MỖI ĐỘNG TÁC LÀ MỘT LỄ NGHI Thiều ơi, tôi thường nghe một ví dụ này khá hay về hơi thở. Có một bức tường cao không có cách gì leo lên đứng phía trên được, duy chỉ có sợi chỉ mong manh vắt qua bức tường. Người khôn khéo sẽ buộc đầu sợi chỉ ấy vào dây gai rồi qua bên kia kéo đầu sợi chỉ xuống để cho sợi dây gai vắt lên thay thế. Xong rồi, lại buộc đầu sợi gai với đầu sợi dây thừng để kéo nó vắt qua bức tường. Sau khi cột một đầu thừng xuống chân bức tường bên này, ông ta sang bên kia tường bám vào sợi dây thừng mà trèo lên đứng phía trên bức tường. hơi thở của ta là sợi dây chỉ mỏng manh kia, nếu ta biết sử dụng thì ta có thể biến nó thành một khí cụ thần diệu cứu ta ra khỏi những trường hợp xem như vô vọng. Hơi thở cũng là một cây cầu bắt từ thân sang tâm, hơi thở điều hòa cả thân và tâm, hơi thở thiết lập sự thể giữa thân và tâm. Thân và tâm đều có liên hệ tới hơi thở, và hơi thở có thể dùng để điều hợp thân tâm, đưa đến trạng thái tĩnh lặng sáng chiếu của cả hai.Có nhiều người và nhiều sách nói đến những ích lợi lớn lao của sự tập thở đúng phương pháp. Người biết thở là người biết sử dụng một kho tàng sinh lực vô tận: Hơi thở thanh lọc buồng phổi, thanh lọc máu trong huyết quản, thanh lọc và đổi mới cả cơ thể. Hơi thở quan trọng hơn thức ăn. Những điều ấy rất đúng. Hồi xưa tôi từng bị ốm nặng và qua mấy năm thuốc thang không lành, tôi đã dùng đến phương pháp thở, phương pháp này đã cứu sống tôi.Tuy vậy trong câu chuyện mà tôi đang nói với Thiều đây, hơi thở là dụng cụ và đối tượng của quán niệm. Hai lá phổi tốt, một hơi thở khỏe là những thiện duyên rất lớn, tuy nhiên không phải là mục đích lớn mà chỉ là những vật phó sản (gous prodrets) của sự thực hiện quán niệm mà thôi. ở Paris tôi có hướng dẫn một lớp ngồi Thiền cho người ngoại quốc. Trong số đó có nhiều người trẻ. Tôi nói với họ mỗi ngày ngồi một giờ đồng hồ thì tốt lắm, nhưng không đủ thiếu gì. Phải tập thiền trong khi đi, đứng, ngồi, nằm và làm việc. Tôi chỉ cho họ cách quán niệm trong khi rửa tay, rửa bát, quét nhà, nói chuyện. Tôi nói trong khi rửa bát, có thể ta nhớ tới tách trà và muốn rửa cho thật mau để lên ngồi uống trà. Nhưng như thế là ta không thấy được sự sống trong khi rửa bát. Trong khi ta rửa bát thì rửa bát phải là chuyện quan trọng nhất trong đời. Trong khi ta đi cầu, thì đi cầu là chuyện quan trọng nhất trong đời. Cứ thế mà nhìn, bửa củi cũng là thiền mà gánh nước cũng là thiền. Người hành giả tu 24 tiếng đồng hồ một ngày chứ không phải chỉ tu trong giờ tụng kinh và ngồi thiền. Mọi động tác đều được nhiếp phục trong chánh niệm. Mỗi động tác là một lễ nghi. Dùng chữ lễ nghi thì hơi nặng nề nhưng tôi phải dùng chữ ấy qua một lượt để Thiều thấy tính cách sanh tử của sự tỉnh thức.HÃY LÀ NỤ CƯỜINgày nào cũng thực tập quán niệm, giờ nào cũng thực tập quán niệm... Nói thì dễ nhưng thực hành cho được thường xuyên là chuyện không dễ... Vậy cho nên tôi đề nghị những người trong lớp thiền tập nên để dành một ngày trong tuần để khởi sự thực tập. Đã đành trên nguyên tắc ngày nào cũng là ngày của mình, giờ nào cũng là giờ của mình, nhưng trên thực tế mình hoàn toàn chưa thể nào chủ động được và mình có cảm tưởng gia đình, sở làm và xã hội chiếm mất hết thì giờ của mình. Vì vậy tôi đề nghị họ lấy một ngày trong tuần làm “ngày của mình”. Ngày này sẽ là bàn đạp tạo nên thói quan tốt đẹp của sự thực tập quán niệm. Tác viên xã hội ai cũng có quyền có 1 ngày như vậy mỗi tuần, nếu không ta sẽ tự đánh mất mình một cách dễ dàng trong cuộc đời náo động. Ta tạm gọi cái ngày thứ bảy kia là ngày quán niệm. Muốn tổ chức ngày quán niệm ta hãy chuẩn bị làm sao khi thức dậy trong buổi sáng, ta có thể nhớ ngày dó là ngày quán niệm. Treo một cái gì ở trên trần nhà hay ở trong mùng. Ví dụ như một chữ "quán” hay một cành thông chẳng hạn, để khi thức dậy là ta có thể trông thấy và biết đây là ngày quán niệm, ngày "của mình”.Nhớ ra như vậy rồi, ta nên mỉm cười để chứng tỏ rằng ta đang có ý thức trọn vẹn và cũng là nuôi dưỡng ý thức trọn vẹn đó. Nằm trên giường ta bắt đầu theo dõi hơi thở, điều phục hơi thở, thở những hơi chậm, dài và ý thức. Rồi ta từ từ vén chăn ngồi dậy (đừng tung chăn chồm dậy như thường nhật). Nuôi dưỡng quán niệm trong từng cử chỉ. Ta xúc miệng đánh răng, chải đầu, cạo râu hay điểm trang một cách nhẹ nhàng, thong thả, cử động nào cũng được nhiếp phục trong quán niệm. Theo dõi hơi thở, nắm lấy hơi thở, đừng để tâm loạn động. Khi làm những cử động thể dục buổi sáng cũng vậy. Các cử động thể dục nên làm thong thả, đi đôi với nhịp thở dài và nhẹ. Trong khi tập thể dục, duy trì nụ cười hàm tiếu trên môi.Nên để ra ít nhất là nửa giờ để tắm gội thong thả trong chánh niệm. Đôi khi tắm xong là ta đã thấy nhẹ nhàng khoan khoái rồi. Sau đó ta có thể đi làm việc nội trợ, giặt áo quần, chùi nhà, lau bàn, sửa bếp, xếp dọn sách vở. Những công việc ấy phải được làm thật khoan thai, nhẹ nhàng trong chánh niệm. Làm tức là tu, đừng mong cho chóng xong. Bí quyết là làm thong thả. Để tâm ý vào đó, ưa thích nó, đồng nhất với nó. Phải tìm được sự an lạc trong khi làm những việc đó. Nếu không thì ngày quán niệm đó xem như là thất bại. Những người mới tập thì nên giữ im lặng trong ngày quán niệm. Vận tốc của các cử động dưới ảnh hưởng của quán niệm được giảm xuống rất nhiều. Hãy nhìn những vị thiền sư. Họ đi đứng khoan thai, nhất cử nhất động đều nhẹ nhàng, không vụt chạc hay nóng nảy. Nói như thế không có nghĩa là trong ngày quán niệm ta không nên nói chuyện. Ta cũng có thể nói chuyện và cũng có thể hát nữa. Nhưng ta chỉ nên nói hay hát ít thôi, trong khi duy trì ý thức minh mẫn về những gì ta đang nói hoặc đang hát. Cố nhiên ta có thể vừa hát vừa quán niệm. Biết rõ là ta đang hát và ta đang hát gì. Tuy thế nên biết rằng trong khi ta hát, tình tiết và âm diệu có thể đưa ta lạc ra ngoài chánh niệm nếu năng lực tập trung của ta còn yếu kém. Buổi trưa ta có thể tự nấu cơm. Việc ăn cơm, rửa bát, nghỉ ngơi, tất cả cũng đều được thực hành trong chính niệm. Buổi sáng sau khi nhà cửa đã được dọn hay chăm bón, vun mấy khóm hoa. ta pha trà và ngồi uống trà trong chánh niệm. Để dành thật nhiều thì giờ cho công việc này. Đừng uống trà như người ta ăn hủ tiếu, cà phê ngoài tiệm trước khi đi làm, nghĩa là hấp tấp quá. Uống trà thật thảnh thơi, khoan thai, như nhịp đi của bốn mùa, như nhịp quay của trái đất, thong thả, đều đặn, không hấp tấp. Không đi tìm tương lai. Sống với giờ phút hiện tại. Chỉ có giờ phút hiện tại mới là sự sống. Đừng đồng nhất sự sống với tương lai. Đừng luôn nghĩ tới chuyện phải đi về tương lai. Đừng luôn luôn nghĩ tới chuyện khởi hành. Ngày xưa trong “Bướm bay vượn cải hoa vàng”, tôi viết: Em hãy là đóa hoa đứng yên bên hàng dậu, Là nụ cười, Là một phần của hiện hữu nhiệm mầu. Tôi đứng đây, chúng ta không còn khởi hành. Quê hương chúng ta đẹp như quê hương của tuổi thơ. Xin đừng ai xâm phạm. Tôi vẫn còn hát ca....”. Buổi chiều ta có thể đọc kinh, chép kinh, viết thơ cho bạn, làm bất cứ việc gì mà ta thích từ công việc trong tuần. Tôi nhắc em là làm gì cũng làm trong chánh niệm. Buổi tối ăn ít thôi, khoảng 10 – 11 giờ ta ngồi thiền đến nửa đêm sau khi bách bộ chừng một giờ để thở không khí trong lành, theo dõi hơi thở bằng quán niệm, đo chiều dài hơi thở bằng quán niệm, đo chiều dài hơi thở bằng bước chân ta về phòng và đi ngủ trong chánh niệm.Thiều ơi! Thế nào mình cũng tìm cách để tôn trọng tuyệt đối ngày quán niệm của tác viên. Ngày ấy cần thiết quá và ảnh hưởng tốt đến những ngày khác trong tuần rất nhiều. Mười mấy năm về trước, nhờ ngày bình tĩnh quán niệm ấy mà chú Văn và các anh chị trong dòng Tiếp Hiện đã hướng dẫn được trường đi qua nhiều giai đoạn bão táp. Thực tập ngày quán niệm được trong vòng ba tháng thì ta đã có sự thay đổi quan trọng trong đời sống của chúng ta rồi. Từ ngày quán niệm, sự thực tập sẽ lan qua những ngày khác trong tuần và ta sẽ có thể tu không phải một ngày trong một tuần mà bảy ngày trong một tuần. Thiều đã thấy ra ngày quán niệm là một bàn đạp quan trọng hay chưa.THỨC DẬY GIỮA LÀNG HỒNGKhông những tác viên cần có một ngày trong mỗi tuần, họ còn cần có một tháng trong mỗi năm nữa. Chắc Thiều còn nhớ lá thư tôi viết để trả lời thầy Châu Toàn về dự tính làng Hổng. Làng Hồng là một quê hương tâm linh cho người tác viên, cũng như phương Bối quê hương tâm linh cho chúng ta ngày xưa vậy.Chúng ta phải có làng Hồng để trở về sau những đợt công tác. Tại đây ta trồng cây, trồng rau thơm, đi bách bộ với trẻ trong làng, thực tập quán niệm và Thiền Tọa. Thầy Châu Toàn trong một lá thư cho tôi đã nói tới dự tính ấy, và gọi khu làng quê hương tâm linh này là làng Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Thầy có nói cho tôi hay rằng khu vực chọn lựa có thể nằm gần miền cao nguyên và như thế có thể hạp với cây Hồng. Tôi nói như thế thì đặt tên làng là làng Hồng thì nhẹ và đẹp hon tên kia. Thầy Châu Toàn là một nghệ sĩ, cho nên tôi rất tin cậy nơi Thầy về khía cạnh nghệ thuật của làng. Tôi có dặn Thầy nên giữ tất cả những tảng đá lớn nhỏ có mặt trong khu đất dù dưới suối hay trên đồi. Tôi lại dặn thầy đi đánh dấu tất cả cây lớn nhỏ nào có giá trị nghệ thuật để giữ lại. Làng sẽ có công viên, rừng và rất nhiều con đường đi bộ qua rất nhiều vườn Hồng và tên làng do đó mà có. Làng sẽ có nhiều lô đất, mỗi tác viên có một lô đất, Thiều cũng có 1 lô, tôi cũng có 1 lô. Chúng ta sẽ làm một căn nhà đon giản trong khu đất và trồng cây ăn trái và rau quả quanh nhà. Tôi ưa trồng rau thơm lắm. Tôi sẽ trồng sau nhà của tôi nhiều thứ rau thom: cây ngò, cây quế, cây hưng, cây tía tô, cây kinh giới, cây tần ô, cây rau răm, cây lá lốt. Tôi cũng sẽ trồng cây lá dứa thơm, cây xả, một giàn mướp ngọt, và có thể có cả một giàn hoa lý trước nhà.Thiều cười tôi đang sống với tương lai phải không. Đúng đó, nhưng tôi cũng đang sống với hiện tại. Bên này tôi cũng trồng đủ thứ rau thơm. Tuyết có gởi cho tôi nhiều loại hột giống, nhưng chỉ trồng được trong mùa ấm thôi. Làng Hồng đối với tôi đã là một thực tại rồi. Làng Hồng cũng đã bắt đầu có mặt nơi Thiều. Thiều và các bạn nên xúc tiến việc thành lập làng Hồng. Làng Hồng là một hình ảnh tươi mát trong lòng mọi chúng ta. Làng Hồng cũng là hình ảnh ấm áp. Các anh chị tác viên khi lập gia đình cũng nên về cư ngụ tại làng Hồng. Làng Hồng sẽ có hợp tác xã. Mình sẽ săn sóc cho làng. Tổ chức sinh hoạt cho trẻ con và tạo nền nếp sinh hoạt tâm linh cho mọi người. Mỗi tác viên khi về tới làng Hồng là thấy thoải mái.Trong 1 tháng cư trú tại làng Hồng, người tác viên chơi đùa với trẻ con (bọn Lê Hải Thiều Âm lúc này có lẽ đông lắm), đọc sách, nằm võng, trồng rau, ngồi thiền, rũ bỏ mọi bụi bặm phiền não, luyện thêm ý chí, thêm yêu thương. HẠT SỎI DƯỚI LÒNG CÁT MỊNTác viên ngồi thiền để làm gì? trước hết là để thực hiện một sự nghỉ ngơi toàn vẹn. Thiều nên biết trong giấc ngủ cũng chưa hẳn là hình thức nghỉ ngơi toàn vẹn. Ngủ với thần kinh căng thẳng, với những bắp thịt trên mặt và trên tay chân co rút, với những những giấc mộng nặng nề. Ngủ như thế không phải là nghỉ ngơi. Nằm cũng chưa phải là nghỉ ngơi, nhất là khi còn trăn trở bất an. Nằm dài, xuôi tay chân, đầu không kê gối là một tư thế rất tốt để tập thở và để buông thả bắp thịt cho thư thái. Nhưng nằm thì dễ ngủ. Với lại nằm thì không đi sâu vào Thiền quán được bằng ngồi. Ta có thể tạo nên sự nghỉ ngơi toàn vẹn trong tư thế ngồi và tiếp đó có thể đi sâu hon trong thiền quán để đối trị lại những trở ngại tâm lý của ta.Tôi biết các tác viên có nhiều người biết ngồi kiết già, bàn chân trái đặt lên bắp chân phải và bàn chân phải đặt lên bắp chân trái, cũng có người chỉ có thể ngồi bán già, bàn chân trái đặt lên bắp chân phải hay chân phải đặt trên bắp chân trái. Tại lớp Thiền tập ở Paris, có người không ngồi được các tư thế trên. Tôi khuyên họ nên ngồi theo lối người Nhật. Hai gối song song, hai lòng bàn chân úp xuống làm nơi nương tựa cho thân hình với một chiếc gối kê gọn dưới hai sóng bàn chân. Ta có thể ngồi yên trong tư thế đó hơn một giờ nữa. Tuy nhiên ai cũng có thể ít nhất là tập ngồi theo tư thế bán già. Ban đầu có hơi đau, nhưng độ vài tuần lễ thì ít đau hơn. Khi đau thì đổi tư thế đi hay đổi vị trí của các bàn chân cho nhau. Trong trường hợp kiết già hay bán kiết già, ta nên kê dưới mông một cái gối để cho hai đầu gối chúc xuống, như vậy là ta có 3 điểm tựa, thế ngồi như vậy là rất vững chắc sống lưng ta giữ cho thật thắng, đây là một điều quan trọng. Đầu và cổ giữ theo sống lưng thật thẳng nhưng không cứng ngắt như gỗ. Mắt nhìn xuống khoảng hai thước về phía trước. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu.Bây giờ ta bắt đầu theo dõi hơi thở và cũng bắt đầu buông thả mọi bắp thịt trong người, chỉ giữ xương sống thật thẳng và theo sát hơi thở, còn bao nhiêu thứ còn lại cùng buông thả hết. Muốn buông thả những bắp thịt chằng chịt trên mặt, những bắp thịt co lại vì lo âu, cáu kỉnh, sợ hãi hay buồn phiền, ta hãy gọi về trên môi nụ cười hàm tiếu, nụ cười chớm nở, nụ cười tới thì các bắp thịt kia bắt đầu buông thả. Ta duy trì nụ cười ấy càng lâu càng quý, nụ cười mà Thiều thấy nở hoài trên mặt Phật. Ta đặt lòng bàn tay trái ngửa ra trong lòng bàn tay mặt, buông thả mọi bắp thịt trong bàn tay, trong ngón tay, trong cánh tay, trong bắp chân. Hãy để cho tất cả trôi đi, như những dãy rong rêu trôi theo dòng nước trong khi tảng đá dưới nước vẫn nằm im bất động, chỉ giữ lấy hơi thở và nụ cười hàm tiếu trên môi. Những ai mới bắt đầu tập ngồi thiền thì nên ngồi từ 20 phút đến nửa giờ. Trong thời gian đó, nên thực tập sự nghỉ ngơi toàn vẹn. Kỹ thuật của sự nghỉ ngơi này được tóm tắt trong hai tiếng: Nắm giữ và Buông thả. Nắm giữ hơi thở và buông thả tất cả những gì còn lại. Buông thả tất cả các thớ thịt trong châu thân, trong khoảng 15 phút hành giả có thể đạt đến sự tĩnh lặng và an lạc. Duy trì trạng thái tĩnh lặng và an lạc ấy. Có người xem thiền tọa như một cực hình. Muốn cho thì giờ qua mau để nằm nghỉ. Trong trường hợp này, ta thấy "đương sự” chưa biết ngồi thiền. Biết ngồi thiền thì tự khắc tìm thảy sự khỏe khoắn và an lạc ngay trong tư thế ngồi. Tôi thường đề nghị những người này dung hình ảnh hạt sỏí rơi trong dòng sông để thực hiện sự an nghỉ trong thiền toạ.Thế nào là hạt sỏi rơi trong dòng sông. Hành giả ngồi xuống trong tư thế tiện nghi nhất, bán già hay kiết già, lưng thẳng. Miệng giữ nụ cười hàm tiếu. Hành giả thở chậm và sâu, theo dõi hơi thở, đồng nhất mình với hơi thở. Thế rồi hành giả tự dể mình buông thả hoàn toàn như một hạt sỏi trắng được thả xuống dòng sông trong vắt.Hạt sỏi thả xuống dòng sông không hề tự ý cử động, nó tự buông thả và rơi xuống từ từ trong dòng sông bằng con đường ngắn nhất và cuối cùng tìm tới đáy sông. Xuống tới đáy sông rồi là nó được chỗ an nghỉ, không còn rơi nữa. Hành giả tự thấy mmh như một hạt sỏi, tự để rơi mình trong một dòng sông, buông thả hoàn toàn. Trọng tâm của hành giả là hơi thở. Thời gian buông thả để rơi, để tìm tới nơi an nghỉ trên cát mịn dưới đáy sông không cần thiết là dài bao lâu. Khi mà hành gả thấy mình ngồi an lạc, khỏe khoắn như một hạt sỏi trên cát mịn dưới đáy sông là khi ấy bắt đầu có sự nghỉ ngơi trọn vẹn. Hành giả không bị quá khứ níu kéo, không bị vị lai thâu hút. Hành giả biết rằng nếu mình không có khả năng thọ hưởng sự an lạc trong giờ phút thiền toạ hiện tại, thì tương lai cũng sẽ trôi qua những kẽ tay mình, và mình cũng sẽ không bao giờ thực sống khi tương lai biến thành hiện tại. An lạc là an lạc trong giờ thiền tọa đây. Nếu không tìm được an lạc lúc này thì sẽ không tìm dược an lạc ở bất cứ lúc nào khác. Đừng đuổi theo vị lai như người bị thu hồn chạy theo bùa phép. Dừng lại và tìm sự an lạc trong giờ phút hiện tại. Hành giả thấy rằng thời gian này là thời gian của mình, chỗ ngồi này là chỗ ngồi của mình. Chính trên chỗ ngồi này và trong giờ phút này mà mình có thể thành Phật chứ không phải ở dưới một cây Bồ Đề nào trong 1 kiếp vị lai nào xa xôi. Thiền tập như thế trong vài ba tháng thì hành giả bắt đầu biết thế nào là Thiền Duyệt. Thiền Duyệt là sự an vui tìm thấy trong Thiền Tọa. Ngày xưa Thầy Thanh Từ có cất một thiền thắt trên đỉnh phương Bối, lấy tên là Thiền Duyệt Thắt. Thiều ơi! Giờ tọa thiển có dễ thành công hay không là do đời sống hàng ngày mình có tập chánh niệm nhiều hay ít. Và cũng do mình có thực tập đều đặn mỗi ngày hay không. ở chùa lá Pháp Vân mình nên tổ chức thiền tọa mỗi đêm cho tác viên, từ 10 đến 11 giờ. Ai muốn ngồi nửa giờ hay cả giờ tùy ý.NHẬN DIỆNNhưng mục đích của Thiền Tọa chỉ là để tìm sự nghỉ ngơi thôi sao? Có người sẽ hỏi. Thiều cũng dư biết rằng mục đích của thiền tọa sâu xa hơn sự nghỉ ngơi. Nhưng sự nghỉ ngơi là khởi điểm cần thiết. Thực hiện sự nghỉ ngơi, ta thực hiện được sự tĩnh tâm và nhiếp ý là đi được một quãng đường khá dài trong thiền tập rồi.Ta nên nhớ rằng, quán niệm hơi thở là một phương pháp thần diệu. Đừng nói rằng pháp quán niệm hoi thở là chỉ dể dành cho người mới học đạo. Thiền sư Tăng Hội đầu thế kỷ thứ ba đã viết trong kinh An Ban thủ ý: “Quán niệm hoi thở là đại thừa (cỗ xe lớn) của chư phật để cứu vớt chúng sanh đang trôi chìm trong sanh tử. Đếm hơi thở, theo dõi hơi thở, nắm lấy hơi thở là những phương pháp thần diệu đề nhiếp tâm và tịnh ý”.Tuy nhiên nếu muốn nhiếp tâm và tịnh ý đến chỗ căn bản, ta phải biết quán niệm về cảm thọ và tư duy của ta. Muốn điều tâm ta phải quán tâm. Ta phải biết quan sát và nhận ra mọi mặt cảm thọ và mọi tư duy khi chúng có mặt nơi ta.Thiền sư Thiền Chiếu cuối đời Lý có nói: người tu đạo nếu biết rõ tâm linh mình thì sẽ phí sức ít mà dễ thành công. Người tu đạo nếu không biết gì về tâm linh mình thì chỉ phí công vô ích. Muốn biết tâm mình thì chỉ có một cách quán sát nó, nhận diện nó. Công việc đó làm thường trực trong sinh hoạt hàng ngày cũng như trong giờ thiền tọa. Trong lúc ta thiền tọa, những cảm thọ và những ý tưởng có thể phát hiện trong ta. Nếu ta không dùng những phương pháp quán niệm hơi thở thì chúng có thể xâm chiếm và đưa ta ra ngoài chánh niệm. Nhưng ta đừng nghĩ rằng hơi thở chỉ là để xua đuổi cảm thọ và ý tưởng. Hơi thở còn là để tâm lắng lại thân tâm, mở lối cho định và tuệ. Khi một cảm thọ hay một ý tưởng xuất hiện, ta đừng cố ý xua đuổi bằng hơi thở, dù sự tập trung tâm ý nơi hơi thở có tác dụng khiến cho cảm thọ hay ý tưởng đó tạm bị loại trừ ra khỏi tâm ý. Đừng cố xua duỗi, ghét bỏ, e sợ. Phải làm sao? Chỉ cần nhận diện thôi. Thí dụ khi một cảm thọ đau nhức phát hiện nơi ta, ta liền nhận diện nó: "Một cảm thọ đau nhức xuất hiện nơi ta". Một cảm thọ đau nhức còn tồn tại nới ta, ta cũng nhặn diện nó: “Cảm thọ đau nhức còn tồn tại nơi ta”. Nếu một ý tưởng phát hiện nơi ta. Ví dụ, “nhà hàng xóm giờ này mà còn làm ồn quá” thì ta nhận diện nó: “ý tưởng nhà hàng xóm giờ này mà còn làm ồn quá vừa phát hiện nơi ta”. Nếu ý tưởng dó còn tồn tại ta tiếp tục nhặn diện, nếu có một cảm thọ khác, hay một ý tưởng khác đi qua đầu ta thì cũng phải nhận diện như thế. Ta không để cho một cảm thọ hay bất cứ ý tưởng nào phát sinh hay lưu trú trong ta mà có thể tránh thoát sự quán niệm và nhặn diện của ta.Ta quan sát và nhận diện chúng như người gác cửa cung vua, nhận diện mỗi gương mặt đi qua cửa khuyết. Khi không còn cảm thọ hay ý tưởng nào có mặt, ta cũng nhặn diện sự không có mặt của chúng. Cảnh giác thường trực như vậy tức là quán niệm về cảm thọ và tâm thức. Quán niệm tinh tiến như vậy, thì ta sớm điều phục được tâm ta. Ta có thể phối hợp phương pháp quán niệm này với phương pháp quan niệm hơi thở để nhiếp phục tâm ý.