Dịch giả : Lê Kim
Chương 27
Miếu Thiền Quang, địch ta thương nghị
Đùa Tám Nghệ, xấu hổ Fehler





















Nguyễn Bình tại An Phú Xã
Huỳnh Văn Một kể chuyện miền Đông

Sau sơ ước Sit-mạc (gọi theo Tây Six Mars) ký ngày 6-3-1946, ta tranh thủ thời gian hưu chiến để củng cố thực lực. Thằng Tây cũng nhân thời gian này để tăng cường quân sự quyết đánh lớn theo chủ trương “tốc chiến tốc quyết” của bọn chủ chiến như đô đốc Đạc-dăng-li-ơ (D'argenlieu) và tướng Lơ-cờ-le (Leclerc). Trong ba khu của Nam bộ, Khu 7 là chiến trường chính. Nơi đây Tây bung ra trước tiên khi chiến được Sài gòn - Chợ Lớn. Các tỉnh lỵ Biên Hoà, Thủ Dầu Một là hai mục tiêu quân sự hàng đầu.
Chúng đã gặp sức chống trả ác liệt tại hai nơi này. Tên tư lệnh Khu Đông (Zone Est) là đại tá Fe-lơ (Fehler) quyết thăm dò thực lực của miền Đông. Cách duy nhất là đề nghị hai bên gặp gỡ để thương nghị. Đích thân hắn cầm đầu phái đoàn Pháp để trực tiếp nắn gân vị chỉ huy Khu 7 là Nguyễn Bình mà tình báo phòng Nhì cung cấp nhiều tin tức gần như huyền thoại. Một bức thư của tên quan năm này được gởi tới Bộ tư lệnh Khu 7. Nhận được thư, anh Ba Bình liền mời một số anh em thân cận họp bàn. Trong số này có bên phía quân sự Chánh văn phòng Bộ tư lệnh Võ Bá Nhạc, khu phó kiêm chỉ huy trưởng Chi đội 10 Huỳnh Văn Nghệ, bên chính trị có chính trị bộ chủ nhiệm Trần Xuân Độ, trưởng phòng Quân pháp Lê Đình Chi, chủ nhiệm tờ báo Vệ Quốc, giáo sư Phạm Thiều.
Anh Ba mở đầu cuộc họp bằng cách đọc bức thư của tên đại tá Fehler. Thư viết bằng tiếng Pháp.
Những người trong cuộc họp đều là trí thức trừ một mình ông Độ. Rất tế nhị, anh Ba Bình dịch ngay tiếng Việt lá thư vắn tắt đó.
Ông Độ phát biểu trước:
- Với tư cách chủ nhiệm, tôi phải có ý kiến trước, nhưng trong cuộc họp này, tôi thấy rất nhiều nhà trí thức, nên tôi xin nhường lời cho các vị.
Anh Ba Bình cười nói:
- Chánh uỷ nói sau cùng là phải vì thường thì chánh uỷ là người quyết định, chứ không phải là tư lệnh. Bây giờ xin mời các nhà trí thức, tinh hoa của dân tộc. Xin giáo sư Phạm Thiều cho ý kiến.
Giáo sư Phạm Thiều xoa hai bàn tay theo thói quen:
- Vấn đề bàn ở đây là nên hay không nên thương nghị với thằng Tây. Theo tôi thì nên. Tại sao? Đây là dịp ta tìm hiểu nó. Để biết nó muốn gì. Đánh tới hay muốn giải quyết chiến tranh bằng cách thương thuyết...
Lê Đình Chi gật gù:
- Tôi đồng ý với cụ Phạm. Thành công thì tốt, còn thất bại thì ta chẳng mất gì.
Võ Bá Nhạc nói:
- Thằng đại tá Fehler này là thằng điếm. Tự nó không dám nghĩ ra chuyện thương thuyết với Việt Minh đâu. Theo tôi, nó được chọn để thi hành độc kế của hai thằng Đặc-dăng-li-ơ với Lơ-cờ-le. Chúng nó muốn tạm thời hoà hoãn với Khu 7 để đánh hai khu 8 và 9. Sách của chúng là chia để trị đã quá xưa. Cái tẩy của chúng nó là như vậy. Theo tôi, hội nghị này, ta nên đi dự, nhưng phải biết trước ý đồ của nỏ.
Mọi người gật gù. Anh Ba Bình nhìn ông Độ:
- Giờ thì xin chánh uỷ cho anh em nghe tôn ý.
Ông Độ chậm rãi nói, như cán nhắc từng chữ:
- Tôi thấy các vị vừa phát biểu ý kiến đều nhất trí với nhau về một điểm là nên đi dự hội nghị thằng Tây đề ra. Riêng tôi thì dứt khoát là không.
Mọi người đều bất ngờ nhìn ông Độ trân trân.
Ông Độ nói:
- Tôi giải thích tại sao không. Thằng Tây là thằng thực dân, muốn nuốt chứ không bao giờ nhả. Nó bày truyện thương lượng với mình là tính cầm chân mình ở Khu 7 để đánh chiếm hai khu 8 và 9. Đó là kế bẻ đũa từng chiếc như anh Nhạc vừa nói. Biết tẩy của chúng rồi, tại sao chúng ta lại đi thương thuyết với chúng làm chi cho mất thời giờ? Với thực dân thì chỉ có đánh với đánh thôi!
Để không khí lắng lại một lúc, anh Ba Bình nói:
- Cuộc họp có hai ý đối chọi nhau. Trong bốn vị đã phát biểu, có ba vị cùng một ý là nên đi hội nghị, chỉ có một vị chống lại. Tôi với tư cách là tư lệnh tán thành ý nên dự hội nghị đó. Đây là ý của riêng tôi mà cũng là ý của đa số.
Ông Độ đứng phắt dậy:
- Nguyên tắc dân chủ tập trung là thiểu số phải phục tùng đa số, nhưng trong trường hợp này, tôi xin bảo lưu ý kiến. Tôi khẳng định là đi họp với thằng Tây không có lợi gì hết. Cho nên tôi xin báo cáo vụ này ra Trung ương để ngoài đó quyết định ai đúng ai sai.
Anh Ba Bình nửa đùa nửa thật:
- Ông già Độ đúng là “ông già Ba Tri”. Hai anh em chúng tôi đã biết nhau từ năm 30 ngoài Côn Đảo. Các đồng chí lãnh đạo đã biết chuyện đó nên mới bố trí ông Độ về Khu 7 với tôi. Chánh uỷ cứ điện ra Bắc hỏi, nhưng trong khi chờ đợi thì chúng tôi phân công thành lập phái đoàn dự hội nghị Thiền Quang. Tôi đề nghị anh Võ Bá Nhạc thay mặt tôi làm trưởng đoàn. Trong đoàn sẽ có anh Tám Nghệ, cụ Phạm và anh Chi. Để đoàn có tư thế, trung đội hộ tống phải ăn mặc tươm tất. Các vị cứ hội ý với nhau, cần gì cứ nói, tôi sẽ giải quyết.
Ngôi nhà nhỏ bên bờ sông Đồng Nai, xã Đại An, không ngờ đi vào lịch sử với cuộc hội nghị giữa địch và ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ. Phái đoàn quân sự Khu Đông do đại tá Fehler cầm đầu ăn mặc chinh tề, huân chương đầy ngực, huy hiệu Rin ét Danube lấp lánh trên quân phục, bộ vó kênh kiệu, nghênh ngang của một sĩ quan vừa chiến thắng trong đệ nhị thế chiến. Ngược lại, phái đoàn khu đến hội nghị trong tư thế của những người cách mạng, có gì mặc nấy. Chỉ có trung đội hộ tống là mạc sắc phục Vệ Quốc đoàn đúng quân phong quân kỷ.
Một sáng kiến của anh Vò Bá Nhạc làm bọn Tây lác mắt. Trung đội hộ tống được chọn toàn anh em to cao, và điều này mới là độc đáo: giọng hát rất tốt. Lúc đoàn ta tới, trung đội đứng dàn chào hai hàng danh dự cất tiếng hát bài Diệt phát xít dưới sự chỉ huy của anh Quốc Hương:
Việt nam bao năng ròng rên xiết lầm than.
Dưới ách quan tham tàn đế quốc sài lang...
Dàn quân nhạc của Pháp chi có kèn đổng, mà kèn đồng thì nước nào cũng có, còn đội hợp xướng thì tìm đỏ con mắt không ra... Trước khi vô bàn hội nghị, Tây đã thấy Việt Minh không giống ai. Vô hội nghị chúng còn gặp nhiều bất ngờ nữa. Đúng như anh Nhạc nhận định, thằng Fehler là thằng điếm. Nó đề nghị hai bên kéo dài ngừng bắn đồng thời tìm hiểu nội bộ bên ta. Nhưng ý đồ của hắn không lường gạt được ai. Chẳng hạn nó hỏi:
- Tôi hy vọng sẽ gặp trưởng đoàn các ông là tướng Nguyễn Bình từ Bắc vào, không ngờ ông chánh văn phòng đi thay. Chắc là ông tướng không được khỏe?
Anh Thạc đáp:
- Cám ơn đại tá đã hỏi thăm sức khỏe vị tư lệnh của chúng tôi. Chuyện gặp gỡ các ông là chuyện của chúng tôi...
Fehler vẫn tiếp tục:
- Theo tôi được biết thì chính những người miền Bắc lãnh đạo cuộc kháng chiến của các ông?
Anh Nhạc cười:
- Chúng tôi là một khối đủ ba miền Bắc Trung Nam. Tư lệnh chúng tôi là người Bắc, ông giáo sư Phạm Thiều đây là người Trung, còn tôi và anh Tám Nghệ đây là người Nam.
Fehler quay qua anh Tám Nghệ:
- Tôi nghĩ ông là người Bắc chớ?
Tám Nghệ gật đầu giữa sự ngạc nhiên của mọi người. Thằng Fehler đắc chí hỏi gằn:
- Vraiment vous êtes Tonkinois? (Có đúng ông là người Bắc?)
Tám Nghệ vẫn gật:
- Mai ouil Je sui Tonkinois... mai depuis trois cent anh (Đúng vậy! Tôi là người miền Bắc... nhưng từ ba trăm năm trước).
Tên Fehler đang tươi rói bỗng tái lại. Khu phó Tám Nghệ vừa xỏ ngọt hắn ta. Trong hội nghị, hai bên ăn nói lịch sự, lễ độ với nhau vì dù ở cấp nhỏ, dù là nhà binh, nhưng hai bên đều khoác áo ngoại giao.
Cho nên “ăn miếng trả miếng” ngọt xớt, mà ý nhị thâm trầm. Không rõ thời Chiến Quốc, các thuyết khách cỡ Trương Nghi, Tô Tần miệng lưỡi thế nào để rao bán thuyết Hợp tung và Liên hoành, nhưng cái cách xỏ ngọt của Tám Nghệ là một đòn điểm huyệt tuy hết sức nhẹ nhàng mà vô cùng nhức nhối. Thâm ý của tên cáo già Fehler là chia rẽ Bắc Nam ngay trong phái đoàn thương thuyết quân khu 7 nhưng Tám Nghệ đã đập tan ý đồ ngay khi Fehler mới thò ra.
Cuộc họp không đem lại kết quả như tên Fehler mong muốn. Nó muốn ru ngủ Khu 7 trong khi nó dốc hết sức đánh hai khu 8 và 9. Nhưng ngay phút đầu đã lòi tẩy nên hắn kết thúc sớm. Dù cuộc họp chỉ một buổi phù du, nhưng tên tuổi hội nghị Thiền Quang đã được ghi vào sử sách truyền thống miền Đông.
Phái đoàn ta qua sông Đồng Nai trở về căn cớ Lạc An báo cáo diễn tiến của cuộc họp cho anh Ba Bình và ông Độ nghe. Cả hai ông đền đoán trước kết quả “không đi tới đâu” nên không bất ngờ. Riêng ông Độ thì thất mình hữu lý khi không tán thành việc phó hội ở Đại An. Sau đó ông đi tới một quyết định quan trọng: xin đổi về Bà Rịa làm công tác thích hợp với khả năng của mình...
Nghĩ sao làm vậy, ông Độ xin Xứ uỷ Nam Bộ cho ông về Bà Rịa là địa bàn thích hợp với khả năng ông hơn là Phó tư lệnh Khu 7. Xứ uỷ thấy đề nghị đó hợp lý nên tìm người khác thay. Người được chọn tha ông Trần Xuân Độ là ông Nguyễn Văn Trí tức Hai Trí.
Hai sự kiện chứng minh ông Độ chống cuộc hội nghị Thiền Quang là có lý. Hai ngày sau cuộc hội Tây dốc hết toàn lực tấn công Tân Uyên: quét tóm bắt đầu não kháng chiến Khu 7. Đây là cuộc tấn công thuỷ bộ: không quân, nhảy dù dữ dội nhất ở Nam Bộ. Kế đến điện của Trung ương cho biết ý kiến của Chánh trị bộ chủ nhiệm Trần Xuân Độ, tuy thiểu số, là đúng.

Truyện NGUYỄN BÌNH, Huyền Thoại và Sự Thật Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 do Dương Bạch Mai quyết định đâu.
ông ta chỉ ký giấy bắt cho đúng luật pháp. Người quyết định bắt anh là khu trưởng Nguyễn Bình.
Ba Nhỏ thất sắc:
- Anh Ba ra lịnh bắt tôi à! Có chắc không?
- Chắc mà! Cho nên tôi mới tới đây gặp anh. Không phải là đi bắt mà là mời anh đến gặp anh Ba để anh giãi bày mọi việc. Nhiệm vụ của tôi có vậy. Bây giờ tuỳ anh quyết định: Gặp anh Ba hay bỏ ra đi như Phan Tấn Đạt...
Ba Nhỏ suy nghĩ hồi lâu rồi gật đầu:
- Tôi đi theo anh. Để gặp anh Ba.
Hai Vĩnh đã thành công trong việc bắt Ba Nhỏ nhờ đánh trúng tâm lý: Ba Nhỏ chỉ phục có Nguyễn Bình. Không mượn oai Nguyễn Bình thì cả trung đội chưa chắc đã bắt sống được Ba Nhỏ.
Giết một tay giang hồ cỡ Ba Nhỏ không phải là chuyện dễ. Thố tứ hồ bi, các tay anh chị không ai phục ai, nhưng đều rung động trước cái chết của người cùng giới. Nắm tâm lý đó, Nguyễn Bình đã phái Hai Trọng “dọn đường trước” trong giới chỉ huy Bình Xuyên. Dù vậy mà khi đưa Ba Nhỏ ra trước toà án, có mấy tay giang hồ làm kiến nghi xin giảm án cho Ba Nhỏ. Người ký tên trên đầu danh sách là Mười Lực.
Ngồi ghế xử án Ba Nhỏ có ba vi: Nguyễn Bình, Ba Dương, và Tám Mạnh. Đọc bản kiến nghị, Ba Bình hội ý với hai ông Tám Mạnh và Ba Dương. Cả ba đều nhất trí với bản án tử hình vì tội Ba Nhỏ đáng chết.
Vụ án này nhằm mục đích răn dạy ba quân tướng sĩ đồng thời thoả mãn dân chúng trong vòng đã bị Ba Nhỏ ức hiếp. Đa số những người ký tên trong kiến nghị ở Liên chi nên Ba Bình nhờ Ba Dương đi gặp những người này thuyết phục họ rút tên vì “Khu trưởng Nguyễn Bình đã quyết định giữ vững bản án tử hình thì dù cho có mười bản kiến nghị cũng như không”. Mười Lực nghe Ba Dương, đồng ý xoá tên mình trong kiến nghị. Anh em khác cũng làm theo.
Sau khi nghe khu trưởng hỏi tội và tuyên án tử hình, Ba Nhỏ thành tâm nhận lỗi:
- Tội tôi làm, tôi xin chịu. Cám ơn anh Ba đã chỉ dạy cho tôi. Xin anh Ba cho tôi một đặc ân: được tự xử lấy mình.
Nguyễn Bình gật:
- Chiến sĩ cách mạng đã nhận tội, đồng chí sẽ được một cái chết xứng đáng. Tôi cho phép đồng chí dùng khẩu súng đã gây tội ác của đồng chí để tự xử.
Ba Nhỏ được giao trả khẩu súng của anh. Anh cầm khẩu súng quen thuộc rồi ngước mắt nhìn đám đông nói:
- Các bạn hãy lấy tôi làm gương. Xin đừng đi con đường của tôi.
Nói xong, Ba Nhỏ tay mặt cầm súng tay trái vuốt ve nòng súng. Lúc đó cả trăm người nín thở, trăm mắt nhìn nòng súng lo sợ cho ba vị ngồi trên bục cao. Mục tiêu số một chắc là khu trưởng Nguyễn Bình.
Nhưng anh Ba vẫn điềm nhiên nhìn xuống Ba Nhỏ đứng trước vành móng ngựa. Lúc đó Hai Trọng thấy Hội chống gươm đứng cách anh Ba Bình mấy bước phía dưới bục. Đây là loại gươm Nhật dài và nặng. Mắt Hội ngó lom lom Ba Nhỏ. Nhưng Ba Nhỏ không nhìn ai, từ từ đưa họng súng từ bụng đi lên tới ngực, khẽ nhích qua bên trái một chút, ngay trái tim. Một tiếng tách vang lên. Nhưng đạn không nổ. Ba Nhỏ cười nói to lên:
- Hồi nào tới giờ mầy theo tao, sao bây giờ mầy lại phản tao.
Ném súng xuống đất Ba Nhỏ nói với chánh án:
- Anh Ba, anh cho tôi mượn cây súng của anh.
Mọi người quay lại nhìn Nguyễn Bình xem phản ứng. Anh Ba móc súng trao cho Hội đem lại cho Ba Nhỏ. Ba Nhỏ chĩa lên đầu, ngang vành tai, bóp cò.
Súng nổ vang. Ba Nhỏ gục xuống tắt thở.
Vụ Nguyễn Bình xử Ba Nhỏ là một thời sự lớn trong những ngày đầu kháng chiến. Trong vụ này có hai nhân vật nổi bật: chánh án ba Bình và tử tội Hai Nhỏ. Cả hai đều nêu gương dũng cảm hơn người. Nếu không phải là anh Ba Bình, chánh án không đời nào cho Ba Nhỏ tự xử với cây súng của anh ta. Và nếu không phải là Ba Nhỏ thì khẩu súng kia đã chĩa vào các mục tiêu khác hơn là bắn vô đầu mình. Đúng là anh hùng lại gặp anh hùng.
Ba Nhỏ đền tội rồi, lại xảy ra một cái chết thứ hai khiến Hai Trọng xốn xang: Hội bị giết trong trường hợp khó hiểu. Trong một cuộc hành quân của Pháp ở Long Phước Thôn, Thủ Đức, Hội bị du kích bắt vì trong mình không có giấy tờ. Anh khai là trưởng ban liên lạc miền Đông của Khu trưởng Nguyễn Bình, giấy chứng minh đã chôn giấu vì Hội lọt trong vòng vây. Nhưng thay vì đưa anh đi tìm lại giấy tờ, xã đội trưởng cả quyết anh là Việt gian và bắn tại trận, xác được chôn nơi một ngôi chùa gần đó. Hai Trọng nghi Long Phước là đất của Ba Nhỏ, xã đội trưởng cố tình giết Hội để trả thù cho Ba Nhỏ bị Nguyễn Bình “giết oan”. Đây chỉ là giả thuyết, thời buổi nhiễu nhương, những điều vô lý đều có thể xảy ra. Hội chết rồi, Hai Trọng vẫn ngậm ngùi nhớ bạn một thời gian dài.
--!!tach_noi_dung!!--

Đánh máy : MoHaNoi - NguyenHoc
Nguồn: MoHaNoi
Được bạn: NHDT đưa lên
vào ngày: 28 tháng 8 năm 2006

--!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--