he xã hội chủ nghĩa tan, Việt Nam tứ cố vô thân. Bà bảo mẫu thứ nhất qua đời, bà thứ hai thành thù, leo lên tận Hiến pháp. Bản thân bị cấm vận vì tội xâm lược Campuchia (Từ điển Larousse Pháp, ở mục về Campuchia có nói Việt Nam xâm iược Campuchia. Đáng chú ý là Đảng không bắt họ cải chính). Nghe đâu IMF, Quỹ tiền tệ Quốc tế, nó cùng với Ngân hàng Thế giới do Mỹ đẻ ra từ 1945 nên bị ta chửi - mách ta gia nhập ASEAN, cái tổ chức chống cộng Hà Nội từng gọi là tay sai đế quốc. Thích thị trường hơn chiến trường, ASEAN bằng lòng cho Việt Nam “nhập cuộc có tính xây dựng (constructive engagement)”. Nghĩ sẽ uốn dần chiếc bách giữa dòng vào khuôn phép tư bản!Ngỡ đảng đã tỉnh ngộ, khiếp đoạn trường tân thanh cộng sản rồi thì phen này sẽ đi hẳn với thế giới đa số. Ai ngờ tứ phía tan hoang, hoảng hồn lên, ngựa lại theo đường cũ - đường đã được gọi là kẻ thù - bấm bụng chịu nhục vồ ngay lấy Trung Quốc.Dẫu sao cũng cứ phải mở cửa! Mở cửa làm bạn với thế giới thì ba thiên sứ đầu tiên cửa thời đại ập vào và Việt Nam đầu hàng lập tức. Đó là tỷ giá đô-la làm cơ sở tính tiền, nói tiếng Anh (nói thật nghiêm là tiếng Mỹ - bà bán rau giờ cũng bái bài, thiến cu rồi sằng sặc cười) và đi xe Nhật. Nguyện trung thành với chủ nghĩa hết cả đời con kiếp cháu, rất nhanh các cốp toàn lượn Toyota. Volga, thước đo quyền lực, quyền lợi và tình liên minh vô sản vụt biến hết. Cùng Toyota lên đài là đô-la. Đô-la công khai sang tay tíu tít tại Bờ Hồ.Dân sáng tác ca dao ngay: Hôm qua anh uống Mao Đài, Hôm nay anh đổi sang xài Vodka, Mai kia anh nhẩm Săm-pa, Uyt-ki anh xực là dân ta sướng cứ rên lên hừ hừ… Đúng là không ai mò ra được lòng dạ đâng bằng dân thật.Một sáng đến Vũ Cận thấy một ông Pháp. Tuần trước tôi đã chuyện với ông ở nhà Bâo tàng dân tộc đường Nguyễn Văn Huyên, ông nói trước bố ông là giáo viên tiếng Pháp ở trường Albert Sarraut Hà Nội. Nhưng Việt Nam sau đó hận tiếng Pháp, công cụ nô dịch và đàn áp Việt Nam nên hầu như chẳng còn mấy ai biết tiếng Pháp. Vũ Cận và tôi là des raretés - của hiếm.Ông hơi thận trọng nhận xét:- Nhưng tiếng Trung Quốc cũng là công cụ nô dịch và đàn áp thì lại được các ông rất trọng. Nghe nói xưa ai để giấy có chữ Hán rơi xuống đất là phải tội. Tôi đùa: - Vì Trung Quốc không có Voltaire, Montesquieu…Ông bèn hỏi:- Trước sứ quán Thuỵ Điển, một khách sạn lấy tên B.s. Hotel. B.s. tiếng Việt là gì? Còn tiếng Anh thì quá là không hay rồi. (Tiếng Anh BS viết tắt theo lối nói lóng là bullshi, nghĩa là cứt bò - BT).Cận nói:- Ở tiếng Việt BS là ba sao, bốn sao, bảy sao. Hay buôn sượng, bán sống, bôn sệt. Thích ngôn ngữ, ông Pháp liền chộp lấy ba chữ vừa nghe. Cận nói hai chữ trên là nói buôn bán bất lương còn chữ bôn sệt thì là buôn bán trung thực có thể dịch ra là extra-bolchevisme hay bolhevisme condenselTôi nói thêm: - Như Nestlé sữa đặc có đường, một thìa pha được 100 mililít.Ông Pháp gật gù rồi nói:- Dầu sao cũng là cái lỗi đáng yêu khi bắt đầu học đồng ca, thôi solo giữa sa mạc.Đến đây tôi thấy dân chúng sính ngoại trái với người cầm quyền bài ngoại.- Lãnh đạo của chúng tôi có bài và có bái hay là vái, Vũ Cận nói. Các vị đều từng vái chuộng bí danh bằng tên Nga và tên Trung Quốc cả.- Cảm ơn, cho tôi hiểu thêm. Hồ Chí Minh từng có mấy tên Nga… Và tên Pháp. Hình như là Paul… Song tôi buồn là hiện nay Việt Nam không chuộng tiếng Pháp bằng tiếng Anh.- Vì tiếng Pháp đô hộ chứng tôi đã trăm năm còn tiếng Mỹ mới có hai ba chục năm. Với lại chúng tôi phải nắm chắc tiếng Mỹ để đánh họ cút. Gần gũi này là do ghét bỏ, Cận đùa.- Dầu sao, cũng mừng là các ông đã nhận mấy trăm triệu phơ-răng (tiền Pháp - BT) của Pháp để mở Hội nghị nói tiếng Pháp! Nghe nói bài diễn văn tiếng Pháp của ông Trần Đức Lương đọc khai mạc Hội nghị là có thày chuyên dạy ông ấy đọc hàng ngày trong suốt hai tháng cho tới khi thuộc lòng. Ông ấy nói xong, một bà Pháp ở trong ban tổ chức đến chúc mừng thì ông ấy cứ tỉnh bơ. Muốn gì thì các ông cũng đã có phân biệt đối xử về ngôn ngữ.Tôi đùa theo: Thế thì phải nói các nhà lãnh đạo nước tôi yêu tiếng Pháp hơn cả vì không ai nói mà vẫn nhận vơ có nói. Vả lại, nước chúng tôi có thuật ngữ đi hai chân. Thô sơ đi với hiện đại, tự lực và ngoại viện, hai vai hai gánh ân tình Liên Xô, Trung Quốc. Nay hai “lưỡi” Anh và Pháp, OK?- Này chúng tớ có chữ d' accord giống OK.- Okay, d'ac, voilà notre bipédalisme langagier, ngôn ngữ đi hai chân của chúng tớ đấy… Với lại mỗi thứ mỗi thời. Từng có thời cả thế giới hát theo Josephine Baker J' ai deux amours, Mon pays et Paris, - tôi có hai mối tình, đất nước tôi và Paris.- Cậu là một cha francophile - yêu Pháp chứ không phải một francophone - nói tiếng Pháp, tay bạn Pháp nháy mắt nói.Ông bạn đi rồi, Cận bảo tôi:- Tay này chả thiết gì chuyện ta nói tiếng Pháp hay tiếng Mỹ nhiều đâu mà chỉ cốt kháy vào chuyện dân Việt ôm ấp tiếng Mỹ đã từ quá lâu.Mà quả thật lạ! Chỉ có thể nói tiếng Anh - Mỹ đã phục nấp lâu bền ở trong lòng người Việt để thời cơ đến là phất cờ vùng lên mở trận địa bao la, nhanh gọn đến thế?Cái gì trong vô thức Việt dắt tay nó rinh tùng rinh đi vào ngon vậy? Coi đó là chuẩn mẫu đổi đời? Hay biểu trưng của trùng khơi, của bay bổng? Niềm khao khát nâng cao giá trị bản thân? Hay ghét của nào rời trao của ấy? Tôi chợt nhớ đến một ý tôi đã viết cho Người Hà Nội của Tô Hoài: Dần nay hay nói tục và dùng tiếng lóng chính là thoả mãn một nhu cầu vô thức tìm bản ngã đã bị biệt tích trong mấy tấm danh hiệu “quần chúng lao động cách mạng”, “gốc” và “chủ”. Nói giọng con phe, phò phạch tức là mượn tín hiệu có thế lực của giới anh chị khiến công an dè nể, người dân tự phóng thích khỏi cảnh kém mọn. Nay thì nhờ một thế lực sang trọng là tiếng Anh - Mỹ để tự cất bổng thân phận. Hoặc đầu gấu hoặc quý phái chứ không mờ nhạt chung chung. Tóm lại đổi chứng minh thư.Gần đây, trước siêu thị Parkson, Sài Gòn, tôi hỏi một cháu gái jean trễ: Shopping là gì cháu? Cháu vừa bảo bạn cháu đấy.- Là… là… đi mua sắm ạ… Nhưng nói lượn hay diễu shops cũng được- Thế sao không nói đi mua hàng, sắm đồ?- Dạ, nói… nói shopping thấy tung tăng. Nói đi mua sắm thấy chen, thấy mồ hôi,A, cái tiếng nói này nó lại có sức cải tạo tâm thần, tôi nghĩ và hỏi tiếp: - Thế còn cái gì cay chát?- Dạ…?… À, ông ngoại, chat là tán trên net. Chat rồi mail rồi blog… Cháu đang muốn đưa bà ngoại với mẹ cháu lên Wikipedia. Giới thiệu nhân vật quý ạ.- Còn nom con kia hip hop?Cháu ngửa tay che miệng cười không nói. Bai bai ông ngoại nha… Lại ôm miệng cười. Mà cái miệng rất xinh… Nè, ông ngoại, hip hop là… hip hop. Tóc ông ngoại bạc để rất đẹp and hip hop a lot thattoolTôi sang Mỹ, thằng cháu kéo vào hiệu cắt tóc bảo cắt “như lính”. Ở ta là đầu đinh. Đúng hip hop.Tối xem tiểu thuyết Bắc Kinh dòng văn học ling lei, - linh loại, loại vặt. Nhưng tôi cứ thích hiểu nó ra thành linh lei, - linh lệ - nước mắt thiêng hay linh lôi - cơn phẫn nộ thiêng. Lại baby, honey, candy… Rõ ra một thế giới với mật mã riêng.Tôi không khỏi mừng thầm mình đã có đôi chút tiếng Anh, Mỹ để hàng chục năm nay được đọc đều Time, Newsweek, The Far Eastern Economic Review… cùng các sách khoa học, triết, văn thơ… bước vào tâm tư duy hiện đại. Thế là chợt thèm trẻ quá. Thèm tham gia cái diễn đàn chat, blog, Wikipedia, YouTube… của đa số vô danh đang được thả cửa vượt ra khỏi mọi lãnh đạo, kiềm chế để nói, nghĩ, làm phim, làm báo, xuất bản sách, làm thượng nghị sĩ, thám tử tư dò xét các cốp…, chủ động tạo dựng cuộc sống mà ở đó vương tướng khanh hầu chính là tôi.Cái bầu trời ngoại xa lạ mà gần gũi, thân thiện đó xâm nhập hồn nhiên như thời đại, như không khí. Chúng là một lực kéo ta khoái trá nhảy vào tuộc chơi, vào thắng trung tâm sự vật. Đó là lò luyện miễn phí hiền tài, nguyên khí quốc gia ở quy mô quốc tế không bè phái, chia rẽ. Ở đó tiếng nói của một thiếu niên cũng làm cho quyền uy chột dạ. Ngày xưa thống trị bắt người rải truyền đơn chống đàn áp thi nay không bắt nổi kẻ rải chữ vô hình lên không gian. Bộ trưởng Nội vụ Nga, Rachid Nourgualiev đã phải nói: “Đâu có Internet thì đấy minh bạch”. Và “Chúa tạo ra con người nhưng Internet làm cho con người bình đẳng”.Vậy có thể kết luận Mỹ đã có công lớn trao cho con người khắp thế gian này có công cụ để bình đẳng được với nhau không?Ý thức hệ vốn bè phái cực độ. (Nhờ Đặng Tiểu Bình, trí thức mới được bám gót công nông nổi giá lên tí chút). Lạ là hiền tài hay “nguyên khí quốc gia” tức trí thức, đều yêu nước - đảng đã xác nhận đều biết đảng cầm quyền là “thay mặt đất nước và nhân dân” thế nhưng chưa hề thấy “nguyên khí” nào cắt tay lấy nguyên huyết viết đơn xung phong vào đảng để được phục vụ tốt hơn nữa. Sợ hai cái giớp - “Trí phú địa hào, đào tận gốc trốc tận rễ” và vào thì cũng chỉ đến làm kiểng - chăng? Họ biết ở giữa họ và đảng là một rào chắn bè phái kiên cố về trí tuệ (chủ nghĩa Mác, con đẻ tinh thần của công nhân phải cải tạo triệt để nguyên khí quốc gia - hòng trước chuyên sau mà Mao Chủ tịch đã dạy và ta kiên trì theo, coi cái võ thanh lọc nội bộ này như nguyên lý cuộc sống) là cả một cái vực sâu chia cắt về đạo đức (họ khó trung thành tuyệt đối với đảng) bởi thế kết nạp hiền tài, đảng phái xét ba đời lý lịch và đòi thời gian thử thách dài hơn. Còn phận họ thì vạ gì mà đang yên đang lành lại xung phong xin vào để cho hương hồn ông bà bố mẹ bỗng dung bốc mùi. (Thí dụ nhãn tiền Hồng Linh, chi bộ yêu nhắm kết nạp và thế là lòi ông bố bị ta giết… oan!) Bởi nguyên khí quốc gia là phải chịu nguyên khí giai cấp quản lý, cải tạo, dạy dỗ cho kỳ mất quốc gia đi.Solzhenitsyn (văn hào Nga - BT) có một câu hay: Ai tôn thờ bạo lực thì tất phải chơi trò dối trá.Thời gian này, một tối tôi đến Lê Trọng Nghĩa rủ anh đi vòng quanh cái vườn hoa con con ở ngã tư các phố Trần Phú, Sơn Tây lên chợ Ngọc Hà và Ông ích Khiêm.Tôi nói chúng ta nên gặp Sáu Thọ, đặt thẳng vấn đề chúng tôi đề nghị đảng cho một công tác để chúng tôi cùng với đảng đổi mới. Cùng với đảng là có phần của chúng ta chứ không phải chỉ theo đảng. Tôi nghĩ các ông ấy cũng đang cần rửa mặt mà cái vết cần rửa nhất là vụ chúng ta vậy thì quyền bính, tổ chức trong tay, các ông ấy có thể bằng lòng. Sợ gì mấy đứa chúng ta. Còn chủng ta qua công việc có thể tác động, gây ảnh hưởng… ít nhất cũng không lạc lõng như hiện nay. Tôi không gặp Thọ được vì tôi không phải lão thành cách mạng như các anh. Tác động của tôi không lớn bằng các anh. Cho nên tôi nghĩ anh hay Hoàng Minh Chính hay Lưu Động nên chủ động đề nghị gặp Thọ. Nghĩa im lặng.Sau đó theo đề nghị của tôi, Chính, Nghĩa, Hoàng Thế Dũng, Trần Thư, Gia Lộc, Lê Đạt một sáng mát mẻ đã đến nhà Lưu Động hẻo lánh ở Thịnh Quang bàn việc này.Chính phản đối. Cho là nay cứ việc đứng ngoài mà đấu tranh trực diện. Tôi nói trong bộ máy có chúng ta, nhất là các ông, các vị lão thành vốn bắt đầu ngầm đồng tinh với các ông, mà số này đông đấy, mới dám gần gũi chúng ta và qua đó chúng ta mở rộng ảnh hưởng. Tôi hỏi ông, mới ra tù lần đầu, ông viết khen Lê Duẩn là thiên tài, tôi bảo không nên khen thế thì ông bảo sách lược thôi, vậy nay sao không thử sách lược này một lần xem? Tôi bảo Đặng Tiểu Bình ba lần viết thư xin Mao rủ lòng tha tội thế mà rồi chính Đặng cho Mao kềnh. Đặng biết vai trò của bộ máy. Thư ký của Hồ Diệu Bang trốn chạy sang Mỹ cũng viết: Không thể đứng bên ngoài mà làm sập cộng sản, cần cái lực chia rẽ ở nội bộ nó.Cuối cùng “sách lược đội lốt tung thâm” của tôi chết ngóm. Tranh luận dữ với Chính, tôi là người cuối cùng ra về, đến cổng ngoài tôi thấy Nghĩa dắt xe chờ ở đó, “Đĩnh cáu quá, mình đi cùng với”.