Biên tập: Ngô Nhân Dụng, Võ Ngàn Sông, Đinh Quang Anh Thái
Chương 27

     huẩn bị Đại hội 8 (1996) thư Trần Độ gửi Đảng vang dội khắp nước. Theo anh, “chủ nghĩa xã hội kết họp với độc lập dân tộc” chính là gốc rễ của bệnh bè phái. Nó gạt hết những ai yêu nước nhưng không tán thành chủ nghĩa xã hội sang “địch.” Anh cho rằng hiện cái mà đất nước cần nhất là dân chủ. Chả phải điệu ra toà, đảng gọi ngay anh là phản động!
Cùng lúc trong Nam, Đỗ Trung Hiếu thư xin Đảng thực hiện quyền tự do tín ngưỡng. Thư đồng kính gửi Toà thánh Vatican, Và Hoàng Minh Chính sao chụp. Thế là hai người thành một vụ án chính trị mới, việc cần thiết để chứng minh tằm quan trọng phải triển khai chuyên chính.
Giữa trưa, Tiến, anh trung tá an ninh bây giờ thay Chí Hùng, đến báo tôi rằng Chính vừa bị bắt. Tôi nhăn mặt kêu lên: Sao đảng thích bắt người thế? Tôi rất buồn. Ngồi xuống bậc cửa nhà tôi buộc dây giầy, Tiến lẩm bẩm: Em cũng buồn… Ngay tối hôm ấy tôi đến Hồng Ngọc - biết quanh nhà Ngọc nay đầy cá chìm rồi - nói chị viết đơn xin cho Hoàng Minh Chính đã quá thất thập cổ lai hy được tại ngoại. Hồng Ngọc viết. Đảng lờ. Hôm xử Chính tôi không ra đứng ở cổng toà mà đến Hồng Ngọc tối trước. Đang trò chuyện thì ông luật sư K. gia đình mời bào chữa cho Chính đi vào. Một cái bóng lúp xúp. Cụp vai, cúi đầu thì thào dăm ba câu, cái dáng sợ bị nghe trộm, nhòm trộm. Tuy nhớn nhác nhưng ông trưng thực, trước sau chỉ khe khẽ chối (nhưng lại gắt): Tôi không cãi được… ý gia đình như thế thì không cãi được đâu. Hà, con gái cả Chính kêu lên: Thế thì im hả bác? Lúng túng giây lát ông luật sư lại gắt giọng nhưng vẫn thì thào: Không cãi được mà. Tôĩ hỏi thế nghĩa là gia đình nhận tội thì cãi được? Ông nói: Đã nhận thì cần gì cãi. Rồi lúp xúp đi ra. Ông biết trong bóng tối quanh đây đầy những con mắt lúc này đang theo đõi chặt. Rồi máy ghi âm. Có khi chụp ảnh nữa. Qua tư thế ọp ẹp, ông cố để lộ rõ ông đầu hàng Nhà nước. Nhìn theo ông mất hút vào bóng tối bên ngoài, tự nhiên tôi muốn cười phá. Thấy tận mắt hình ảnh pháp luật đất nước cuốn cờ ngoan ghê. Nhưng gần nhà Chính luôn có tấm băng-rôn chăng ngang Hàng Bài chỗ gặp Hai Bà Trưng, đề sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Những hôm to gió, nó giằng quẫy, nó sà xuống rồi ưỡn lên phần phật, tiếng phần phật có khi tôi nghe mà ngỡ tiếng ai tát vào nó. “Này, cáĩ đồ lừa bịp, dối trá này!” Chuyện một hồi thì Lê Hồng Hà đến. Và tiếp luôn là chị Bác sĩ Văn, vợ Đỗ Trung Hiếu mới từ Sài Gòn ra để dự toà. Hồng Ngọc khẽ bảo tôi: Anh về đi không họ lại bảo chúng ta họp chống họ. Tối hôm đầu tiên toà xử, tôi lại đến “đoàn kết” với mấy mẹ con Hồng Ngọc. Ngọc cho biết toà cấm bị cáo cãi. Trong cáo trạng, toà móc lại tội chống đảng trước kia của Chính nhưng khi Chính trình bày rõ vụ đó thì chánh án lại cấm “nói lạc đề”. Đúng là xử vờ, như hề, dự vừa tức vừa chán, Ngọc nói.
Nhưng nghe một chuyện tôi cảm động. Đó là Diệu Hồng đến ngồi chịu trận lặng lẽ cùng Hoàng Minh Chính ở trên các bậc tam cấp toà án. Hai hình ảnh liền chập một trong tôi: Diệu Hồng Nhà hát lớn Cách mạng tháng Tám và Diệu Hồng ở tam cấp Toà án. ở Nhà hát lớn, chị kêu gọi giành độc lập, ở Toà án Hà Nội, chị kêu gọi tự do, dân chủ. Hai việc ai ngờ lại tách biệt nước và lửa đến thế! Hôm nào, Diệu Hồng nói với Minh Việt, Minh Quang - vợ Minh Việt và tôi là mấy anh Minh Việt, Lê Trọng Nghĩa, Hoàng Minh Chính phụ trách chị lúc Tổng khởi nghĩa. Sau đó ít lâu, Minh Quang bảo Minh Việt và tôi: Chị Diệu Hồng nói chị ấy có lúc muốn tự sát. Lửa hoả ngục chuyên chính đã làm cạn khô nước thiên đường - nhân quyền, tự do, dân chủ.
Sáng 17 tháng 8 năm 1945, Tống hội Công chức mở cuộc mít-tinh lớn đốt bằng sắc thực dân và tuyên thệ trung thành với chính phủ Trần Trọng Kim ở trước Nhà hát lởn. Diệu Hồng đã cướp diễn đàn cuộc mít-tinh, đeo kính đen giấu mặt đăng đàn vì bao hiểm nguy chờ ở trưởc mặt! (Lê Trọng Nghĩa bảo tôi chả thế chị đã gửi một tự vệ giữ hộ những thư riêng tư nhất. Rồi mất thư và rồi chị cứ bắt Lê Trọng Nghĩa phải tìm lại cho ra). Bây giờ người ta nói Việt Minh đã “tổ chức”cuộc mít-tinh ấy để kêu gọi cướp chính quyền! Tôi nghĩ lịch sử chính là tấm khăn rải giường của quyền lực, ai nằm lên đó sau cùng thì tạo nên vết nhăn nhúm của nó. Mỹ nhân thì vết nhăn còn yêu được chứ của quái nhân thì ta sẽ chết khiếp ở trong đó. Diệu Hồng sáng 17 ấy đọc ở trước Nhà hát lớn bản hiệu triệu Tổng khỏi nghĩa. Ai là tác giả bản kêu gọi đã đi vào lịch sử đó? Lưu Quyên! Vừa trốn tù ra ông liền được nhóm sinh viên thuộc Đảng Dân Chủ phá cuộc mít-tinh trên kia nhờ viết. Không biết đảng nghi Lưu Quyên khai báo đã cho anh vào danh sách những người hễ gặp là “thịt”. Bản hiệu triệu Tổng khởi nghĩa lịch sử (hình như có để ở Bảo tàng cách mạng) hoá ra là công trình của một kẻ đảng sắp thủ tiêu! Chuyện này không lạ. Về sau đảng ngày một rộng bụng nên nhiều kè tội lỗi hay nửa tội lỗi từng bị nguyền rủa, vạch mặt đều được lên tên phố. Tôi thỉnh thoảng dạo phố vẫn hay dừng lại nhìn lên một tên phố mà chuyện trò lặng lẽ với con người ngồi ở trên cái bảng sắt tây dó. Để nghe anh ta giãi bày. Và cũng để anh ta đừng tưởng bở. Thí dụ Văn Cao, ngày hai lượt ra trung tâm thành phố và về Cầu Giấy, tôi từng có lần hỏi anh: Cậu khỏe không? Cậu vào bảng phố được thôi nhưng cậu nên xin về chỗ nào đó chứ chả lẽ cậu, người bị họ làm mẻ uy tín, tên tuổi, lại đi làm mẻ nốt mất một hạt trong chuỗi ngọc cổ sử của kinh đô đầy huyền thoại Kim Mã, Giảng Võ, Liễu Giai hay sao? Cậu có nhớ hôm uống ruợu nhà ông Lĩnh, cậu họ của Trần Thư tại dốc Cống Vị gần nhà Hoàng Mắt Lửa chứ? Cậu nhờ người đến mời tớ rồi ngùi ngùi bảo tớ sao có nhớ không? “Đĩnh ơi, tao mong mày không hư như tao… “ Tớ nói ngay: “Văn Cao không hư. Hư đốn là đứa đã làm cho cậu rầu rĩ thế này… Bây giờ ở trên cao này có thấy sao không?” Thì Văn Cao bảo tôi: “Tao làm nhạc, làm thơ, vẽ, ai hay nay làm diễn viên lên sân khấu đóng vai kịch ca ngợi đảng trọng hiền tài. Mày với tao sống trong cái chăn toàn rận này, mày lạ đ. gì nữa. Hôm nọ thằng Dương Bích Liên nó lui lủi đi dưới kia, đầu chúi chúi, hai tay đút túi quần. Tự nhiên nó nhìn lên hỏi, mày lại cam ra làm bù nhìn bịp cho cái chính sách yêu vớt trí thức ư? Thế là tao rơi đánh xoáng một cái xuống. Liền bảo mày thích lên tao lại treo lên cho. Tao bảo cảm ơn, tao thích xây nhà bên mép cống này và nếu có rượu uống với mày thì hay lầm… Nó nói thế ra là ở cống mơ bên vùng rác thối ư?” Tôi bảo Dương Bích Liên nó trêu cậu chứ nó cũng lên tên phố rồi. Ở Thủ Đức. Đất đấy thua giá Liễu Giai nhiều. Văn Cao nói “Này, giá đem sơn các biển phố có tên bọn tớ vằn vện bẩn thỉu như da linh cẩu thì hay đấy nhỉ…“ Trước khi đi, tôi hỏi Văn Cao: “Cậu có câu hát hồi 15 tuổi tớ rất xúc động là lập quyền dân, tiến lên Việt Nam…” Như biết tôi sẽ nói gì tiếp, Văn Cao nheo mắt thử dài: “Họ tuyên truyền tao thế nào tao xực luôn thể ấy… Đ… biết là họ bịp. Dân thì có quyền đ. gì với Cộng được. Tỉnh ra là bị bịp thi đời tàn rồi…”
Lối vào cổng chùa Hà là phố Trần Đăng Ninh, tôi chiều chiều đi bộ qua đó có lần dừng lại dưới cột treo tên ông, tủm tỉm cười. Một chủ thợ may cạnh đẩy hỏi cụ thú cái gì thế. À không, nhớ lại một chuyện xưa. Cố nhiên tôi không nói. Thời gian báo Sự Thật ở chung với Ban kiểm tra trung ương và Ban tài chính trung ương, dưới chân đồi - Đồi A I - là cái giếng mà một lần ngồi ở bàn làm việc tôi thấy Trần Đăng Ninh thủ trưởng ban kiểm tra trung ương mò ra trêu thủ trưởng kinh tài Nguyễn Lương Bằng đang tắm, quần đùi “ca cơi” thưa như vải màn, trắng béo. Mấy tháng trước, sau khi thanh toán vụ Hát Xăng Vanh Đơ - H122 - ê ẩm do Phòng Nhì Pháp bố trí, Trẫn Đăng Ninh đi cùng Cụ Hồ sang Bắc Kinh, Mát-xcơ-va xin cho vào phe… Trần Đăng Ninh đến quàng tay bóp hai vú Nguyễn Lương Bằng; Sướng không? Này, lấy vợ nhá? Sợ đàn bà à? Đàn bà hay chứ lị, rét nằm với họ thì hoá ấm mà nóng lại hoá mát… Tình cờ hôm ấy Phạm Văn Khoa ghé qua tán tếu trông thấy, Khoa bảo tôi tao có lần thấy ông Ninh này tội lắm. Hộ tống Cụ Hồ tới đất Trung Quốc đang chờ họ đến đón đi thì Cụ Hồ hút thuốc, Ninh bảo Bác cho tôi một điếu. Cụ lắc đầu: Chú hút thì chú mua chứ sao lại đi xin? Thì vừa lúc một chiếc xe con đến bứt mỗi mình ông Cụ đi tuốt luôn, chẳng nói chẳng rằng vất bọn mình ở lại. Ninh cứ hỏi tớ sao cậu không hỏi họ là đem Bác đi đâu? Tớ bảo họ làm như biệt động ấy thì còn ai hỏi kịp! Mẹ, nẫng lãnh tụ của người ta đánh cái roạt mà không thông báo gì. Chúng nó có coi đám người cùng đi với Cụ ra cái gì đâu.
Quá dưới nữa là phố Xuân Thuỷ, ông từng đau khổ bảo Đào Phan và tôi: Bao nhiêu rác rưởi, họ đổ hết vào đầu mình.
Chuyện tên phố còn có thế kể nhiều - chẳng qua là đảng cho thơm thì được thơm, đảng bắt bẩn thì chịu bẩn thôi - còn có thể kể nhiều nhưng thôi, phải quay về với tuyến chính. Sau Hiệu triệu Tổng khởi nghĩa, Lưu Quyên được thu dung lại. Với bản Hiệu triệu Tổng khởi nghĩa, lẽ ra anh cũng phải lên biển phố nhưng lận đận miết, về hưu rồi, một hôm anh đến nhà Lưu Động. Tình cờ tôi ở đó. Lưu Quyên nói đảng kỷ luật các cậu là phải, các cậu chống Staỉin! - À, Stalỉn không đáng chống ư? Stalin giết đồng chí như ngoé mà tốt à, Lưu Động vặn lại? - Khrouchtchev vu cáo, Lưu Quyên nói. - Thế thì hôm nay tôi nói anh rõ là theo đúng kiểu Stalin, đảng đã tặng anh án chết ngay từ lúc anh trốn tù ra đấy nhá. Anh không lạ đâu nhung tôi nhân chứng tôi nói để anh sởn da gà anh lên. Coi một trạm giao liên, tôi được chỉ thị hễ anh vác xác đến tìm đảng là cho anh tiêu luôn. Lẽ ra tôi giết anh rồi nhưng thằng tú tài trong tôi lỡ đọc Montesquieu với Voltaire nên anh sống, đấy, có Stalin đấy, thấy chưa? Mặt Lưu Quyên đờ dại ra. Lưu Động nói tiếp: Đây, tớ nói chuyện này nữa mà chắc cậu cũng chả lạ. Tớ đi công tác với Hoàng Quốc Việt. Qua khỏi một đò ngang, Việt hỏi tớ, vừa rồi giả dụ bị lính với trương tuần đuổi thì qua xong sông cậu làm gì? Tớ đáp chạy cho mau, chả trả tiền lẫn cảm ơn gì cả. Việt lắc đầu: Tiểu tư sản! Làm như cậu có ngày vỡ hết. Lính với trương tuần chúng bắt lái đò chỉ lối ta chạy có nguy hiểm không? Vậy thì sắp tới bờ, trong khi tôi vờ móc túi lấy tiền trả, cậu phải vớ lấy bơi chèo nện ngay cho hắn ngã lăn xuống nước… Bữa ấy Luu Quyên thú thật: “Ngô Ngọc Du, thứ trưởng công an nhờ mình nghe ngóng đám xét lại và báo cáo lại”. Anh thanh minh anh không làm. Rồi nói nốt: “Tớ kể lại với thằng Đào Năng An mà nó mắng tớ ghê quá. Sao cậu im? Cậu phái bảo thing Du là cậu không làm được cái trò chó má ấy chứ. Đám xét lại ấy họ sáng suốt và họ dũng cảm, cậu cũng thấy đấy thôi”. Mấy năm sau, Đào Phan, Đào Năng An, Lê Trọng Nghĩa và tôi đến nhà Lưu Quyên gần Bộ công an ăn giỗ vợ anh, có thông gia của anh là Tế Hanh. Đào Phan đùa: “Đảng mà xịt Lưu Quyên rồi thì không có bản hiệu triệu lịch sử về Tổng khởi nghĩa chứ!” - Xưa kỷ luật cao nhất trong đảng là xịt à, Đào Phan? Đào Phan gật: Có cái đó, nhưng không thành vãn, nhờ đó đội ngũ mới tự giác kỷ luật sắt thép ghê như thế chứ!

*

Trước đây trong Bộ chính trị xung đột về chuyện theo Mao hay theo Liên Xô. Nay đấu nhau ở về vấn đề có tiếp tục theo chủ nghĩa xã hội nữa hay thôi. Hà Nội đồn Nguyễn Mạnh Cầm vừa phát biểu ý kiến xong (ý kiến là không còn mâu thuẫn đối kháng với Mỹ, nghĩa là có thế làm ăn với Mỹ) liền bị ngay Đào Duy Tùng và Nguyễn Hà Phan (sắp Đại hội 8, Phan bị rầm lên chuyện đã đầu thú khai báo) quây lại uốn nắn. Nhằm một ai khác, cầm chỉ là khói, người ta muốn dập lửa. Quả nhiên, Võ Văn Kiệt tương ra một thư chệch hướng - thôi chủ nghĩa xã hội - gửi Trung ương. Một số người truyền tay nhau thư này. Thế là lên ngay một vụ án chính trị - vừa dẹp bên ngoài vừa đe Kiệt bên trong. Lê Hồng Hà, Hà Sĩ Phu bị tù. Trước khi rời ghế về, để chuộc tội chệch hướng, Kiệt hạ bút ký cái nghị quyết CP31 phát xít cho phép uỷ ban nhân dân các cấp từ xã phường được quyền quản thúc bất cứ ai nó cho là hại đến an ninh. Ký cả cái CP lập Tổng cục tình báo “siêu chính phủ”, “siêu pháp luật”… Tôi không thể không nghĩ đến Triệu Tử Dương, Tổng bí thư Đảng cộng sản Trung Quốc thà mất hết, chịu quản thúc tại gia cho đến chết chứ không đàn áp sinh viên ở Thiên An Môn. Đến khi vào WTO (World Trade Organization, Tổ chức Mậu dịch Thế giới - BT), thể giới đòi nhân quyền, đảng mới bỏ cái CP cho phường xã bẳt người. Và như bù vào cho xã phường bị tước mất quyền bắt người, lúc này Kiệt đòi quyền tự do cho dân lập trại nuôi hổ.
Ít ra ở mặt nào đó Kiệt đã công nhận một sự thật trong Luận Ngữ: Hổ không đáng sợ bằng người, dân nuôi hổ ở nhà tốt, không cần ra CP31 quản thúc.

*

Những ngày sôi lên vụ án phản động nắm giữ “bi mật quốc gia” (tức lá thư của Kiệt), những ngày trong Bộ chính trị soi tìm chệch hướng ở nhau, tôi đã có những giờ phút lạc vào không gian đầy xúc động của kiến thức: đọc (và dịch) Ancient societies, - Những xã hội cổ đại của vị thày tu Mỹ thông thái Lewis Morgan, tiếp đó đọc La Mélodie secrète (Giai điệu huyền bí) và le Chaos et l'Harmonie (Hỗn độn và hài hoà) của Trịnh Xuân Thuận, nhà vật lý vũ trụ Mỹ gốc Việt tên tuổi lẫy lừng. Vị thày tu đưa tôi ngoi ngược tới thời nguyên thuỷ, con người sống bầy đàn, ăn lông ở lỗ, mông muội. Nhưng chính họ đã sáng tạo ra chế độ tư hữu khiến họ thoát khỏi sinh hoạt thú vật và ròi trên cơ sở đó dụng nên ba trụ cột nền móng của cấu trúc xã hội người: chế độ tư hữu, gia đình và chế độ dân chủ. Ba toà tháp vàng này tồn tại chừng nào xã hội người tồn tại. Nhưng Tuyên ngôn Cộng sản lại tuyên bố thủ tiêu mọi hình thức tư hữu, điều kiện đầu tiên tách người ra với bầy đàn thú vật rồi tổ chức nên xã hội người. Xoá tư hữu tất yếu xoá chế độ dân chủ. Trịnh Xuân Thuận cho tôi ngược thời gian lên tới giây phút năng lượng của hư vô kích nổ ra một đầu kim vũ trụ. Tôi thật lòng tiếc cho Marx, Engels đã bị tông đô con cháu tẩm liệm cứng khư bằng bê tông. Nếu người ta tiếp tục nghiên cứu lắng nghe các phát kiến khoa học mới mẻ rồi đính chính, bổ sung, phát triển chủ nghĩa Marx thì có thể cũng tiến đến được một học thuyết hoà nhã, thuận tình người, hợp lẽ tiến hoá, chẳng phải mượn đến bà đỡ máu me thật sự đầy mình là bạo lực để cho ra đời cái mà đích thị là không tưởng. Chớ tiếm quyền của Huyền bí. Bất ngờ, Hỗn độn, chẳng mang định hướng, chương trình gì nhưng nó là sức mạnh vô địch, nguồn ngẫu hứng thiên biến vạn hoá của muôn loài. Chớ có tham vọng chuyên chính với nó. Năm 2004, một tờ báo lớn ở ta ca ngợi Trịnh Xuân Thuận. Song nhấn mạnh ông là Mỹ nhưng gốc Việt, ông làm việc ở Mỹ nhưng học ở Pháp, ngụ ý thằng Mỹ chẳng đào tạo mà chỉ chờ bóc lột chất xám. Luôn ghi lòng tạc dạ rằng không bao giờ được đề cao Mỹ. Tôi đã thư cho tờ báo nói nhà bác học đúng là người Việt cơ mà Bắc chạy cộng sản. Sang Pháp, học ở Thuỵ Sĩ cơ mà như ông thừa nhận, ông đã có may mắn và vinh dự được học tại đại học Caltech, thánh địa vật lý vũ trụ Mỹ. Bố ông, Trịnh Xuân Ngạn, làm việc ở Toà án “nguỵ”, sau 1975 đi cải tạo cơ mà thành một bộ xương ba mươi bảy ký. Thuận phải nhờ chính phủ nhưng cơ mà thông qua can thiệp của Pháp để cứu bố ra. Đâu năm 2005, Đảng ra bảng tôn vinh người Việt gồm mười mấy vị danh tiếng công dân nước người trong có Trịnh Xuân Thuận, Ừ, giá như tôn vinh từ lúc định bó tù bố ông. Chắc không đọc Hỗn độn và Hài hoà, không biết Trịnh Xuân Thuận viết: Tôi thông báo cái chết của chủ nghĩa duy vật biện chứng (tôi nhấn). Lời thông báo hả hê hơn lời Karl Popper bác bỏ chủ nghĩa duy vật Mác-xít tại một hội thảo năm 1937. Popper cho rằng Hégel đưa phép biện chứng ra để ủng hộ Nhà nước tuyệt đối của Phổ, kiểu chủ nghĩa toàn trị sau này thì học trò của ông, Marx đưa phép biện chứng duy vật ra để tiên tri một Nhà nước vô sản chuyên chính độc tài trì trệ vì cấm đoán tự do tư tưởng để giữ vị trí độc tôn. Tôi đã đến Caltech và UCLA (University of California, Los Angeles, Hệ thống Đại học của California - BT). Vào thư viện. Hệt giáo đường. Vào một phòng thí nghiệm. Cảm giác về thăm Alma Mater kiếp nào. Tôi lặng ngắm trong bể sen một con rùa im lìm canh giữ thiền giới mênh mang của giáo đường trí tuệ và đang nghe những tín hiệu từ rìa vũ trụ đang tiếp tục dãn ra gửi về. Liệu rồi vũ trụ có thành ra cái xơ mướp tả tơi không? Hay hòn bi ve?