Giáo sư Trung đi vắng, chỉ có Phụng ngồi một mình trong phòng khách, dường như nàng đang mang một tâm sự nào đó, đôi mắt nàng sưng húp. Phụng mời tôi ngồi và mời nước. Triết vừa mới đi đó, anh không gặp anh ấy à? Đã mấy hôm rồi anh ta đi đâu biệt tăm, không rõ dạo này anh ta đang bận việc gì? Anh ấy cũng bình thường thôi! – Phụng cười chua chát – Trưa nay anh ấy ở đây nói chuyện với cha tôi một lúc và từ chối ăn trưa bảo là phải đi nhổ răng. Lạ quá! Răng của anh ta có hư hỏng gì đâu. Hừ! Vậy thì tâm lý của anh ấy đã trục trặc chứ gì! Tôi đã mang bánh sinh nhật của cô giáo cho anh ta rồi! Anh ấy đến đây để xin lỗi về việc đó. Thật ra điều đó cũng chẳng có gì quan trọng mà cha tôi trái lại rất bận tâm. Tôi nghĩ cô cũng đừng nên bực mình vì một việc nhỏ nhặt như thế. Vâng, tôi mới gây với cha tôi đó – Phụng thở dài – đến tuổi già có lẽ mới hết sáng suốt để xuy sét mọi vấn đề. Ý kiến của giáo sư thế nào? Ông cứ nhắc đến cuộc đời phóng túng của ông thuở trước, và nỗi khổ tâm hiện nay. Tôi hiểu dụng ý của ông là để nhắc khéo Lưu Triết. Có lẽ ông đã nói thật. Tôi không tin. Tôi đoán đấy là những điều sám hối do ông bịa đặt ra. Triết phản ứng thế nào? Triết chăm chú lắng nghe, anh ấy có vẻ cảm động lắm! Như vậy hẳn cha cô thích thú lắm, phải không? Tôi thấy thương hại ông lắm! Ông vẫn không hiểu rằng tình cảm giữa chúng tôi và Triết đã tan vỡ, sở dĩ anh ấy đến xin lỗi, chẳng qua chỉ vì lịch sự mà thôi. Có lẽ tại cô qua mẫn cảm đấy thôi! Tôi không tin anh ta thay đổi, có lẽ giữa hai người có sự hiểu lầm gì chăng! Phụng bâng khuâng cúi đầu, thật lâu sau nàng ngẩng đầu lên cương quyết lắc đầu. Có có quen với ai tên là Hà Phi không? Anh ta là bạn học của tôi, hôm kia anh gặp anh ta phải không? – Phụng kinh ngac – Anh nhắc đến anh ta có dụng ý gì? Tôi nghiem chỉnh nói: Có phải Hà Phi đã xen vào giữa cô và Triết không? Không thể thế được. Anh đã nghe ai đồn gì kỳ thế? Tôi chỉ muốn biết sự thật thôi. Không thể có chuyện như thế được – Phụng thẹn thùng cười nói – Tôi nghĩ Triết không hồ đồ đến độ đó đâu, và Hà Phi cũng không phải là hạng người khoác lác. Cô có quen thân với Hà Phi không? Không thể nói là thân hay không thân. Nếu bảo hăn thành thật, chi bằng bảo hắn nhu nhược thì đúng hơn. Gia đình Phi rất khá, giỏi tiêu tiền và cũng giỏi kiếm tiền, ngời những điểm này hắn chả còn đặc điểm nào khác. Phụng chỉ nói vài câu, nhưng tôi đã hiểu rõ tâm lý của nàng, không bao giờ nàng có thể yêu thương những hạng người như thế. Trầm ngâm một hồi, tôi chuyển hướng câu chuyện: Lúc còn học tiểu học cô có một người bạn nào tên là Bạch Lộ không? Nàng ngẫm nghĩ một lúc rồi chậm rãi lắc đầu và hỏi lại tôi: Anh nói thử xem, cô ấy có những đặc điểm gì, có thể tôi nhớ ra được. Cô ta độ chừng hai mươi tuổi, cũng khá đẹp, thân hình rất cân đối, biết ca hát. Phụng che miệng cười: Thẳng thắn mà nói thì những điều anh kể không hình dung được gì cả. Thế thì khó cho tôi quá. Cô ta lai hai dòng máu, mẹ cô ta là người Pháp, cha cô ta là người Trung Hoa. Nhưng cô ta chẳng có chút đặc điểm của người lai, tóc và mắt đều đen, chỉ có mũi và thân hình thì hơi cao một tý thôi! Phụng ngẫm nghĩ một hồi: Thời tiểu học, chỉ có một người bạn lai hai dòng máu, nhưng cô ta lại chẳng có tí khí chất của người Pháp. Ngày thường cô ta rất ít nói, rất buồn phiền và mang mặc cảm rất nặng, cô ta thường hay trốn vào một nơi vắng vẻ khóc thầm. Chưa bao giờ tôi trông thấy nụ cười của cô ta. Cô có nhớ tên họ của cô ta không? Cô ta họ Hoa, tên là Edlies! Đúng, là cô ta rồi! Nhưng tính tình của cô ta không như cô đã nhớ. Đôi khi cô ta rất nồng nàn vui tính, hay hát, hay cười, nhưng có lúc lại đoan trang trầm lặng Tôi có gặp cô ta vài lần song đối với bản tính của cô ta, tôi không làm sao tìm hiểu được. Anh mới quen với cô ta thôi à? Đã lâu lắm tôi không gặp cô ta, chúng tôi tuy học chung nhưng chẳng chơi với nhau vì làm sao gây lòng thân thiện với một người như cô ta! Người Trung Hoa coi cô ta là người ngoại quốc, người ngoại quốc lại khinh khi cô ta là người Trung Hoa! Cô cũng có hiếp đáp cô ta à? Phụng ngượng ngùng cười nói: Thành thật mà nói thì tôi rất ít khi để ý đến những người mà tôi đã khinh thường, song không phải vì cô ta là người mang hai dòng máu, vì tôi có biết gì đâu, nhưng tôi nhận là tôi từng làm nhiều việc ấu trĩ rất đáng buồn cười. Hôm nay tôi vừa gặp cô ta! Có lẽ Phi đã nói về co cho cô ta biết. Phi cũng quen biết với cô ta sao! – Phụng nhìn tôi trân tráo. Ừm! Cô ta đã nói xấu tôi à! Không, cô ta đã nhờ tôi nói giúp cho Phi để gây cảm tình giữa cô và Phi. Láo thật! Rồi anh bảo sao? Tôi không nói gì cả, vì họ không biết Lưu Triết là bạn thân của tôi. Tôi không muốn giao tiếp với hạng người đó – Phụng có vẻ tức giận – Nếu lần sau anh có gặp họ, anh hãy nói cho họ biết là đừng bao giờ nhắc đến tên tôi nữa! Tôi ngơ ngác cười như mếu. Anh cũng đừng nên cho Triết biết để anh ấy khỏi nghi ngờ vẩn vơ. Và anh cũng đừng nhắc đến chuyện này với cha tôi, bao giờ ông cũng là một người hay mơ tưởng hão huyền. Nếu anh có đọc tác phẩm của ông, thì anh sẽ biết cha tôi hoang đường đến như thế nào. Cha cô có khí chất thi sĩ lắm1 Tác phẩm văn chương của cha tôi chẳng khác gì bài kinh tế học mà ông đã dạy trong lớp, khô khan và vô vị. Tôi chưa đọc nên không rõ ra sao! Cha tôi đã dùng nhiều bút hiệu, nhưng quyển nào cũng thế, hoàn toàn viết về phe văn nghệ Pháp. Có lẽ ông tự biết là mình viết không được khá, nên không khoe với ai bao giờ, và cũng không hề để lại một tờ bản thảo. Rất tiếc là tôi chưa có dịp xem qua. Kinh nghiệm sống của ông hết sức phong phú, bất cứ những gì thật đều đẹp cả. Đó chỉ là ảo tưởng mà thôi! Rất nhiều nhà văn viết là để thỏa mãn ảo tưởng, không thể coi là có giá trị văn chương. Cha tôi luôn luôn viết tự thuật, tự cho mình là một thanh niên đẹp trai và đa tình, và người con gái trong ảo tưởng là một cô gái đẹp nhất thế giới. Quen nhau rồi yêu nhau, cuối cùng lại là một tấn bi kịch công thức! Tôi ngắm bức chân dung của giáo sư Trung treo trên vách, đấy là bức ảnh của ông chụp cách nay đã ba mươi năm. Trong bộ lễ phục kiểu xưa, cặp kính vành rộng, ba toong, cộng thêm dáng dấp như diễn kịch của ông, tôi không nhịn được tiếng cười.