Chương 25
Y Y

“Xin mạo muội làm phiền bác Sầm, cháu là Âu Dương Sảnh. Bố mẹ cháu là Âu Dương Diên Khánh và Lương Chí Quân. Cháu đang học ở Đại học Y Giang Kinh”. Vừa về đến nhà Sảnh đã gọi điện cho “Máy kéo” Sầm Thiết Trung. Sảnh cầm một ống nghe khác để hai người nói chuyện.
Có vẻ như ông Trung hơi ngạc nhiên “Chào cháu. Cháu có việc gì không? ”
“Cháu muốn hỏi thăm bác về một người”.
Giọng ông Trung xởi lởi: “Đừng ngại gì, nếu biết thì bác sẽ nói với cháu”.
Theo miêu tả của cha mẹ, Sảnh có thể hình dung ra một vị trung niên cao lớn đĩnh đạc.
“Y Y đang ở đâu? ”
Ông Trung “Ơ” một tiếng, rồi nói ngay “Có lẽ cháu đã nhầm chăng? Bác không quen ai là Y Y cả”. Ông ta quả là người đã lăn lộn trên thương trường. “Bác đúng là nhân vật quan trọng hay quên chuyện cũ! Năm xưa khi bác thực tập ở bệnh viện tiền tuyến, trong tổ có một cô gái mà bác say mê, cô ấy tên là Y Y.”
Đầu dây bên kia im lặng một hồi, cuối cùng ông Trung nghèn nghẹn hỏi: “Các cô được hỏi thẳng cái tên Y Y hay sao? Không, không phải, ý bác là các cháu nghe được chuyện này ở đâu thế?”
Âu Dương Sảnh lạnh lùng đáp: “Là bác Tiểu Nhiên nói cho cháu biết.”
Lại im lặng một hồi lâu, ông Trung gần như tự lẩm bẩm một mình: “Không… không thể. Anh ấy đã đi từ lâu rồi.”
Sảnh lạnh lùng nói: “Hình như bác có phần xúc động. Có phải trước kia bác từng làm những việc không phải với ông Tiêu Nhiên không?”. “Cô có biết mình đang nói gì không?”
“Nguyệt Quang. Bác có nghe nói gì về Nguyệt Quang không?”
“Lẽ nào... cô biết thật ư? Rốt cuộc Tiêu Nhiên có chết thật hay không?”
“Quả đúng là bác. Ngày ấy ở bệnh viện tiền tuyến bác đã o ép Y Y phải hợp tác với tổ điều tra rồi khai ra Tiêu Nhiên là thành viên của Nguyệt Quang xã, và ép chị ấy tránh xa Tiêu Nhiên, đúng không? Vì Y Y lần lữa không đến, Tiêu Nhiên đã hoàn toàn thất vọng, rồi nhảy lầu tự sát vào sáng sớm ngày 16/6. Vật cản lớn nhất ngăn cản bác theo đuổi Y Y đã biến mất, và từ đó bác có thể rất đắc ý chứ gì?”
Sảnh thấy mình phân tích rất hợp tình hợp lý, lòng cô dâng lên nỗi căm giận “Máy Kéo” đang ở đầu dây bên kia.
“Gì thế? Cô đang nói linh tinh gì vậy?” Ông Trung cũng điên tiết, nhưng rồi lại nghĩ ra là đang đối thoại với một cô gái mới lớn, giọng ông bình tĩnh trở lại. “Những điều cháu Sảnh nói, đều khác xa với sự thật. Năm xưa bác còn trẻ dại, đúng là đã làm thủ lĩnh của một nhóm trong phái “tạo phản” ở đại học Y Giang Kinh, cũng từng khao khát Y Y nhưng vẫn rất tôn trọng cô ấy. Cô ấy vẫn luôn giữ một khoảng cách với bác, tuy bác tồi thật nhưng cũng không hề làm điều gì quá đáng. Bác cũng không hề tham dự các hoạt động của tổ điều tra. Cháu nghĩ mà xem: Y Y ghét bác, đời nào cô ấy lại nghe theo bác để rồi khai ra việc Tiêu Nhiên đã tham gia “Nguyệt Quang xã”. Bác đâu có sức mạnh để ngăn cản Y Y và Tiêu Nhiên gặp nhau. Bác biết đúng là tổ điều tra đã gây sức ép rất dữ đối với Y Y, nhưng bác tin rằng mình hiểu Y Y là người rất tốt, cô ấy yêu Tiêu Nhiên sâu nặng, dù bị o ép không cho tiếp tục quan hệ với Tiêu Nhiên thì Y Y cũng quyết không bán đứng anh ấy. Đương nhiên... lúc đó hình như cô ấy cũng rất mâu thuẫn, luôn thấy hoang mang, rất có thể sẽ bị tổ điều tra lợi dụng. Có thể đã xảy ra những chuyện gì thì bác không có quyền phát biểu”.
“Cháu sao có thể tin lời bác nói”. Sảnh thấy ông Trung nói không phải là không có lý.
Cháu có thể đi mà hỏi Y Y. Ông Trung không nghĩ ngợi nói luôn. Nói rồi ông mới nghĩ ra rằng hình như đây mới là mục đích gọi điện thoại của Sảnh. Ông im lặng một hồi lâu. Sảnh chờ đợi, cô không nén được nữa: “Chắc chắn bác phải biết tình hình cô Y Y hiện nay, đúng không ạ?”
Rốt cuộc ông Trung cũng trả lời: “Lần này thì cháu đã nói đúng rồi. Nhưng đây là chuyện đời tư, có lẽ bác không thể cho cháu biết. Và tại sao bác phải cho cháu biết chứ?”. “Vì vụ mưu sát 405. Bác vẫn có liên lạc với các bạn học cũ, chắc bác có nghe nói. Phòng ký túc xá 405 là nơi Tiêu Nhiên đã từng ở, bác ấy đã nhảy lầu từ nơi ấy, bác không thể không biết. Lẽ nào trải qua bao năm bác không có chút nghi ngờ về những điều kỳ lạ ẩn chứa trong đó? Y Y nghĩ sao? Chắc cô ấy sẽ không cho rằng chỉ là một sự trùng hợp?
Ông Trung “a” lên một tiếng rồi nói: “Bác có nghe nói về vụ 405, nhưng vẫn tin rằng đó là những sự trùng hợp. Theo bác được biết, Y Y không hay biết những chuyện này.
Y Y tên thật là Khổng Phồn Di, tuy cùng là sinh viên khóa 63 nhưng không cùng lớp với Tiêu Nhiên mà lại cùng lớp với Sầm Thiết Trung. Sảnh đã nói gần như cặn kẽ với ông Trung về những suy đoán của của cô với “vụ án mưu sát 405” và “Nguyệt Quang xã”, và cả mọi phân tích về tình trạng của Diệp Hinh mới khiến ông Trung rất kín đáo này phải mở máy nói.
Ông Trung nói: “Năm 1967 Khổng Phồn Di bị điều tra o ép dữ dội kéo dài đã có dấu hiệu suy sụp tinh thần từ trước khi Tiêu Nhiên tự sát. Dưới sự giúp đỡ của tổ điều tra và phái tạo phản, Y Y buộc phải tuyên bố vạch rõ ranh giới với Tiêu Nhiên. Sau khi biết tin Tiêu Nhiên tự sát, Y Y đã mắc chứng trầm cảm nghiêm trọng, phải ngừng thực tập ít lâu. Về sau cô cùng nhiều sinh viên đi lao động ở nông trường của bộ đội sau đó đi làm bác sĩ ở một thị trấn nhỏ tại Hoán Nam. Đầu những năm 70 do cô có trình độ cao, cô được điều lên bệnh viện cấp thành phố tại vùng Bang Phu. Năm 1980 cô học nghiên cứu sinh tại bệnh viện Hiệp Hòa, Bắc Kinh, sau khi tốt nghiệp đã công tác ở Bắc Kinh hai năm rồi sang Mỹ học nghiên cứu sinh tại mheight:10px;'>
''Em chỉ biết người ấy họ Uông, là bệnh nhân lâu năm, nhưng tuần trước đã ra viện rồi."
Tiểu Nhã vội vã bước ngay vào phòng, các bạn đang sốt ruột đợi cô, thấy cô đã hoàn toàn tươi tỉnh như xưa, nỗi lo lắng của mọi người đều vợi đi quá nửa, căn phòng nhỏ bỗng tràn ngập tiếng nói cười vui vẻ.
Ngồi lái xe quay về, anh Bành vẫn không nén được bèn hỏi Bỉnh Thành: "Thầy Thành ạ, anh em ở phòng bảo vệ vẫn nhắc đến ''vụ mưu sát 405'', có phải nó là căn phòng 405 ở đúng ký túc xá ấy không?" ''Vụ mưu sát 405'' đúng là một bộ phim phá án đáng sợ mà thời kỳ đó ai ai cũng biết.
Bỉnh Thành nói không mấy mặn mà: "Họ toàn nói vớ vẩn, đúng là ký túc xá đã từng xảy ra vài vụ chết người nhưng đều là tự tử. Gần đến kỳ thi cuối học kỳ, do áp lực trong học tập quá lớn nên dẫn đến mà thôi.”
Một tháng sau, khi anh Bành đang trong phòng trực ban lái xe thì một hồi còi hú thê thảm của xe cấp cứu làm anh bừng tỉnh. Chỉ nghe thấy những bước chân vội vã ở phòng bảo vệ kề bên, mọi người chạy đi chạy lại tíu tít. Anh mặc áo chạy ra, thấy có người gọi: "Anh Bành hãy trực ở vị trí của mình, kí túc xá có một nữ sinh khoa Y nhảy lầu, anh ở đó mà trực điện thoại, nhất định sẽ có lãnh đạo khoa xuống hiện trường."
"Ở phòng nào thế?" Bành hỏi lại.
"405."
Bành chợt thấy gáy mình lạnh toát.

Truyện KỲ ÁN ÁNH TRĂNG ----------- PHẦN DẪN 1 PHẦN DẪN 2 Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5 Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10 Chương 11 Chương 12 Chương 13 t trung tâm y học, đề tài chính là thực nghiệm lâm sàng về khối u não. Từ đó Y Y đi khắp các nước Âu Mĩ để nghiên cứu khoa học, có nhiều thành tích trong lĩnh vực u não.
Thực ra, tôi biết Y Y xa quê hương đi khắp bốn phương, hầu như không quan hệ với các bạn học cũ thậm chí - sống xa chồng trong khoảng thời gian dài như Ngưu Lang Chức Nữ là vì sự nghiệp đang lên phơi phới, nhưng đúng ra là vì né tránh - cô ấy vẫn không thể đối mặt với những chuyện xưa bi thảm”. Ông Trung đang thổ lộ những điều dồn nén trong lòng bấy lâu, trước khi cảnh cáo Sảnh không được xốc nổi tùy tiện hành động.
Phồn Di không bắt tay hòa giải với Thiết Trung để trở thành bạn bè thân thiết. Trên thực tế hầu như chị đã đoạn tuyệt quan hệ với tất cả các bạn học cũ. Nhưng vì chị là cô gái duy nhất mà Thiết Trung thầm yêu trong đời, nên ông vẫn mang trong lòng một niềm say mê, ông vẫn cố gắng dò hỏi tình hình của Phồn Di và biết rằng chị đã kết hôn với một bác sĩ tốt nghiệp đại học Y Giang Kinh cũng được phân công đến Hoán Nam công tác. Tuy chị phiêu bạt khắp nơi nhưng nhà vẫn ở Giang Kinh. Có điều ông không biết làm thế nào mới có thể liên lạc được với chị. Cuối cùng, ông cho biết một thông tin cách đây không lâu, trong một lần tìm kiếm tư liệu y học ông biết có một bài nghiên cứu của Khổng Phồn Di xuất phát từ một viện nghiên cứu của Thụy điển.
Đặt ống nghe xuống, Sảnh và Hinh lập tức đến ngay thư viện trường để dò tìm tài liệu ghi chép. Lần theo hướng ông Trung nói, hai cô tìm ra tên tiếng Anh của Phồn Di là Faye Ro. Ông Trung đã nói đúng: Phồn Di đang ở Thụy điển.
Ngày 16/6 đã cận kề ngay trước mắt, cơ hội gặp Phồn Di hết sức mong manh. Và dù cso gặp thì liệu Phồn Di có thể giúp gì được không? Nói là “muốn tháo chuông, phải tìm người treo chuông” nhưng sẽ tháo cái chuông ấy ra sao? Tuy nhiên cả hai vẫn gọi điện ra nước ngoài theo số điện thoại của tác giả đã ghi rõ trong bài viết. Nữ thư ký phòng thí nghiệm của Phồn Di đang ở đầu dây bên kia, trả lời rằng gần đây tiến sĩ Di đã về Trung Quốc.
“Làm thế nào để liên lạc được với cô ấy?”
“Chị ấy có để lại số điện thoại nhà riêng để gọi khi cần thiết. Nhưng đây là thông tin cá nhân, tôi không tiện cho các vị biết. Nếu cần các vị cứ fax cho tôi, tôi sẽ fax lại cho chị ấy”.Người trợ lý của Phồn Di ở Thụy Điển trả lời.
Hinh và Sảnh cũng soạn một bức thư viết bằng tiếng Anh, nói rằng Diệp Hinh là một sinh viên y khoa, rất thích các bài nghiên cứu của tiến sĩ Di, mong có dịp được bà giúp đỡ để sau này quyết chí phấn đấu phụng sự cho nghiên cứu khoa học. Trong thư nói rõ mình đang học ở đại học Y khoa số một Giang Kinh nêu thuận tiện có thể gặp mặt ở một địa điểm nào đó. Hai cô cố ý giấu rằng mình học ở đại học Y số hai Giang Kinh vì sợ bà nhạy cảm phải nghĩ ngợi. Gửi fax đi rồi cả hai vẫn cảm thấy khả năng gặp bà Di gần như là con số không. Không ngờ Phồn Di lại trả lời ngay nói rằng bà rất vui khi biết có sinh viên trẻ tự nguyện lao vào sự nghiệp nghiên cứu y học và ngạc nhiên vì Hinh biết nhiều về các nghiên cứu của bà. Bà nói mình không có văn phòng tại Giang Kinh nên chỉ có thể gặp gỡ ở bên ngoài.
14h NGÀY 13 THÁNG 6.
Sau khi tân trang sáng sủa, hiệu sách Tân Hoa ở Giang Kinh đã mở cửa trở lại. Không chỉ cửa kính bàn ghế bóng lộn khắp lượt mà các loại sách và văn hóa phẩm cũng rất hào nhoáng bắt mắt. Tầng trên cùng còn bố trí bàn trà để độc giả mê sách có thể ngồi uống, đồng thời nhẩn nha xem sách. Hai bên hẹn gặp nhau vào lúc 3h chiều, nhưng chỉ ít phút sau buổi trưa, Sảnh và Hinh đã lên phòng trà, ngồi xuống chiếc bàn nhỏ, khắc khoải chờ đợi.
Chắc Y Y bí hiểm này sẽ không thất hẹn chứ nhỉ? Thử đoán xem, chữ R tên tiếng Anh của cô ấy (Faye Ro) có ý nghĩa gì không?. Lúc không có người lạ đứng bên, Sảnh hỏi Hinh: “Tớ biết cậu lại đang động não rồi đây. Chắc cậu định nói rằng đó là chữ cái đầu tiên phiên âm chữ Nhiên, đúng không? Tớ đã tra cứu một bài nghiên cứu khác của cô ấy, chữa R trong tên tác giả bài viết là viết tắt của tên đầy đủ là chữ Rem. Kể cũng lạ, vì đây không phải là tên người, khi đọc lên hơi giống Ran nhưng rõ ràng không phải. Nếu không sử dụng Ran thì càng chuẩn sai mà. Tớ đoán Rem là 3 chữ cái đầu tiên của từ Remember (nhớ) và có hai ý đan xen vừa là nhớ nhung vừa ngầm chỉ người mà cô nhớ nhung là Ran.
Sảnh không ngớt tâm đắc tán thành: “Diệp Hinh siêu thật. Cậu đã không uổng công đọc truyện trinh thám của Agstha mà tớ cho mượn. Nói có lý lắm”.
Hinh tập trung suy nghĩ, rồi lẩm bẩm: “Nhưng nếu thế thì tại sao cô ấy lại bán đứng Tiêu Nhiên? Cô ấy có tình cảm sâu nặng với Tiêu Nhiên như vậy, cho đến tận bây giờ vẫn nhung nhớ không nguôi, và lại về nước trong dịp này, liệu có phải ý tưởng niệm Tiêu Nhiên không?”
Sảnh bỗng ngồi thẳng người lên, nhìn về phía sau Diệp Hinh nói: “Có lẽ là cô ấy?”
Phòng trà không quá đông người, Hinh ngoảnh lại nhìn thấy một phụ nữ trung niên đeo kính râm, mặc bộ váy màu trắng ngà có dải đeo vai, đang tiến đến.
“Có bạn nào là Diệp Hinh ở đây không?”
Làn da, đôi tay người này vẫn rất mịn màng, mái tóc dài vấn lên và được cài bằng chiếc cặp tóc có phần lưng khá rộng, làm nổi bật khuôn mặt trái xoan gần như hoàn mỹ, trông đâu có giống một người đã gần 50. Hinh và Sảnh ngẩn người nhìn.
“Là cháu ạ! Cháu là Diệp Hinh, đây là Âu Dương Sảnh bạn cháu. Cô là tiến sĩ Di phải không ạ? Chúng cháu đều rất ngưỡng mộ cô, cho nên đã cùng đến: Chúng cháu xin cảm ơn cô đã bớt chút thời gian đến gặp chúng cháu”. Hinh đứng lên chào hỏi.
Người phụ nữ gật đầu, mỉm cười: “Tôi là Khổng Phồn Di. Hai cô cũng chịu khó thật, đã tìm được tôi trong kỳ nghỉ này. Nói thật nhé, chúng ta trò chuyện về công tác của tôi, tôi rất vui. Mấy khi đã có người muốn nghe lời nói về những điều khô khan này. Mấy hôm nay phải xa phòng thí nghiệm và bệnh viện, tôi thấy hơi lạ lẫm, nhưng năm nào cũng cần có một khoảng thời gian để thích nghi. Chương 14 Chương 15 Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20 Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25 Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30 Đoạn kết