Lưu Triết đã nhổ răng thật. Hắn nằm trên giường hít hà rên la cả ngùy, Cần thiết lắm hắn mới dùng bút sai bảo tôi. Tôi hỏi hắn tại sao lại đi nhổ một chiếc răng tốt lành như thế. Hắn nhăn nhó lắc đầu. Mấy ngày nay tôi không viết lách được gì là cái chắc. Sáng sớm tôi phải đi hốt thuốc cho hắn; rồi lại giúp hắn thay thuốc trị đau và lại phải lo tìm cho hăn những thức ăn bổ dưỡng mà không cần phải nhai. Tôi rất ngạc nhiên là trong thời gian Triết đau răng, Phụng và cả cô biên tập nọ không một ai ghé thăm hắn, thư từ cũng không có một nét bút của con gái. Ba hôm liền, Triết mới đỡ đau được đôi chút nhưng hắn vẫ không dám vác cám hàm răng sún ra phố, chao ôi xui xẻo, tôi thì lại mắc phải bệnh cúm, nhức đầu, sổ mũi, hai vai ê ẩm, và toàn thân mỏi mệt rã rời. Dù vậy tôi phải ngồi lên để đi lấy tiền nhuận bút, trang trải các chi phí và đi tắm hơi cho khỏe. Khi a cửa, Triết giao cho tôi một phong thư gửi tới tòa báo. Đến bôh biên tập, người tiếp tôi là một cô gái cận thị hạng nặng, cô ta giao cho tôi một xấp tài liệu và một mảnh giấy đề nghị đã được viết sẵn. Đối với triết học hiện đại tôi không nghiên cứu kỹ lưỡng lắm, chỉ ghi vào mấy yếu điểm và thời gian giao bài thôi. Khi nào Triết mới đi làm được? Ở Macao anh ấy có bị trở ngại gì nữa không? Tôi ngơ ngác, Triết chưa bao giờ đến Macao, và cũng không nói cho tôi biết chuyện này, hay là Triết dối cô ta. Nhưng, cô ta có vẻ hiểu rất rõ đời tư của Triết, tôi bỗng dưng liên tưởng cô gái này là cô bạn của Triết và tôi đành phải trả lời cho xuôi. Chừng vài hôm nữa thôi! Tên tôi là Du Uyển Thu! Anh có nghe Triết nhắc đến tôi không? Vâng, vâng! Tôi nghe anh ta nhắc đến co luôn – Tôi trả lời ỡm ờ và một mặt quan sát dụng mạo và thân hình của cô ta. Thú thật rằng, Uyển Thu xe ra cũng không gọi được là đẹp lắm, mũi xẹp, trán vồ, quai hàm cao, sắc mặt trắng bệnh, mái tóc gằng và ngay, nhưng cô ta lại có một phong độ trí thức rất đáng nể. Lối ăn mặc cững rất thích hợp với con người cô ta, một chiếc áo dài màu lam và một đôi giày gót bằng kiểu xưa. Tôi sợ hớ nên phải nói thêm: Chúng tôi í khi nói đến đời tư của kẻ khác! Uyển Thu mỉm cười gật đầu: Triết là thế đấy, đấy là khí chất của một triết gia. Cô Thu quen thân Triết lắm à? Vâng! Chúng tôi quen nhau đã lâu lắm rồi, vào lúc bài báo đầu tiên của Triết được đăng trên tạp chí này. Cả bác sĩ Đường và giáo sư Mâu cũng nể nang anh ấy. Nhưng anh ấy sống bừa bãi quá và tình cảm cũng không được vững chắc, anh sống với anh ấy, hẳn cũng nhận thấy thế chứ. Tôi không bận tâm mấy đến cuộc sống riêng tư của anh ta. Triết học không phải là môi trường sinh sống của tôi, tôi chỉ dùng ánh mắt văn nghệ để phán đoán một cách vô tư và thấy cuộc sống của Triết dường như bị thiếu cái gì đó, nên cái mà anh ta biểu lộ ra ngoài không bao giờ đầy đủ cả. Đấy là căn bệnh thông thường của những người học triết – Uyển Thu dường như rất mẫn cảm, cô ta cố ý lẩn tránh cái vấn đề mà tôi đặt ra – Tôi khuyên anh ấy đi Macao nghỉ ngơi vài hôm, những người viết văn không nên cứ ôm mãi lấy sách vở, cần phải suy nghĩ thật nhiều, mà chỉ có sự yên tĩnh mới có thể suy ngẫm ra mọi vấn đề. Tôi thành thực mừng cho anh ta có được một người bạn như cô. Thật ra tôi cũng chẳng giúp ích gì cho anh ta được gì, muốn thay đổi tính nết của một người không phải chuyện dễ. Ngay cả chính tôi nhiều khi cũng không tự chủ nổi. Tôi rất ngưỡng phục những người làm văn nghệ như các anh, sống trong tư tưởng chủ quan, tự mình làm cho mình sung sướng và cũn làm cho kẻ khác thích thú theo cái cảm hứng chủ quan đó. Câu chuyện càng lúc càng đi xa, tôi không phải là địch thủ của vị nữ học giả này. Chẳng những cô ta không tiết lộ gì về cô ta mà lại còn định khai thác Triết bằng lời nói của tôi. Tôi cũng ấm ớ trả lời cho qua. Đưa mắt nhìn đồng hồ trên vách đã thấy đến giờ tan sở rồi. Vì phải đến Tiền bán Tử trước giờ tan sở, tôi vội vã thu xếp bản thảo để từ giã. Uyển Thu mỉm cười đứng lên nói: Khi Triết trở về nhờ anh nói lại với anh ấy hãy gọi điện thoại cho tôi. Cám ơn anh nhé! Vừa đến trạm xe buýt thì may thay một chiêc cũng vừa trờ đến, những người lên kẻ xuống chen lấn dữ dội, ngay khi tôi vừa phóng lên xe thì có người vỗ vai tôi. Quay đầu lại thì ra Thôi Vạn Thạch, tôi muốn xuống xe nói chuyện với anh ta, nhưng người giữ cửa xe đã rung chuông.