PHẦN 8
ĐIỀU KHÔNG MONG ĐỢI
CỬA VIỆT CÁT BAY

    
ống Huy Tịnh nhập ngũ năm 1971 ở tuổi 18. Anh từng tham gia dân quân nên chỉ cần được huấn luyện thêm một thời gian ngắn trước khi xuôi Đường mòn Hồ Chí Minh vào Nam.
Tịnh may mắn hơn nhiều người khác vì hành trình của anh chỉ mất chưa đầy một tháng. Anh đi tàu từ Hà Nội vào Vinh, rồi từ đó đi xe tải vào sông Gianh. Mọi người cùng đợi trời tối để qua phà Long Đại.
Sau khi qua sông, đơn vị của Tịnh – Sư đoàn 320 – đi bộ trong chặng cuối vào Nam. Theo nguyên tắc chung – được thiết kế nhằm hạn chế tổn thất trong các trận ném bom dọc Đường mòn – sư đoàn được chia ra thành nhiều đơn vị nhỏ, cấp đại đội.
“Tôi nhớ rõ nhất là thời điểm đơn vị chia nhỏ ra trong chặng hành quân cuối cùng”, Tịnh kể. “Chúng tôi tạm biệt nhau và không biết bao giờ mới có thể gặp lại. Nói lời tạm biệt còn nặng nề hơn cả việc di chuyển dọc đường Trường Sơn”.
Mang theo ba lô nặng tới 50 cân là một thách thức thể lực thực sự. “Khi leo lên con dốc dựng đứng, chúng tôi phải dùng dây thừng”, Tịnh kể. Sau hành trình mệt nhọc, họ tới Lào.
Với kinh nghiệm tham gia dân quân, chàng trai trẻ Huy Tịnh được cử làm tiểu đội trưởng. Sư đoàn ngay lập tức tham gia những trận đánh lớn nên chàng tiểu đội trưởng trẻ tuổi nhanh chóng trở thành một chiến binh dày dạn kinh nghiệm. Nhưng một trong những nhiệm vụ khó khăn nhất đối với Tịnh đó là việc đón tân binh. Anh biết rằng phần lớn họ đến đây là để thay thế số vừa chết hoặc bị thương, những người mà anh cũng mới tiếp nhận vài ngày trước.
Suốt hai năm sau đó, sư đoàn của Tịnh thường di chuyển từ Lào qua Quảng Bình, rồi Vĩnh Linh và cuối cùng là Quảng Trị. Tháng 1 năm 1973, đơn vị đến Cửa Việt. Chính tại nơi này, sư đoàn được giao một nhiệm vụ đặc biệt – tấn công tàu của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ.
Cửa Việt nằm ngay bờ biển. Quân Việt Nam Cộng hòa thường hoạt động dọc bờ biển này với sự hỗ trợ của tàu Hải quân Mỹ ở cận bờ, vốn luôn bị sư đoàn của Tịnh theo dõi chặt chẽ. Sư đoàn được lệnh dồn hỏa lực vào những chiếc tàu này.
Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Tịnh nhớ rằng tàu Mỹ thường ngang nhiên chạy tới chạy lui song song với đường bờ biển, đôi khi chạy theo từng hàng hai chiếc một. Do lo ngại rằng quân Việt Nam Cộng hòa có thể dùng tàu để đổ bộ nên sư đoàn thường xuyên bắn quấy rối. Nhiệm vụ của Tịnh là gửi thông điệp cho Hải quân Mỹ rằng bất kỳ cuộc đổ bộ nào cũng sẽ phải đối đầu với một hỏa lực rất mạnh.
Trung đoàn của Tịnh, được chia thành nhiều đơn vị chiến đấu cấp trung đội, có nhiệm vụ bắn quấy rối. Lợi dụng bóng đêm, các tổ chiến đấu tiến tới vị trí cách mép nước biển chừng một cây số. Suốt đêm, họ tìm cách thọc sâu ra bờ biển. Để phòng thủ trước bất kỳ cuộc tấn công đổ bộ nào từ biển, đơn vị của Tịnh được trang bị sáu xe tăng. Xe tăng được chôn xuống cát, ngập tới tận tháp pháo và được ngụy trang bằng lá cây.
Sáng hôm sau, Tịnh ngạc nhiên khi thấy rằng đơn vị của anh chỉ cách vị trí của quân Việt Nam Cộng hòa có một cây số. Thông thường, sau khi phát hiện như vậy thì đơn vị sẽ lập tức chủ động khai hỏa. Tuy nhiên, Tịnh được lệnh là không để lộ quy mô của đơn vị mình. Chỉ khi quân Việt Nam Cộng hòa khai hỏa trước thì mới nổ súng đáp trả.
Phía Việt Nam Cộng hòa cũng đã phát hiện ra đơn vị Tịnh vào buổi sáng hôm đó nhưng không phát động tấn công. Tịnh không hiểu nguyên do. Anh cho rằng có lẽ quân bên kia cũng được lệnh không nổ súng để tránh bị lộ quy mô đơn vị.
“Thật kỳ lạ”, Tịnh nhớ lại. “Tình hình lúc đó cứ như thể hai bên đã có thỏa thuận ngừng bắn vậy. Đôi lúc chúng tôi nổ súng vào ban đêm nhưng tới 3 giờ sáng thì tất cả ngưng chiến đấu”.
Vũ khí duy nhất có thể quấy rối tàu của Hải quân Mỹ là DKZ 82, một loại súng cối tầm xa thường được sử dụng để chống tăng. Mỗi tổ chiến đấu trong trung đoàn được trang bị một khẩu. Một buổi tối nọ, các tổ vào vị trí dọc bờ biển để có thể tấn công tàu. Họ chờ đợi mục tiêu tiến vào tầm bắn.
Khi mắt đã bắt đầu quen với bóng tối, các thành viên nhìn ra phía đường chân trời để tìm tàu Hải quân Mỹ đi qua. Tàu chiến Mỹ luôn tuân thủ nguyên tắc không bật đèn nên chỉ có thể thấy được hình ảnh mờ mờ mà thôi. Việc dùng DKZ 82 để bắn xe tăng vốn đã khó, nhưng sau đó Tịnh nhanh chóng nhận ra rằng dùng loại súng này để bắn vào những chiếc tàu mờ xa trên biển còn khó gấp bội.
Các tổ chiến đấu được phép khai hỏa bất kỳ lúc nào. Tổ của Tịnh nhanh chóng phát hiện ra một mục tiêu. Tuy nhiên trước khi nổ súng họ đã nghe tiếng nổ của DKZ 82  ở các vị trí khác dọc bờ biển. Tịnh biết rằng giờ đây vấn đề thời gian là cực kỳ quan trọng. Tổ của Tịnh phải nổ súng và nhanh chóng chuyển tới vị trí chiến đấu khác – bởi vì con mồi ngay sau đó sẽ trở thành kẻ săn mồi, khi mà chiếc tàu chiến mục tiêu sẽ sớm phản công. Thế là khẩu DKZ 82 của họ gầm lên, sau đó họ lập tức chuyển tới vị trí mới đã được chọn sẵn.
Nhưng những phát đạn trả đũa đã không xuất hiện như dự đoán. Tịnh nhận thấy rằng vị trí của đơn vị khá gần với nơi đóng quân của lính Việt Nam Cộng hòa vô hình trung lại là một lợi thế. Chiếc tàu chiến kia sợ bắn nhầm vào quân Việt Nam Cộng hòa gần đó nên đã chọn giải pháp im lặng.
Trong hai tuần kế tiếp, đơn vị của anh tiếp tục hoạt động theo cách thức này, chỉ thay đổi thời gian tấn công sau mỗi đêm. Tịnh thấy tình cảnh thật lạ lùng: “Ban đêm, chúng tôi nhả đạn vào những chiếc tàu Mỹ không dám bắn trả; ban ngày, chúng tôi nghỉ ngơi ngay trong tầm mắt của các binh sĩ miền Nam”.
Trong sáu chiếc tăng của đơn vị Tịnh, năm chiếc đã bị quân Việt Nam Cộng hòa bắn hủy sau vài cuộc đọ súng chừng mực vào ban đêm. Về sau, đụng độ gia tăng. Bấy giờ, với hai năm kinh nghiệm chiến đấu, Tịnh đã trở thành một chiến binh dày dạn trận mạc, được chuẩn bị kỹ càng – ít nhất là trong suy nghĩ của anh – để đối phó với bất kỳ tai ương nào. Nhưng rồi anh nhanh chóng nhận ra rằng, cuộc chiến trên bãi biển Cửa Việt có một khía cạnh mà anh chưa hề được chuẩn bị.
Khi giao tranh tạm ngưng trong chốc lát, cả hai phía tranh thủ thực hiện một nhiệm vụ khó khăn, nhưng rất cần thiết, đó là chôn người chết. Một khu vực ở trên bãi biển được sư đoàn của Tịnh chọn làm nghĩa trang. Các nhóm mai táng thường được điều đi để chôn cất người tử trận. Có một lần Tịnh đi theo đoàn mai táng. Việc chôn cất đồng đội ngã xuống chẳng phải là điều gì mới lạ đối với Tịnh, nhưng khi thực hiện công việc này tại Cửa Việt, anh nhanh chóng nhận ra một thực tế ghê người.
Thông thường, chỉ vài ngày sau khi được chôn, các thi thể lại lộ ra trên mặt đất. Nhìn xác người đang trong quá trình phân hủy là một điều thật ghê khiếp. Không phải con người mà chính là thiên nhiên đã quật mộ. Gió lớn thường xuyên ở Cửa Việt đã tàn phá bãi biển, thổi bay lớp cát dày trên bề mặt và làm lộ thiên các thi thể vừa được chôn. Bằng cách ấy, thiên nhiên tại Cửa Việt đã phơi trần sự khủng khiếp của chiến tranh mà con người muốn chôn giấu. Một khi gió làm lộ thiên thi thể nào thì các nhóm mai táng tìm cách chôn cất lại.
“Tôi thực hiện việc này rất nhiều lần”, Tịnh kể. “Đôi khi chúng tôi chôn rất sâu nhưng gió vẫn quật lên. Có khi phải chôn đi chôn lại tới lần thứ ba, thứ tư và thật là khủng khiếp khi nhìn thấy thi thể của một người bạn đang phân hủy”.
Nhiều năm sau khi cuộc chiến đi qua, hình ảnh thi thể bị phân hủy của bạn bè dưới những ngôi mộ cát vẫn còn in đậm trong tâm trí Tịnh.
“Nhiều lần tôi vẫn còn nhìn thấy gương mặt của họ”, Tịnh nói.

Truyện CHÂN TRẦN, CHÍ THÉP Lời tựa LỜI GIỚI THIỆU Lời người dịch Lời cảm ơn rung tâm Sài Gòn có tường bê tông rất dày, cao hơn hai mét bao quanh. Bốn mặt giáp với các con phố đông đúc. Tường che có tác dụng bảo vệ an ninh tương đối tốt, không những ngăn sự xâm nhập của Việt Cộng từ bên ngoài mà còn che đậy cho hoạt động bên trong. Nhưng điều mà người Mỹ không hề biết, đó là quân của ông Phụng đã theo dõi cơ sở này khá kỹ từ các vị trí thuận lợi cả từ bên trong và ngoài khu nhà – trinh sát bên ngoài được một điệp viên bên trong hỗ trợ. Sau nhiều lần quan sát kỹ, ông Phụng phát hiện ra một kiểu hoạt động đặc thù của những con người bên trong khu trụ sở.
Là Tư lệnh Hải quân Mỹ tại Việt Nam, cha tôi làm việc theo một lịch trình khá cố định. Ông thường bắt đầu một ngày bằng việc chạy bộ bên trong khuôn viên trụ sở vào lúc sáng sớm, tiếp đó là họp với nhân viên. Tùy vào nội dung bản báo cáo về chiến sự diễn ra vào đêm hôm trước mà ông có thể ở lại trụ sở hoặc bay trực thăng ra gặp những người đang chiến đấu ngoài mặt trận.
Như đã nói ở Phần mở đầu, ngay sau khi tới nhận nhiệm vụ, cha tôi đã triển khai một chiến lược chiến tranh mới trên hệ thống sông nước Việt Nam. Chiến lược này đã mang lại hiệu quả lớn cho Hải quân trong việc ngăn chặn sự tiếp vận của Việt Cộng vào miền Nam. Quân nhu bị cắt đứt, hoạt động của Việt Cộng ở vùng đồng bằng giảm xuống, thương vong của Lục quân Mỹ cũng giảm. Ông Phụng biết rõ thành công của cha tôi.
Cha tôi thường tới căn cứ ở trong rừng để thăm các thủy thủ vừa chiến đấu đêm hôn trước và các chuyến thăm kết thúc vào cuối buổi sáng. Sau đó, cha tôi trở về trụ sở, triệu tập thêm một cuộc họp nữa để rút kinh nghiệm. Buổi họp kết thúc vào giờ ăn trưa. Tuy nhiên, cha tôi cùng một vài nhân viên thường tập thể dục chứ không ăn trưa. Khuôn viên trụ sở có một sân bóng chuyền nằm sát vách tường ngăn cách với một đường phố tấp nập. Những pha bóng sôi nổi hằng ngày giúp các nhân viên tạm thời quên đi không khí chiến tranh xung quanh.
Điều đáng tiếc là bên trong khuôn viên, nhiều người tỏ ra chủ quan. Trong thời chiến, chủ quan sẽ dẫn đến thảm họa. Cha tôi luôn hối thúc hạ cấp không được chủ quan – ông lệnh cho họ phải thường xuyên thay đổi chiến thuật và lịch trình làm việc để khiến kẻ thù khó đoán định được để mà lợi dụng. Nhưng có vài lần hiếm hoi cha tôi không thực hiện được điều mà ông chủ trương.
Khi nhận được thông tin tình báo về hoạt động của cha tôi, Tướng Phụng liền lên kế hoạch hành động. Ông biết rằng để cho cú đấm thành công, cần phải hội đủ một số yếu tố quan trọng.
Trước hết là yếu tố bất ngờ. Cần phải tiếp cận mục tiêu ở cự ly rất gần trước khi tung ra cú đánh. Ông Phụng cho rằng phải sử dụng một lực lượng gọn nhẹ.
Tiếp theo, ông Phụng cũng hiểu rõ dùng một lực lượng nhỏ để đột kích khu trụ sở chẳng khác gì tự sát. Dù đoán vành đai an ninh khá lỏng lẻo, ông vẫn nghĩ rằng cần phải sử dụng một lực lượng lớn hơn để tấn công trực tiếp, nhưng phương cách này lại làm giảm yếu tố bất ngờ.
Cuối cùng, cần có kế hoạch rút lui cho nhóm hoạt động. Phương tiện hỗ trợ rút lui cần phải gọn nhẹ để các tay súng có thể tiếp cận dễ dàng và rút đi trong chớp mắt.
Kế hoạch cuối cùng của ông Phụng có cả ba yếu tố trên. Ông lập một nhóm tấn công gồm hai người, yêu cầu phải thực hiện tất cả những công đoạn đã được vạch ra.
Hóa trang cẩn thận, hai sát thủ đi trên một chiếc xe gắn máy. Một người cầm lái, người kia ngồi phía sau ôm theo một bọc trước bụng. Xế trưa một ngày rất nóng vào tháng 5, chiếc xe gắn máy hòa vào dòng người tấp nập trên đường phố áp với trụ sở COMNAVFORV, phía bức tường che chắn sân bóng chuyền.
Hai người biết rõ cần đi bao xa dọc con phố này sẽ đến được vị trí tương ứng với sân bóng chuyền phía bên trong bức tường. Nội gián bên trong khu trụ sở là một đầu bếp, người này đã lén đánh dấu trên bức tường bên ngoài chỗ sân bóng chuyền. Tới được nơi này, những kẻ tấn công chỉ còn cách mục tiêu một bức tường bê tông cao hơn hai mét.
Người ngồi phía sau xe liếc nhanh qua đám lính gác. Một người lính đứng ở góc đường tỏ ra mất tập trung. Khi lái xe giảm tốc độ, ngay lập tức, người ngồi sau quẳng cái bọc ôm trước bụng – là một bọc thuốc nổ - qua bức tường, nhằm vào sân bóng chuyền bên trong khuôn viên.
Người này định vị và ném rất chính xác, khối thuốc nổ rơi ngay giữa sân. Chiếc xe máy lập tức rồ ga, lách qua dòng người đang chạy chầm chậm trên đường để thoát khỏi sự truy đuổi.
Vài giây sau, một tiếng nổ chấn động khu dinh thự. Đất và mảnh vỡ bay tứ tung ra cả con phố bên cạnh khiến mọi người nháo nhào tìm nơi ẩn nấp.
Cuộc tấn công mà ông Phụng chỉ đạo là kết quả của hànờng mòn Hồ Chí Minh, chúng tôi thường xuyên bị ném bom”, ông kể.
Khi đến Tây Nguyên, Bảo Ninh được phân công ở trong một tổ ba người – trực thuộc một đội chiến đấu mười hai người. Đôi khi đơn vị của ông chiến đấu ở quy mô đại đội, nhưng thường thì hoạt động theo tiểu đội mười hai người.
Bảo Ninh có cảm nhận khác nhau về khả năng chiến đấu của các đơn vị quân Mỹ mà ông đối mặt. Ông rất nể phục một số đơn vị Lục quân, chẳng hạn Sư đoàn Kỵ binh bay số 1, đơn vị mà “chúng tôi luôn muốn tránh”; các đơn vị khác thì không thiện chiến bằng hoặc có hoạt động dễ dự đoán. Đề cập tới trường hợp thứ hai, ông Ninh nói: “Dù là tân binh nhưng chúng tôi cũng nhanh chóng nhận ra rằng hoạt động của một số đơn vị Mỹ là rất dễ dự đoán”. Ông đưa ra một ví dụ về cách thức Lục quân Mỹ đặt pháo trên chiến trường: “Lính Mỹ không mấy linh hoạt. Họ tới bằng trực thăng, đáp xuống một ngọn đồi, phát quang mọi thứ, đặt trận địa pháo và sau đó bắn bừa bãi”.
Ninh kể về trải nghiệm chiến đấu đầu tiên: “Đó là một trận đánh nhỏ mà qua đó tôi nhận ra rằng đánh đấm thật khác xa trong phim – chúng tôi cứ bắn nhau và chạy”.
Tiểu đội của Ninh được chia thành bốn tổ ba người, trong đó mỗi tổ chịu trách nhiệm một số mục tiêu nhất định. Là lính trẻ, ông được phân công về chung tổ với người chỉ huy tiểu đội. Ngay sau khi nhập ngũ, tiểu đội hoạt động ở khu vực Plei Me, nơi có khoảng 200 quân Mỹ đang chốt trên một vùng đất cao. Vành đai phòng ngự của Mỹ được đánh dấu bằng các hố cá nhân. Ban ngày, tiểu đội của ông định vị chính xác các hố cá nhân. Khi màn đêm buông xuống, bốn tổ vào vị trí chiến đấu. Tiểu đội trưởng sử dụng một khẩu phóng lựu M-79 thu được, sẽ ra hiệu tấn công.
Khi bắt đầu quen với bóng đêm, các binh sĩ định vị lại mục tiêu tấn công của tổ mình. Bài học chiến đấu đầu tiên của Ninh là “lính Mỹ rất dễ mất cảnh giác”. Một người lính Mỹ bất cẩn đã tạo sơ hở để tiểu đội dễ dàng tiếp cận mục tiêu. Nấp trong hố cá nhân, anh này vô tình tiết lộ vị trí của mình khi châm thuốc hút. Ninh còn rút ra bài học chiến đấu thứ hai, rằng “trong chiến đấu, ai hút thuốc ban đêm là tự sát”.
Viên chỉ huy chĩa khẩu M-79 về phía điếu thuốc đang cháy rực trên môi người lính khinh suất – và khai hỏa. Khi quả đạn nổ ngay mục tiêu, các thành viên khác của tiểu đội đồng loạt xả súng vào mục tiêu của mình. Dù không thấy rõ mục tiêu nhưng Ninh vẫn bắn. Khi bên kia bắn trả, tiểu đội của Ninh lập tức rút lui. Quân Mỹ bắn pháo sáng soi rõ một vùng rộng lớn. Nhưng ánh sáng đó chỉ cho thấy các vị trí chiến đấu trống không của đơn vị vì cả tiểu đội đã rút vào rừng. Sáng hôm sau, bốn tổ chiến đấu gặp nhau tại địa điểm hẹn trước. Không có tổn thất nào.
Đây không phải là lần đầu tiên tiểu đội của Ninh lợi dụng sự mất cảnh giác của lính Mỹ. Một sớm nọ, tiểu đội ngạc nhiên phát hiện lính Mỹ tụ họp ngoài trời, quỳ gối trước một người đang đứng giảng giải điều gì đó. Nhóm của Ninh hiếm khi bắt được một mục tiêu “tập thể” như vậy. Họ xả súng ngay lập tức. Về sau, ông mới biết rằng nhóm lính kia đang hành lễ ngày Chủ nhật. Ông thấy thật là trớ trêu khi người ta bị giết chết trong lúc đang cầu Thượng Đế che chở. Sự kiện này ban đầu khiến Ninh trăn trở nhưng rồi ông đã chấp nhận nó – bởi vì đó là tất cả những gì ông có thể làm. “Chiến tranh là tàn bạo và bất hợp lý”, ông kết luận.
Là một người đọc nhiều sách, khi được hỏi rằng cuốn nào có ảnh hưởng lớn đối với tác phẩm của mình, Ninh đã kể về một cuốn sách có ảnh hưởng đặc biệt sâu sắc đối với ông. Ông đọc cuốn sách ấy thời chiến tranh, sau một cuộc kỳ ngộ. Năm 1973, đơn vị của ông đọ súng với quân Việt Nam Cộng hòa. Khi trận đánh kết thúc, Ninh và đồng đội lục soát trên chiến trường. Ninh lục ba lô một người lính Việt Nam Cộng hòa tử trận để tìm thức ăn. Trong số những vật dụng mà ông tìm thấy, có một cuốn sách. Ông nhét sách vào túi nhưng chẳng có thời gian để đọc. Đến lúc có cơ hội đọc, Ninh thấy thật là trớ trêu khi cuốn sách mà ông có được sau một trận đánh đẫm máu lại truyền tải thông điệp phản chiến mạnh mẽ. Cuốn sách gây cho ông cảm xúc mãnh liệt, để về sau ông viết NỖI BUỒN CHIẾN TRANH.
Khi được hỏi nhan đề cuốn sách, Ninh nói rằng đó là MẶT TRẬN PHÍA TÂY YÊN TĨNH – chính là cuốn mà nhà phê bình người Mỹ nọ đã liên hệ tới khi bình luận về NỖI BUỒN CHIẾN TRANH!
Cuộc chiến kết thúc, Ninh được tiếp xúc với nhiều tác phẩm, cả phim ảnh lẫn văn chương, đề cập tới chiến tranh Việt Nam và người lính chiến ở cả hai phía. Ông nhận thấy bộ phim “Trung đội” của Mỹ khá hay nhưng không Click="noidung1('tuaid=13385&chuongid=29">CUỘC CHIẾN TRONG LÒNG ĐẤT KHÔNG LÃNG QUÊN LỜI BẠT