Dịch giả: Vũ Công Hoan
Chương 25

Đường Uyển Nhi biết Chu Mẫn và Trang Chi Điệp ý kiến bất đồng, trong thâm tâm hận Chu Mẫn, song không dám ác ý mắng anh, chỉ khuyên Chu Mẫn không nên để tổn thương tới hoà khí. Chuyện này, cho dù thầy giáo Điệp không quan tâm tới anh, khiến anh mất việc làm ở toà soạn tạp chí, thì cái bát cơm đã giành được đó, cũng là do người ta đã cho anh lúc đầu. Hơn nữa người ta cây to rễ sâu, chọi lại với Cảnh Tuyết Ấm được. nếu làm cho thầy Điệp ngãng ra, thì vụ kiện này có thắng cũng phải thua. Chị ta nói đến mức Chu Mẫn chịu cứng, không còn bác được câu nào, song chỉ đem huyên ra khe khẽ thổi. Chu Mẫn mở quyển sổ tay ra, vừa xem vừa thổi, thổi ra những âm điệu lạ lùng. Đường Uyển Nhi nghe không hiểu. Chờ tới khi Chu Mẫn thổi đã mệt, đi dạo phố, Đường Uyển Nhi mới giở sổ tay ra xem, trong sổ tay không có bản nhạc, mà là một bài thơ do Chu Mẫn sáng tác:
Tôi đi khắp đông tây
Đã tìm hỏi mọi người
Tôi tìm hết mọi nơi
Nhưng chẳng có nơi nào yên linh hồn tôi được
Tôi tìm được một người đàn bà mới
Song cô ta đã có chồng
Tuy ở trong căn nhà mới
Mà đồ dùng nào có mới đâu
từ một huyện lỵ rách nát dọn đến đô thị phồn hoa
Tôi gặp toàn những lão già
Nghe thấy rặt những lời cũ rích
Mẹ ơi, người đã sinh ra đứa con này
Trong đầu đứa con của người
Bao giờ mới có tư duy mới?
Đọc xong mới biết Chu Mẫn đã nhìn bài thơ này mà thổi huyên của anh một cách vớ vẩn lung tung, chị ta không khỏi thở dài cho anh một tiếng và rơi một giọt nước mắt rõ to. Nhưng chị ta không đồng ý câu "Tôi tìm được một người đàn bà mới, song cô ta đã có chồng" trong bài thơ, thầm nghĩ, bây giờ anh chê tôi đã có chồng, lẽ nào anh không biết trước chuyện tôi đã kết hôn? Vì anh, tôi đã vứt bỏ những ngày tháng yên ổn, song anh cứ luôn luôn nhìn nhận tôi như thế trong lòng ư? Càng nghĩ  càng tức giận, phải chờ Chu Mẫn về bàn cãi cho ra nhẽ. Hậm hực như thế, chị ta ngồi xuống cửa sổ, lại nghĩ, thôi, thôi, trong trái tim mình đã không còn anh ta nữa, thì tranh cãi mà làm gì, nếu bây giờ lật lọng, anh ta điên tiết lên đập vỡ nát cả, sẽ hoàn toàn bỏ mặc vụ kiện này, biết đâu trước phiên toà, anh ta ăn nói lung tung bậy bạ, há không phải bôi nhọ Trang Chi Điệp? Nghĩ  đến đây, Đường Uyển Nhi liền giấu quyển sổ tay đi, chờ đến ngày nào đó thời cơ hoàn toàn chín mùi, hoặc Chu Mẫn phát  giác sự việc giữa chị ta và Trang Chi Điệp. Hai người cuối cùng đòi chia tay nhau, sẽ đưa quyển sổ này ra, sẽ là bằng chứng để chị ta tấn công lại. Thế là lại lấy cái gương đồng cất trong tủ đầu giường ra, buộc sợi dâyvào núm gương treo lên cao giữa tường chính phòng khách. Nhưng để làm yên lòng Chu Mẫn trước mắt, chị ta liền đi tìm Mạnh Vân Phòng để nói lý. Mạnh Vân Phòng rất vui vẻ nhận lời, còn ôm chim bồ câu đến, cũng nói với Chu Mẫn:
Trang Chi Điệp đâu có bực tức, anh ấy nói như vậy là để thắng vụ kiện này. Anh ấy trong sạch vô cớ bị lôi cuốn vào vụ kiện này là bởi có kẻ khác đã đứng ra định kiện anh ấy từ lâu. Hiện giờ anh ấy đang đứng cùng với cậu, biến luôn một người bạn tình nghĩa hẳn hoi thành thù địch, cậu còn tức giận cái gì? Cậu xem đây, anh ấy đâu có hẹp hòi nhỏ nhen như cậu, anh ấy còn mua bồ câu tặng các cậu đây này.
Đường Uyển Nhi ôm con bồ câu, liền cho bồ câu áp sát vào mặt mình, lông trắng của bồ câu vừa vặn tương xứng với sắc mặt kia, càng làm nổi trội cặp mắt của Đường Uyển Nhi đen lay láy, cái mỏ  đỏ của con bồ câu càng tươi roi rói.
Đường Uyển Nhi hỏi:
Thầy Phòng ơi, thầy bảo em trắng hay là bồ câu trắng?
Mạnh Vân Phòng đáp:
Em đã biết anh là thằng chột, còn nhìn ra gì được. Chờ hôm nào thầy Điệp của em đến hỏi thầy ấy. Mắt thầy ấy tinh lắm!
Mặt Đường Uyển Nhi hơi ửng đỏ, song lại hỏi:
Thầy Phòng ơi, thầy vừa bảo Cảnh Tuyết Ấm là người tình của Trang Chi Điệp  thật sao?
Chu Mẫn liền bảo:
Em cứ lôi thôi, hỏi nhiều thế để làm gì?
Đường Uyển Nhi được chim bồ câu, thừa biết mua riêng cho mình, lại biết ở chợ Đường Tử không mua cho ai thứ gì, hớn hở mừng thầm, lúc vắng người cứ suy nghĩ miên man lắm chuyện. Từ đó ngày nào cũng đứng trước gương trang điểm ngắm vuốt, trang điểm xong, liền tươi cười với mình, khe khẽ gọi:
Anh Điệp ơi, em cười với anh đấy!
Rồi không sao kìm chế được, liền lấy tay thoả mãn một lúc.
Trong thời gian này, Chu Mẫn cũng đã từng đòi hỏi thoả mãn, song chị ta thường từ chối người khó chịu, khi quả thật không từ chối được, chỉ thúc Chu Mẫn nhanh nhanh lên, sau đó lấy nước rửa đi rửa lại. Chu Mẫn liền bảo:
Em càng ngày càng không thích thú nữa à?
Đường Uyển Nhi trả lời:
Có tuổi rồi mà!
Chu Mẫn hỏi lại:
Ba mươi như sói, bốn mươi như hổ, em mới bao nhiêu tuổi?
Đường Uyển Nhi cười song lại nói:
Em có một đề nghị như thế này, anh và thầy Điệp đã có cuộc không vui vẻ, chúng mình liệu có thể mời thầy đến nhà uống trà ăn cơm. Trái tim con người đều bằng thịt, anh thấp hơn một cái đầu chủ động một chút thầy Điệp sẽ không khắt khe so bì với anh đâu!
Câu nói này đã khiến Chu Mẫn lại lún và nỗi buồn khổ của vụ án, anh ậm ừ khô
  • Chương 20
  • Chương 21
  • Chương 22
  • Chương 23
  • Chương 24
  • Chương 25
  • Chương 26
  • Chương 27
  • Chương 28
  • Chương 29
  • Chương 30
  • Chương 31
  • Chương 32
  • Chương 33
  • Chương 34
  • Chương 35
  • Chương 36
  • Chương 37
  • Chương 38
  • Chương 39
  • Chương 40
  • Chương 41
  • Chương 42
  • Chương 43
  • Chương 44
  • Chương 45
  • Chương 46
  • LỜI CUỐI SÁCH
  • PHẾ ĐÔ LÀ PHẾ ĐÔ – Giả Bình Ao
  • ---~~~mucluc~~~--- ---~~~cungtacgia~~~---
    !!!9790_29.htm!!!ng bảo được, cũng không bảo không được, ra ngồi trong sân quạt mát.
    Hôm nay, Chung Duy Hiền sai Chu Mẫn liên hệ gặp Trang Chi Điệp bàn lấy việc. Chu Mẫn bảo sẽ gặp mặt tại nhà anh. Hẹn xong thời gian, về thật sớm nói với Đường Uyển Nhi. Chị ta sung sướng  bảo sẽ sắm sửa rượu và thức ăn chu đáo. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại, chị ta không biết làm món gì ngon, buổi tối liền cầm đèn pin ra đi. Chu Mẫn hỏi làm gì vậy, chị ta chỉ bảo:
    Lúc về anh sẽ biết!
    Chị ta đi tới rừng cây ven theo bờ sông vây quanh thành phố, bấm đèn pin soi bắt những con sâu non có tên là tri liễu từ trong gốc cây đội đất leo lên cây. Thì ra những con tri liễu này giao phối ở trên cây, đẻ trứng rơi trong đất ở gốc cây, sau khi lớn liền bò lên đến chỗ gốc cây vào các buổi tối, bắt đầu mọc cánh, sau đó lột xác bay lên thành con ve. Bắt về nấu ăn vào lúc chưa mọc cánh, có nhiều chất bổ, mùi vị lại rất tươi ngon. Chu Mẫn chờ đến nửa đêm, mới thấy Đường Uyển Nhi về, tóc rối tất rách, hai chân dính bùn, song đã bắt được một túi bóng sâu non, anh lại bực tức bảo:
    Em thành tinh thật rồi!
    Đường Uyển Nhi chỉ cười, chị ta bảo, trên bờ sông chị ta gặp một người đàn ông cứ bám theo, chỉ ta đã chuẩn bị sẵn, chờ lúc hắn tới, chị ta sẽ đưa hết số tiền trong túi cho hắn. Song lại có một tốp người đến, hắn mới bỏ đi.
    Chu Mẫn nói:
    Hắn đâu có đòi tiền của em?
    Đường Uyển Nhi hỏi:
    Vậy hắn đòi gì ở em? Đòi em đi ư?
    Đường Uyển Nhi đổ nước muối vào chậu, ngâm từng con sâu non vào nước để chúng nhả bùn tanh ra. Chu Mẫn lên giường bảo:
    Em ra mò mãi thế không ngủ à?
    Đường Uyển Nhi đáp:
    Anh cứ ngủ trước đi.
    Chu Mẫn vẫn cứ giục:
    Uyển Nhi, Uỷên Nhi!
    Đường Uyển Nhi thừa biết ý của anh, song cứ phớt tỉnh, mãi cho đến lúc Chu Mẫn cất tiếng ngáy, chị ta mới rón rén lên giường.
    Hôm sau Trang Chi Điệp và Chung Duy Hiền đến đúng hẹn. Chu Mẫn liền đưa rượu ra, bảo vừa nói chuyện vừa uống. Chung Duy Hiền hỏi:
    Uống rượu không có thức nhắm à?
    Đường Uyển Nhi tươi cười bưng ra một đĩa ấu trùng tri liễu đã rán mỡ vàng suộm. Trang Chi Điệp hãi quá liền bịt mồm bịt mũi. Đường Uyển Nhi thấy anh như vậy, trong lòng tủi thân, cất tiếng hỏi:
    Thầy Điệp không dám ăn ư?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Thứ này ăn thế nào?
    Đường Uyển Nhi giải thích:
    Món này ngon lắm, người ở quê mẹ đẻ em hễ nhìn thấy là thèm nhỏ dãi. Đêm qua em bỏ ra hẳn một buổi tối, đến rừng cây dọc bờ sông bao quanh thành phố soi bắt về đấy.
    Trang Chi Điệp bảo:
    Người Thiểm Nam các em, trừ máy bay không ăn được, còn các thứ bay trên trời đều xơi ráo, trừ giày cỏ không ăn được, còn các thứ đi trên đất không chê thứ nào cả.
    Đường Uyển Nhi nói:
    Thầy cứ nếm thử xem!
    Chị ta đưa ba ngón tay nhón một con bảo Trang Chi Điệp ăn. Trang Chi Điệp ăn thử, đúng là có mùi thơm là lạ, càng nhai càng có vị. Đường Uyển Nhi cũng cười, chị đưa ba ngón tay đã bốc sâu trì liễu vào mồm mút vị mỡ, đưa mắt cười với Trang Chi Điệp, rồi hỏi:
    Bây giờ biết rồi chứ? Thầy thì cứ phải mì sợi dài, bánh đúc ngô, em phải đào tạo thầy thành một nhà ăn sang mới được.
    Chung Duy Hiền liền cười bảo:
    Cái từ "Đào tạo" hay đấy. nhưng tôi chưa từng được nghe một người đàn bà nào bảo phải đào tạo đàn ông! Hình như đã đọc được ơ> một quyển sách  thì phải, nói rằng đàn bà là một cái đàn piano, người đàn ông giỏi có thể tấu lên những âm thanh du dương, người đàn ông tồi, thì tấu lên chỉ là những tiếng rè.
    Đường Uyển Nhi nói:
    Điều ấy đúng lắm! Em cũng đã từng đọc một quyển sách  nói rằng, đàn ông là ngựa, đàn bà là người cưỡi ngựa, ngựa đui hay sáng hoàn toàn do người cưỡi điều khiển.
    Chu Mẫn gạt đi:
    Thôi, thôi, tổng biên tập Chung Duy Hiền là người như thế nào, em đừng có múa rìu qua mắt thợ Lỗ Ban nữa!
    Đường Uyển Nhi càng được thể lại nói:
    Tổng biên tập Chung Duy Hiền không trả lương cho em, em không làm được kẻ hậu sinh khúm na khúm núm như anh đâu!
    Lại nói cười một hồi nữa, thì Chung Duy Hiền hỏi Trang Chi Điệp có quen biết lãnh đạo của văn phòng công tác bình xét chức danh của tỉnh không. Trang Chi Điệp đáp:
    Có biết nhưng không quen.
    Chung Duy Hiền nói:
    chỉ cần biết, anh nói họ cũng sẽ nghe. Vậy thì nhờ anh giúp một việc. Lần này, văn phòng bình xét chức danh cho các ngành nghiệp vụ toàn sở. Bọn mình hai chỉ tiêu chức danh cao cấp nhưng ngoài ban biên tập tạp chí Tây Kinh, còn có ban biên tập kịch đàn Tây Kinh, biên tập thì nhiều như thế, sói nhiều thịt hiếm, chuyện này chẳng phải gây mâu thuẫn giữa anh em trí thức hay sao? Nếu mình không bị quy là phái hữu, thì bây giờ chẳng phải cầu cạnh nói gì với ai. Nhưng vì những năm ấy không làm biên tập, sau khi sửa sai đã làm người phụ trách tạp chí một thời gian, sau đó lại bị xoá mấy năm không làm gì. Bây giờ tuy là tổng biên tập, vừa nhận chức, thì số ra đầu tiên gặp phải trận phong ba này, trong sở không cho tạp chí chúng mình một chỉ tiêu. Mình đi hỏi họ, thì họ đùn đẩy bảo chỉ tiêu ít, bởi thế mình mới nhờ anh gặp văn phòng bình xét chức danh nói rõ tình hình, có thể cho sở thêm một chỉ tiêu được không? Mình ngần này tuổi đầu, sức khoẻ lại kém, còn sống được mấy nữa, được hay không được một chức danh cao cấp cũng chẳng để làm gì. Nhưng nhà nước đã cho anh em trí thức hưởng đãi ngộ này, mình đủ tư cách, những bọn người kia lại lấy chức danh đè nén mình, nên mình tức khí lên mà giành lấy. Anh thấy thế nào?
    Trang Chi Điệp trả lời:
    Điều này hoàn toàn nên thế. Bọn họ cho rằng anh không đủ tư cách nhận chức danh cao cấp thì tại sao thành lập ra một tạp chí lớn thế này lại để anh làm tổng biên tập? Mấy ngày này tôi sẽ lên văn phòng bình xét chức danh phản ánh tình hình, cố gắng để họ cho thêm một chỉ tiêu, chức danh này sẽ nói rõ dành cho ai.
    Chung Duy Hiền nói:
    Không cần chỉ rõ tên tuổi, chỉ cần thêm một chỉ tiêu, thì rút cuộc sẽ dễ xét hơn. Nếu loại bỏ thiên kiến của họ, khi các vị uỷ viên bình xét bàn bạc, nhận xét về mặt nghiệp vụ của mình không đủ trình độ, thì một câu mình cũng không oán thán.
    Trang Chi Điệp nói:
    Nếu anh không đủ trình độ, thì e rằng sơ/ văn hoá sẽ không có ai đủ trình độ nữa.
    Chung Duy Hiền nói:
    Anh vui vẻ đáp ứng yêu cầu của mình như vậy mình cảm động thật đấy. Mình chỉ sợ anh cười mình đã đi cửa sau trong lĩnh vực chức danh.
    Trang Chi Điệp nói:
    Sở dĩ anh gặp khó khăn như thế này, chẳng phải là do vì tôi mà dẫn tới ư?
    Chung Duy Hiền bảo:
    nói tới đây mình có tình hình muốn nói với anh và Chu Mẫn. Các anh biết vậy mà liều liệu thôi mà. Toà án thông báo viết bản đối đáp gỡ tội, anh chàng Lý Hồng Văn liền trở mặt, Cẩu Đại Hải sơ duyệt, anh ta duyệt lại, bây giờ anh ta nhũn ra như con chi chi, anh ta bảo chắc chắn sẽ thua kiện, liền đùn đẩy trách nhiệm, bảo trong cuộc sơ duyệt trong đơn duyệt bản thảo của Cẩu Đại Hải đã ghi rõ, bài này hay như thế nào, anh ta đã xem  xong cảm thấy dính dáng đến chuyện bí mật của cá nhân, liền để mình duyệt lần cuối cùng. Nói mình đã khẳng định trong cột xét duyệ cuối cùng, bài văn này có nội dung tỉ mỉ xác thực, viết hay, nên đăng ở trang đầu. Thực tế thì thế nào? Cẩu Đại Hải viết ý kiến duyệt bản thảo lần đầu, ý Lý Hồng Văn viết ý kiến duyệt lại lần thứ hai, mình viết ý kiến duyệt lần cuối cùng. Quan đỉêm của chúng mình đều như nhau. Như anh ta bảo, anh ta còn giữ đơn xét duyệt bản thảo, khi đưa ra thì cột xét duyệt bản thảo lần thứ hai lại để trống, không có ý kiến gì. Mình và Cẩu Đại Hải đã nghi anh ta làm giả đơn xét duyệt bản thảo, ngay lúc đó Cẩu Đại Hải đòi đưa sang cơ quan công an giám định. Mình đã ngăn lại, mình bảo, anh ta định đùn đẩy trách nhiệm thì cứ để anh ta đùn đẩy. Thật ra, anh ta là người duyệt lân hai, cho dù thua kiện, thì anh ta gánh chịu bao nhiêu trách nhiệm cơ chứ? Mấu chốt là ở mình người xét duyệt cuối cùng. Mình là đại biểu pháp nhân của tạp chí cơ mà?
    Chu Mẫn nói:
    Thảo nào hôm qua tôi gặp Cảnh Tuyết Ấm ở trong sở, Lý Hồng Văn đã cười nhăn nhở bước tới bắt chuyện.
    Trang Chi Điệp nói:
    Kiện tụng chưa đến mức như hoạt động cách mạng bí mật đâu, bạn bè tốt, liền quay quắt phản bội được sao? Đúng là có chuyện xảy ra mới nhận rõ được một con người.
    Chu Mẫn nghe vậy, liền đỏ mặt, gọi Đường Uyển Nhi cán thêm ít mì sợi nữa. Chung Duy Hiền liền móc túi lấy ra tờ đối đáp gỡ tội của mình đưa cho Trang Chi Điệp xem, rồi quay đầu nói nhỏ với Chu Mẫn:
    Chu Mẫn ơi, ở trong thành phố cậu có thể tìm được chỗ nào cho thuê nhà không hả?
    Chu Mẫn đáp:
    Thầy chẳng phải đã có nhà rồi sao?
    Chung Duy Hiền đáp:
    Không phải mình ở, mình mời một người bạn học cũ đến Tây Kinh chơi, mấy chục năm không gặp nhau, mình phải nhiệt tình chứ, định tìm một căn nhà ở độ chín mười hôm.
    Chu Mẫn hỏi:
    Thế thì làm gì phải ở nhà thuê, nhận thầu một gian trong khách sạn không được à?
    Chung Duy Hiền đáp:
    Cậu nói dễ nhỉ, mình kiếm đâu ra sẵn tiền thế!
    Bên này, Trang Chi Điệp mắt thì xem bản đối đáp gỡ tội, tai thì nghe họ nói chuyện, bụng thì giật mình, chẳng phải tìm nhà ở cho bạn gái ở An Huy đó sao? Chị cả của A Xán ở Túc Châu đã chuyển đến cho Chung Duy Hiền ba bức thư, thư nào cũng mong được đến thặm đến được sẽ hoàn thành ước nguyện của hai người, yêu nhau đã hàng chục năm, tại sao không thật sự sống mấy ngày đời sống vợ chồng kia chứ? Ông đã viết trong thư như vậy, nói rất táo bạo, nói xong còn hỏi bạn gái "Anh như vậy có tồi không, có lưu manh không?" Trong thư trả lời ông, Trang Chi Điệp đã viết "Em cũng nghĩ thế, đã nghĩ thế từ lâu, chỉ lo đi thăm không có một nơi an toàn. Chuyện này chớ để lộ ra nhé, bọn trẻ sống chung với nhau, người khác biết còn có thể thông cảm, chứ người già mà vụng trộm, loan truyền đi, chẳng mấy ai hiểu cho đâu. Em sẽ chờ, bên này anh thu xếp mọi việc đâu vào đấy em sẽ đến". Nghĩ tới đây Trang Chi Điệp nói:
    Anh Chung ơi, tôi có thể giúp anh giải quyết nhà ở, không biết bạn học của anh bao giờ đến?
    Chung Duy Hiền đáp:
    Cụ thể lúc nào thì chưa quyết định, có lẽ sau vụ kiện và chức danh cao cấp cầm trong tay, sẽ mời người đến. Anh cố gắng tìm nhà cho mình trước, song mình xin dặn anh, việc này anh biết, Chu Mẫn biết, chớ có để tin lọt ra ngoài.
    Trong lòng Trang Chi Điệp bối rối, anh biết là thư viết trả lời gần đây nhất đã gây ra chuyện rắc rối, liền suy nghĩ hai ngày này phải viết một bức thư nữa, anh sẽ bảo khi lên nhà gác ngã gãy chân, tạm thời không thể đến ngay được. Trong lòng suy nghĩ như vậy, nên không dám nhìn  Chung Duy Hiền, cũng không nhắc tới chuyện kiện cáo nữa, thấy Đường Uyển Nhi bưng mì sợi dài lên, chỉ khen mì sợi nấu ngon lắm. Trang Chi Điệp ăn nhanh, bỏ đũa bát trước. Chung Duy Hiền bảo:
    Chi Điệp này, anh khen mì sợi ngon lắm, sao lại không ăn hả?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Trưa nay tôi ăn cơm muộn, bụng còn no. Tôi không tiếp anh, anh cứ thật thà ăn tự nhiên nhé!
    Chung Duy Hiền đáp:
    Mình ăn, mình ăn, quả tình mấy năm nay mình không được ăn mì cán tay, ngon thơm đáo để!
    Hơi nóng trong bát bốc lên nghi ngút, hơi nóng trong đầu cũng toả ra hầm hập. Chung Duy Hiền bỏ cặp kính ra, lại ăn thêm một bát nữa, mới tháo bộ răng giả ra ngâm vào cốc nước sạch và bảo:
    Chu Mẫn sướng thật, ngày nào cũng được ăn mì ngon như thế này.
    Ăn cơm xong, chia tay ra về. Chu Mẫn và Đường Uyển Nhi tiễn ra tận cổng, trong lòng ôm con bồ câu, chị ta  bảo:
    Thầy Điệp ơi, thầy đã tặng chúng em con bồ câu này, thật tình cám ơn thầy. Nó ngoan lắm cơ. Ban ngày nói chuyện với em, ban đêm ngủ với em.
    Chung Duy Hiền bảo:
    Cô gái này ngây thơ như trẻ con, chim bồ câu làm sao nói chuyện với cô được?
    Đường Uyển Nhi đáp:
    Khi em nói chuyện với nó, nó nhìn em không động đậy, nó nghe được lời em nói đấy, - lại nói với Trang Chi Điệp – thầy Điệp còn chưa về nhà hay sao? Thầy đã lâu lắm không về nhà rồi, hôm đến nhà thầy đánh bài, cô Thanh nhắc đến thầy liền đau khổ. Hôm nay thầy về nhà, đem theo con bồ câu này, thầy cố nuôi ở đấy vài hôm, cũng để nó làm quen với thầy cô, vài ngày sau thả nó ra, nó sẽ tìm được chỗ em đấy.
    Trang Chi Điệp nghĩ bụng, Mạnh Vân Phòng bảo chúng ta mua bồ câu để đưa thư, đưa tin thay điện thoại, cô ấy cũng nghĩ như vậy ư? Anh vui vẻ nói:
    Được.
    Anh bế chim bồ câu về, bảo Liễu Nguyệt trông coi. Liễu Nguyệt đã nuôi chim bồ câu, ngày nào Trang Chi Điệp cũng mua một ít thóc cho chim ăn. Vài ngày sau trên vòngchân chim bồ câu, đã gài một bức thư ngắn, hẹn Đường Uyển Nhi đến "Nhà cầu khuyết", Đường Uyển Nhi quả nhiên nhận được thư một cách an toàn và đến "Nhà cầu khuyết" đúng hẹn. Đương nhiên đã  vui sướng một chầu, lại càng yêu thương bồ câu. Từ đó trở đi, nếu Chu Mẫn đi vắng, lại sai bồ câu đến báo anh đi. Anh chàng Trang Chi Điệp này cũng táo tợn lắm, đã dám hẹn Đường Uyển Nhi đến nhà mình. Đường Uyển Nhi xem mẩu giấy xong, liền viết một mẩu khác để chim bay về trước, còn mình thì vào nhà ra tay chưng diện đi sau.
    Thật đáng đời, sự việc đã bị bại lộ. Khi chim bồ câu bay trở lại, đúng lúc Liễu Nguyệt đang phơi quần áo ở ban công, cảm thấy lạ quá vừa thả bồ câu về sao nó lại bay đến nhỉ? Liền nhìn thấy mẩu giấy nho nhỏ ở vòng chân chim bồ câu. Liễu Nguyệt bế chim lấy ra xem, thấy có dòng chữ "Từ lâu em đã muốn đến nhà anh, chơi ở trong nhà anh. Em mới có cảm giác của bà chủ". Liễu Nguyệt nhận ra nét chữ của Đường Uyển Nhi, liền thầm nghị từ lâu mình đã biết quan hệ của họ vượt quá giới hạn thông thường, nào ngờ đã đến nước này, không biết trước đây họ đã hú hí với nhau bao nhiêu lần rồi, chỉ giấu được phu nhân không biết, còn mình thì cũng mù mắt nốt. Liễu Nguyệt lẳng lặng gài lại mẩu giấy cẩn thận, nhẹ nhàng đi xuống bếp gọi Trang Chi Điệp:
    Thầy Điệp ơi, bồ câu kêu ở kia kìa!
    Trang Chi Điệp bước ra bế bồ câu, lại thả bay lên ban công, đi vào nhà bếp bảo:
    Đâu có bồ câu. Bồ câu chẳng thả rồi ư? Liễu Nguyệt ơi, hôm nay chị cả em sang Song Nhân Phủ, cả nhà chị kết nghĩa của chị ấy sang thăm bà già, bên ấy đông người, chị cả em bận mải làm cơm, em sang  bên ấy giúp chị một tay. Anh ở đây em khỏi lo, thầy Phòng em vừa gọi điện đến bảo, có một biên tập viên ở Bắc Kinh đặt bài đang chờ ở khách sạn Cô Đô, bảo anh và anh ấy đi gặp người ta, sẽ ăn cơm ở khách sạn.
    Liễu Nguyệt liền đáp:
    Vậy thì được! anh người lớn tướng như thế này mà y như trẻ con, cứ thích đi ăn rình hàng xóm, đi ăn của người khác. Nhưng cũng tham vừa vừa thôi, ăn cho lắm vào, cơm, thức ăn của người ta, nhưng cái bụng của mình, phải biết giữ gìn sức khoẻ.
    Nói rồi mở cổng đi ra. Thật ra Liễu Nguyệt chỉ đi quanh quẩn dạo phố một lúc, trong lòng rối như tơ vò. Dự đoán Đường Uyển Nhi đã sang nhà, liền quay trở về, cũng không gọi cửa, sang nhà bên cạnh, nói là ra ngoài quên mang chìa khoá, nhờ ban công của người ta leo vào mở cửa. Ban công của ngôi nhà này nối liền, ở giữa chỉ ngăn một tấm bê tông, trước đầy đã mấy lần quên chìa khoá, đã phải nhảy qua hành lang này vào nhà. Liễu Nguyệt liền rón rén đi vào, lẻn về buồng ngủ của mình, lại để chân trần áp sát tường đi đến buồng ngủ của Trang Chi Điệp, cửa buồng ngủ ấy không đóng, còn để một khe hở, còn chưa đến gần, đã nghe thấy ở trong có tiếng cười rộ lên khe khẽ (tác gải cắt bỏ năm mươi hai chữ). Trang Chi Điệp nói:
    Mặc quần áo vào, con Liễu Nguyệt đểnh đoảng, biết đâu nửa đường quên cái gì đó quay trở lại lấy thì sao!
    Liễu Nguyệt trong lòng uất ức, anh nịnh nọt người ta, lại cắn vào lưỡi nói tôi hả, tôi đểnh đoảng khi nào nào? Liền nghe thấy Đường Uyển Nhi nói:
    Ứ, em không đâu! Em đòi nữa cơ!
    Liễu Nguyệt phán đoán, bọn họ đã xong, không biết Trang Chi Điệp lấy cái gì của vợ cho chị ta, chị ta vẫn còn chê ít. Khi ngó đầu nhòm qua khe cửa, thì thấy Đường Uyển Nhi nằm trên giường (tác giả cắt  bỏ năm mươi lăm chữ).
    Khi nhìn rõ là Liễu Nguyệt thì Trang Chi Điệp hốt hoảng cầm khăn trải giường phủ lên Đường Uyển Nhi, cũng che luôn mình, chỉ biết nói:
    Bỏ mẹ rồi, nó đi nói với Ngưu Nguyệt Thanh mất!
    Đường Uyển Nhi liền giật lấy chiếc áo sơ mi Trang Chi Điệp đang cầm trong tay bảo:
    Nó đâu có nói được cơ chứ?
    Trang Chi Điệp liền đuổi theo, nhìn thấy Liễu Nguyệt đã tựa vào sống giường trong buồng ngủ của cô ta đang thở hổn hển. Trang Chi Điệp hỏi:
    Liễu Nguyệt ơi, em định nói ra chứ?
    Liễu Nguyệt đáp:
    Em không nói!
    Trang Chi Điệp nói:
    Liễu Nguyệt là một nhân tài hiếm có, anh đâu không yêu em, l.ai có ngày nào anh không bảo vệ em cơ chứ? Nhưng ngày thường em ghê gớm quá anh chỉ sợ chị cả em căn dặn em phải theo dõi anh.
    Liễu Nguyệt nói:
    Chị cả chịu tin em ư? Chị ấy cũng thường hay đề phòng em, mọi người mâu thuẫn nhau, chị ấy không có chỗ trút bỏ, ngày nào chẳng coi em là cái thùng trút giận?
    Trang Chi Điệp an ủi:
    Mặc xác chị ta, từ nay trở đi có chuyện gì thiệt thòi mất mát, em cứ trông cậy cam vào anh nhé!
    Đường Uyển Nhi cũng nói:
    Liễu Nguyệt này, em đến đây làm người giúp việc chứ có phải con hầu mua về đâu, quả tình không được, thì em tìm một nhà khác, chỉ còn lại một mình chị cả, chị ta cáu gắt với ai nào?
    Trang Chi Điệp gạt đi:
    Đừng có giở giọng thiu thối thế em, Liễu Nguyệt đi thế nào được? Sau này có dịp, anh sẽ sắp xếp cho Liễu Nguyệt tử tế.
    Liễu Nguyệt càng đau khổ, khóc thút thít. Trang Chi Điệp và Đường Uyển Nhi thấy khuyên cô ta ngay một lúc không nín, liền trở lại mặc quần áo vào. Đường Uyển Nhi bảo:
    Em hiểu tâm tư anh, lại yêu loại trẻ hơn chứ gì? Vừa rồi em đã nhìn anh, có bịt mồm con bé, thì cũng cẫn gì phải làm thế với nó, anh là chủ nhà, cứ doạ cho một chầu, con bé đâu dám nói bậy bạ? Song anh đã dao thật súng thật giở ra! Cho dù có làm chuyện kia, thì cũng sơ sơ chiếu lệ, đằng này lại cứ hùng hục sôi sục cả lên. Con bé tươi non hơn em mà, có lẽ sau này anh không cần em nữa!
    Trang Chi Điệp nói:
    Em xem con người em ấy, thành cũng là em, không thành cũng là em!
    Đường Uyển Nhi liền bảo:
    Nhưng em nhắc nhở anh, con bé này sao xấu lắm đấy, anh phải hết sức cẩn thận giữ gìn.
    Chị ta nói thẳng thừng làm cho Trang Chi Điệp cũng đâm hoảng, tiễn Đường Uyển Nhi về rồi, liền tự pha một côc nước sôi đường đỏ mang vào phòng sách uống.
    Trang Chi Điệp đâu có nghe lời Đường Uyển Nhi đã với Liễu Nguyệt lần thứ nhất, thì cũng có lần thứ hai, thứ ba. Chú ý theo dõi, thì cô gái này đúng là sao hổ trắng, nhưng tươi mới nây nây, rực rỡ như hoa đào, ngọc bích trắng ngần không một vết xước nên cũng bất chấp việc đem đến tai hoạ.
    Liễu Nguyệt được cưng  chiều, cũng dần dần có nhiều tiền, nổi trội hẳn lên, xem thường bà chủ. Ngưu Nguyệt Thanh nói không chịu nghe, nói xuôi bảo xuôi, nói ngược bảo ngược, chỉ làm cho chị chủ nhà bực mình, mà lại không bực mình nổi. Một hôm Ngưu Nguyệt Thanh đi làm, dặn mua một cân thịt lợn, một cân rau hẹ làm nhân gói bánh chẻo cũng không cần gói đồng xu đúc để bói quẻ. Liễu Nguyệt mồm bảo "vâng", song lại mua bảy lạng rưỡi thịt dê, một cân hương hồi làm nhân bánh, còn gói cả một đồng hai xu vào trong bánh. Lúc ăn, Ngưu Nguyệt Thanh hỏi tại sao là thịt dê, chị chê thịt dê có mùi gây ăn vào sẽ bị ợ. Liễu Nguyệt cứ khăng khăng bảo rằng thịt dê ngon, không có vị gây, lại còn mỗi miếng lột một cái nuốt chửng trước mặt bà chủ. Hai người cự nự nhau, Ngưu Nguyệt Thanh chẳng thắng thế bao nhiêu bèn  bực bội bỏ đi nằm.
    Liễu Nguyệt lấy bồ câu đưa tin, gọi Đường Uyển Nhi đến, nói trước mặt Ngưu Nguyệt Thanh để Đường Uyển Nhi tới làm vui giải buồn cho chị cả. Đường Uyển Nhi và Ngưu Nguyệt Thanh chưa nói được vài câu, thì cô ta liền  bưng một bát bánh chẻo đến, bảo:
    Chị Uyển Nhi này, chị cả không ăn, cũng chẳng thể bỏ phí, nếu chị không sợ em bỏ thuốc độc vào trong, thì ăn đi.
    Đường Uyển Nhi liền bưng bát lên ăn, không có mùi gây, cắn một miếng, làm cái cục một tiếng, lè ra thì một đồng xu rơi tong một cái vào trong bát. Liễu Nguyệt liền xoa bóp lung tung vào người Đường Uyển Nhi và bảo:
    Chị thật là phúc to mệnh khoẻ, em ăn thêm một bát cũng không cắn phải, chị vừa cắn một miếng đã trúng ngay.
    Trong khi xoa bóp, tya liền véo mạnh vào chỗ kia của Đường Uyển Nhi. Nhìn hai đứa nô nghịch quá chén, Ngưu Nguyệt Thanh nổi tức đến lộn ruột cũng phải ngậm đắng nuốt cay, từ đó có thêm một chứng bệnh, luôn luôn bị ngất, cảm thấy khó thở hụt hơi. Điều quan trọng hơn là thường cảm thấy mình không sạch sẽ, luôn lấy xà phòng rửa tay, rửa rồi còn lấy bàn chải cọ đi cọ lại từng nếp nhăn và khe móng tay, mỗi lần rửa cô cứ phải mất cả nửa tiếng đồng hồ.
    Liễu Nguyệt cũng thường đi ra ngoài, dường như có phần nào không chịu ngồi một chỗ, hễ cứ đi mua thức ăn là không lần nào không tiện thể đi dạo phố, hoặc đi vào nhà ghi hình xem video, vào phòng vui chơi chơi trò điện tử. Trang Chi Điệp cũng có phần nào không hài lòng, đã từng bảo:
    Hình như em đã thay đổi thành người khác rồi đấy, Liễu Nguyệt ạ!
    Liễu Nguyệt đáp:
    Đương nhiên rồi, có cái ấy của anh trên người, Liễu Nguyệt đâu còn là Liễu Nguyệt thuần tuý nữa phải không?
    Điều mà Ngưu Nguyệt Thanh thấy chướng tai gai mắt là hễ cô ta đi ra ngoài, lúc về là phải có thêm một bộ quần áo, đầu để một kỉêu tóc khác. Liền hỏi lại đi đâu hả? Liễu Nguyệt thường vịn lý do này lý do khác rất trơn tru. Ngưu Nguyệt Thanh liền bảo:
    Liễu Nguyệt ơi, tháng này cũng không thấy em gửi tiền về quê, được đồng nào chỉ để chưng diên ư? Bố mẹ em nuôi em bằng ngần này, em vào thành phố rồi, trong lòng không nghĩ báo hiếu bố mẹ sao?
    Liễu Nguyệt đáp:
    nhà quê có tiêu tiền mấy đâu? Em đến đây đã ngần ấy thời gian, có ai đến thăm em đâu, lại cứ tưởng em ở đây đào được lò vàng cho họ không bằng! Mỗi tháng em được mấy đồng kia chứ?
    Ngưu Nguyệt Thanh tức nghẹn cổ, không thèm hỏi nữa. Một hôm Ngưu Nguyệt Thanh đi làm về, thấy trong nhà có nhiều cô gái ngồi uống rượu, cô nào  cũng đầu mượt má phấn, rung đùi nghẹo lưng, thấy chủ nhà về hốt hoảng thè lưỡi, ào ào đứng dậy ra về. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
    Những cô ấy là ai thế?
    Liễu Nguyệt đáp:
    Đều là bạn đồng hương hồi nhỏ của em, chị xem đấy, bọn nó đứa nào cũng giàu có phát tài, từ lâu đã phải bảo đến thăm nhà văn, đến rồi thì thấy trong nhà thứ gì cũng hiếm. Em thấy bọn nó vui vẻ cũng là để tỏ ra mình không ki bo, em đã giữ bọn nó ở lại uống một chai rượu.
    Ngưu Nguyệt Thanh nói:
    Đây là địa điểm du lịch hay sao? Rước bọn ba lăng nhăng ấy về ai biết được ở nhà hàng quán trọ, bọn chúng làm gì. Nhà mình đâu có phải ổ gái điếm?
    Liễu Nguyệt hỏi vặn lại:
    Dựa vào đâu, chị bảo bọn họ là gái điếm? Bọn họ là gái điếm thì em cũng là gái điếm ư?
    Ngưu Nguyệt Thanh thấy cô ta chọi lại, càng điên tiết lên, bảo:
    Chơi với ai học kẻ ấy, mình chơi bời với bọn nó, chị thấy càng ngày em càng thay đổi. Em lấy gương soi thử xem nào, em chưng diện kiểu gì vậy?
    Liễu Nguyệt đáp:
    Việc gì phải soi gương, em đái ra bong bóng đã soi rồi, em là con điếm, em là con điếm. Cái nhà này là ổ gái điếm còn nhà hàng quán trọ hơn cả nhà hàng quán trọ.
    Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
    Em nói cái gì vậy? Em rủa cái nhà này hả?
    Liễu Nguyệt đáp:
    Em dám rủa ư? Rủa đồng tiền em cưa kéo kiếm được.
    Liễu Nguyệt đẩy mạnh cái cốc trong tay lên khay trà, nào ngờ cái cốc trượt về phía trước, cốc không vỡ, song va vào cái ấm rơi xuống đất vỡ tan tành. Ngưu Nguyệt Thanh nhảy phắt dậy:
    Gớm nhỉ, cô đập vỡ ấm rồi. Nhà này chẳng phải nhà cô, cô không có quyền đập phá!
    Liễu Nguyệt đáp:
    Tôi đền, đền chị ấm trà, đền luôn cả chai rượu đã uống.
    Cô ta khóc hu hu đi vào buồng của mình.
    Hôm nay với giọng của đàn bà, Trang Chi Điệp lại viết cho Chung Duy Hiền một bức thư, nói chân bị đau không thể đi Tây Kinh vào thời gian gần đây được. Sau khi gửi đi, liền đến văn phòng bình xét chức danh tìm nhân sĩ hữu quan nói chuyện một buổi sáng. Văn phòng bình xét chức danh kiên trì quan điểm không cho thêm chỉ tiêu, bảo là hội nghị đã quyết định, tùy tiện thay đổi sẽ đem lại nhiều phiền phức, bây giờ chỉ có thể dàn xếp với sở văn hoá, bảo họ phải bình xét công bằng hợp lý. Người của phòng bình xét cũng cẩn thận lắm, gọi luôn điện thoại đến cho giám đốc sở. Trang Chi Điệp luôn ngồi ở bên  cạnh, nghe người ta nói từng câu từng lời xong, còn trách không trực tiếp nhắc đến Chung Duy Hiền. Người của văn phòng bình xét chức danh nói, sao lại có thể nhắc đến con người cụ thể được? Là ngành cao cấp trên can thiệp nhân sự cụ thể của cấp dưới là không sáng suốt, có khi làm không tốt sẽ rách việc. Trang Chi Điệp buồn bực trở về, còn chưa kịp trút cơn tức lên Ngưu Nguyệt Thanh và Liễu Nguyệt, nhưng vừa bước lên cầu thang đã nghe cãi cọ, nét mặt hầm hầm hỏi Ngưu Nguyệt Thanh có chuyện gì. Ngưu Nguyệt Thanh thấy chồng nổi giận, chị đã mềm mỏng kể lại một lượt chuyện Liễu Nguyệt dẫn đám con gái ở nhà hàng quán trọ về nhà chơi bời ăn uống. Chị bảo:
    Mình ở nhà tập thể cơ quan, nhà nào cũng là anh chị em tri thức, dẫn những người không biết không rõ ngoài xã hội về nhà uống rượu múa hát ầm lên, người ta sẽ đánh giá nhà mình như thế nào? Em bảo nó mấy câu, nó càng làm già, đánh vỡ cả ấm nước.
    Trang Chi Điệp liền đi vào phòng Liễu Nguyệt tra hỏi. Liễu Nguyệt và Trang Chi Điệp đã từng có chuyện dấm dúi, cũng do cậy thế được cưng chiều, cô ta ngẩng lên tranh cãi, nước bọt bắn cả lên mặt Trang Chi Điệp như sao sa. Trang Chi Điệp vốn chỉ định nói vài câu, cho qua chuyện, song thấy Liễu Nguyệt như vậy, tất sẽ làm cho Ngưu Nguyệt Thanh thấy rõ cô ta tại sao cương cứng như vậy, đâu còn quan hệ giữa chủ nhà và người giúp việc? Cũng là định che lấp dấu hiệu này đi, nào ngờ Ngưu Nguyệt Thanh cũng đã bước tới đứng ở cửa nói:
    Anh thấy chưa, đối với anh nó còn như thế thì đối với em càng không ra cái gì. Đâu có phải người giúp việc mà là mẹ già của mình!
    Trang Chi Điệp giơ tay tát vào cái mặt non choẹt kêu  bốp một tiếng. Liễu Nguyệt ngẩn người ra, nhìn chòng chọc vào Trang Chi Điệp, cuối cùng đã nhận ra thân phận địa vị của mình, liền sụp xuống, đập đầu xuống nền nhà, đập tới mức vỡ đầu chảy máu. Thấy Liễu Nguyệt tính tình ương bướng mạnh mẽ như vậy, Ngưu Nguyệt Thanh và Trang Chi Điệp thôi không nói nữa, lấy cao dán vết thương băng  bó lên trán, nhưng Liễu Nguyệt không nghe, cứ khóc hu hu chạy ra cửa. Trang Chi Điệp nghiêm giọng đe nẹt:
    Mày định kêu ầm ĩ khu nhà này đấy hả? Ta bảo cho mà biết, nếu mày bỏ đi trong lúc chảy máu như vậy, thì đừng bao giờ vác mặt về cái nhà này nữa!
    Liễu Nguyệt không đi ra cửa, mà quay vào buồng tắm, giặt quần áo trong bể nước. Chiếc vòi nước mở hết cỡ, nước chảy cứ xoe xoe, xoe xoe.
    Trang Chi Điệp liền gọi điện thoại cho Mạnh Vân Phòng, nhờ anh ấy sang nhà Đường Uyển Nhi bảo chị ta mau mau đến nhà mình. Đường Uyển Nhi chưng diện lộng lẫy đến nơi, mới biết bên này cãi nhau. Lúc đầu còn hoảng, sau khi biết nguyên nhân thì lại mừng thầm trong lòng nhiều lắm, liền đi gõ cửa buồng tắm, kéo Liễu Nguyệt về buồng rêing nói chuyện cho khuây khoả. Trang Chi Điệp lại gọi Đường Uyển Nhi vào phòng sách bàn bạc định để Đường Uyển Nhi dẫn Liễu Nguyệt về nhà chị ta cho nguôi cơn giận. Đường Uyển Nhi khẽ bảo:
    Đánh con bé ấy là phải, nhưng anh không được đánh vào trán nó, cứ đánh vào mông, có thâm tím lên cũng không ai nom thấy.
    Trang Chi Điệp nói:
    Anh đâu có đánh vào trán nó? Nó tự đập đầu chảy máu đó chứ?
    Đường Uyển Nhi mỉm cười, đưa chân đẩy chiếc ghế kêu ken két trên nền nhà, trong tiếng kêu ấy, chị ta hôn vào mặt Trang Chi Điệp đánh chụt một cái. Đường Uyển Nhi sau đó đi ra tạm biệt Ngưu Nguyệt Thanh rồi cứ lôi bằng được Liễu Nguyệt về nhà mình. Ngưu Nguyệt Thanh bực tới mức cứ ngồi ở mép giường ngủ không thèm đứng dậy. Trang Chi Điệp tiễn hai người ra cửa, rút ra mười đồng bảo họ thuê taxi mà đi. Đường Uyển Nhi không lấy, nhưng chỉ vào mặt anh mím môi cười, cùng Liễu Nguyệt đi xuống cầu thang. Trang Chi Điệp không rõ Đường Uyển Nhi cười gì, nhìn vào buồng tắm rửa mặt cho tươi tỉnh, vừa soi vào gường đã nhìn thấy một vòng tròn đỏ mờ mờ trên má trái, vội vàng vục nước rửa. Rửa mặt xong, chợt cảm thấy trong nhà trống vắng, quay đầu nhìn mấy bộ quần áo đã giặt để trong chậu, trong lòng bỗng trỗi dậy một chút cay đắng, tự đem quần áo ra phơi ở ban công. Lúc trở vào lạnh lùng nói với Ngưu Nguyệt Thanh:
    Bây giờ thì em thoả mãn rồi chứ? Em giỏi thật đấy, đem lại cho chồng niềm hạnh phúc to lớn đến thế!
    Ngưu Nguyệt Thanh hỏi lại:
    Còn trách em được à? Con bé đã bị mấy con nhỏ cùng quê rủ rê thành hư đốn. Cứ tiếp tục thế này, nó không là ổ điếm mới lạ chứ?
    Trang Chi Điệp bảo:
    Em nói khó nghe vừa vừa chứ! Trước đây nó thế nào, đến nhà mình hư đốn đi, chẳng phải tại em nuông chiều nó quen đi?
    Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
    Nó đâu có biết thế nào là tốt xấu, đối xử tử tế với nó, nó lại cứ tưởng mình ghê gớm lắm, lên cao xuống thấp, không khéo nó đi ỉa còn gí mông đít vào mũi mình!
    Câu này Liễu Nguyệt, nhưng bực tức thì trút lên người Trang Chi Điệp. Chị nói tiếp:
    Ngày thường anh đối xử với em tử tế, thì đâu đến nỗi nó xử sự với em như vậy. Chồng mình coi thường vợ, thì tránh sao khỏi bị chó lợn nó bắt nạt!
    Trang Chi Điệp gạt đi:
    Thôi đi, thôi đi!
    Anh  bực tức đi vào phòng sách đóng cửa lại. Liễu Nguyệt ở nhà Đường Uyển Nhi một ngày. Trang Chi Điệp giục Ngưu Nguyệt Thanh đi sang thăm, Ngưu Nguyệt Thanh không đi, Liễu Nguyệt lại tự về. Về rồi không nói nhiều lời, lẳng lặng vào bếp nấu cơm. Ngưu Nguyệt Thanh thấy cô ta như vậy, cũng không căng cứng nữa, hoàn toàn coi như không có chuyện xảy ra. Nhưng bữa nào tuy Liễu Nguyệt ngồi ăn cùng mâm với vợ chồng chủ nhà, song ăn xong, cứ cúi đầu xuống hỏi:
    Bữa sau ăn gì?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Tuỳ tiện.
    Liễu Nguyệt vặn hỏi:
    Tùy tiện là thứ cơm như thế nào, em không biết nấu!
    Thế là Trang Chi Điệp bảo:
    Mì xào đậu phụ!
    Bữa sau quả nhiên là mì xào đậu phụ. Cứ thế ăn được mấy bữa, trước khi đi làm, Ngưu Nguyệt Thanh liền ghi thực đơn bữa sau ra giấy, đè lên bàn. Liễu Nguyệt rõ ràng đã nhìn thấy, nhưng khi Ngưu Nguyệt Thanh xỏ giày sắp sửa đi làm, vẫn bô bô hỏi sang phòng sách:
    Bữa sau ăn gì?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Chị cả em chẳng đã viết ra giấy để ở bàn đó sao?
    Liễu Nguyệt liền cầm tờ giấy lên, nói tiếp:
    Cơm tẻ gà hâm! Thầy Điệp ơi, gà hầm hay gà hâm hả thầy? Chữ hâm và chữ hầm có khác nhau không?
    Trong phòng sách Trang Chi Điệp hỏi:
    Em ở trong nhà văn mà ngay đến chữ hầm cũng không biết viết à?
    Liễu Nguyệt đáp:
    Không biết viết thật mà! Không thì tại sao em lại phải là người giúp việc?
    Ngưu Nguyệt Thanh tức quá chộp luôn mẩu giấy véo vào mồm Liễu Nguyệt. Liễu Nguyệt phì cười, Trang Chi Điệp bước ra xem, cất tiếng:
    Tốt rồi, tốt rồi, chị em các người đã hoà thuận vui vẻ.
    Ngưu Nguyệt Thanh thì vừa tức vừa buồn cười, bảo:
    Liễu Nguyệt này, theo chị thì em không phải người giúp việc thật rồi đấy!
    Liễu Nguyệt cũng cười:
    Em là kẻ hèn mọn, chị tươi tỉnh với em thì em đến với chị. Em đâu phải người hầu hạ giúp việc?
    Ngưu Nguyệt Thanh nói:
    Từ rày trở đi nấu cơm còn hỏii thầy giáo em, không hỏi chị, thì coi chừng, chị sẽ cấu  rách mồm ra cho mà xem!
    Vừa ra cửa xuống thang, chị đã gọi với lên:
    Liễu Nguyệt ơi, Liễu Nguyệt, em bốc cho chị một nắm hạt dưa với!
    Liễu Nguyệt bốc hạt dưa mang xuống, Ngưu Nguyệt Thanh vừa đi vừa cắn, Liễu Nguyệt quay lên,cũng ngồi ở phòng khách cắn hẳn một đống, rồi bước ra nhìn vào phòng sách hỏi:
    Anh lại viết cái gì thế? Sao không mở cửa sổ ra cho thoáng một  chút hả? Khói mù mịt thế này che kín cả bóng anh mất thôi!
    Trang Chi Điệp bảo:
    Em đừng quấy rầy, để anh viết bản đối đáp gỡ tội.
    Liễu Nguyệt ớn quá, trở về buồng riêng lấy kim chỉ ra đơm cúc áo, đơm xong nằm lăn ra ngủ. Trang Chi Điệp viết độ một tiếng đồng hồ, cảm thấy sốt ruột, gọi điện thoại đến cho toà soạn tạp chí gặp Chu Mẫn. Chu Mẫn nhận điện thoại, anh bảo chuyển tới tổng biên tập Chung Duy Hiền tình hình cuộc nói chuyện của anh với văn phòng  bình xét chức danh tỉnh, nhất định nói với ông Hiền anh sẽ đích thân lên gặp lãnh đạo sở văn hoá nói chuyện. Bỏ điện thoại xuống, cảm thấy muốn ăn, liền đi vào bếp xem có thứ gì nhấm nháp được, đã nhìn thấy một đĩa mận, cầm một quả lên ăn và gọi Liễu Nguyệt cùng ăn. Anh gọi một tiếng, không thấy Liễu Nguyệt trả lời, liền đi vào buồng ngủ, thấy Liễu Nguyệt nằm ngửa mặt ngủ trên giường. Khoảng mười giờ có người gõ cửa. Trang Chi Điệp ra mở. Người bước vào là giám đốc Hoàng. Mồ hôi mồ kê nhễ nhại, nói:
    Ái chà, tôi cứ lo anh đi vắng, anh ở nhà hay lắm! Tôi đã đặt đóng cho anh ba cái giá để đồ cổ, cho người để lên  xe cải tiến chở đến gác dưới rồi. Anh cứ chờ ở đây, tôi bảo họ khiêng lên.
    Trang Chi Điệp hỏi:
    Sao anh lại đóng giá đồ cổ cho tôi? Lo chuyện ấy làm gì? tôi và Liễu Nguyệt sẽ xuống lấy.
    Giám đốc Hoàng đã xuống đến giữa cầu thang, nói:
    Anh khỏi cần xuống nữa, bảo Liễu Nguyệt giúp một tay cũng được.
    Lúc có người vừa gõ cửa, Liễu Nguyệt đã mơ mơ màng màng tỉnh rồi, sau đó nghe thấy Trang Chi Điệp ra mở cửa, lại nhắm mắt ngủ tiếp, bây giờ nghe bảo sẽ sai cô đi khiêng vác cái gì đó, liền bật dậy chạy ra.
    Anh đâu có yêu em? Trong trái tim anh, em chẳng phải là con hầu ư? Em và chị ta cãi nhau, chị ta hung hăng với em, anh về nhà không mắng chị ta, mà lại tát em, bố mẹ em cũng chưa tát em bao giờ!
    Trang Chi Điệp vội vàng nói:
    Anh không đánh em một  cái, chị ấy liệu có xuống thang không? Cũng tại em làm những việc vớ vẩn, anh về đến nhà, em lại hung hăng làm ầm lên, không đánh em, để chị ấy nhận ra, không biết lại đối xử với em như thế nào. Em còn oán hận anh hả?
    Liễu Nguyệt đáp:
    Vậy sao anh cũng chẳng quát chị ta được một tiếng?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Xét cho cùng thì chị ấy là chủ nhà này. Trước mặt em, anh không nói gì chị ấy, nhưng khi em đi về nhà Đường Uyển Nhi, em sao biết được anh đã xạc chị ấy như thế nào? Tuy không đánh chị ấy, song trái tim thì càng xa hơn, anh đánh em, song trái tim cách đôi càng gần.
    Liễu Nguyệt liền bảo:
    Liễu Nguyệt xinh, anh lại dỗ dành Liễu Nguyệt đấy!
    Giám đốc Hoàng lại gõ cửa, hai người bước ra mở cửa, giúp giám đốc Hoàng và một người nữa đưa giá đồ cổ vào trong nhà. giám đốc Hoàng nóng bức, mồ hôi ướt sũng cả chiếc áo. Ông nói:
    Liễu Nguyệt này, con hầu trong phủ tể tướng to hơn quan huyện, cô làm người giúp việc trong gia đình nhà văn, cũng là nhà văn đấy. Anh Điệp không phải xuống giúp tôi, song cô cũng không xuống. Dù sao thì tôi vẫn là một nhà doanh nghiệp nông dân ưu tú của thành phố.
    Liễu Nguyệt bảo:
    Ông không nhìn thấy tôi bị cái gì rơi vào hốc mắt hay sao? Nước mắt đang chảy ra đây này!
    Nói xong đi xuống cầu thang giúp khiêng cái giá thứ hai. Khiêng hết giá đồ cổ lên xong, Liễu Nguyệt liền chui vào  buồng tắm rửa tay, lấy khăn tay lau dưới người, vừa lau vừa hát, lâu lắm không ra.
    Giám đốc Hoàng nói:
    Liễu Nguyệt ơi, giọng hay quá, ra đây hát cho chúng tôi nghe với!
    Nhưng Liễu Nguyệt không hát nữa. Rửa xong đi ra rót trà, lại bưng đĩa mận trên ban ra mời giám đốc Hoàng. Giám đốc Hoàng bảo không ăn được chua, thấy chua ê răng.
    Liễu Nguyệt bảo:
    Thế thì ông không may mắn được ăn rồi, ông không ăn thì thầy Điệp ăn. Thầy Điệp thích ăn thế này.
    Liễu Nguyệt nhón một quả đưa cho Trang Chi Điệp, rồi tự lấy giẻ lau bụi bậm bám trên giá đồ cổ, chỉ trỏ cách đặt giá như thế nào. Giám đốc Hoàng liền hỏi:
    Anh Điệp này, anh có vừa ý với cái giá này không? Một người có cống hiến như anh, trong gia đình tại sao không có cái giá đồ cổ nhỉ? Ngần ấy đồ cổ để trên giá sách! Tôi đã đặt làm cho anh từ lâu, chỉ không có lúc nào rảnh đi vào thành phố. Hôm nay dùng xe tải chở bà xã đi bệnh viện, mới chở luôn một thể.
    Trang Chi Điệp liền hỏi:
    Đi bệnh viện ư? Chị ấy làm sao thế? Lần ấy tôi đến thăm, thấy chị nhà khoẻ lắm mà!
    Giám đốc Hoàng đáp:
    Lần ấy sao anh không ở lại? Nếu anh viết được một quyển sách ở đó, thì tôi sẽ vĩnh viễn giữ lại ngôi nhà ấy làm văn vật, sau này xây dựng một nhà triển lãm. Bà xã tôi, anh đã gặp rồi, mọi thứ chẳng bằng ai, chỉ được cái nỏ mồm. Cái mồm ghê gớm quá, may mà nó bằng thịt, nếu là gốm sứ thì đã nát vụn từ đời nảo đời nào! Đàn bà, nhất là đàn bà nhà quê, tầm mắt nông choèn choẹt, mụ ấy không hiểu sự nghiệp của chồng, không hiểu lý tưởng của tôi, không phải một tri âm. Đời người không có một người vợ tri âm, thì sẽ trở nên biếng nhác, không muốn làm gì, nói gì cả. Nhưng mụ ấy còn làm ầm lên với tôi, ầm ĩ tới mức con gà con chó cũng chẳng được yên, mụ ta liền uống thuốc sâu, uống hẳn một ca tướng. Tôi biết làm thế nào được, chỉ có cách đưa vào bệnh viện.
    Trang Chi Điệp hốt hoảng hỏi:
    Uống thuốc sâu ư? Giám đốc Hoàng này, thế thì tai hoạ lớn thật rồi, chọc thủng trời chứ chẳng phải chơi đâu! Vậy sao anh không ở bệnh viện, còn đi chở giá cho tôi làm gì?
    Giám đốc Hoàng nói:
    vừa đưa đến bệnh viện vào phòng cấp cứu, bác sĩ bảo, hia người cãi nhau, vợ uống thuốc sâu, khi cấp cứu, tốt nhất chồng không nên ngồi bên cạnh, tránh để chị ấy nhìn thấy, lại bực dọc sẽ gây khó dễ cho bác sĩ. Tôi nghĩ cũng phải, để một người phụ nữ ở lại chăm nom, tôi đến nhà anh, mụ ấy muốn chết, thì cứ chết, có phải tôi lấy dây thừng thắt cổ mụ ấy đâu. Đưa được mụ ấy đến bệnh viện là tôi cũng đã làm tròn trách nhiệm của một cuộc vợ chồng rồi.
    Liễu Nguyệt nghe xong, không lau giá nữa, cứ trợn mắt nhìn giám đốc Hoàng. Ông Hoàng bảo:
    Sao Liễu Nguyệt cứ trợn mắt nhìn tôi chòng chọc thế?
    Liễu Nguyệt nói:
    Ai trợn mắt nhìn ông? Mắt tôi to vậy mà!
    Giám đốc Hoàng bảo:
    Đôi mắt của Liễu Nguyệt to, hấp dẫn đấy, giống hai quả trứng gà.
    Liễu Nguyệt đáp:
    Mặt còn trắng nữa chứ, trắng như bột mì ấy.
    Trang Chi Điệp hầm hầm nhìn cô ta, nói:
    Liễu Nguyệt, mau mau thu xếp cho mấy thứ, anh và giám đốc Hoàng đi vào bệnh viện thăm chị ấy. Lần trước đến nhà chị ấy tiếp đón tôi nhiệt tình tử tế lắm!
    Giám đốc Hoàng hỏi:
    Anh cũng đi thăm ư? Thế cũng được, để người trong bệnh viện biết tôi giao du với bạn nào!
    Trang Chi Điệp im lặng cầm cái túi quà Liễu Nguyệt vừa chuẩn bị xong đi luôn. Giám đốc Hoàng hỏi:
    Còn mang theo thứ gì vậy? Biết đâu, ngay đến không khí cũng không có  cho mụ ấy thở nữa!
    Trang Chi Điệp khẽ bảo:
    Sao anh lại nói thế?
    Hai người cùng đi xuống cầu thang.
    Vừa đến cổng bệnh viện, đã thấy người đàn bà kia đang ngồi ăn bánh đúc đậu ở cửa hàng bánh đúc. Giám đốc Hoàng há mồm trợn mắt hỏi:
    Mụ khoẻ mạnh hẳn hoi thế này à? Lại còn ăn bánh đúc đậu nữa ư?
    Chị vợ ném bát bánh đúc đậu vào mặt chồng. giám đốc Hoàng né người tránh được, cả bánh đúc và bát vỡ tan trên đất. Chị ta chửi:
    Anh mong cho tôi chết hả? Con này chưa chết được! Con này không ăn, gia tài bạc triệu để lại cho cái đứa mọc hoa trên l. hả?
    Giám đốc Hoàng nói với Trang Chi Điệp:
    Mụ ấy thấy anh cũng đến, liền làm già đấy, thật là ông thổ địa không thể làm thần, đàn bà có chồng không thể làm người.
    Nói xong vội vàng đi vào phòng cấp cứu hỏi xem sao.
    Chị Hoàng liền kéo Trang Chi Điệp ngồi xuống, gọi chủ quán lấy cho chị và Trang Chi Điệp mỗi người một bát bánh đúc đậu.
    Trang Chi Điệp nhất quyết không ăn. Anh hỏi:
    Chạy chữa nhanh thế kia ư? Bác sĩ rửa ruột à? Vừa rửa ruột cũng không được ăn ngay đâu!
    Chị Hoàng đáp:
    Đâu có rửa ruột? Tôi cứ tưởng mình sắp chết, đầu óc u u mê mê còn choáng váng, nhưng vừa nằm lên giường bệnh, cảm thấy chẳng sao cả, thật đấy, chẳng sao cả, chỉ thấy bụng đói cồn cào.
    Trang Chi Điệp nói:
    Tôi biết rồi, chị doạ giám đốc Hoàng, thứ uống vào không phải thuốc sâu!
    Chị Hoàng nói:
    Bác sĩ cũng mắng tôi như thế, họ bảo nx uống vào không phải thuốc sâu, thì chị không được để đưa vào  bệnh viện, đưa vào bệnh viện, nếu vừa giờ chị không ngồi dậy bảo không việc gì, thì chúng tôi đã rửa ruột, biết đâu còn mổ nữa! Tôi  đâu có doạ anh ta, tôi muốn chết thật đấy. Anh ta lại dám dẫn con ở về nhà ngủ, anh ta đã không  biết xấu hổ, còn trơ trẽn bảo, tôi phải mời cô ấy làm thư ký riêng của tôi, mụ cứ thử so sánh xem, mụ có viết được không? mụ có tính tóan được không? mụ có da thịt trắng nõn như cô ấy không? Tôi uất quá, liền múc một ca thuốc sâu uống ừng ực.
    Trang Chi Điệp bảo:
    việc gì phải khổ thế, chị chết đi, chẳng phải chết phí công vô ích ư? Kể cũng lạ đấy, uống ngần ấy thuốc sâu lại không việc gì, thật là trời sinh ra chị để làm vợ anh Hoàng!
    Chị Hoàng nói:
    Tôi cũng không hiểu thế nào, hay là dạ dày tôi không giống người khác? Bác sĩ cũng nghi ngờ tính năng tác dụng của dạ dày và ruột của tôi, liền bảo người phụ nữ đi theo tôi về nhà mang đến một ca thuốc sâu, hoá nghiệm kỉêm tra thành phần của thuốc sâu xem sao. Ca thuốc đã được đem đi hóa nghiệm.
    Một lúc sau giám đốc Hoàng đi ra, trông dáng dấp thiểu não quá. Trang Chi Điệp hỏi thế nào, giám đốc Hoàng không bảo sao, chỉ thúc giục người đi cùng kia mở máy xe chở vợ về nhà. Chị Hoàng không đi, anh ta bước đến bế một cái, nhét bằng được vào trong xe tải, chiếc xe nổ máy đi luôn.
    Trang Chi Điệp chẳng hiểu ra làm sao, giám đốc Hoàng liền kéo anh ta ra một góc, đột nhiên khóc nức nở, nói:
    Anh Điệp ơi, bây giờ thì quả thật tôi phải van xin anh! – nói xong quỳ sụp xuống. Trang Chi Điệp vội kéo đứng dậy, song kéo không nổi.
    Giám đốc Hoàng nói:
    Anh không giúp tôi, tôi sẽ không đứng lên.
    Trang Chi Điệp nói:
    Anh làm cái gì vậy, có việc gì thì nói đi nào, giúp được thì sao không giúp, người lớn thế này lại quỳ thì còn ra cái gì hả?
    Giám đốc Hoàng liền đứng dậy nói:
    Anh nói thế nào nhất định phải làm thế, không thì, kẻ phải chết không phải vợ tôi mà là tôi!
    Trang Chi Điệp hỏi:
    Rút cuộc thì là chuyện gì mới được chứ?
    Giám đốc Hoàng đáp:
    Tôi đến phòng cấp cứu hỏi vợ tôi tại sao bỗng dừng không việc gì? Một bác sĩ hỏi chị ấy uống thuốc sâu gì vậy? Tôi bảo tôi là Hoàng Hồng Bảo, cô ấy uống "101", thuốc sâu số "101" của nhà máy thuốc sâu. Tôi đưa cho bác sĩ ấy một tấm cạc visit. Anh ta coi xong lại hỏi lượng tiêu thụ loại thuốc này như thế nào? Tôi bảo lượng bán ra lớn lắm! Anh ta bảo, tốt, tốt, lại dẫn tôi vào một phòng làm việc lớn. Đó là phòng làm việc của viện trưởng, viện trưởng đang viết cái gì đó, vừa nhìn thấy tôi đã nói, qua hóa nghiệm, trong thuốc sâu vợ anh uống vào hoàn toàn không có độc chất. Chúng tôi đã phản ánh chuyện này lên ngành hữu quan của thành phố. Thuốc sâu "101" tuyên truyền quảng cáo ầm ĩ ghê gớm thế, thì ra là thuốc sâu giả. Khi pha chế, tôi cứ tưởng nó có độc tính thật, không thì, bà vợ tôi tự sát sẽ không uống thứ này vào, tôi cũng không khẩn trường đưa vợ đến bệnh viện. Bây giờ đã xảy ra việc này, đã phản ánh lên thành phố, tôi toi rồi. "101" cũng toi rồi. Nhất định anh phải cứu tôi việc này, liệu anh có thể viết một bài nữa, nói rõ tác dụng của loại thuốc sâu này, để tôi kiếm lại một số tiền rồi tôi sẽ không làm nữa. Anh viết độ nghìn chữ cũng được, chỉ cần đăng báo để tuyên truyền, tôi cho anh một vạn đồng. Tôi không nuối lời đâu, một vạn đồng.
    Nhắc đi nhắc lại một lúc, Trang Chi Điệp đã hiểu ra. Đầu tiên Trang Chi Điệp còn nhăn nhó, sau đó đâm hoảng. Nếu chứng minh là thuốc sâu giả thì bài báo anh đã viết trước đây sẽ như thế nào? Lãnh đạo sẽ nhìn nhận ra sao? Ngoài xã hội sẽ chửi rủa như thế nào? Trang Chi Điệp đẩy ông Hoàng một cái lăn quay ra đất chửi:
    thật đáng đời! Anh chỉ biết xoay sở kiếm tiền của anh, phát tài cho nhà anh, anh còn sợ gì chủ tịch thành phố hả? Sợ gì phép vua hả? Anh làm giả cái gì không làm, lại làm giả thuốc sâu hả, việc này anh đã làm hại bao nhiêu người, bao nhiêu việc hả? Nông dân mua thuốc để trừ sâu phá hại cơ mà, thì ra anh mới là sâu phá hoại, một con sâu phá hoại to sụ!
    Trang Chi Điệp mắng thậm tệ, mắng khó nghe, giám đốc Hoàng cứ lẳng lặng đứng nghe, chỉ để cho anh mắng. Mắng xong, Trang Chi Điệp cũng mệt, thở hổn hển, bảo:
    bây giờ mắng anh thì có tác dụng gì, chỉ tại tôi mù quáng quen biết anh. Thế này nhé, bài thì tôi không viết đâu, anh mau mau đi gặp lãnh đạo thành phố nói rõ sự việc, chỗ nào đáng kiểm thảo thì cứ kiểm thảo, cũng đừng có rêu rao nhà doanh nghiệp ưu tú hay không ưu tú gì nữa. Giữ được nhà máy thuốc sâu không bị kiểm tra niêm phong là phúc tổ rồi đấy!
    giám đốc Hoàng nói:
    Anh đã nói thế, tôi nhất định làm theo. Tôi không cần danh hiệu nhà doanh nghiệp ưu tú nữa, nhưng chuyện vợ tôi uống thuốc loan truyền đi cho dù nhà máy không bị kiểm tra niêm phong đi chăng nữa, thì còn ai đến mua "101" nữa cơ chứ? "101" không có người sử dụng, thì tôi còn xây dựng nhà máy cái gì nữa? Còn kiếm tiền cái đếch gì? Ngay đến hàn loạt thuốc tồn đọng cũng thành nước thải! Anh bảo chuyện ấy làm thế nào bây giờ?
    Trang Chi Điệp bảo:
    Anh hỏi tôi, tôi biết hỏi ai nào?
    Giám đốc Hoàng nói:
    Nhưng tôi là thành viên hội đồng quản trị của anh cơ mà, anh Điệp?
    Trang Chi Điệp hỏi:
    Anh là thành viên gì của tôi? Tôi viết cho anh một bài báo, lại làm cho anh con ma chết đuối núi chặt chân hay sao?
    Giám đốc Hoàng nói:
    Tôi đã bỏ ra bốn ngàn đồng để vào hội đồng quản trị cửa hàng tranh mà! Anh bảo Hồng Giang đến làm việc này mà? Bây giờ anh cũng không nhận sao?
    Trang Chi Điệp thầm chửi Hồng Giang. Anh bảo:
    Hừ Hồng Giang! Anh lừa người khác, nào ngờ còn có một thằng Giang lừa anh ư? Anh đi mà kiện Hồng Giang chứ, sao lại lấy hòn gạch ấy chèn cổ tôi?
    Giám đốc Hoàng trả lời:
    Tôi đâu có ý ấy. Tôi đang lâm vào cảnh khó khăn, chỉ muốn xin anh góp ý thôi mà.
    Nói rồi khóc hu hu. Trang Chi Điệp chẳng nói chẳng rằng, chỉ cúi đầu hút thuốc, đột nhiên cười to lên một tiếng. Giám đốc Hoàng hỏi:
    Anh nghĩ ra rồi hả?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Chuyện này do vợ anh gây nên thì anh cứ bảo chị ấy đi tuyên truyền.
    Giám đốc Hoàng hỏi:
    Còn bảo mụ ta đi tuyên truyền hay sao? Lần này tôi không bỏ mụ ấy thì cái thằng họ Hoàng này cứ đi đầu xuống đất.
    Trang Chi Điệp bảo:
    Nếu anh như vậy, thì chúng mình chẳng có chuyện gì nói nữa!
    Giám đốc Hoàng nghi ngờ, hỏi:
    Ý của anh là…
    Trang Chi Điệp nói:
    Bên ngoài đã biết vợ anh uống thuốc không chết, tại sao anh không mượn chuyện này để tuyên truyền quảng cáo một chuyện khác, tuyên truyền quảng cáo ầm ĩ lên, càng rộng càng tốt. Anh vừa tuyên truyền bên ngoài như thế, vừa cho thêm một vài thành phần  gì đó vào trong thuốc, rồi tuyên bố vợ anh uống không phải thuốc "101" mà là thuốc "102", hoặc "202" gì đó mới được sản xuất, loại thuốc này chuyên sản xuất để phục vụ các gia đình ở trên đời này. Các gia đình hiện giờ có đến chín mươi phần trăm sống trong cảnh chắp vá, nhất là những người đã phát tài, ra ngoài nuôi vợ bé, khách làng chơi tìm gái điếm. Cho dù không có tiền, thì anh nào ít nhiều chả có bồ bịch? Ngoại tình thì ai ai cũng có, không để lộ ra mới cao tay, nhưng cho dù cao tay, thì cuộc sống ấy liệu có được bình yên? Người ta thường bảo muốn một ngày không yên ổn, thì đi đãi khách, muốn một năm không yên ổn thì đi làm nhà, muốn một đời không yên ổn thì đi tìm người tình. Như vậy, một bên vợ hoặc chồng thế tất phải cãi nhau và thuốc này sẽ có tác dụng, uống vào sẽ doạ được đối phương, uống vào người lại không chết, như vậy lượng nhu cầu trong xã hội chẳng ít đâu!
    Cuối cùng thì giám đốc Hoàng đã tìm ra lối thoát trong cơn mây mù. Tươi cười bảo:
    Anh Điệp quả là người có tri thức! Anh đã cứu tôi lần thứ hai đấy, nhưng tuyên truyền như thế nào nhỉ? Nếu công khai công dụng của "202", già trẻ đều biết là thuốc có ý doạ người. Thì ai mua?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Còn xem anh rao bán như thế nào! Nếu anh rao bán bí mật, nói với đàn ông thì đừng nói với đàn bà, nói với đàn bà, thì đừng có nói với đàn ông. Phải đích thân tới các đơn vị rao bán, làm gì có nhiều cặp vợ chồng cùng ở một đơn vị? Mà đơn vị nào cũng có một "Hội sợ vợ" dân gian anh chả tìm được hả?
    Giám đốc Hoàng xiết chặt tay Trang Chi Điệp, cứ khăng khăng mời đi ăn cơm. Trang Chi Điệp không đi, giám đốc Hoàng liền thuê xe taxi, quẳng cho lái xe một cuộn tiền, đưa Trang Chi Điệp về nhà.
    Trong đêm, Trang Chi Điệp viết bản gỡ tội ở phòng sách, viết đến mười một giờ, lại ngủ quên trên sa lông ở phòng sách như thường lệ, còn thảm nằm thì Liễu Nguyệt đưa về buồng ngủ khi thu dọn lúc ban ngày, sợ khi ngủ Ngưu Nguyệt Thanh đóng cửa, sẽ đi vào lấy. Ngưu Nguyệt Thanh đã cởi quần, ngồi trong chăn mở xem một quỷên hoạ báo dưới đèn, thấy chồng lại vào lấy tấm thảm, chị bảo:
    Anh còn định ngủ ngoài phòng sách ư?
    Trang Chi Điệp trả lời:
    Anh phải làm việc thêm giờ viết bản gỡ tội. Viết muộn sẽ không quấy rầy em.
    Ngưu Nguyệt Thanh nói:
    Hừ, không quấy rầy em, thế em đuổi anh ra ngủ ở ghế sa lông ư?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Anh có bảo thế đâu, sao em vẫn chưa ngủ?
    Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
    Anh còn quan tâm đến em ngủ hay không à? Thế em có chồng hay không có chồng? Đêm nào cũng giữ phòng không thui thủi thế này ư?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Ai chẳng giống em cơ chứ?
    Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
    Anh viết được ư? Ai biết anh viết cái gì? Em có cái gì giống anh cơ chứ?
    Trang Chi Điệp đáp:
    Anh đã nói với em rồi, viết  bản gỡ tội!
    Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
    Vậy thì anh nghĩ lại chuyện giữa anh và Cảnh Tuyết Ấm ngày nào, về tinh thần chịu được chứ?
    Trang Chi Điệp bảo:
    Em đừng nói vớ vẩn, anh đưa cho em xem!
    Nói rồi đi ra lấy bản tường trình đang viết dở. Ngưu Nguyệt Thanh xem được mấy tờ rồi bảo:
    Anh ra ngủ đi!
    Trang Chi Điệp luôn ôm trong lòng tấm thảm, liền vứt xuống một bên nói:
    Tại sao anh không thể ngủ ở đây nhi? Anh cứ ngủ trên giường đấy!
    Ngưu Nguyệt Thanh không nói gì, cũng không phản đối, cứ để mặc chồng cởi từng lớp quần áo chui vào chăn, chị dí ngón tay vào mặt chồng, nói:
    Em hận anh muốn chết, định suốt đời mặc xác anh! Cho dù em có xấu xí đến đâu, không hấp dẫn anh đi bao nhiêu chăng nữa thì nếu anh định ly hôn anh cứ nói thẳng ra. Chứ đừng giết em bằng con dao mềm này!
    Trang Chi Điệp nói:
    Đừng nói đến những chuyện ấy, ngủ là ngủ, em không biết nói những điều vui vẻ được sao?
    Nói rồi liền leo lên (tác giả cắt bỏ một trăm mười bảy chữ), Ngưu Nguyệt Thanh lắc đầu bảo:
    Đừng hôn em, miệng anh toàn mùi thuốc, hôi lắm!
    Trang Chi Điệp đáp:
    Em chỉ biết làm cho người ta cụt hứng!
    Ngưu Nguyệt Thanh im lặng, nhưng vẫn ngậm chặt miệng, sau đó kêu đau, nhăn mặt lại. Trang Chi Điệp dơ tay giật dây công tắc điện. Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
    Anh tắt đèn đi làm gì? Trước đây em bảo tắt đèn, anh không cho tắt, anh bảo nhìn thấy mới kích thích. Bây giờ lại tắt đèn, em hết kích thích rồi phải không?
    Trang Chi Điệp im lặng, lại giật công tắc đèn lên. Khi vừa có cảm giác rạo rực thì Ngưu Nguyệt Thanh đột nhiên hỏi:
    Anh không lau rửa à? Không lau rửa mà lên à?
    Trang Chi Điệp bò dậy vào buồng tắm lau rửa xong quay trở ra thì không sao hưng phấn được. Anh bảo vợ thay đổi tư thế. Ngưu Nguyệt Thanh hỏi học được kiểu ở đâu vậy? Trang Chi Điệp đành phải làm theo kỉêu cũ, nhưng cố gắng mãi vẫn không ăn thua. Ngưu Nguyệt Thanh liền cho một câu:
    Thôi cho qua!
    Nét mặt buồn khổ. Lúc này Trang Chi Điệp có phần tiêng tiếc, cảm thấy thèn thẹn, làu bàu nói:
    Anh hỏng rồi, tại sao hỏng thế nhỉ?
    Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
    Bao năm rồi, có bao giờ anh được đâu? Cố gượng dỗ dành em ở mức thòm thèm không no không đói. Cái ngữ anh như vậy, còn chê em thế này không hay, thế kia không phải, mưu mô tìm đàn bà khác. Người đàn bà khác chẳng khoan dung anh như em đâu, họ dơ chân đạp anh xuống giường từ lâu rồi.
    Trang Chi Điệp không bảo sao, chỉ bực tức quay người đi. Nhưng Ngưu Nguyệt Thanh đã lật anh quay lại bảo:
    Anh đừng có ngủ như thế, em còn có chuyện muốn nói với anh đấy.
    Trang Chi Điệp hỏi:
    Chuyện gì?
    Ngưu Nguyệt Thanh hỏi:
    Anh thấy Liễu Nguyệt thế nào?
    Trang Chi Điệp không hiểu ý vợ, không dám nói liều chỉ bảo:
    Còn em thì sao?
    Ngưu Nguyệt Thanh nói:
    Nhà mình không nuôi được người giúp việc đâu anh ạ, tìm được một đứa, lúc đầu còn được, bảo sao làm vậy, dần dần đâm hư. Anh xem suốt ngày nó ăn diện như công chúa, lại thích đi  bát phố, cơm cũng nấu không ra sao, động một tí là căng cứng với em, hay là ta cho nó ra đi hả anh?
    Trang Chi Điệp hỏi:
    Em định cho nó nghỉ việc à?
    Ngưu Nguyệt Thanh đáp"
    Không phải đủôi nó, đuổi nó đi người ngoài sẽ nhìn nhận nhà mình thế nào, vừa mới thuê chưa được bao lâu đã cho nghỉ việc! Em định tìm cho nó một anh chồng. Mấy hôm trước chị kết nghĩa của em đến thăm, em nhắc đến Liễu Nguyệt, chị ấy bảo, gả Liễu Nguyệt cho con trai chị ấy! Câu nói ấy quả đã nhắc nhở em. Mấy hôm nay em nghĩ, Liễu Nguyệt lớn hơn con trai chị ấy ba tuổi, gái hơn ba, quý hơn hòn gạch vàng, đó cũng là độ tuổi thích hợp. Một cô gái vùng núi Thiểm Bắc, lấy được chồng ở vùng ngoại ô, cũng là sa vào chĩnh gạo rồi, theo em thì con bé có mong cũng chẳng được. Người ngoài cũng sẽ bảo mình đã quan tâm đến Liễu Nguyệt, đã vì một cô  gái giúp việc mà giải quyết chuyện của nửa sau cuộc đời nó.
    Trang Chi Điệp nghe xong lời vợ nói, đã cảm thấy yên tâm, liền đáp:
    Em đừng bày đặt thế, nó đến vùng ngoại ô làm gì? với dáng vóc của nó, cũng có thể tìm được một gia đình trong thành phố. Hơn nữa đính hôn với con trai chị kết nghĩa của em, thì thằng bé ấy còn choai choai cục mịch thấy mồ, ngay đến anh cũng lắc đầu quầy quậy nữa là, mặt khác ở thôn quê, một khi đã đính hôn là sồn sồn đòi cưới luôn. Nó đi khỏi thì ngay một lúc mình tìm đâu ra được một đứa giúp việc vừa sạch sẽ vừa nhanh nhẹn có dáng  vóc như nó? Tìm một đứa xấu xí như ma, ù lì như gỗ, thì anh xấu mặt vừa mọi người và như vậy em phải làm mọi công việc!
    Ngưu Nguyệt Thanh đáp:
    Anh không nỡ bỏ cô giúp việc này, hay còn tiếc khuôn mặt kia? Hôm nay lại sắm chiếc quần bò. Anh nhìn con bé đóng thùng, bỏ áo trong quần, đi đường uỡn ngực cong mông, là cố tình tỏ ra ta đây mông to eo nhỏ đấy.
    Trang Chi Điệp nghe vợ nói thế, cái của quý liền dựng cờ buồm. Ngưu Nguyệt Thanh bảo:
    Vừa nghe nói đến Liễu Nguyệt một cái, anh đã sôi máu lên phải không?
    (tác giả cắt bỏ sáu mươi chữ)

    Truyện PHẾ ĐÔ ---~~~cungtacgia~~~---

    5 Tác phẩm

    --!!tach_noi_dung!!--

    Đánh máy: tumbleweed
    Nguồn: Nhà xuất bản Văn Học
    Được bạn: Ct.Ly đưa lên
    vào ngày: 2 tháng 9 năm 2007

    --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!-- --!!tach_noi_dung!!--