Bảy lần đi sứ và thám hiểm của của Trịnh Hoà.Chúng ta đã biết Chu Nguyên Chương quyết dẹp nạn Mông Cổ ở phương Bắc và mở mang bờ cỏi ở phương Nam, nhưng thực hiện chưa xong, Thành Tổ tiếp tục chính sách đó, có hùng khí hơn: Không như cha, khép cửa biên giới, không cho ngoại nhân vô, mà trái lại muốn vuợt biển, tới khắp các nước Đông Nam Á, Trung Á, khoa trương uy quyền của ông, bắt các nước đó phải thần phục Trung Quốc, cống hiến những vật lạ. Ông Ta rất cương quyết bất chấp khó khăn gian nguy, ngay từ năm 1405, hai năm sau khi lên ngôi, vừa tấn công Mông Cổ, vừa cho đóng một hạm đội mạnh nhất đương thời, giao cho một viên thái giám ( hoạn quan) tên là Trịnh Hòa, chỉ huy để đi sứ Tây Dương, tức là Nam Dương và Ấn Độ ngày nay ( 1) Trịnh Hòa là con một người Ả rập, theo đạo Hồi, chính ông ta cũng có tên Ả Rập là Hadji. Sinh trưởng ở Vân Nam, vóc cao lớn, sức mạnh phi thường, mặt mũi thanh tú, có tướng đi uyển chuyển như cọp, tiếng nói như sấm. Chuyến đi đầu tiên xuất phát tháng 6 năm 1405 từ một hải cảng ở Tô Châu đem theo nhiều vàng lụa, ghé Phúc Kiên, đến nước ta, Chiêm Thành rồi tới Java ( Oa Qua). Ông ta cho mời vua Palembang ở Java tới thuyền ông nói chuyện. Ông vua đó làm bộ nghe lời, dẩn tàu chiến tới và cuộc hải chiến xảy ra. Vua Palembang thua, bị bắt đưa về Trung Hoa. Tháng 9 năm 1407, Trịnh hòa về tới Bắc Kinh với nhiều chiến lợi phẩm. Chưa kịp nghỉ ngơi thì Trịnh lại được lệnh đi chuyến thứ nhì ( 1407). Lần này ông tới Nam Việt của ta. Xiêm, Java và Calcutta ( Ấn độ). Khi trở về ông ghé đảo Tích Lan - Sử Từ Quốc - và nhân danh vua Minh, ông tặng một ngôi chùa Phật, nhiều vật bằng vàng, bạc, nhiều cây cờ thêu kim tuyến, rồi xây dựng một cái bia ghi lại việc đó. Bia đó này còn giữ trong viện Bảo Cổ Tích Lan. Tháng 2 năm 1409, ông trở về Trung Quốc. ° (1) Có thể Trịnh Hòa còn được phái đi để dò xem Huệ Đế có trốn ra nước ngoài không vì không có bằng chứng gì chứng tỏ rằng ông đã chết. Hạm đội gồm 62 chiếc thuyền buồm lớn; mỗi chiếc dài 44 trượng, rộng 18 trượng, cjở 38.000 hải quân, riêng chiếc của viên chỉ huy chở 1.000 hải quân, mỗi trượng là 10 thước, mỗi thước là 20, 30cm. <<< Hình bản đồ >>>> Nghỉ ngơi 7 tháng rồi ông lại qua Tịch Lan một lần nữa, lần này đoàn được tăng cường: 48 chiếc tàu. Vua Tịch Lan đưa một đạo quân gồm năm vạn quân đánh hạm đội Trung Hoa không còn quân bảo vệ, thủy quân Trung Hoa quay về tàu thì bị nghẽn. Trịnh hòa ra lịnh cho hải quân phải chiến đấu và cầm cự với bất kì giá nào, còn ông thì cầm đầu hai ngàn quân ở trên bờ, cả gan tiến thẳng về kinh đô Tích Lan Ông thành công mĩ mãn, vì quân Tích Lan bị tấn công bất ngờ, thua. Vua và hoàng tộc bị bắt. Đạo quân Tích Lan đương tấn công hạm đội Trung Hoa vội vàng trở về vây Trịnh Hòa, nhưng mặc dầu 1 người chống với 25 quân ( theo sử ) Trịnh Hòa lại thắng nữa, trở về nước, thuyền nào cũng đầy nhóc tù binh. Ông nghỉ ngơi ba năm, năm 1413 đi chcuyến thứ 4, tới Omuz ở Ba Tư, tiếc rằng ông không chép cho ta biết Ba Tư thời đó ra sao, mà lại chép rằng trên đường về, ông ghé Sumatra, giúp Hoàng hậu nước đó diệt được một cuộc phản loạn nhỏ. Chuyến đi thứ 5, năm 1417, ông chở rất nhiều gấm vóc để tặng các vua bản xứ và được họ tặng lại vua Trung Hoa sư tử, báo, ngựa Omuz, đà điểu, lạc đà và vô số vật lạ khác. Chuyến này chỉ có tánh cách hòa hảo nhất. Hai năm sau ông về. Năm 1421 ông đi chuyến thứ 6, tiến xa hơn nữa, tới tận Madagascar ở gần bờ biển phía Đông Nam Phi. Ông chưa về thì Thành Tổ chết ( 1424). Ông thích mạo hiểm, thích biển, nên năm 1430, đời Tuyên Tôn, lại đi chuyến nữa, cầm đầu 28.000 người, gồm sĩ quan, lính thủy thủ, thông ngôn, thư ký, y sĩ, kũ sư, thợ thủ công đủ nghề để các nước phương xa biết sức mạnh và văn minh Trung Quốc. Cuộc hành trình được tổ chức chu đáo, ba năm mới trở về. Ông thăm Ba Tư, rất tiếc phái đoàn cũng vẩn không chép gì nhiều về Ba Tư. Chuyến đó là chuyến cuối cùng. Năm trăm năm sau khi ông mất, ông vẫn được dân tộc Trung Hoa và các nước ông dđã ghé ngưỡng mộ, người Java thờ ông như một vị thần. Không có nhà vượt biển nào mạo hiểm như ông. Khoảng năm sáu chục năm sau, người Bồ Đào Nhamới dùng thuyền buồm, đi vòng Hảo vọng giác ở cuối Châu Phi tới Ấn Độ Dương. Nghệ thuật hàng hải của Trung Hoa thời đó đứng đầu thế giới. Tàu của họ có tới bốn tầng lầu, các phòng trong tàu, nước đều vào không lọt ( Watertight), nếu thuận gió thì đi được khoảng 10 cây số một giờ. Cũng như người Ả Rập, họ theo gió mùa mà đi. Sau những cuộc thám hiểm bằng đường biển đó không tiếp tục nữa, một phần vì tốn tiền quá, những vật lạ chở về đầu có thể mua được của thương nhân Ả Rập ở Quảng Châu, một phần vì mục đích tuyên dương oai đức của Trung Hoa đã được rồi, và sau khi Tuyên Tôn chết, nhà Minh bắt đầu suy. 2. Người Trung Hoa Ra Hải Ngoại Làm Ăn. Từ đời Đường, đã có nhiều người Trung Hoa ra hải ngoại làm ăn, đều ở trong khu vực Nam Dương, nên người ở Nam Dương, thường gọi họ là người Đường. Qua đời Ngũ Đại, Tống, số di dân càng đông. Đời Nguyên đem binh đánh Mã Lai, Java, tuy không chiếm được nhưng cũng có một số người Trung Hoa ở lại những đảo đó để lập nghiệp. Chính vào thời đó, một số người ở Mân ( Phúc Kiến) vuợt biển đến Phi Luật Tân, chỉ cho thổ dân cách làm ruộng, nhờ vậy người Phi tiến lần từ thời du mục lên thời kỳ nông nghiệp. Từ đó trung tâm di dân của Trung Hoa ở Nam Dương. Đời Minh, nhờ bảy lần đi sứ, và thám hiểm của Trịnh Hòa, cơ hồ không có nước nào ở Nam Dương không triều cống Trung Quốc mà phong trào di dân ra hải ngoại làm ăn càng phồn thịnh.Họ tới bán đảo Mã Lai, tới Sumatra ( vào khoảng 1370). Bornéo, Java, Phi Luật Tân, quần đảo Moluques..... Ngoài ra họ còn tới Xiêm, Miến Điện, Việt Nàm ta. Ngày nay số Hoa kiều ở mấy nước đó rất đông, trên ba chục triệu là ít. Phong trào đó bắt đầu thịnh từ đời Minh. Phần đông Hoa Kiều là người miền Nam: Phúc Kiến, Quảng Đông, họ giỏi b về thương mãi, chịu cần kiệm, cực khổ, biết giúp đỡ lẫn nhau, lập hội, lập bang ( tổ chức của Hoa Kiều gốc ở cùng một tỉnh, như bang Triều Châu, Bang Quảng Đông, bang Hải Nam....) mở ngân hàng, thương hội, trường học, giữ được ngôn ngữ, phong tục, y phục, rất đoàn kết với nhau, dư tiền thì gởi về quê hương, hợp thành một sức mạnh về kinh tế, lũng đoạn thi trường, kinh tế của nước họ ở nhờ. Đó là một đặc điểm của người Trung Hoa, không dân tộc nào bàng họ. 3. Người Âu vào Trung Quốc. Từ đời Đường, Cảnh giáo ( Nestorianisme) đã vào Trung Quốc, được Thái Tôn cho dựng giáo đường ở Tràng An như ta đã biết, nhưng khoảng hai thế kỷ sau, đạo đó suy lắm. Đời Nguyên, vô uy và sự thịnh vượng của Trung Quốc vang khắp châu u nhưng Âu và Trung Hoa chưa liên lạc nhiều với nhau. Tới thế kỷ XV, đời Minh Hiến Tôn, người Bồ đào Nha tìm đường biển qua Ấn Độ, mới sang buôn bán và truyền giáo ở Trung Quốc càng ngày càng đông. Sau họ tới người Hòa Lan, Anh Cát Lợi, Tây Ban Nha. Đời Minh Thế Tôn, vào khoảng 1535, miền duyên hải Quảng Đông là nơi người Bồ Đào Nha buôn bán đông nhất, họ bỏ tiền ra thuê đất Áo Môn ( Ma cao) mỗi năm nộp thuế hai vạn lạng vàng ở cửa sông Châu Giang ( Quảng Đông) đấp thành lũy, đặt quan lại, lập căn cứ buôn bán; Áo Môn thành tô tá địa đầu tiên của người Âu ở Trung Hoa. Bấy giờ người Tây Ban Nha tìm được Châu Mỹ, do Mỹ Châu qua Thái Bình Dương, chiếm Phi Luật Tân, và tranh nhau buôn bán với người Hoa Kiều. Vào khoảng 1602, người Hòa Lan lập công ty Đông Ấn Độ để buôn bán, sau chiếm các đảo Nam Dương rồi đến Trung Quốc, muốn dành Áo Môn của người Bồ người Bồ được cảm tình của triều đình Minh, giữ được vị trí, và người Hoà Lan bỏ Áo Môn mà sang kinh doanh ở Đài Loan. Thấy người Hòa Lan làm ăn được, người Anh Cát Lợi cũng lập công ty Đông Ấn Độ để cạnh tranh, giành được ưu thế ở Ấn rồi tiến qua Trung Hoa, năm 1637( đời Tư Tôn), đem hạm đội vào Áo Môn, cũng muốn dành nơi đó nữa. Hai bên kịch chiến, nhưng người Bồ cũng lại nhờ cảm tình của triều đình Minh, giữ được Áo Môn. Tuy nhiên, nhà Minh cũng cho người Anh được vào buôn bán. Như vậy là cuối đời Minh, đã có bốn nước Châu Âu tranh giành nhau thị trường Trung Hoa. Qua đời Thanh họ còn tới đông hơn nữa. Giai cấp tư bản và con buôn phương Tây đã bắt đầu vươn tới Đông Á, lần lần tạo nên phong trào thực dân mà cái họa ngày nay vẫn chưa chấm dứt. Người Bồ Đào Nha sở dĩ được cảm tình của triều đình Minh, vì họ tới trước và giúp cho Trung Hoa được vài việc. Năm 1517, ( đời Võ Tôn), người Bồ Đào Nha Fernand Férez d' Andrade tới Quảng Châu. Ông là, người Âu thứ nhất tới thị trấn đó. Chiếc tàu chở ôngđem theo nhiều súng ống. Từ thế kỷ thứ X trở về trước, Trung Hoa chỉ có những kiểu súng bắn đá( catapulte), thứ mạnh nhất bắn được những phiến đá nặng 100ký lô, xa 400 thước. Từ thế kỷ XI ho5 đã có một thứ đại bác dùng thuốc súng. Năm 1519 vua Minh Võ Tôn tới Nam Kinh, người Bồ Đào Nha xin được triều yết ông, ông cho họ ở Nam Kinh gần một năm. Trong thời gian đó, hoạn quan Lu7u Ca65n bỏa họ gỡ các súng đại bác ra, rồi ông sai người chép lại kiểu súng cho cho đại thần Vương Dương Minh (1). Nhờ vậy Vương chế tạo một kiểu súng của Bồ Đào Nha mà dẹp được mấy đám nổi loạn trong nước. Năm 1580, đời Thần Tôn, một tu sĩ Ý theo Giòng Tên ( Jésuite) đạo KiTô, tên là Matteo Ricci, theo một đoàn thương nhân tới Áo Môn, lúc đó đã là nhượng địa của Bồ rồi. Chú ý của ông là truyền giáo, nhưng thấy người Trung Hoa còn nhiều ác cảm với người Âu nên chưa thực hiện ngay mục đích của ông. Mà họ bị người Trung Hoa ghét là phải. Họ tàn bạo không thừa nhận một luật pháp nào cả, coi tất cả người phương Đông như những con mồi ngon, họ quả là bọn ăn cướp. Năm 1557, khi được tự do ở Áo Môn, họ xây cất ở đó nhiều xưởng lớn, nấu thuốc phiện, chỉ một trong những xưởng ấy mà đã phải nộp cho chính quyền Bồ Đào Nha ở Áo Môn một số thuế mỗi năm gần bằng ba chục triệu quan cũ ( Histoire de la civilisation - Will Durant). Biết vậy nên Matteo Ricci khôn khéo bỏ hết các thói quen Châu Âu, sống như người Trung Hoa, mặc y phục Trung Hoa, học nói tiếng Trung Hoa, đọc sách Trung Hoa, theo các tục lệ Trung Hoa, cũng uống trà như người Trung Hoa, lại dùng một tên Trung Hoa nữa, Lợi Mã Đậu. Mà thực tình ông cũng quý văn minh rất cổ của Trung Hoa. Nhờ vậy ông được dân chúng mến. Ông không đem kinh thánh ra giảng ngay, mà dạy cho người Trung Hoa những khoa học của phương Tây: số học, hình học, địa lý, thiên văn. Ông chỉ cho người Trung Hoa thấy thuyết " Trời tròn đất vuông" của họ sai. Ông trị bịnh, lập một dưỡng đường ở Nam Kinh. Lần lần người Trung Hoa thấy người Âu không phải là mọi rợ nữa, mà tò mò muốn biết tôn giáo của họ. Matteo Ricci được giới thượng lưu Trung Hoa mến, sau cùng được vào triều yết vua Minh, xin xho đạo Ki Tô được chấp nhận. Ông dâng lên nhà vua hình Chúa Ki Tô, một bản Cựu Ước, một cây thánh giá, hai đồng hồ quả lắc, một bản đồ thế giới. Vua Thần Tôn nhận và cho phép ông dựng giáo đường ở Bắc Kinh và mỗi năm có khoảng vài trăm người Trung Hoa xin theo đạo, trong số đó có viên Thượng Thư bộ Lễ, ông dịch một số sách khoa học ra tiếng Trung Hoa, lại viết vài cuốn bằng chữ Hán nữa. Nhưng khi ông mất, những người nối sự nghiệp của ông không sáng suốt, giỏi như ông và dân chúng Trung Hoa lại nổi lên đả đảo họ. Còn triều đình thì không cấm hẳn đạo Ki Tô, nhưng cũng không ưa, và chỉ muốn theo kỹ thuật của Âu thôi, phong chức cho bốn bác họcu ở Áo Môn để họ chế tạo cho súng ống. Lại nhờ một thiên văn học Đức, Adam Schall soạn cho một cuốn sách về Thiên Văn và sửa lại lịch cho. Vì trong đời Nguyên, Trung Hoa dùng lịch Á Rập, và cuối đời Minh thấy ngày đó tính sai ngay nhật thực, năm 1610, Adam Schall sửa lại và y tính được đúng ngày nhật thực năm 1629. (1) Vương Dương Minh còn là một triết gia danh tiếng ( coi ở sau)