Chương VII (5)
D. SUY VONG

Từ thời Anh Tôn ( 1436 trở đi), nhà Minh bắt đầu suy.
Loạn ở trong:
- Họa cốt nhục tương tàn, sau vụ tĩnh nạn, xuất hiện thêm ba bốn lần nữa, mt lần dưới trĩều Tuyên Tôn: Hán Vương là Cao Hủ chiếm đất làm phản, Tuyên Tôn bắt giam rồi giết cùng với nhiều đồng đảng, một lần dưới triều Cảnh Tôn sẽ nói ở sau.
- Nạn hoạn quan. Một cái xấu xa của chế độ quân chủ Trung Hoa là dùng hoạn quan, rất nhiều hoạn quan. Ông vua nào cũng có tam cung lục viện, hầu hết ông nào cũng hiếu sắc, từ đời Thượng Cổ hễ lên ngôi rồi là cho người đi tìm trong khắp nước những con gái đẹp, bắt gia đình có con gái đẹp phải dâng nữa, để tuyển dụng làm phi, tần, cung nữ. Các hoàng tử, công chúa phải có người hầu hạ, cũng là mỹ nữ nữa, tất nhiên không thể dùng toàn đàn bà được, có những công việc phải giao cho đàn ông, như giữ các cửa cung, canh gác, thông báo, quét tứơc làm vườn... mà vườn ngự thì mênh mông cả chục cây số vuông. Muốn tránh cảnh dâm loạn trong cung, nhất là giữ cho dòng dõi của vua được thuần, không pha bậy với bọn bách tính, thì phải dụng hoạn quan. có thời trong cung có tới cả vạn cung phi và ba ngàn hoạn quan hoặc hơn nữa.
Tối, các cửa cung điện đóng hết, ngay các đại thần, thân vương nếu không có lệnh cũng không được vào. Vậy là ngoài vua ra, trong cung không còn ai là đàn ông cả. Các hoàng tử đã lớn tuổi đều ra ở cung riêng. Vua thui thủi một mình, biết chuyện trò với ai? Tụi hoạn quan đều xuất thân trong giới ti tiện, vô học, bày trò để vua giải sầu, nhất là các trò tửu sắc. Nhưng nhiều quá và dễ dàng quá thì đâm ra mau chán, cho nên có ông vua đêm đêm giả trang, theo mt tên hoạn quan ra ngoài thành, nếm các thú vui của dân chúng. Như vậy hoạn quan thành bọn tay chân của vua, nói gì vua cũng nghe, nhất là những tên đẹp trai, khéo nịnh bợ, lần lần lấn quyền của hoàng hậu, thái hậu nữa, các thân vương và đại thần đều phải nể chúng; chúng lập phe đảng, chỉ huy quân đi, cả triều đình không ai chống lại nổi, và chúng tự ý phế vua này, lâp vua khác như ở cuối đời Đường. Vua nào được chúng lập lên sợ chúng một phép, nếu không thì chúng lại phế mà toi mạng với chúng. Chúng vơ vét bảo ngọc, vàng, kim cương nhiều hơn nhà vua và làm nhiều chuyện dơ dáy, tàn bạo ức hiếp nhân dân.
Nạn đó triều đình nào cũng có, Chu Nguyên Chương biết rõ, nên ra lệnh cấm không cho hoạn quan xen vào việc nước, hạn chế hoạn quan, phẩm trật chức tước của chúng, trừng trị những tên nào phê bình chính trị, và cấm chúng học chữ. Ông bảo các đại thần: Kẻ nào dùng hoạn quan, coi như tai mắt thì kẻ đó hóa đui và điếc. Chì có mt cách xư sử với chúng là,làm cho chúng sợ phép nước, đừng thường khen chúng.
Nhưng chỉ đến đời con ông, Thành Tổ, là hoạn quan lại được trọng dụng rồi vì khi Thành Tổ tấn công Huệ Đế thì chúng làm nI ứng, biết tình hình Kinh đô, triều đình ra sao? Để thưởng công cho chúng,Thành Tổ bỏ hết những cấm lệnh của cha, cho hoạn quan được bẩm phục của công, hầu lãnh những chức lớn " chẳng hạn " Thái Giám Trịnh Hoà được cử đi sứ; ông lại lập một cơ quan ở trong cung gọi là " Đông Xứớng " để dò la tìm bắt kẻ gian thần phản nghịch, cơ quan đó được giao cho một hoạn quan điều kiển, từ đó uy thế hoạn quan rất lớn.
ĐờiTiền Tôn mở một thư đường trong nội phủ, dùng các quan Hàn Lâm để dạy học các hoạn quan, chúng được kết giao với các đại thần ở triều và đa số,càng có học, càng gian xảo. Trái hẳn với ý của Chu Nguyên Chương. Triều đình thành hoàng kim thời đại của bọn hoạn. Nhiều thanh niên tự hoạn, nhiều cha mẹ hoạn con từ khi chúng mới vài tuổi để gây dựng tương lai cho chúng, mà mong sau này chúng làm vẻ vang cho cả nhà, cả họ được nhờ, vì vậy cái họa hoạn quan đời Minh hơn cả các thời khác.
Hoạn quan Vương Chấn được Anh Tôn ( 1436 -1449) tín nhiệm, y nói gì vua cũng nghe, xỏ mũi vua, ngược đãi đại thần, làm mưa làm gió ở triều đình, các công khanh đều sợ quyền thế của y, tới mức gọi y là ông phụ ( ông bố). Thời đó quân Mông Cổ mạnh lên, bắt Minh phải cóng tiền của, bảo vật, rồi cử binh đánh Trung Hoa, hạ được nhiều đồn ải. Vương Chấn muốn lập công, khuyên Anh Tôn thân chinh, quần thần can vua, vua không nghe, rốt cuộc vua tôi nhà Minh bị vây ở đổi Thế Lộc ( Tỉnh Sát Cáp Nhỉ) Vương Chấn cùng nhiều đại thần bị giết, còn Anh Tôn thì bị bắt đưa qua Mông Cổ. Triều đình lập vua Cảnh Tôn lên thay, tôn Anh Tôn làm Thái Thượng Hoàng. Thấy vậy, biết có giữ Anh Tôn cũng vô ích. Mông Cổ đưa ông ta trả về Trung Hoa, để triều đình Minh chia rẽ vì sự tranh ngôi.
Sau sinh loạn thật. Một Đại Tướng Thạch Hanh, mưu với hoạn quan là Tào Cát Tường đem binh vào phá cửa cung.Phế Cảnh Tôn, đưa Anh Tôn trở lên ngôi, sau Thạch Hanh tha hồ làm bậy, mưu phản trở lại bị giết với tất cả đồng đảng.
Hiến Tôn kế vị Anh Tôn, hoạn quan là Uông Trực gốc gác là một giống rợ, rất xảo quyệt, được vua tin dùng Vua lập thêm Tây Xưởng, một cơ quan mật vụ nữa, chuyên dò xét quan lại ở ngoài, giao cho Uông Trực điều khiển. Bọn tay sai của Trực hà hiếp nhân dân, quan dân đều oán. Vua ham mê tửu sắc, cung phi tới số vạn, mà hoạn quan tới ba ngàn, có sách là cũng gần số vạn nữa.
Đời sau, Hiến Tôn tạm yên, rồi tới đời Võ Tôn thì hoạn quan Lưu Cận chuyên hoành lại càng mạnh, lập thêm Nội Xưởng, hễ ai nghịch ý hắn thì hắn vu hãm, triều đình rối loạn, đạo tặc nổi khắp nơi. Một người trình cho Cận một phong thư nặc danh ném ở lề đường, trong kể tội ác của Cận, cận làm giả tờ chiếu đòi hơn ba trăm quan lớn nhỏ đến quỳ ở ngoài cửa Ngọ Môn nửa ngày. Hắn mắng một hồi rồi đem bỏ ngục hết. Vua An Hóa ( tỉnh cam túc) cử binh ở Ninh Hạ, nói là để về triều giết Lưu Cận, Võ Tôn sai viên Đô Ngự Sử là Dương Nhất Thanh đi dẹp được. Về triều, Dương tâu hết các tội ác của Cận, vua tỉnh ngộ, giết Cận và đuổi hết đồng đảng. Khi tịch thu tài sản của hắn, người ta thấy 57.800 đồng tiền vàng, 240.000 lượng vàng, mỗi lượng bằng mười đồng, 1.583.600 thẻ bạc, mỗi thẻ được nữa lượng, và năm triệu thỏi bạc, mỗi thỏi bằng 5 lượng, hai thùng bảo ngọc, nhiều áo giáp bằng vàng, 3000 chiếc nhẩn vàng, và nhiều bảo vật khác mà giá trị lớn hơn ngân sách quốc gia trong một cuộc phản loạn hầu cướp chính quyền.
Vua Thế Tôn kế vị Võ Tôn trị được bọn hoạn quan nhưng mê chuyện thần tiên, xao lãng việc nước để cho nịnh thần Nghiêm Tung trộm quyền làm bậy.
1- Đảng Đồng Lâm
Đời vua Thần Tôn cuồi thế Kỷ XVI, nhờ có Trương Cư Chính cầm quyền chính quyền mà trong nước được yên trị. Trương chết rồi, ( năm 1582), nhà vua bỏ bê việc nước, tránh gặp các đại thần, mà xa xỉ vô độ, khi lập Hoàng Hậu, tiêu 90 triệu lạng bạc, phân phát 12 triệu lạng cho một số thân vương, hoàng tử, và trên 9 triệu nữa để xây cung điện. Vì vậy, mả phải tăng thuế và nạn tham nhũng lan tràn.
Một viên đại thần là Cổ Hiến Thành vì đăng lời thẳng mà bị bải chức, về vườn cùng với Cao Phan Long Giảng học ở thư viện Đồng Lâm: thư viện này lập từ đời Tống ở miền hạ du sông Dương Tử, ông sửa sang lại làm chổ hội hộp đề nghị luận việc triều chính, phê bình các nhân vật; sĩ phu ở thôn dã và quan lại ở triều đình nhiều người phụ họa, thành một đãng rất nổi danh.
Ở triều đình thời đó, có bốn đảng công kích lẫn nhau, tranh giành nhau địa vị. Bị đảng Đông Lâm bài xíxh, họ liên kết với nhau để đá lại.
Năm 1620 Quang Tôn lên nối ngôi Thần Tôn, chỉ ham mê nghề thợ mộc ( như vua Pháp Louis XVI ham sửa chìa khóa) việc nước giao phó cả cho tên Thái Giám Ngụy Trung Hiền, vốn là tên đầu bếp của Thái Hậu và là bạn thân của vú nuôi nhà vua.
Tới hắn, cái họa hoạn quan của nhà Minh lên tới tột bực. Hắn hách dịch, tàn nhẩn vô cùng. Hắn nắm trong tay Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng, đâu đâu cũng có mật vụ, tố cáo những người chống đối hắn để hắn hảm hại; bọn đó còn cướp bốc của dân đem về hạp cho hắn nữa. Hắn bắt dân xây sinh tử để thờ sống hắn ở khắp nơi, như thờ Khổng Tử.
Đảng Đông Lâm vạch 24 tội nặng của hắn, trong số đó có tội giết người và bắt Hoàng Hậu phải phá thai. Ngụy vận động các đảng khác chống đảng Đông Lâm. Những người cầm đầu bị đem ra xử, cất chức, bỏ tù, tra tấn đánh tới chết, trong số người bị hắn hại có 6 vị được dân gian gọi là " Lục quân Tử" Sau vụ đó ( 1627) đảng tan rả và lịch sử Trung Hoa ghi một thất bại đau xót của sỹ giới Trung Hoa trong việc chống đối với bọn gian tà.
Đến khi Tư Tôn lên ngôi, giết Trung Hiền, rửa oan cho các người bị nó hại thì chính trị đã đổ nát và nhà Minh sụp đổ.
2. Kinh tế lâm nguy
Kinh tế nhà Minh chỉ thịnh trong mấy chục năm đầu, rồi suy lần lần vì tiêu pha quá nhiều mà thu vào không đủ.
Việc xây kinh dô Bắc Kinh, cất các cung điện tráng lệ, xây trường thành tốn kém ra sao, tôi đã kể ở trên rồi
Chính sách của Minh đối với vác rợ phương Bắc là vừa dùng cả uy lẫn ân, hễ nước nào chịu phục tùng thì vua Minh tỏ ra rất rộng rãi. Theo sữ thì có tới 38 thuộc quốc. Mỗi lần xứ thần của họ tới boiên giới thì được viên quan ở đó tiếp đãi trong khi chờ đợi, có khi cả tháng lệnh của triều đình, rồi đưa họ tới kinh đô, họ ở kinh cũng cả tháng nữa. Họ thường cống những sản phẫm của nước họ như ngựa, da lông, vua Minh ban cho họ gấm vóc, trà, lại cho thêm mỗi người trong phái đoàn lụa, mão áo, hài, nhiều ít tùy phẩm trật. Có nước lợi dụng lòng rộng rãi đó, gởi những phái đààn gòm 3.000 người, trong đó xen một số con buôn, bắt Trung Quốc nuôi hàng tháng, mỗi tháng 3.000 con cừu, 3.000 vại rượu, 100 hộc lúa, ấy là chưa kể gà vịt, bánh trái... Khi vể, họ được tặng 26.000 tấm gấm vóc, 90.000 tấm lụa và không biết bao nhiêu vật khác như đàn, sáo, dao, nồi đồng, đồ nữ trang... Ta thử tưởng tượng 38 nước triều cống mà như vậy tốn cho triều đình biết bao, còn hơn là vua Tống phải đóng " thuế " hàng năm cho nước Kim, nước Liêu thời trước nữa, mà mục đích cũng chỉ là để họ khỏi quấy rối biên giới.
Những nước không chịu thuần phục như Miến Xiêm, An Nam thì nhà Minh đem quân đi dẹp, thị uy, thường là thắng một vài trận, rồi thua, phải rút quân về, cũng rất tốn kém, mà chẳng có kết quả gì cả.
3. Họa Nhật Bản
Làm cho Trung Hoa điêu đứng nhất là Nhật Bản và Triều Tiên. Bọn giặc biển Nhật thường đột xuất đánh phá, cướp bóc các khu bờ biển từ miền Bắc tới Chiết Giang, Phúc Kiến, rồi rút lui ; thủy quân và lục quân Trung Hoa không sao đề phòng, ngăn cản được, có thời phải bắt dân bỏ nhà cửa, rút vào sâu trong nội địa để tránh chúng. Từ khoảng 1550 trở đi, bọn "giặc lùn " đó hoành hành ngày càng dữ, đánh sâu vào nội địa Chiết Giang, ngược dòng sông Dương Tủ, cướp phá làng mạc hai bên bờ, gần như uy hiếp Nam Kinh, Năm 1560, một bọn giặc biển đông tới 6.000 cướp phá bờ biển Phúc Kiến, Quảng Đông, lập căn cứ ở Đài Loan.
Cuối thế kỷ XVI, Nhật lại đem quân qua xâm chiếm Triều Tiên. Triều Tiên là một thuộc quốc của Trung Hoa, che chở phía Đông Bắc Trung Hoa, khỏi bị Nhật quấy phá. Thời đó, Triều Tiên suy nhược, vua mê tửu sắc, quân lính không luyện tãp, thấy quân Nhật là bỏ chạy không chống cự, để cho họ qua sông Áp Lục. Vua Triều Tiên vội sai sứ sang Trung Hoa cáo cấp. Vua Thần Tôn phái 5.000 quân sang cứu, thua to ở Bình Nhưỡng ( 1592), phái một viên tướng khác với 43.000 quân vượt sông Áp Lục bất thần tấn công quân Nhật, đuổi họ ra khỏi Bình Nhưỡng, nhưng vì khinh địch, nên bị Nhật phục kích mà đại bại. Hai bên hòa rồi lại chiến, chiến rồi hòa, mãi đến năm 1598, Nhật mới rút lui hẳn. Trong chiến tranh đó, trước sau nhà Minh phải hao trên 200.000 quân, phí tổn chừng 20 triệu lạng vàng bạc, làm cho tài nguyên của nhà Minh đã sút rất nhiều vì những nguyên nhân kể trên, bấy giờ gần hóa ra kiệt quệ, do đó mà qua đầu thế kỷ XVI, loạn trong nước c xảy ra, rợ ở ngoài dòm ngó.
Thiếu tiền, triều đình phải tăng thuế liền liền, nhưng thu vào vẫn không được bao nhiêu. Trông cậy nhiều nhất vào thuế ruộng, nhưng thuế ruộng nặng quá trên 50% số thu hoạch mà lại trả bằng bạc, nhiều nông dân không đủ sức đóng, phải bỏ ruộng trốn đi nơi khácf, thành bọn lưu vong, bọn ăn cướp. Ở Chiết Giang, chỉ có một phần mười số dân là có ruộng, như vậy thu được bao nhiêu đâu. Nhất là nhiều nơi tay chân của bọn hoạn quan được lãnh việc trưng thuế, chúng gian trá, thu của dân nhiều, nộp triều đình ít còn thì bỏ túi một phần, một phần mang về cho chủ.
Sau chiến tranh với Nhật, triều đình ra lệnh tỉnh b nào cũng phải tìm mõ để khai thác, hể tìm được mạch đồng, bạc, thiếc thì thưởng. Nhân dịp đó bọn quan lại cấu kết với hoạn quan bóc lột, ức hiếp dân nữa; nhà nào có máu mặt thì chúng vu là ăn cắp khoáng sản, nơi nào có ruộng tốt nhà cao, cửa đẹp thì chcúng bảo ở dưới có mạch khoáng sản, sai lính bao vây rồi đào, bới, làm tiền.
4. Tệ tham nhũng.
Chu Nguyên Chương rất nghiêm khắc với quan lại, kẻ nào không liêm khiết thì trừng trị nặng, nhưng không diệt nổi nạn tham nhũng vì lương bổng củà họ ít quá không đủ sống. Nhưng tới cuối Minh, tệ đó lan tràn hơn tất cả các đời trước. Eberhard đưa ra nguyên nhân này, tôi tuy không tin lắm nhưng cũng chép lại.
Ông cho là tại nghề in phát đạt, sổ sách in tăng lên, giá rẻ, nhiều người mua được. Mới đầu là kinh Phật, sau in tới Tứ Thư, Ngũ Kinh của đạo Nho. Nhiều người có sách để học, mà hể học thuộc lòng được nhiều rồi, học cách làm thơ, làm phú, nghiền ngẫm những tập in các đề thi, các bài phú, kinh sách kiểu mẫu, là có hy vọng thì thi đậu được. Do đó, trước chỉ những con quan hoặc con đại điện chủ mới đi thi, bây giờ con tiểu nông, tiểu công, tiểu thương, nghèo mà có chí cũng đi thi. Học thì không tốn tiền mấy, đi thi mới tốn nhiều; từ quê phải lên tỉnh ở trọ cả mấy tháng, muốn đậu thì phải hối lộ quan trường, đậu rồi mà muốn được bổ dụng thì phải đút lót nhà quyền quý. Thi Hội phải lên Kinh sư, tốn kém gấp mười nữa, và khi được bổ dụngrồi thì no ngập đầu, phải gỡ gạc để trả nợ cho mau, làm giàu cho mau. Những kẻ nào có tham vọng được gần " mặt trời " tức thiên tử thì p^hải đút lót cho hoạn quan, có kẻ thi đậu rồi, tự thiến để xin làm hoạn quan. Nhà Minh ưa tụi đó và những Đông Xưởng, Tây Xưởng, Nội Xưởng ở trong cung đều là những cơ quan của bọn hoạn quan biết chũ nghĩa cả.
Cuối Minh bọn họ khá đông, thành một giai cấp trung lưumới mà Eberhard ví với giai cấp bourgeois của Châu Âu, họ đóng một vai trò xã hội và chính trị quan trọng, nhưng không tiến bộ như bọn bourgeois thời cận đại phương Tây, mà trái lại có hại cho quốc gia dân tộc vì họ sa đọa hủ bại.
Tôi không biết đời Minh, sự thi cử gian lận tới mức nàovà sự gian lận mà thi đậu rồi đút lót để làm quan cổ động tới thành một giai cấp như giai cấp bourgeois ở Châu Âu như Eberhard nói không. Tôi nghĩ triều đình mà loạn thì xã hội sa đọa, chẳng phải tìm nguyên nhân từ sự phát triển của nghề in.
Tình trạng xã hội nhu vậy; vua thì sa đọa phóng túng hoạn quan nắm hết triều đình, bóc lột nhân dân, quan lại tham nhũng, nên loạn nổi lên ở Giang tây, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây. Lớn nhất là loạn Thần Hào. Thần Hào là một người trong hoàng tộc được phong vương, thấy Võ Tôn không có con muốn cướp ngôi, gây vây cánhở ngoài lẫn ở trong triều, dấy binh ở Nam Xương ( Giang tây ) khi thế rất mạnh. Vương Dương Minh, một nho tướng kiêm văn hào và triết gia, dẹp được. Sau Vương lại diệt được giặc Tư Ân ở Quảng Tây năm 1528, trong trận này ông dùng súng đại bác chế tạo theo kiểu của Bồ đào Nha.
Từ đó nhà Minh chỉ sống lây lất, trong khi rợ Mãn Châu thịnh lên.