ lực trang bị kiến thức lẫn tâm lý ch sinh viên khi bước vào đời. Và logic học của sinh viên khi tiếp thu kiến thức từ người thầy phải có sự hứng thú,sự hài hòa định trước và sự phát huy sáng tạo trong tiếp thu kiến thức. Trong mấy năm đứng giảng, nàng đã từng bước khéo léo thay đổi dần phương pháp giảng dạy cũ bằng phương pháp giảng dạy mới, áp dụng từ từ tránh gây sốc, thế nhưng nó vẫn gặp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía đồng nghiệp. Rõ ràng thiện chí của nàng đã được hiểu thành sự thách thức các giảng viên khác bởi theohọ giảng viên và sinh viên không thể bình đẳng với nhau được, giảng viên là người thầy và là người truyền thụ kiến thức, và trách nhiệm của sinh viên là phải học và phải phục tùng tuyệt đối người thầy, do vậy mọi sự trái ngược đều hiểu như những quan điểm phản giáo dục. Thế nhưng mãi hai năm sau người ta mới chính thức đem nàng ra “luận tội”. Một cuộc hợp khá rình rang, được chuẩn bị công phu với đông đủ các ban bệ của trường được mời vào ngày họp khoa thường lệ. Tuy nhiên đến giờ phút cuối không hiểu sao có ý kiến chỉ đạo, nên chỉ còn là buổi họp góp ý trong phạm vi hẹp về phương pháp giảng dạy trong tổ bộ môn với sự tham gia của khoa chuyên trách, mọi thành phần khác không cần thiết phải tham dự, tránh gây ồn ào. Nhiều người bị hẫng.
Trong căn phòng họp của tổ bộ môn có mặt toàn bộ giáo viên của tổ, thêm Ban chủ nhiệm khoa và phòng tổ chức nhà trường cũng tham dự. Không hiểu sao cả mấy vị phụ trách công đoàn lẫn hội phụ nữ cũng có mặt. Yên Thảo nhìn ngạc nhiên, những thành phần này không hiểu có mặt để làm gì khi trên bảng thông báo ghi rõ hôm nay chỉ là buổi họp tổ bộ môn. Hay là họ sợ nàng bị chèn ép nên phải có mặt để bảo vệ quyền lợi, nàng lắc đầu, cười.
Sau dăm ba câu dạo đầu màu mè đùa nhạt thếch hơn nước lã, vị phó giáo sư, tiến sỹ, phó trưởng khoa kiêm tổ trưởng tổ bộ môn đứng lên hùng hồn phát biểu lên án nàng gay gắt. Theo ông, giảng viên Yên Thảo đã và đang phá vỡ những phương pháp giảng dạy truyền thống của trường từ xưa đến nay. Bằng những trích dẫn dài dòng lê thê những câu kinh điển trong các cẩm nang chính trị và các quan điểm giảng dạy của các nhà giáo dục Xô Viết cũ rích để đi kết luận.
- Với phương pháp giảng dạy phóng túng theo kiểu phương tây, không theo phương pháp truyền thống trên tinh thần tôn sư trọng đạo của người Việt Nam chúng ta, giảng viên đã và đang làm mất uy tín của các giảng viên khác trường ta, vô hình chung đã kích thích cho sinh viên hỗn láo, chống lại thầy cô…
Lời lẻ đao to búa lớn, quy kết, nghe cứ như sắp có bạo loạn đến nơi.
Đã có vài tiếng reo vui nho nhỏ, vài ánh mắt đắc ý nhìn Yên Thảo vì tin rằng chuyến này thì nàng chỉ có nước mà xin nghỉ việc.
Nhìn con người ốm yếu, cặp kín cận dày cộp như vỏ đít chai đeo trên khuôn mặt teo tóp và, một mái tóc mới nhuộm đen nhẫy của vị tổ trưởng bộ môn, bỗng nhiên Yên Thảo lại thấy thương hại chứ không thù ghét con người này. Cả đời ngoi ngớp, không biết bằng cách nào lấy được cái học hàm phó giáo sư sau mấy chục năm làm con mọt bàn giấy, nhẫn nại trên giảng đường nói thao thao bất tuyệt những hiểu bíêt rỗng tuếch, ông ta như một cỗ máy già nua cũ kỷ đáng lẽ phế thải lâu rồi. Còn mảnh bằng tiến sĩ cũng là “lên đời” sau một đêm ngủ thứcc giấc, chuyện kỳ diệu này mà chỉ ở Việt Nam mới có, đáng ghi vào sách kỷ lục của thế giới. Con người đó cả đời lúc nào cũng lật đật, vội vã, và rúm ró sợ hãi, ở nhà thì bị vợ chửi hớn thú, con cái coi thường quá người dưng, còn đồng nghiệp thì thương hại nhiều hơn kính trọng. Vâng, thế mà lâu lâu cũng đảo một vòng xuống các tỉnh để làm thỉnh giảng cho các ông bà quan chức địa phương học bổ túc văn hóa bằng cấp để nhằm giữ ghế. Lên tổ trưởng bộ môn là nhờ anh em thương hại dồn phiếu, làm phó khoa thì chẳng qua là ghế trống có tiếng mà không có miếng. Con người mà xem như con gián lúc nào cũng lẩn lút trong bóng tối. Hồi còn sống, ba của Yên Thảo vẫn thường nhận xét, chú ấy thì tốt nhưng tội tốt quá, mà ở đời này cái gì tốt quá thì thành ra lại hỏng, và lại dát nữa, chú ấy là vậy. Chuyện Yên Thảo bị lôi ra đấu về phương pháp giảng dạy và phong cách sống của nàng thì cũng âm ỉ lâu rồi, tuy nhiên khi cha nàng còn sống, bóng rợp của ông phủ rộng quá nên nhiều kẻ gh&eac, thở dài, chán quá đi, không nói chuyện nữa.
- Có bốn cỡ A, B, C, và D. Muốn giữ kích thích phát triển collagen và elastin thì phải thường xuyên giữ ẩm bằng kem vaseline và aquaphor… Yến à.
Vừa nói Châu vừa quờ tay lấy trong túi ra mấy lọ kem rất mắc tiền đưa cho Yến. Hoàng Yến rụt tay lại, không lấy.
- Bồ xài đi, tui không lấy đâu.
- Đồ dzô dzuyên…. Châu gắt, - Xài chung hai đứa, bồ ngại cái gì.
- Có phải của dì Châu không? Yến ngập ngừng hỏi.
Châu xị mặt giận dỗi trả lời.
- Biết rồi… hỏi làm gì.
Không hiểu sao Yến thấy ngại ngại mỗi khi gặp dì Kiều Thu của Châu. Đó là người đàn bà mạnh mẽ và sắc sảo, Yến còn biết bà ta rất giàu có, giám đốc một công ty trách nhiệm hữu hạn buôn bán dược phẩm nổi tiếng thành phố. Người dì này nguyên là vợ chú út Hoàng Châu, họ lấy nhau được mấy năm, chưa kịp có con thì ly dị, lý do không ai rõ. Sau này chú ruột của Châu bị tai nạn xe hơi chết, có lẽ vì hối hận chuyện đó nên người dì này thường xuyên đến gia đình ba má Châu, và thương Châu như con ruột. Cho đến nay dì vẫn chưa lập gia đình mới.
Là bạn thân của nhau nên từ nhỏ Yến đã gặp dì của Châu nhiều lần, dù cho dì rất xởi lởi và tỏ ra quý mến Yến cũng như Châu vậy, thế nhưng Yến vẫn cảm thấy không thích, ngài ngại mỗi khi giáp mặt. Càng lớn lên thì cảm giác ấy càng xuất hiện rõ trong lòng Yến. Không muốn nói ra vì sợ bạn phiền lòng bởi Yến bíêt Châu rất yêu quý dì của mình. Tuy nhiên sau này thì Châu cũng phát hiện ra điều đó, ngạc nhiên căn vặn bạn. Yến chẳng biết giải thích làm sao cho Châu hiểu. Hai đứa từng giận nhau đến mấy tuần vì chuyện đó, rồi huề, thế nhưng trong lòng Yến vẫn thấy lấn cấn mãi.
Nhìn khuôn mặt chảy dài của Châu, Yến cầm hộp kem lên hít hà, vẻ dàn hòa.
- Thơm quá…, bồ chỉ tôi cách xài đi.
Châu cười tươi rói và lập tức thôi giận Yến. Biết tính Yến như vậy, láu táu lanh chanh nhưng nhiều lúc cũng rất cố chấp như con nít nên sau này Châu chẳng thèm chấp làm gì. Thật lòng nhiều lúc Châu thấy Yến khó hiểu làm sao ấy trong khi dì Kiều Thu của Châu rõ ràng là người đàn bà rất dễ thương. Dì đặc biệt yêu thương Châu như con gái của mình và dĩ nhiên vì thế dì cũng quan tâm chăm sóc Yến bởi dù gì Yến cũng là bạn thân củ Châu. Thế nhưng sau này mỗi lần gặp dì thì Yến đều tỏ vẻ ngại ngùng không tự nhiên, không lẽ vì Yến mặc cảm tự ti khi đứng trước người dì quá giàu có, nổi tiếng. Hồi xưa, nhỏ thì chẳng sao, sau này nhất là khi hai đứa đều vào đại học cả thì Châu nhận thấy rằng bạn mình ngày càng xa cách dì Kiều Thu trong khi dì đối xử với hai đứa vẫn như xưa. Châu tức Yến lắm. Thử nhìn cô Út của Yến xem sao, cô khó trời gầm. Hồi trước Châu cũng sợ cô Út lắm, nhất là hồi còn học cấp ba, rất ít khi Châu chịu cùng Yến đến cô chơi. Nhưng từ khi Yến chuyển qua nhà cô Út ở theo lệnh của ba má, riết lần lần Châu cũng quen, và đáng ngạc nhiên là khi lớn lên vào đại học trong khi Yến ngày càng tỏ vẻ khó chịu với dì Kiều Thu của Châu thì Châu ngược lại, ngày càng quý mến cô Út. Bây giờ cô Út trong mắt Châu là một người đàn bà rất dễ mến, hiền lành…
Nghe Châu phân tích, so sánh, Yến chỉ biết cười vẻ hối lỗi. Mình cũng chẳng hiểu làm sao nữa Châu ơi, cô Út thì vẫn là cô Út, dì Kiều Thu thì vẫn là dì Kiều Thu. Chỉ có điều sau này mỗi lần gặp dì Kiều Thu của Châu thì Yến thấy nó thế nào ấy, không được tự nhiên như hồi nhỏ mà cứ có cảm giác ngài ngại mặc dù Yến biết chắc là dì thì vẫn như xưa, chẳng có chuyện gì để chấp nhặt với Yến mà Yến cũng chẳng có làm gì cho dì Kiều Thu buồn đâu, chắc tại Yến thôi. Nghe bạn than thở vẻ hối lỗi, Châu cười khì. Tại bồ nhiêu khê “nắm” chuyện nên vậy đó. Nghe Châu giả giọng bắc kỳ ngọng ngọng chọc, Yến bật cười. Cô bé tự nhủ, phải ráng đừng làm cho Châu buồn.
Yến tần ngần nhìn lọ kem dưỡng da GZ mắc tiền của Ý nằm trên bàn, thở dài và thầm đoán giá của nó phải vài trăm ngàn đồng là ít. Dù gia đình khá giả nhưng Yến biết rằng ba má của Châu rất nghiêm khắc với con cái, ít khi nào chịu chiều con để bỏ tiền ra mua cho Châu những thứ hàng mỹ phẩm đắt tiền này dù họ không nghèo. Hầu hết mỹ phẩm, thời trang cho đến đồ trang sức mà Châu đang dùng hiện nay đều là một tay dì Kiều Thu cho hết. Đôi lúc Yến cũng thấy làm lạ về tình thương của người dì này dành cho Châu, hầu như mọi đòi hỏi của Châu đều được bà thỏa mãn tức thời mà không hề đắn đo suy nghĩ. Biết rằng người dì này rất giàu có nhưng cung cách của bà ta lo cho Châu từ vật chất đến tinh thần vẫn có điều gì đó hơi khó hiểu mà Yến không giải thích được. Cưng chiều nâng niu Châu có khi còn hơn cả mẹ ruột của Châu nữa. Đáng ngạc nhiên thật.
Không hiểu sao Hoàng Yến lại thấy sợ đôi mắt kẻ chì đen sắc lẻm của người dì này mỗi khi nhìn mình.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 19 tháng 11 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!--
--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---
Bầu không khí thật ngột ngạt dù cho hai chiếc máy lạnh đã mở hết số. Nhận thấy cứ tiếp tục tranh cải như thế này thì không biết đến bao giờ mới chấm dứt, giáo sư Trưởng khoa và cũng là người đại diện của Ban giám hiệu của trường đến dự cuộc họp đã ra quyết định chấm dứt cuộc họp. Ông cũng là một trong những người bạn rất thân của cha Yên Thảo và là một người mà nàng rất kính trọng từ trình độ nghề nghiệp đến nhân cách sống. Sau khi cha mẹ đột ngột qua đời thì ông vẫn là chỗ dựa tinh thần cho nàng trong bao nhiêu tháng ngày qua. Nhìn nàng, ông lắc lư mái tóc bạc như ngầm trách móc sự trả đũa có phần cay nghiệt của nàng đối với vị tổ trưởng tổ bộ môn, dù sao thì cũng là đồng nghiệp cả, cùng đứng trên bục giảng với nhau sao nỡ lại nói với nhau như thế. Hiểu và Yên Thảo bỗng thấy thẹn.
- Về mặt lý luận thì trong tâm lý sư phạm và lý luận dạy học thì từ lâu người ta hay trích dẫn một luận điểm của V.I.Lênin như sau “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ đó đến thực tiễn”. Từ luận điểm này mà nhiều người cho rằng nó tái tạo sơ đồ chuyển từ tri giác và biểu tượng sang tư duy trừu tượng để áp dụng trong các tình huống thực tiễn và khẳng định phù hợp với “con đường biện chứng” của nhận thức.
Gõ gõ ngón tay lên bàn, ông hắng giọng.
- Trước hết chúng ta phải hiểu luận điểm này của Lênin trong ngữ cảnh của nó bởi nó liên quan đến những phát biểu của Hêghen đã được Lênin trích dẫn, đánh giá. Hêghen trình bày quan điểm của mình từ tính đa dạng, cảm tính, trọn vẹn, phong phú… là nội dung của khái niệm trừu tượng, nhưng nghèo nàn hơn tính cụ thể cảm tính. Chính vì vậy mà trong “Bút ký triết học” Lênin cũng đã nói đến sự trừu tượng hóa lý thú này. Trích dẫn từ Hêghen là vì Lênin muốn đưa ra một suy luận là: Tư duy đúng đắn, đi từ cụ thể đến trừu tượng, không xa rời chân lý mà là tiếp cận nó. Ông đã nhận ra đặc điểm mang tính nhận thức của trừu tượng hóa mà không bị giảm sút trong khuôn khổ của cách lý giải truyền thống. Tại sao tôi phải nói với các thầy cô điều dông dài này, vì chúng ta phải hiểu nguyên tắc tính khoa học trong dạy học ở điều kiện cuộc sống hiện nay không phải là công việc dễ dàng. Nó là cơ sở tâm lý học, lý luận học rộng rãi và được chi tiết hóa vào việc thiết kế khi truyền đạt kiến thức và tổ chức lĩnh hội những tri thức ấy trong nhà trường. Chúng ta phái biết tri thức khoa học (mà chúng ta đã và đang truyền đạt cho sinh viên) không phải là sự tiếp tục làm sâu và mở rộng thêm một cách đơn giản kinh nghiệm hằng ngày mà đòi hỏi tạo các phương pháp mới (về giáo dục) để trừu tượng hóa, phân tích, đánh giá khái quát, đặc biệt là cho phép phát hiện các mối liên hệ bên trong của các sự vật, bản chất của chúng và các con đường đặc biệt để truyền thụ đến cho các em. Thực tế trong giảng dạy nhiều năm tôi nhận thấy, đôi lúc chúng ta cũng bỏ qua đặc điểm này.
Do vậy, theo tôi, chúng ta nên ngừng tranh cãi nhau tại đây. Chúng ta phải hiểu rằng, phương pháp giáo dục nào, truyền thống hay hiện đại, đều cùng mục đích cung cấp cho các em các khái niệm khoa học thật sự, phát triển cho các em tư duy khoa học, năng lực tiếp tục lĩnh hội độc lập với một số lượng tri thức khoa học ngày càng lớn để các em có thể tự tin bước vào đời sau này. Đây là nhiệm vụ hàng đầu, như từ xưa tới nay vẫn thế, phải luôn được đặt ra một cách đúng đắn trong lý thuyết kinh nghiệm truyền thống về tư duy.
Không rõ ràng lắm trong lời phát biểu thật ra ông nghiên về bên nào, tuy nhiên nó cũng giải tỏa được bầu không khí căng thẳng và hiểu một khía cạnh nào đó thì nó ngầm như bênh vực cho giảng viên Yên Thảo, dù không hẳn là tán thành những ý kiến vừa rồi của nàng. Nhìn Yên Thảo, cũng là cô cháu gái, con người bạn mà mình rất mực yêu quý, vị giáo sư này nói nhẹ nhàng:
- Thưa các thầy cô, xin tất cả hãy nhớ, giáo dục cũng là một nghệ thuật.
Cuộc họp đến đấy thì tạm ngừng, sự việc lơ lửng, không có kết luận cụ thể. Tuy thế sao đókhi gặp riêng Yên Thảo trong phòng làm việc của mình, vị giáo sư trưởng khoa cho biết rằng, đã có đơn tố cáo nặc danh lên đến tận ban lãnh đạo Đại học quốc gia. Ngay cả những đồng nghiệp có thiện cảm với Yên Thảo thì cũng gọi nàng là giảng viên gây “sốc”. Rồi có người còn trực tiếp khiếu nại lên Ban giám hiệu trường. Rất may lãnh đạo cấp trên là những người tốt và hiểu biết, và nhất là sinh viên của nàng dạy thì điểm lúc nào cũng cao. Ông đề nghị Yên Thảo cũng nên điềi chỉnh lại một số quan điểm trong giảng dạy. Ông hiểu nàng và thừa nhận thiện chí, mục đích của nàng, nhưng ông vẫn lưu ý một số điều mà theo ông là nàng cũng nên rút kinh nghiệm. Rất kính trọng ông như cha và cũng không muốn ông thêm phiền muộn, một con người cả đời quen làm công tác nghiên cứu, viết sách và giảng dạy hơn là tham gia vào làm công tác quản lý, nghe đâu ông vừa mới có quyết định bổ nhiệm làm hiệu phó phụ trách chuyên môn của trường. Yên Thảo hứa với ông, dù trong lòng không vui. Hiểu nàng đang nghĩ gì, vỗ vỗ vai, vị giáo sư thở dài, nói vẻ ngường ngượng, trong cuộc sống bao giờ cũng có những điều không như ý đâu, cần phải biết điều chỉnh để mà sống cháu ạ.
Nhìn vị giáo sư khả kính đang bước đi, Yên Thảo ngao ngán, đấy là một lời khuyên chân thành hay chính là sự nguy biện đầu hàng? Tại sao tại ngôi trường này trong giảng dạy người ta không chịu khơi gợi, hướng dẫn, trao chìa khóa giải mã, kích thích sinh viên nghiên cứu tìm tòi sáng tạo trong học tập hơn là cứ khăng khăng đóng hộp kiến thức và trao cái hộp đó cho sinh viên? Tại sao thứ tư duy giảng khuôn sáo, cũ kỷ, tẻ nhạt này dù đã bước sang thế kỷ 21 rồi mà vẫn tồn tại và thậm chí còn trở nên phổ biến? Lần đầu tiên trong đời sau mấy năm làm công tác giảng dạy, Yên Thảo thấy chán nản trong lòng.
Yên Thảo buồn bã bước chậm theo dọc hành lang của trường, lao xao bên tai nàng lời chào của mấy sinh viên. Nàng gật đầu trả lời và nhanh chóng lấy xe đi về ngay.
Có còn gì vướng bận nữa đây nhỉ, cha mẹ đã đi xa cả rồi, Yên Thảo tự hỏi mình khi nhớ đến mấy cái mail của bạn bè gửi qua từ Pháp nhắc nhở nàng về công trình làm luận án tiến sỹ còn đang dang dỡ.
--!!tach_noi_dung!!--


Được bạn: Mọt Sách đưa lên
vào ngày: 19 tháng 11 năm 2013

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- ---~~~mucluc~~~---