Hồi 27
Văn Trọng ban sư về nước Dâng mười Khoản can Vua
Hoàng Phi Hổ thấy cử chỉ của Tỉ Can làm thinh lăm lăm đi thẳng ra ngọ môn, liền sai Hoàng Minh, Châu Kỷ lên ngựa theo sau coi Thừa Tướng đi đâu cho biết. Hai tướng ấy vâng lệnh ra đi.Lên lưng ngựa Tỉ Can ra roi đánh ngựa như bay, ước chừng 6, 7 dặm đường thì trước ngựa có một người đàn bà tay xách giỏ miệng rao rằng: - Ai mua rau vô tâm không?Tỉ Can lấy làm lạ hỏi:- Rau vô tâm là giống gì?Người đàn bà ấy vòng tay đáp rằng:- Tôi là đàn bà nghèo khó, đi bán rau vô tâm.- Nếu người ta vô tâm thì sao?Người đàn bà trả lời:- Nếu trống ruột thì sống, người vô tâm thì chết tức thời.Tỉ Can la lớn lên một tràng té xuống ngựa, máu ra thấm áo tắt thở.Có thơ thương tiếc Tỉ Can đề:Cúi dâng ngự trát nghĩ mà thươngÐắt Kỷ bày mưu hại đống lươngBởi phép linh không ngậm miệngKhiến nên bõ mạng tại bên đườngNgười đàn bà thấy Tỉ Can té xuống ngựa, không hiểu nguyên do vì đâu thất kinh bỏ chạy.Hoàng Minh và Châu Kỷ thúc ngựa chạy theo thấy Tỉ Can té dựa mé đường máu ra lai láng, nằm ngửa dưới đất hơi đã dứt rồi.(Nguyên khi trước Tử Nha để lại một điệu phù, và viết một lời trong ấy dặn Tỉ Can uống bùa thì mổ bụng không chảy máu và phải làm thinh về phủ thì còn. Bởi Tỉ Can tới số nên khiến hỏi người đàn bà mà chết. Có kẻ bàn rằng: phải chi người đàn bà ấy nói: người vô tâm cũng sống thì Tỉ Can chắc bình an. Nhưng nghĩ sống thác tại mạng, nào phải nơi miệng đàn bà đã hỏi Tỉ Can).Hoàng Minh, Châu Kỷ thảy công việc xảy ra như vậy không có cớ gì, liền giục ngựa trở về đền thưa sự tình cùng Hoàng Phi Hổ.Hoàng Phi Hổ, Vi Tử nghe tin ấy thì thảm thiết vô cùng. Có quan Ðại phu là Hạ Chiêu hét lớn lên rằng: - Hôn quân giết chú ruột, trái lẻ quá chừng, để tôi vào ra mắt.Nói rồi đi thẳng lên Lộc đài.Trong lúc ấy vua Trụ đang cầm quả tim của Tỉ Can hối quãn gia đi nấu thì thấy Hạ Chiêu lên đài, trợn mắt tròn vo, nhướng mày đựng ngược đựng ngó vua, chẳng chịu thi lễ mặt đỏ phừng phừng.Vua Trụ thấy thế phán hỏi:- Trẫm không cho chỉ đòi, khanh có chuyện chi vào ra mắt?Hạ Chiêu tức căm gan nói:- Tôi đến giết vua đây.Trụ Vương cưòi nói:- Tử xưa đến nay lẽ nào tôi thí chúa?Hạ Chiêu sỉ nhục:- Hôn quân đã giết đằng tôi không lẽ thì cháu sao cháu lại đi thí chú ruột của mình, khác nào con đẻ giết cha mình. Vả lại, Tỉ Can là em ruột của Ðế Ất, chú ruột hôn quân nỡ nào nghe lời Hồ Ly Ðắt Kỷ nấu tim chú cho nó ăn? Vì lẽ đó mà xét cháu giết chú được thì sau tôi giết vua là vậy.Nói rồi rút Phi Vân Kiếm treo trên đài chém Trụ Vương. Tuy nhiên Trụ Vương là một người văn hay giỏi võ nên tránh khỏi ngọn đao. Hạ Chiêu là quan văn nên chém hụt Trụ Vương mất đà té nhào xuống. Vua Trụ đùng đùng nổi giận gọi võ sĩ bắt liền. Bọn võ sĩ dâng lời áp lại, Hạ Chiêu nói lớn lên:- Ngừng tay lại, đừng bắt hôn quân đã giết chú thì Hạ Chiêu phải giết vua, ấy là lẽ công bình, không lỗi chi cả.Hạ Chiêu sợ ở lâu chúng bắt, nói rồi nhảy xuống đài tự vận, thương ôi nát thịt tan xương chết vô cớ.Có thơ đề rằng:Hạ Chiêu nóng giận cũng không hờnBởi tại hôn quân ở bất nhơnDạn bấ tiếng tâm phân chẳng vịKhá thương xương thịt nát chi sờnLòng vàng một tấm nên khen nữaMật đỏ ngàn cân muốn nặng hơnMình vóc tuy là gieo xuống đấtOai linh còn để trước sân đơn Bá quan văn võ nghe tin Hạ Chiêu gieo mình xuống đất tự tử liền kéo nhau ra ngoại Bắc môn thăm thấy Hoàng Thúc, Vi Tử Ðức có tang thọ chế, lạy tạ bá quan. Hoàng Phi Hổ, Vi Tử, Cơ Tử và Vi Tử Ðức khóc than nước mắt vắn dài rồi tẩn liệm thân xác Tỉ Can vào quan quách để ngoài Bắc môn cắt nạp cúng tế.Xảy nghe quân báo: - Văn Thái Sư thắng trận trở về. Bá quan đồng lên ngựa ra ngoài mười dặm trước viên môn nghinh tiếp.Vãn Thái Sư nghe tin, liền truyền cho văn võ trở về đợi tại Ngọ môn.Từ đàng xa người ta đã thấy Thái Sư Văn Trọng cỡi hắc Kỳ Lân đi ngang qua cửa Bắc, nhìn thấy có rạp tang, quàn linh cửu bên đường thì lấy làm ngạc nhiên liền hỏi:- Linh cửu của ai đó.Quân thưa rằng:- Linh cửu của ông Á Tướng.Văn Thái Sư thoáng nghe thất kinh trong lòng vội tiếp tục nhắm Lộc đài trực chỉ. Ðến ngọ môn thì gặp các quan đón tiếp.Văn Thái Sư xuống ngựa cười bảo:- Các ông vẫn mạnh? Ðã mười mấy năm nay tôi đi dẹp giặc Bắc, về xem phong cảnh khắc xưa khá nhiều.Hoàng Phi Hổ đáp lời:- Thái Sư ở Bắc Hải có lẻ cũng hay tin, thiên hạ ly loạn, triều chính đảo điên, lê thứ phân tán, chư hầu phản bội rồi chớ?Văn Thái Sư tỏ vẻ suy nghĩ cất tiếng trả lời:- Năm nào cũng nghe tin như vậy, song lẽ me='height:10px;'>
Vua Trụ ngồi trong màn nhìn Hỉ Mi không nháy mắt, xem Hỉ Mị như Hằng Nga trong cung Nguyệt, như tiên tử xuống trần, mấy lần muốn vén màn bước ra để được hầu tiếp người ngọc, nhưng không dám, vì đã có lời Ðắt Kỷ dặn đò, cứ ngồi cào tai, gãi má, lâu lâu lại điểm mấy tiếng đằng hắng, ý muốn hối Ðắt Kỷ nói chuyện mình cho mau.Ðắt Kỷ ngồi bên ngoài đã hiễu ý Trụ Vương, nhìn Hỉ Mị cười chúm chím và nói: - Chị muốn nói với em một việc, chứng biết em có bằng lòng không?Hỉ Mị nói:- Tình bạn hữu, chị sai khiến việc gì em lại dám cải?Ðắt Kỷ nói: - Chị khoe với Thiên tử em là một tiên nữ tài sắc vẹn toàn. Thiên tử ước ao mặt rồng được trông thấy tiên nga, vậy xin hiền muội chớ tị hiềm, cho Thiên tử được hội kiến.Hỉ Mi nói:- Em là phận gái. lại là kẻ tu hành, người tiên kẻ lục không lẽ chung chạ được sao? Còn nếu lấy đạo vua tôi thì càng trái lễ nghi, xin đừng ra mặt.Ðắt Kỷ nói:- Hiền muội đừng cố chấp như vậy. Hin muội là người tu hành, đã ra ngoài tam giới, không còn càng buộc nghĩa vua tôi, cũng không ở trong chỗ thường trai gái. Còn bệ hạ là bậc Thiên tử bồn biển đều tôi coi, dẫu hiền muội có hội kiến với Thiên tử cũng chẳng có gì trái đạo.Hỉ Mị ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:- Chị đã dạy như vậy em đâu dám chối từ. Vậy xin mời Thiên tử ra đây để em tiếp kiến. Vua Trụ nghe có tiếng mời liền bước ra lập ước. Hỉ Mị chắp tay thi lễ, và nói:- Xin mời Bệ hạ an vị.Vua Trụ ngồi ghé lại, nghe hai nàng tâm sự với nhau. Vua Trụ thấy Hỉ Mị ăn nói rất có duyên, nhan sắc lại đậm đà, mỗi cử chỉ đều làm xiêu lòng Trụ Vương không ít. Trụ Vương mắt nhìn Hỉ Mi không nháy, mồ hôi ra ướt mình.Ðắt Kỷ liếc thấy vua Trụ đã si tinh, lửa dục đã đến lúc bừng cháy, liền đứng dậy giả vờ đi thay áo, nói với Trụ Vương:- Xin Bệ hạ thay mặt thần thiếp rót rượu mời Hỉ nương nương, thần thiếp thay áo xong sẽ trở ra lập tức.Ðắt Kỷ đi rồi, vua Trụ liếc mắt đưa tình, Hỉ Mị hổ ngươi cười chúm chím. Trụ Vương rót một chén rượu trao cho Hỉ Mị.Hỉ Mi tiếp lấy, dùng lời thanh tao tạ ơn:- Nhọc công bệ hạ quá! Tôi đâu dám uống.Trụ Vương thừa cơ nắm tay Hỉ Mị.Hỉ Mị làm thinh không nói. Trụ vương liền bấm Hỉ Mị, bảo:- Trẫm xin dắt tiên cô ra ngoài đài ngoạn nguyệt.Hỉ Mị gật đầu. Trụ Vương nắm tay Hỉ Mi đồng ra trước hiên đến chỗ vắng vẻ. Trụ vương ôm choàng lấy Hỉ Mị, đồng đứng xem trăng. Vua Trụ hỏi Hỉ Mị:- Sao tiên cô phòng dứt việc tu hành mà ở trong cung với Hoàng hậu, bỏ điều lạt lẽo hưởng thú mặn nồng, vui với giàu sang gan nơi khoái lạc. Người không trăm tuổi lẽ nào ép xác làm chi. Tiên cô bừng lòng thì trẫm sẽ làm theo ước nguyện...Hỉ Mi làm thinh không nói lại. Trụ Vương biết ý ngựa đã chịu cương, nếu không lên yên thì bỏ lỡ dịp tốt liền lập trận mê hồn, đem hết tài năng của một tướng lãnh đã từng xông pha nơi chiến trận. Hỉ Mị ban đầu cũng làm màu, nửa xô nửa chịu. Trụ Vương thấy vậy lại càng thích thú hơn, xua binh vào trận.Một hồi mưa tạnh gió tay, Ðắt Kỷ mới ra mặt. Thấy Hỉ Mị hơi thở như gió vút, tóc rối như tơ vò, liền làm bộ hỏi:- Hiền muội vì sao bơ phờ như vậy?Vua Trụ không đợi Hi Mị, trả lời thay.- Trẫm chẳng dám giấu, lá lay tại ông bà nguyệt, buộc chân cả chị lẩn em. Ơn ái khanh tiến cử mỹ nhân, trẫm nhớ hoài cho đến thác. Nay hai chị em đồng hầu một chỗ, hưởng lộc lâu dài.Nói rồi truyền dọn tiệc ăn mừng, cho đến canh khuya mới đi nghỉ.Người sau có thơ như vầy:Nước mất vì vua ám,Thời hư rước quỉ vềThấy lời trung lại ghétNghe tiếng nịnh thì mêHoàng hậu là Hồ miMỹ nhân thiệt Trĩ KêTỉ Can đà tới sốGặp yêu động ra nghềVua Trụ cùng nàng Hỉ Mị ở trong cung cấm để vui thú nguyệt hoa, bá quan trong triều không một ai hay biết. Còn Trụ Vương mê Hỉ Mị bây giờ còn quá hơn Ðắt Kỷ lúc trước, chúa tôi không thấy mặt, việc triều đình bỏ hết chẳng màng. Nhờ có Võ Thành Vương cầm quyền Nguyên soái, cai trị bốn mươi tám vạn nhân mã gìn giữ Kinh đô nên nhân dân mới yên ổn. Tuy vậy Võ Thành Vương cũng như các quan Giám Nghị chẳng bao giờ được thấy mặt Trụ Vương nữa.Bữa nọ, Hoàng Phi Hổ hay tin Ðông Bá Hầu Khương Văn Hoán chia binh đánh núi Gia Mã, muốn chiếm ải Trần Ðường, vội vã làm sớ định dâng lên vua, nhưng chờ mãi, không làm sao gặp mặt được Trụ Vương, đành phải trở về dinh. Hôm sau, Hoàng Phi Hổ lại cầm sớ thẳng đến Lộc đài, nhưng Trụ Vương từ chối không cho yết kiến. Hoàng Phi Hổ cực chẳng đả phải tùy tiện sai Lỗ Hùng đem mười vạn binh ra ngoài chống cự.Còn vua Trụ được Hỉ Mị, mây mưa bất kể ngày đêm, múa hát tưng bừng chẳng cần khuya sớm, xem tửu sắc là trọng, coi xã tắc như không.Một hôm, Ðắt Kỷ vừa ăn xong, bỗng ré lên một tràng, nhào lăn xuống đất Trụ vương thất kinh mồ hôi đầm đìa trên áo vì thấy Ðắt Kỷ máu tươi tuôn ra nói năng chẳng nên lời thì kêu lên:- Ðã mấy năm nay Ngự thê ở với trẫm nay xảy ra bệnh lạ trẫm biết chạy chửa thế nào.Hỉ Mị thấy thế chặt lưỡi nói rằng:- Bệnh cũ của chị tôi trở lại.Vua Trụ day nhìn Hỉ Mị lật đật hỏi:- Mỹ nhơn cũng biết chứng bệnh cửa Ngự thê nữa à?Hỉ Mị cúi đầu thi lễ:- Thưa bệ hạ, tiện nữ cùng Hoàng hậu là chị em bạn gái ở Ký Châu.Vưa Trụ liền hỏi:- Người đẹp đã biết chứng bệnh của Ngự thê?Hỉ Mị đáp:- Muôn tâu, chứng bệnh của Hoàng hậu là chứng bệnh đau bụng có lần đã chết giấc như vậy.Trụ vương thoáng nhìn Ðắt Kỷ vụt hỏi:- Lần chết giấc ấy có thuốc gì trị liệu?- Tại Ký Châu có một vi thầy thưốc hay lắm họ Trương tên Nhuận sắc trái tim tím phỏng của người ta đổ vào miệng chị tôi một hớp, chị tôi sống lại.Nghe qua Trụ vương tươi ngay nét mặt nói:- Trẫm sẽ đòi Trương Nhuận trị bịnh cho Ngự thê.Người đẹp Hỉ Mị cúi mặt giả vờ lau nước mắt nói:- Từ đây qua đến Ký Châu đi và về có hơn một tháng, để rước Trương quân thủ thì thây chị tôi đã rã rồi. Họa là chọn người trong triều ca tìm cho được trái tim tầm phỏng sắc đở thì may ra còn cứu được bằng để lâu e chị tôi khó sống!Vua Trụ ra chiều suy nghĩ rồi hỏi Hỉ Mị:- Trẫm có biết ai có tim tầm phỏng để làm thuốc trị bệnh cho Ngự thê?- Bệ hạ không chê tiện thiếp là quê mùa thì tiện thiếp có thể đánh tay xem quẻ vì ngày trước thần thiếp có học phép tiên.Trụ vương nghe nói lấy làm ngạc thiên nhưng không che giấu được nổi vui mừng nên truyền Hỉ Mi đánh tay cho mau. Hi Mị ngồi đánh tay mãi hết ngược rồi đến xuôi, một chập sau chắt lưỡi than rằng:- Trong triều có quan Ðại Thần đến chức cực phẩm, thần thiếp e bất tiện, khó nỗi cứu nương nương.Tra Vương nóng nảy hỏi:- Người ấy là ai nói mau nghe thử, ta không thể chờ lâu hơn nữa được.Hỉ Mi cố kéo lâu để đốt lòng nóng giận của Trụ Vương nên khẽ đáp: - Thưa bệ hạ chỉ có trái tim của Ti Can là bảy lỗ, ngoài ra người khác thì không có.Vua Trụ vẻ mặt kém vui ôn tồn nói:- Tỉ Can là Hoàng Thúc một họ với vua, nhưng Hoàng Thúc biết được chuyện nầy lẽ nào lại làm ngơ tiếc rẻ trái tim mà không cứu được bệnh cho Ngự Thê đang lâm cơn bệnh ngặt.Nói, đoạn nhà vua truyền Ngự trát đòi Hoàng Thúc Tỉ Can vào chầu lập tức. Lúc ấy nơi tư gia Tỉ Can nhàn rỗi chẳng biết tính mưu gì cho việc nước, xảy nghe Khắc Vân bảo có ngự trát đến đòi. Tỉ Can tiếp ngự trát rồi căn dặn ngự trát về trước.Hoàng thúc Tỉ Can ngồi bóp trán suy nghĩ trong triều không có việc gì cho lắm cớ sao nhà vua đòi gấp thế nầy. Nghĩ mãi chưa tìm ra câu trả lời thì ngự trát đến thúc. Trong khoảnh khắc có hơn năm tên ngự trát đến đòi. Tỉ Can đâm nghi nhưng chẳng biết lành dữ ra sao. Ðang phân vân thì quan Phụng Ngự Trần Thanh mang ngự trát đòi nữa. Tỉ Can cúi đầu nhận trát rồi hỏi Trần Thanh:- Trong triều có việc gì khẩn lắm sao mà trát đòi sáu bảy lần như vậy?Trần Thanh vòng tay cúi mặt giọng buồn rầu nói:- Vận nước đến hồi suy sụp Bệ bạ mới dùng đạo cô là Hồ Mị, hồi sớm mai nương nương đau bụng ngã xuống tắt hơi. Hồ Mị nói rằng:- Nếu trái tim ai tầm phỏng như cọng sen, sắc lấy nước đem đổ thì nương nương sống lại. Nghe như vậy Bệ hạ mới hỏi:- Ai có trái tim tầm phỏng?Hồ Mị nói: - Chỉ có trái tim Thừa Tướng là bảy lổ nên Thiên tử quyết mượn trái tim của Hoàng Thúc mà cứu Hoàng hậu. Thoáng nghe tin sét đánh bên tai Tỉ Can rụng rời tay chân, nói:- Ngươi đến Ngọ môn quan chờ, ta sẽ đến ngay.Tỉ can đi vào trong nói với vợ là Mận thị rằng:- Phu nhơn ôi! Trong triều đã hết người rồi vì hôm nay ta phải thác, Phu nhơn hãy nuôi dưỡng con khờ Vi Tử Ðức và cố giữ phép nhà.Dứt lời khóc to hơn. Mạnh phu nhân nghe rõ câu chuyện biến sắc hỏi:- Tướng công nói chi lời thống thiết ấy đau lòng thiếp.Tỉ Can ngẫn nhìn vợ phân giải:- Ðắt Kỷ có bệnh, hôn quân nghe lời yêu mị đòi lấy trái tim ta mà làm thuốc, thì bảo sao ta không thác cho được.Mạnh Phu nhơn ôm mặt kể lể:- Ông làm quan đến chức Thừa Tướng trên không phạm phép vua, không quấy rầy quan dưới, ái quốc trung quân thiên hạ đều nghe đều thấy, tội tình chi mà mổ bụng lấy tim cho đành.Vi Tử Ðức đứng bên mẹ lăn lộn khóc và nói rằng:- Xin cha đừng lo cho mệt, con nhớ lại năm trước Khương Tử Nha coi tướng cho cha, đoán không bao lâu cha sẽ bị tai nạn nên người có để lại một miếng giấy cất trong thư phòng, người căn dặn đến cơn hoạn nạn coi tấm giấy ấy thoát nạn.Tỉ Can như người tỉnh mộng gật đầu nói:- Nếu con không nhắc thì cha quên rồi.Ðoạn đi vào thư phòng thấy dưới nghiêng mực còn dằn một trương giấy coi chữ dặn dò kỹ lưỡng, lại có một đạo phù. Tỉ Can truyền thắp đèn và múc chậu nước lạnh. Tỉ Can đốt bùa uống rồi lên ngựa vào chầu.Trần Thanh để lậu sự lên quan dân đều biết rõ ràng: vua muốn lấy tim Tỉ Can làm thuốc trị bệnh cho Ðắt Kỷ.Hoàng Phi Hổ cùng các quan đại thần đều kinh hãi không hẹn mà đồng đến Ngọ môn quan.Lúc đó Tỉ Can cởi ngựa đến, bá quan vây quanh hỏi:- Vì cớ nào vậy?Tỉ can bài giải:- Theo lời Trần Thanh bệ hạ đòi lấy tim tôi làm thuốc trị bệnh, chẳng biết có đúng như vậy không?Bá quan đưa đón một hồi Tỉ Can đến Lộc đài yết kiến nhà vua. Vua Trụ đang sốt ruột đợi, thấy Tỉ Can đến truyền vời lên Lộc đài.
Vua Nghiêu liền hỏi: - Ngươi làm gì vậy? Hứa Do nói: - Tôi ngán cuộc nơi ô trọc nên lánh mình một cõi, tìm thú thanh nhàn, không màng lợi danh, đói ăn trái cây, khát uống nước suối giữ mình trong sạch cho mãn kiếp thời thôi. Vua Nghiêu nghe mừng thầm nghĩ rằng người không ham phú quí, không ưa lợi danh chính thật người hiền, nếu truyền ngôi cho thế nào thiên hạ cũng được thái bình, Nghĩ như vậy vua Nghiêu nói: - Trẫm thật là vua Nghiêu, giả thường dân đi tìm người hiền đức để nhường ngôi. Vậy ngươi là bậc hiền đức, hãy theo trẫm về triều thay Trẫm trị thiên hạ. Hứa Do vốn không màng danh lợi, lại không thích công danh, nghe vua Nghiêu nói như vậy tuy làm thinh không đám cãi, nhưng lòng giận lắm, đập nát cái bầu, rồi bịt chặt hai tai, cong lưng chạy riết đến bến sông, vốc nước rửa tai mãi. Giữa lúc đó có Sào Phủ cho trâu đến bến sông cho uống nước, thấy Hứa Do rửa tai mãi, không hiểu vì cớ gì, hỏi: - Tai anh dính vật gì dơ lắm sao mà rửa mãi vậy? Hứa Do đáp: - Vừa rồi tôi gặp vua Nghiêu bảo tôi về triều để truyền ngôi. Tôi nghe tiếng danh lợi dơ tai quá nên chạy đến đây mà rửa. Nhưng rửa đã lâu mà tiếng ấy vẫn còn văng vẳng, chưa hết. Sào Phủ nghe nói liền dắt trâu lên trên dòng nước cho uống. Hứa Do hỏi: - Sao anh không cho trâu uống nước tại bến như thường lệ. Sào Phủ nói: - Tai anh dơ lắm sợ trâu tôi uống dơ miệng. Ấy là tích Hứa Do, Sào Phủ thời xưa. Nay người nầy lấy tích ấy ví mình là kẻ thanh bạch. Vua tôi vừa đi vừa nói chuyện với nhau. Bỗng thấy mấy người gánh củi đi tới, cao giọng hát:Phụng chẳng thiếu mà lân cũng cóChẳng phải thời nên không chịu tỏRồng bay mây kéo gió theo hùmTrách đời sao chẳng tìm trăng tỏHá chẳng thấy người cày ruộng Hứa SàngNoi nghề vua Thuấn giữ lòng hằngChẳng gặp Thành Thang ba bận rướcCũng đành trọn kiếp giấu tài năngLại chẳng thấy như ông Phú DuyệtLạnh lẽo dầm mưa lại dầm tuyếtNếu chẳng Cao Tông thấy gấu bayMang tơi dựa vách không ai biếtNgười hiền hết nhục tới khi vinh Không lẽ anh hùng can phận thiệt Văn Vương nói với các quan ngồi trên ngựa nghe ca đều lấy làm lạ.Trong đoàn người này chắc có hiền sĩ. Liền bảo Tân Giáp đi mời nữa. Tân Giáp tuân lệnh giục ngựa đến hỏi:- Trong đám người ấy có ai là hiền tài xin mời ra đây cho Ðại vương dạy việc.Mấy người gánh củi liền để gánh xuống chắp tay thưa:- Chúng tôi chỉ có tài đốn củi chớ không có tài gì khác cả.Văn Vương vừa đến nơi, Tân Giáp tâu:- Họ cũng không phải, là hiền tài đâu, xin Chúa Công chớ nhọc lòng nghĩ đến họ.Văn Vương nói:- Nếu không phải hiền tài sao lại đặt được bài hát có ý nghĩa sâu xa như vậy?Một người trong đám tiều phụ tâu:- Chúng tôi đốn củi thường đi ngang qua chốn Bàn Khê nghe ông già câu cá hát bài nầy, chúng tôi thuộc lòng và ca hát làm vui lúc mệt nhọc.Văn Vương nói:- Nếu không phải các ngươi đặt ra bài hát ấy thì hãy lui về mà nghỉ.Mấy gã tiều phu lạy tạ rồi gánh củi lên đường.Văn Vuơng ngồi trên ngựa ngẫm nghĩ mãi hai bài ca vừa rồi.Trong lúc đó triều thần ai nấy uống rượu thưởng hoa. Bỗng có một người gánh củi đến, miệng hát nghêu ngao mấy câu: Nước dợn trong veo cảnh thật thanh,Hùm thiêng chưa gặp ẩn non xanhNgười đời chẳng biết trang hiền sĩCứ nói ông câu ở mé gànhVăn Vương nghe tiếng ca, khen:- Người nầy chăc là hiền sĩ đấy,Táng Nghi Sanh vào tâu:- Người ấy sao giống Võ Kiết, kẽ tội nhơn giết người ngày trước vậy.Văn Vương nói:- Quan Ðại Phu nhìn lầm rồi. Võ Kiết đã sợ tội nhảy xuống sông trầm mình, lẽ nào còn sống trên thế gian!Táng Nghi Sanh ngồi trên ngựa ngắm kỹ một hồi, thấy quả là Võ Kiết, không còn nghi ngờ gì nữa, liền sai Tân Giáp đến bắt.Tân Giáp vâng lời giục ngựa đến trước. Võ Kiết trông thấy xe giá không biết trốn vào đâu, phải để gánh củi xuống bên đường quì mọp xuống đất. Tân Giáp thấy quả Võ Kiệt, liền đến trước ngựa Văn Vương tâu:- Người ấy quả là Võ Kiết, tên giết người ngày trước. Văn Vương nỗi giận hét lớn:- Ðứa thất phu, dám khi dễ ta như vậy.Rồi quay lại nói với Táng Nghi Sanh:- Người đâu xảo trá như vậy phải làm tội bằng hai, xử theo án sát nhân để răn chúng.Nói rồi lại than:- Nếu quẻ Tiên thiên ta bói không thiệt thỉ còn truyền lại cho dân chúng làm gì!Táng Nghi Sanh nói:- Thần tử Tây Kỳ nầy thuở nay chưa hề có ai ngang ngạnh như vậy, chẳng biết Võ Kiết có điều gì uẩn khúc không, xin Chúa công để tôi hỏi lại nó thử.Liền giục ngựa tới hỏi:- Ngươi hứa với Chúa công trở về lo việc cấp dưỡng mẹ già xong trở lại đền tội, tại sao lỗi hẹn?Võ Kiết nói:- Tôi không dám bỏ phép. Bởi có một ông già câu cá tại Bàn Khê họ Khương tên Thượng, tên chữ là Tử Nha, biệt hiệu Phi Hùng, bảo tôi làm học trò thì cứu toàn tánh mạng. Người ấy dạy tôi về đào huyệt, chong đèn trên đầu một ngọn, dưới chân một ngọn, hốt gạo vãi lên mình, lấy cỏ ủ lại, qua một đêm thì khỏi chết luôn. Tôi còn mẹ già không nỡ chết bỏ mẹ tôi nên nghe lời trốn pháp luật xin quan trên nghĩ lại.Táng Nghi Sanh nghe nói mừng rỡ, quỳ tâu với Văn Vương:- Võ Kiết nói có ông già câu cá hiệu Phi Hùng thì quả là người Chúa công ứng mộng. Xưa vua Thương Cao thấy gấu bay mà được ông Phú Duyệt ra phò, nay Ðại Vương thấy cọp có cánh chắc là Khương Tử Nha, người câu cá nơi Bàn Khê đấy. Xin Chúa công tha tội cho Võ Kiết! khiến nó dẫn đến Bàn Khê tìm Khương Tử Nha về dùng.Văn Vương y tấu, truyền bá quan văn võ theo Võ Kiết đến Bàn Khê. Võ Kiết được tha tội chết mừng rỡ bỏ gánh củi, dẫn Văn Vương và đoàn tùy tùng trở lại rừng xanh.Bấy giờ Văn Vương và các quan không dám cỡi ngựa, sợ người hiền giật mình ẩn mặt, nên xuống yên dắt ngựa theo sau Võ Kiết.Còn Võ Kiết trở về đến Bàn Khê không thấy Khương Thượng đâu mất, lòng thất kinh dáo dác tìm kiếm quanh. Táng Nghi Sanh hỏi:- Người hiền đi vắng rồi sao?Võ Kiết nói: - Sư phụ tôi mới vừa ngồi đây, không biết vì sao vắng mặt.Văn Vương hỏi: - Nhà của người hiền ở chỗ nào?Võ Kiết chỉ tay về phía trước tâu: - Túp lều tranh nhỏ trước mặt kia là chỗ sư phụ tôi nương náu..Võ Kiết dắt Văn Vương đến đó, thấy túp lều xiêu vẹo, xung quanh che màn trúc đan. Văn Vương gõ nhẹ vào tấm phên lẫm cửa thì thấy một thằng bé nhắc tấm phên bước ra, Văn Vương hỏi:- Có thầy ngươi ỏ nhà không?Thằng bé nói: - Sư phụ tôi đi chơi với bạn hữu..Văn Vương hỏi: - Chừng nào về?Thằng bé nói:- Không biết chừng. Có khi một ngày có khi đôi ba bữa.Có lúc gặp bè gặp bạn dạo nước dạo non nên không biết chừng nào mà dám chắc..Táng Nghi Sanh tâu với Văn Vương:- Phép cầu người hiền,phải có lòng thành. Hôm nay chúa công đi dạo xuân tình cờ đến đây nên người hiền không ra mặt .Xưa vua Thần Nông tìm Trường Tang vua Thành Thang tìm Y Doãn đều phải ăn chay tắm gội, coi ngày lành đem lễ vật đếnrước, như thế mới tỏ ra kính hiền đãi sĩ. Xin Chúa công noi gương ấy, trở về sắm sửa vài ngày nữa sẽ đến rước.Văn Vương khen:- Quan Ðại Phu nói phải lắm.Liền truyền Võ Kiết theo xa giá về trào. Chúa tôi trở lại trông thấy bên khe cảnh vật tốt tươi, Văn Vương đẹp ý ngâm lên:Phong vảnh xnân thời đẹp đẽ thayNgười hiền ẩn mặt nấy lâu nayTới nơi không thấy người đâu cảThiên hạ sầu riêng biết mấy ngàyVăn Vuơng bịn rịn mãi nơi Bàn Khê đi không dứt. Táng Nghi Sanh năn nỉ khuyên lơn, vua tôi về thành thì trời đã tối mịt. Văn Vương cầm bá quan ở lại trong điện ăn chay ba bửa, ngủ trong đền lớn, ai nấy tắm gội sạch sẽ, đợi ngày đi rước người hiền.Nam Cung Hoát thấy vậy tâu với Văn Vương:- Ông già câu cá nơi Bàn Khê chưa chắc đã thực tài, Chúa công ăn chay tắm gội, đem lễ vật đến cầu, nếu lầm người vô dụng có phải thất công, nhẹ thì đi không. Vậy để ngày mai tôi vâng lệnh Chúa công đến đó thỉnh lão về triều như quả thật hiền sĩ thì phong chức lớn, dùng vào việc nước, còn nếu lão chỉ là một gã ngư phủ già cả thì đuổi về câu cá cho xong!Táng Nghi Sanh nói lớn:- Tướng quân không nên có ý nghĩ như vậy, Nay thiên hạ loạn ly nhân tài ẩn mặt trong núi non, nếu không biết trọng họ thì làm sao họ chịu đem tim óc ra giúp đời, Chúa công phải noi theo dấu xưa, trọng hiền mến sĩ mới được.Nam Cung Hoát nói:- Người hiền không phải dễ kiếm, không phải nghe người ta có tài liền tin theo, ít ra cũng phải thử thách tài năng trước khi trọng dụng. Nay Chúa Công ăn chay tắm gội, đem trọng lễ đến rước ông già câu cá, nếu ông ấy không phải người tài thì sao?Táng Nghi Sanh nói:- Không hại gì cả, Chúa công sẽ được tiếng trọng hiền. Kẻ bất tài mà Chúa công còn trọng như vậy thì kẻ có tài sẽ ao ước được ra phò Chúa công. Vả lại, người nầy biệt hiệu Phi Hùng thì đúng với điều mộng của Chúa công rồi, không còn nghi ngờ gì nữaVăn Vương nói:- Quan Ðại Phu nói phải lắm, Nam Tướng quân chớ tị hiềm mà hỏng việc lớn.Bấy giờ cả triều thần đều theo lệnh Văn Vương, ăn chay tắm gội ba ngày, để đến Bàn Khê rước Tử Nha. Người sau có thơ rằng:Kìa là chuông trống nọ đờn caẤy lễ Văn Vương rước Tủ NhaCơ nghiệp nhà Châu gần sửa trịTám trăm năm lẻ thảy âu ca Văn Vương theo lời Táng Nghi Sanh đến ngày thứ tư sắm sửa lễ vật, chỉnh đốn áo mão, truyền quân khiêng đến Bàn Khê, vua tôi cùng đi đông nức. Văn Vương lại phong Vỗ Kiết làm Võ Ðức Tướng quân, truyền dẫn đường. Thiên hạ nghe đồn việc ấy đều rủ nhau đi xem.Văn Vương dẫn các quan đến gần Bàn Khê đều xuống ngựa đi bộ xa thấy dạng Khương tử Nha đang ngồi câu trên thạch bàn.Văn Vương liền rón rén bước đến sau lưng, không dám động.Còn Tử Nha đã đoán trước, biết có vua nước Châu đến rước liền ngồi làm tĩnh, vừa câu cá, vừa ca lên mấy câu:Gió Tây dậy thì mây trắng bayNăm đã tàn rồi tuổi l hôi chồn? Ðây chắc Thiên tử hết thời nên khiến yêu quái lộng hành như vậy.Còn đang ngẫm nghĩ, đã nghe tiếng Ðắt Kỷ truyền:- Quan bồi yến hãy dâng rượu cho khắp các chổ.Tỉ Can vội rót rượu đi dâng. Hễ dâng qua một bàn Tỉ Can phải uống một chén. Vì vậy khi dâng đũ các cỗ, Tỉ Can phải uống đến ba mươi chín chun. Tuy vậy Tỉ Can mạnh rượu lắm, không hề say.Qua một lúc Ðắt Kỷ lại truyền:- Quan bồi yến hãy dâng một tiệc rượu nữa.Tỉ Can tuân lệnh rót rượu đi khuyên mời giáp vòng, không sót chổ nào. Bồi ngự tửu ngon lắm, Tỉ Can lại dùng chén lớn, nên các hồ ly ở động yêu chưa từng dùng, nhiều con uống say mặt đỏ gay không còn giử mình được, yêu khí hiện ra, đuôi chồn lài ra đặm đuộc. Ánh trăng rằm sáng tõ, Tỉ Can trông thấy rất rõ ràng, lòng hằn học, nghĩ thầm:-Mình là Thừa Tướng đương trào lại phải lạy loài yên quỉ.Càng nghĩ Tĩ Can càng đau lòng khó chịu, nghiến răng trợn mắt làm thinh. Song mỗi lúc mùi chồn càng thêm hôi hám không thể chịu nổi nữa.Bấy giờ, Ðắt Kỷ muốn dâng một tuần rượu nữa, nhưng sợ bạn bè và con cháu mình quá say hiện nguyên hình thì khốn, nên vội truyền lệnh Tỉ Can:- Thôi, quan bổi yến xuống đài, để cho các tiên về động.Tỉ Can vâng lệnh, che mặt xuống lầu, vừa tức cười, vừa tức giận. Ði khỏi lầu Phấn Cung, Tỉ Can đã thấy bọn quân hầu mình thắng sẳn yên cương dắt ngựa đến chờ.Tỉ Can liền lên yên, khiến quân xách cặp đèn lồng đi trước, định trở về dinh an nghĩ. Nhưng vừa đi được vài dặm, xảy gặp Hoàng Phi Hổ dẫn quân đi tuần hành, đèn đuốc sáng ngời.Hoàng Phi Hổ thấy Tỉ Can liền xuống ngựa hỏi:- Thừa Tướng có việc gì gấp mà đi về nữa đêm?Tỉ Can cũng xuống ngựa, giậm chân nói:- Võ Thành Vương ơi! Nước nhà ly loạn, nên yeu quái lộng hành. Hồi hôm, tôi vâng lệnh Hoàng thượng đến hầu tiệc thần tiên, bữa tiệc ước chừng bốn mươi người, ăn mặc đủ năm sắc áo. Ai ai đều là tiên nữ, nhưng tôi xem lại quả là giống chồn hôi...Hoàng Phi Hổ kinh ngạc, hỏi:- Sao Thừa Tướng biết được là hồ ly?Tỉ Can nói:- Thần tiên gì mà uống rượu say lại ló đuôi ra dài thược, mà mùi chồn nồng nực, không thể nào chịu nổi.Hoàng Phi Hổ ngẩn người:- Có việc lạ lùng như thế sao?Tỉ Can đau lòng nói:- Bệ hạ mê muội, không phân biệt được chính tà. Yêu tinh vào triều làm lộng như vậy, chúng ta biết liệu làm sao?Hoàng Phi Hổ nói:- Xin Thừa Tướng trở về an nghĩ, để tôi dò xét thử sự tình ra sao ngày mai sẽ liệu định.Tỉ Can từ giả lên ngựa về dinh. Còn Hoàng Phi Hổ lập tức đòi Hoàng Minh, Châu Kỷ, Long Hoàng, Ngô Khiêm đến dạy rằng:- Các ngươi mỗi người đem hai mươi tên lính tuần, chia làm bốn hướng mà thám thính, xem các tiên ăn tiệc trên Lộc đài đi về đâu báo cho ta biết.Bốn tướng vâng lệnh kéo quân ra đi, còn Hoàng Phi Hổ trở về dinh đợi tin tức.Bấy giờ, bọn hồ ly quá chén nên say mèm, đằng vân không lên nữa, ráng bay ra khỏi Ngọ môn thì kiệt sức, sa xuống cả bầy. Chúng dắt dìu nhau đi ngã xiên ngã xỏ cho đến trống canh đã điểm năm lần, mà mới ra khỏi cửa Nam môn. Châu Kỷ trông thấy vội nom theo. Ði ước ba mươi dặm, thấy có một cái hang đá nơi mả Hiên Viên rất lớn, bao nhiêu tiên say đều chun xuống đó.Rạng ngày, Hoàng Phi Hổ ra khách, ba tướng vào bẩm:- Chúng tôi đi tuần hướng Bắc, Ðông và Tây, không thấy thần tiên gì hết.Kế Châu Kỷ bước vào thưa:- Hồi hôm tôi vâng lệnh thám thính phía Nam tính, thấy độ bốn mươi tiên say ra khỏi thành ước ba mươi dặm, đến một cái hang tại mả Huỳnh Ðế đều chun xuống hết. Ta xem thấy tường tận, xin Ðại vương dạy lẽ nào. Hoàng Phi Hổ liền sai Châu Kỷ dẫn ba ngàn quân đem bồi khô, chà gai đến lấp hang mà đốt lại dặn rằng:- Ngươi cớ việc đốt đến quá giờ ngọ mới dẫn quân về phục lệnh.Châu Kỷ tuân lệnh, lãnh quân đi lập tức. Kế đó có quan vào thưa:- Thừa tướng đến phủ xin vào ra mắt.Hoàng Phi Hổ vội vã ra rước vào. Tỉ Can cùng Hoàng Phi Hổ chuyện trò một lúc lâu. Hoàng Phi Hổ kể lại câu chuyện mình vừa khám phá ở mả Huỳnh Ðế cho Tỉ Can nghe. Tỉ Can đắc ý vỗ tay cười ngất, và nói:- Tôi nhận xét không lầm. Chúng chỉ là loại hồ ma quỉ mị, chớ đâu phải thần tiên gì. Mình làm Thừa Tướng đương triều mà phải hầu rượu cho giống yêu quái thật nhục nhã. Hoàng Phi Hổ truyền dọn tiệc đãi đằng để cùng Tỉ Can tâm tình cho đến xế. Xảy thấy Châu Kỷ trở về bẩm:- Tôi đốt hang ấy rồi. Bên trong bay ra mùi khét lẹt. Chắc là lũ tiên say cháy queo hết.Hoàng Phi Hổ nói với Tỉ Can:- Xin Thừa Tướng cùng tôi đến đó xem chơi cho biết.Hai người dẫn bọn gia tướng đến nơi thấy ngọn lửa chưa tàn, cây cối chung quanh bị hơi nóng cháy rụi. Hoàng Phi Hổ truyền quân tưới cho tắt lửa, rồi bỏ câu móc xuống hang mà kéo lên. Những con hồ ly uống rượu say chết đã đành, những con vô cớ ở dưới hang cũng bị chết liên can.Người sau có bài thơ như vầy:Không phải là tiên khéo giả đòLộc đài rượu thịt đã say noNực nồng hơi xạ đuôi không dấuNgọn lửa vô tình hại chết coGia tướng tuân lệnh bỏ câu móc kéo lên, thấy xác chồn chết quay bay mùi tanh ói. Còn những con nằm xa hơn, tuy chết mà không chẳng cháy da.