Từ 14 tháng Tư đến 4 tháng Năm 1905
14 tháng Tư 1905

    
iả sử thời gian là một đường tròn, tự xoay trong trên chính nó, thì thế giới sẽ lặp lại y hệt như trước và lặp lại không ngừng.
Phần lớn người ta không biết rằng mình sẽ lại sống cuộc đời như trước. Các thương nhân không biết họ sẽ lại bán buôn hoài hoài cũng những thứ ấy, các nhà chính trị không biết rằng trong vòng tròn thời gian, số lần phát biểu của họ trên cùng cái diễn đàn ấy là vô tận. Các bậc cha mẹ nâng niu gìn giữ kỉ niệm về nụ cười đầu tiên của đứa con như thể họ sẽ không còn bao giờ được nghe lại nữa. Những kẻ yêu nhau lần đầu ân ái, ngượng ngùng cởi bỏ áo quần, ngạc nhiên về cặp đùi và núm vú mềm mại. Làm sao họ biết được mỗi cái nhìn e ấp, mỗi vuốt ve đều sẽ lặp lại mãi, y như trước?
Ở Martktgasse cũng y như thế. Làm sao chủ các hiệu buôn biết được rằng mỗi cái áo len đan tay, mỗi chiếc khăn thêu, mỗi phong sô-cô-la Praline, mỗi cái la bàn và mỗi chiếc đồng hồ tinh xảo lại sẽ quay trở về với cửa hàng của họ? Chiều đến họ về nhà với gia đình hay vào quán uống bia, vui vẻ chào hỏi bạn bè trong những con đường hẹp mái vòm, họ nâng niu từng giây phút chẳng khác nâng niu một viên ngọc lục bảo được người ta nhờ tạm thời giữ hộ. Làm sao họ biết được rằng không có gì trôi qua cả, rằng tất cả sẽ lại xảy ra? Họ không thể biết được những điều đó, như một con kiến đang bò trên vãnh ngọn đèn pha lê không biết rằng nó sẽ lại quay về khởi điểm.
Trong nhà thương trên Gerberngasse, có một người vợ đang vĩnh biệt người chông. Ông chồng nằm trên giường nhìn vợ trân trân với đôi mắt trống rỗng. Trong hai tháng cuối bệnh ung thư đã lan từ thanh quản tới gan, tuyến tụy và óc. Hai đứa con nhỏ ngồi trên chiếc ghế trong góc phòng sợ hãi không dám nhìn ông bố má hóp, da dẻ héo khô như một người già. Người vợ lại giường, âu yếm hôn trán chồng, thì thầm chào rồi bước vội ra về với mấy đứa con. Bà tin chắc rằng mình vừa hôn chồng lần cuối cùng. Làm sao bà biết được thời gian sẽ lại bắt đầu, rằng bà sẽ lại tái sinh, sẽ lại đến trường trung học. Làm sao bà biết được rằng mình sẽ lại trưng bày tranh ở phòng tranh ở Zurich, rằng sẽ quen ông chồng tại một thư viện nhỏ ở Fribourg. Làm sao bà biết được rằng vào một ngày tháng Bảy ấm áp mình sẽ lại đi thuyền với ông trên hồ Thun, rằng bà sẽ lại sinh con đẻ cái, rằng ông chồng sẽ lại làm việc tám năm trong một hãng bào chế dược phẩm và rồi một buổi chiều ông về nhà với khối u nơi thanh quản, sẽ lại ói mửa, yếu đi và giây phút này sẽ vào nằm trong nhà thương này, trong căn phòng này, trên cái giường này? Làm sao bà biết được những điều ấy?
Trong một thế giới mà thời gian là một đường trong thì mỗi cái siết tay, mỗi nụ hôn, mỗi lần sinh nở, mỗi lời nói sẽ lặp lại như cũ. Và cũng như thế, mỗi khoảnh khắc hai người bạn không còn là bè bạn của nhau, mỗi lúc một gia đình tan vỡ vì túng bấn, mỗi lời nhức tai xóc óc khi đôi vợ chồng cãi vã. mỗi cơ hội thăng tiến bị cấp trên ghen ghét cản trở, mỗi một lần thất hứa.
Hệt như mọi việc sẽ lặp lại, mọi việc đang xảy ra đều dã xảy ra cả triệu lần. Trong mỗi thành phố đều có những người lờ mờ nhận ra, trong giấc mơ của họ, rằng mọi chuyện đã từng xảy ra rồi. Đó là những người không có cuộc đời may mắn, và họ cảm thấy những phán đoán và hành động sai lầm của mình, thảy đều đã từng xảy ra trong một vòng thời gian trước. Trong màn đêm tĩnh lặng, những kẻ phải gánh chịu lời nguyền này cứ trằn trọc trên giường, không yên, họ giày vò bởi biết rằng không thay đổi được chút gì trong hành động và cử chỉ của mình. Những lỗi lầm của họ sẽ lặp lại trong đời này y hệt như trong đời trước. Chính sự bất hạnh gấp đôi này mang đến cho ta dấu hiệu duy nhất về việc thời gian là một vòng tròn. Bởi vì canh khuya, các phố xá và ban công trống trải của thành phố nào cũng đầy những tiếng thở than rên rỉ của họ.

°16 tháng Tư 1905
Trong thế giới này thời gian như một dòng nước, đôi khi bị một mảnh vụn hay một làn gió nhẹ làm cho chuyển dòng. Thỉnh thoảng một nhiễu động trong vũ trụ lại khiến cho một nhánh nhỏ thời gian tách khỏi dòng chính để trôi ngược trở lại. Lúc đó chim muông, con người và vùng đất ở trên cái nhánh tách ra này thình lình sẽ bị cuốn về quá khứ.
Rất dễ nhận ra những kẻ bị đẩy ngược dòng thời gian này. Họ mặc đồ sẫm và kín đáo, họ đi rón rén, cố không gây tiếng động hay làm gãy một ngọn cỏ nào. Bởi vì họ lo rằng một thay đổi mình tạo ra trong quá khứ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới tương lai.
Chẳng hạn ngay chính lúc này đây một người như thế, một người đàn bà, đang ngồi trong bóng râm của hàng cây trước ngôi nhà số 19 Kramgasse. Với một người đến từ tương lai thì đây là một địa điểm lạ lùng, nhưng bà ngồi đó thật. Người qua lại đăm đăm nhìn bà rồi đi tiếp. Bà ngồi thu lu trong một góc, bò nhanh qua đường rồi thu người trong một góc tối khác trước ngôi nhà số 22. Bà rất sợ, cố không làm bốc lên tí bụi nào, hệt như một ông Peter Klausen nào đó đang trên đường tới tiệm thuốc vào xế trưa ngày 16.4.1905 này. Ông Klausen này hơi làm đỏm, không ưa quần áo dính bẩn. Chỉ cần làm vướng một chút bụi là ông sẽ đứng ngay lại, phủi thật kĩ, bất chấp giờ giấc đã hẹn. Khi Klausen vì thế mà tới trễ thì ông sẽ không mua được thuốc bôi cho bà vợ cả tuần nay bị đau chân. Thế là bà vợ sẽ bực mình và có thể sẽ không chịu đi chơi hồ Genève nữa. Nếu ngày 23.6.1905 bà không đi chơi hồ Genève thì sẽ không gặp một cô Cathérine d’Espinay nào đó đi dạo trên con đê nơi bờ hồ phía Đông và bà sẽ không giới thiệu được cô d’Espinay với cậu con trai tên Richard. Richard và Cathérine sẽ không lấy nhau vào ngày 17.12.1908 và con trai họ - Friedrich - sẽ không ra đời ngày 8.7.1912. Và ngày 22.8.1938 ông Friedrich Klausen này sẽ không là bố của Hans Klausen, mà không có ông Hans Klausen thì Liên minh châu Âu sẽ không thành hình vào năm 1979.
Từ tương lai, người đàn bà nọ bị thả về thời gian và nơi chốn này mà không được báo trước, bà cố ẩn mình trong góc tối trước căn nhà số 22 Kramgasse để không ai nhìn thấy; bà biết câu chuyện về dòng họ Klausen và hàng nghìn chuyện khác sẽ xảy ra, tùy thuộc vào những đứa trẻ sinh ra, cung cách người ta đi đứng trên đường phô, tiếng chim hót vào một thời điểm nào đó, vị trí chính xác của những cái ghế và tùy thuộc vào gió. Bà ngồi thu mình trong bóng tôi, phớt lờ những cặp mắt của người qua lại. Bà ngồi đó chờ dòng thời gian đưa bà trở lại với thời gian thật sự của mình.
Khi một người đến từ tương lai muốn nói điều gì thì hắn không nói thành tiếng mà khóc ư ử. Hắn phải chịu sự giày vò của địa ngục. Vì chỉ cần hắn làm thay đổi chút xíu thôi là hắn có thể tàn phá tương lai. Đồng thời hắn phải chứng kiên những chuyện này khác mà không được tham dự, không được can thiệp vào. Hắn ganh với những người được sống trong thời gian của họ, được làm điều họ muốn mà không cần nghĩ tới tương lai, không cần biết hậu quả việc mình làm. Còn hắn lại không thể làm được. Hắn là một thứ khí hiếm, một bóng ma, một cái khăn trải giường vô hồn. Hắn đã bị mất đi cá tính.Hắn là kẻ bị lưu đày trong thời gian.
Làng mạc nào, thành phố nào cũng có những con người khốn khổ như thế đến từ tương lai: họ náu mình dưới mái hiên nhà, dưới hâm, dưới gầm cầu, trong những chốn bỏ hoang. Người ta không hỏi họ về những chuyện sắp xảy ra, về những cuộc hôn nhân và sinh đẻ trong tương lai, về những chuyện tiền bạc, những phát mình và những mối lợi thu được của các phát minh này. Người ta thấy tội nghiệp và để họ yên thân.

°19 tháng Tư 1905
Đó là một buổi sáng lạnh lẽo tháng Mười một, tuyết đầu mùa bắt đầu rơi. Ở Kramgasse có một người đàn ông mặc măng-tô da dài đứng trên ban công tầng bốn, phía dưới là cái hồ phun Zhinger và con đường trắng xóa. Về phía Đông ông có thể thấy được đỉnh tháp mỏng mảnh của nhà thờ chính tòa, phía Tây cái mái cong cong của ngọn tháp Zytglogge. Nhưng ông không nhìn về phía Đông hay phía Tây, mà đăm đăm ngó xuống một cái mũ con màu đỏ trên mặt tuyết. Ông suy tính. Có nên đến thăm người đàn bà ở Fribourg không? Hai bàn tay ông nắm chặt chấn song sắt, buông ra rồi lại bíu lấy. Có nên thăm nàng không? Có nên thăm nàng không?
Ông quyết định không gặp lại nàng. Nàng ích kỉ và tự cho rằng cái gì cũng biết hơn người khác. Biết đau nàng sẽ khiến cả đời ông khốn khổ. Có thể nàng chẳng quan tâm gì đến ông. Thế là ông quyết định không gặp lại nàng. Thay vào đó ông chăm lo mối quan hệ với cánh đàn ông. Công việc trong nhà máy dược phẩm bù đầu đến nỗi ông chẳng còn hơi sức đâu mà ngó ngàng đến cô trợ lý giám đốc. Tối tối ông cùng với mấy ông bạn đi uống bia ở cái quán trên Kochergasse và học cách làm món fondue. Ba năm sau ông gặp một người đàn bà xinh xắn khác trong một hiệu quần áo ở Neuchâtel. Mãi vài tháng sau nàng mới ngập ngừng ưng thuận. Một năm sau nàng dọn về Berne với ông. Cuộc sống của họ êm đềm. Họ đi dạo bên sông Aare, ý hợp tâm đầu và hạnh phúc cho đến già.
Trong thế giới thứ hai người đàn ông mặc măng-tô dài đi tới quyết định phải gặp lại người đàn bà ở Fribourg. Ông hầu như không biết gì về nàng cả, có thể nàng ích kỉ đấy, cách nàng đi đứng cho thấy nàng là người hời hợt, nhưng gương mặt nàng mới dịu hiền sao khi nàng mỉm cười, nàng thật biết cười và khéo ăn khéo nói làm sao! Đúng, ông phải gặp lại nàng. Ông đến Fribourg thăm nàng, cùng ngồi với nàng trên chiếc ghế dài và tức thì ông cảm thấy tim rộn lên, thấy mình yếu đuối hẳn khi được nhìn cánh tay trắng muốt của nàng. Họ ân ái với nhau, nồng nàn và ồn ào. Nàng thuyết phục ông dọn về Fribourg. Ông thôi việc ở Berne, về Fribourg làm việc ở Bưu điện. Tình yêu khiến ông như bốc cháy. Trưa nào ông cũng về nhà. Họ ăn trưa, họ yêu nhau, họ cãi nhau. Nàng phàn nàn không đủ tiền tiêu, ông mong nàng thông cảm, nàng ném chén đĩa vào ông, họ yêu nhau lần nữa rồi ông trở ra Bưu điện. Nàng dọa sẽ bỏ ông nhưng nàng không bỏ. Ông sống hoàn toàn vì nàng và sung sướng với nỗi lo sợ của mình.
Trong thế giới thứ ba ông cũng đi tới quyết định phải gặp lại nàng. Ông hầu như không biết gì về nàng cả, có thể nàng là người hời hợt, nhưng khuôn mặt nàng mới dịu hiền làm sao khi họ cười và khéo ăn khéo nói làm sao! Đúng, ông phải gặp lại nàng. Ông đến Fribourg thăm nàng, nàng mời ông vào nhà, ông ngồi trong bếp uống trà với nàng ở bàn. Họ trò chuyện về việc làm của ông ở hãng dược phẩm, việc của nàng ở thư viện. Sau một giờ nàng nói phải đi giúp một cô bạn chút việc, nàng chào ông và hai người bắt tay nhau từ giã. Đi ba mươi cây số về lại Berne, ông ngồi trên xe lửa mà cảm thấy lòng trống trải. Tới nhà ở Kramgasse ông leo lên tầng bốn, ra đứng ngoài ban công nhìn đăm đăm xuống cái mũ con màu đỏ trên tuyết.
Trong thực tế thì ba chuỗi sự kiện này diễn ra đồng thời. Vì trong thế giới này thời gian có ba chiều, giống như không gian vậy. Một vật thể có thể chuyển động trên ba chiều thẳng góc với nhau, đó là các chiều ngang, dọc và thẳng đứng, và tương tự như thế, một vật thể cũng có thẻ tham dự vào ba chiều tương lại như vậy. Mỗi tương lai chạy trên một chiều. Mỗi tương lai đều có thật. Tại mỗi điểm xảy ra quyết định, chẳng hạn đi Fribourg thăm người đàn bà hay mua cái áo măng-tô mới, thế giới sẽ tách thành ba thế giới cũng với nhưng con người ấy, nhưng họ chọn những lối sống khác nhau. Cuối cùng, con số thế giới sinh ra là bất tận.
Có những người coi nhẹ chuyện quyết định, lấy cớ rằng mọi quyết định khả dĩ sớm muộn rồi cũng sẽ xảy ra. Trong một thế giới như ta vừa nói thì họ chịu trách nhiệm thế nào về hành động của mình đây? Người khác lại bảo rằng phải cân nhắc kĩ mỗi một quyết định rồi theo đến kì cùng, kẻo sẽ hỗn loạn. Những người này mãn nguyện sống trong những thế giới mâu thuẫn nhau, chừng nào họ chỉ biết được nguyên do cho mỗi thế giới đó.

°24 tháng Tư 1905
Trong thế giới này có hai thứ thời gian khác nhau: thời gian cơ học và thời gian của cơ thể. Cái thứ nhất thì cứng ngắc như kim loại, giống như con lắc bằng thép to tướng lắc qua lắc lại, lắc qua lắc lại. Cái thứ hai uốn éo, quẫy tới quẫy lui như một con cá thu trong vịnh. Cái đầu đã được định trước và không uốn nổi. Cái sau thay đổi tùy trường hợp.
Nhiều người tin chắc rằng không có thứ thời gian cơ học. Khi đi ngang qua chiếc đồng hồ khổng lồ ở Kramgasse họ không nhìn nó, cũng không nghe tiếng chuông khi gửi bưu kiện ở Postgasse hay lượn qua lượn lại giữa những bụi hoa trong Vườn Hồng. Cổ tay họ đeo đồng hồ đấy nhưng chỉ là thứ trang sức hoặc để làm vui lòng kẻ đã tặng họ. Còn ở nhà họ không có đồng hồ. Thay vào đó họ nghe nhịp đập của trái tim mình. Họ cảm nhận được nhịp độ vui buồn và thèm muốn của mình. Những người như vậy ăn khi họ đói, đi làm ở hiệu bán quần áo khi họ thức dậy, giờ nào cũng lên giường với người tình được. Những người như thế cười nhạo cái ý tưởng có thời gian cơ học. Họ biết rằng thời gian tiến tới tiến lui theo lối giật cục. Họ biết rằng phải chiến đấu để tiến lên trước với gánh nặng trên lưng, khi phải hối hả đưa đứa con bị thương vào bệnh viện hay phải chịu đựng cái nhìn chòng chọc của người hàng xóm đang bực bội, vì mình đã không nên không phải. Họ cũng biết rằng thời gian vẫn lặng lẽ trôi khi ta đang ngồi ăn một món ngon với bạn bè, khi được tán dương hay khi kín đáo nằm trong vòng tay người ta yêu.
Lại có những người cho rằng cơ thể mình không hiện hữu. Họ sống theo thời gian cơ học. Sáng sáng họ dậy lúc bảy giờ. Mười hai giờ họ ăn trưa, sáu giờ chiều ăn tối. Khi có hẹn, họ tới đúng từng phút. Khoảng thời gian giữa tám và mười giờ tối dành cho ái ân. Họ làm việc bốn mươi giờ mỗi tuần, Chủ nhật đọc báo ra ngày chủ nhật, tối thứ Ba chơi cờ vua. Khi bao tử nhắc thì họ nhìn đồng hồ xem đến giờ ăn chưa. Khi thấy chán buổi hòa nhạc họ nhìn đồng hồ phía trên sân khấu xem lúc nào về nhà được. Họ biết rằng cơ thể chẳng phải la cái gì tuyệt vời cả mà chỉ là sự kết tụ của những hóa chất, những mô và xung thần kinh. Tư tưởng không là gì khác hơn những làn sóng điện trong não bộ. Dục tình không là gì khác hơn một luồng hóa chất chạy tới một chút a-xít lắng ở tiểu não. Nói gọn, cơ thể con người là một bộ máy bị chi phối bởi cùng những định luật về điện và cơ học, như một điện tử hay một chiếc đồng hộ. Thành thử người ta phải nói về cơ thể bằng thứ ngôn ngữ của vật lý. Và khi cơ thể nói thì chier có nghĩa là những đòn bẩy và những lực nhất định nào đó lên tiếng. Người ta ra lệnh cho cơ thể chứ không nghe lệnh nó.
Ai đi dạo dọc vào buổi tối sẽ tìm thấy bằng chứng về hai thế giới trong một thế giới. Một người chèo thuyền định vị trí của mình trong đêm tối bằng cách đếm ố giây thuyền trôi trên nước.”Một giây, ba mét. Hai, sáu mét. Ba, chín mét”.Tiếng anh ta rõ ràng từng âm một cắt qua màn đêm. Dưới chân một cột đèn trên cầu Nydegg có hai anh em nhà nọ không gặp nhau đã một năm nay, đang đứng uống rượu cười đùa. Tiếng chuông trên tháp nhà thờ lớn điểm mười lần. Trong vòng vài giây, ánh đền trong những căn hộ trên đường Schifflaube tắt ngấm theo một phản ứng cơ học hoàn hảo, như các suy diễn trong hình học Euclid. Đôi tình nhân nằm trên bờ sống, bị tiếng chuông nhà thờ xa xa lôi dậy từ giấc ngủ phi thời gian, chậm chạp ngước nhìn lên và sửng sốt thấy rằng trời đã tối.
Tuyệt vọng ngự trị nơi hai thứ thời gian đụng phải nhau, hài lòng nơi mỗi thứ rẽ đi một ngả. Vì một luật sư, một cô y tá, một ong thợ bánh mì có thể khám phá thế giới một cách tuyệt diệu trong một thứ thời gian, nhưng không thể nào trong hai.Mỗi thời gian đều có thật, nhưng những chân lý lại chẳng giống nhau.

°26 tháng Tư 1905
Trong thế giới này, người ta nhận ra ngay rằng có điều gì đó không ổn. Dưới thung lũng và trên đồng bằng, tuyệt nhiên không thấy một ngôi nhà nào. Mọi người sống trên núi cả.
Đâu đó trong quá khứ, các nhà khoa học phát hiện rằng càng xa trung tâm trái đất thì thời gian càng trôi chậm hơn. Hiện tượng này nhỏ lắm, nhưng đo được bằng những dụng cụ cực nhạy. Khi điều này được công bố thì một số người muốn được trẻ lâu dọn lên núi ở. Từ đó tới nay nhà chỉ còn được xây trên đỉnh Dom, Matterhorn, Monte Róa và những chỗ cao khác. Nhà xây nơi nào khác không bán cho ai được.
Nhiều người còn chưa chịu hài lòng với căn hộ trên núi của mình. Để đạt hiệu quả cao nhất họ xây thêm trên cọc nữa. Các đỉnh núi trên khắp thế giới này toàn nhà là nhà, trông từ xa cứ như một đàn chim béo mập đậu trên hai cái cẳng dài, tong teo. Những kẻ coi trọng chuyện sống lâu hơn cả cư ngụ trong các ngôi nhà dựng trên những cái cọc cao nhất. Có những căn nhà cọc gỗ nhô lên tới tám trăm mét. Độ cao trở thành biểu tượng cho địa vị. Ai phải ngước lên từ cửa sổ bếp nhà mình mới thấy được láng giềng ắt cho rằng các khớp xương của láng giềng không bị cứng sớm như mình, hắn cũng lâu rụng tóc, lâu nhăn hơn và không sớm mất đi hứng thú ái ân. Ngược lại, nếu nhìn xuống mà thấy nhà khác thì liền cho rằng người ở trong nhà nọ kiệt sức, yếu đuối và cận thị. Lắm kẻ khoe khoang cả đời ở tuốt trên cao, sinh ra trong ngôi nhà cao nhất dựng trên ngọn núi cao nhất và chưa hề xuống phía dưới bao giờ.Họ tản bộ giữa những tấm gương, say mê chiêm ngưỡng vẻ thanh xuân của mình và trần truồng đi dạo trên ban công.
Tuy nhiên đôi khi có việc gấp buộc họ phải rời nhà đi xuống dưới. Lúc ấy họ hộc tốc tuột xuống cái cầu thang cao nghệu, tới chân cầu thang họ chạy vội tới một cầu thang khác hay xuống một thung lũng dưới thấp nữa, giải quyết công chuyện rồi hối hả trở lên nhà hay một chỗ nào khác trên cao. Họ biết rằng cùng với mỗi bước xuống phía dưới, thời gian sẽ trôi đi nhanh hơn một ít và bản thân họ sẽ chóng già hơn đôi chút. Dưới mặt đất chẳng bao giờ thấy ai ngồi cả: dưới đó ta chỉ gặp người người đang tất tả chạy, tay ôm cặp hồ sơ hay giỏ đi chợ mà thôi.
Ở mỗi thành phố đều có một nhúm nhỏ dân cư chẳng quan tâm gì đến chuyện già nhanh hơn hàng xóm của họ mất vài giây. Những kẻ liều lĩnh này phất phơ cả ngày ở thế giới bên dưới, đi lòng vòng quanh những gốc cây mọc trong những thung lũng, thong dong bơi lội trong các ao hồ ở các vùng ấm áp và nằm lăn lộn trên đất bằng. Họ chẳng hề ngó đồng hồ và không biết được ngày hôm ấy là thứ Hai hay thứ Năm. Nếu những kẻ hối kia chạy qua buông lời giễu cợt thì họ chỉ mỉm cười.
Theo thời gian, con người ta quên mất lí do tại sao ở cao hơn lại được coi là tốt hơn. Tuy nhiên họ vẫn tiếp tục sống trên núi, tiếp tục tránh xa miền dưới, tiếp tục đe lũ con phải tránh xa đám trẻ ở phía dưới. Họ quen chịu đựng cái lạnh miền núi và coi những điều không mấy dễ chịu do giá rét gây ra như một phần của sự giáo dục hay ho họ được hấp thụ. Thậm chí họ còn tự huyễn hoặc rằng không khí loãng tốt cho cơ thể. Theo lô-gích này, họ ăn uống kiêng khem và chịu dùng những thứ thực phẩm thanh đạm nhất. Cuối cùng, họ gầy trơ xương như que củi và già đi trước tuổi.

°28 tháng Tư 1905
Dù đi tới đâu, dọc theo phố phường hay đương trò chuyện với một người bạn, vào trong một tòa nhà hay đi lòng vòng dưới vòng cung bằng sa thạch của một con đường mái vòm cổ kính, bạn cũng gặp một dụng cụ đo thời gian nào đó: tháp đồng hồ, đồng hồ đeo tay, chuông nhà thờ. Chúng chia năm thành tháng, tháng thành ngày, ngày thành giờ, giờ thành giây và một mảnh nhỏ thời gian này tiếp sau mảnh thời gian kia, trong một sự tiếp nối hoàn hảo. Độc lập với mọi cái đồng hồ, một khung thời gian mênh mông trải khắp vũ trụ, quy định định luật thời gian đều khắp cho tất cả. Một giây trong thế giờ này là một giây. Thời gian nhích tới trước vô cùng đều đặn, với cùng một tốc độ thật chính xác tại mỗi ngóc ngách của vũ trụ này. Thời gian là một cái thước vô hạn. Thời gian là tuyệt đối.
Cứ xế trưa dân chúng thủ đô Berne đổ về đầu phía Tây của Kramgasse. Ở đấy, vào lúc ba giờ kém bốn phút, ngọn tháp Zytglogge sẽ bày tỏ lòng tôn kính thời gian. Tuốt trên cao, mặt ngoài tháp là tượng những anh hề nhảy múa, những con gà trông vươn cổ gay, những con gấu thổi sáo hoặc đánh trông, những cử động và âm thanh cơ học đó được đồng bộ hóa thật chính xác qua sự quay của cái bánh răng, được gợi hứng từ sự toàn hảo của thời gian. Đúng ba giờ ba tiếng chuông thật dữ dội vang lên, người ta chỉnh đồng hồ theo, rồi sau đó trở về văn phòng trên Speichergasse hay các cửa hàng trên Kramgasse hoặc về những nông trại bên kia sông Aare.
Giáo sân thì cho thời gian là bằng chứng về Thượng đế. VÌ hiển nhiên không thể có gì toàn hảo mà không được tạo ra bởi Đấng Tạo hóa. Không có gì thuộc về vũ trụ mà lại không xuất phát từ Thượng đế. Mọi tuyệt đối đều là bộ phận của cái Tuyệt đối Duy nhất và nơi đâu có tuyệt đối nơi đó có thời gian. Chính vì thế mà các triết gia về đạo đức học đặt thời gian vào điểm trung tâm niềm tin của họ. Thời gian là chuẩn mực đo mọi hành động. Thời gian là sự trong sáng, nhờ nó mà ta có thể nhận ra được lẽ đúng sai, phải trái.
Tại một hiệu giặt ủi trên Amthausgasse có một người đàn bà đang nói chuyện với bà bạn. Bà mới vừa mất việc. Bà vốn là nhân viên Quốc hội Thụy Sĩ suốt hai mươi năm, đã ghi biên bản các buổi thảo luận. Bà đã nuôi cả gia đình. Bây giờ bị sa thải, trong khi bà còn một đứa con gái đang đi học và một ông chồng mỗi sáng ngồi suốt hai giờ trong phòng vệ sinh. Sáng nay, sếp của bà- một mụ mồm miệng quái đản- vào gặp, bảo bà rằng ngày mai phải thu dọn sạch bàn giây. Bạn bà rong tiệm giặt lặng lẽ nghe, gấp gọn gàng tấm khăn bàn mới mua, nhìn cái áo sổ long của bà bạn mới vừa mất việc. Hai bà hẹn nhau uống trà lúc mười giờ sáng mai. Mười giờ. Nghĩa là mười bảy tiếng năm mươi ba phút kể từ lúc này. Người đàn bà vừa mất việc mỉm cười lân đầu tiên từ mấy ngày nay. Bà hình dung đến cái đồng hồ treo tương trong phòng bếp, nó sẽ chỉ - qua tiếng tích tắc - từng giây trôi qua từ lúc này đến mười giờ sang hôm sau, không gián đọan. chẳng cần phải hỏi ý kiến ai. Và một cái đồng hồ tương tự ở nhà bà bạn. Mười giờ kém hai mươi sáng mai bà sẽ đội khăn, đeo găng, mặc măng-tô đi xuống đường Schifflaube, qua khỏi cây cầu Nydegg tới tiệm trà trên Postgasse. Bên kia thành phố, mười giờ kém mười lăm bà bạn sẽ rời nhà trên Zeughausgasse để tới chỗ hẹn. Họ sẽ gặp nhau lúc mười giờ. Lúc mười giờ họ sẽ gặp nhau.
Một thế giờ mà trong đó thời gian là tuyệt đối là một thế giới của niềm an ủi. Bởi trong khi sự vân động của con người không thể lường được thì sự vân đọng của thời gian lại lường được. Trong lúc ta thể nghi ngờ con người thì lại không thể nghi ngờ thời gian. Trong lúc con người vùi đầu suy tính thì thời gian cứ nhảy về phía trước không hề ngoái lại.Trong các quán cà phê, những công thự của chính phủ và trên nhưng con thuyền trên hồ Genève, người ta nhìn đồng hồ đeo tay, tìm sự an trú nơi thời gian. Ai cũng biết ở đâu đó đã ghi lại cái khoảnh khắc mình được sinh ra, cái khoảnh khắc chập chững bước đầu tiên trong đời, cái khoảnh khắc của mối tình đầu nồng cháy, cái khoảnh khắc vĩnh biệt mẹ cha.

°3 tháng Năm 1905
Chúng ta hãy xét một thế giới trong đó nguyên nhân và kết quả đều khôn lường. Khi thì cái thứ nhất có trước cái thứ hai, khi thì cái thứ hai có trước cái thứ nhất. Hoặc nguyên nhân có thể vĩnh viễn nằm trong quá khứ, còn kết qua lại nằm trong tương lai, nhưng tương lai và quá khứ lại quấn chặt lấy nhau.
Từ sân Quốc hội người ta nhìn thấy một khung cảnh tuyệt vời: phía dưới là sông Aare, phía trên là núi Alps đoạn chạy qua Berne. Chính lúc này đây một người đàn ông đang đứng ở đó, hắn lơ đãng móc hết mọi thứ trong túi ra và khóc.Bạn bè đã bỏ hắn vô cớ. Không ai đến thăm, không còn ai tới quán cùng ăn tối uống bia, không ai mời hắn về nhà nữa. Suốt hai mươi năm hắn là người bạn hoàn hảo, hào hiệp, vui vẻ, dễ thương với bạn bè. Chuyện gì đã xảy ra? Một tuần sau đó người đàn ông bắt đầu làm nhiều trò lẩm cẩm cái sân nọ. Hắn khiến mọi người bực mình, áo quần hôi rình, bủn xỉn, không cho ai vào căn hộ của hắn ở Laupenstrasse. Đâu là nguyên nhân và đâu là kết quả, đâu là tương lai và đâu là kết quả, đâu là tương lai và đâu là quá khứ?
Hội đồng thành phố Zürich, vừa mới thông qua những đạo luật khắt khe. Không được phép bán súng lục cho dân thường nữa. Các ngân hàng và thương xá phải đặt dưới sự giám sát của cơ quan kiểm toán. Mọi du khách tới Zürich, dù bằng thuyền trên sông Limmat hay bằng xe lửa trên tuyến Selnau, đều bị khám xem có hàng lậu không. Số dân vệ tăng gấp đôi. Một tháng sau ngày thông qua đạo luật, những tội các tày trời nhất trong lịch sử thành phố đã chia năm xẻ bảy Zürich.Giết người giữa ban ngày ban mặt trên quảng trường Wein, những bức tranh quý trong nhà trưng bày tranh bị mất trộm, người ta uống rượu trong nhà thờ. Phải chăng những hành vi phạm pháp trên đã xảy ra không đúng về thời gian? Hay có lẽ những đạo luật mới lại là thúc đẩy mọi chuyện này hơn là ngăn chặn?
Cạnh một vòi nước trong vườn Bách thảo có một thiếu phụ đang ngồi. Chủ nhật nào nàng cũng đến đây thưởng thức hương thơm của loài violet tím trắng, của hoa hồng xạ hương và đinh hương hồng nhạt. Tim nàng chợt rộn lên, má ửng hồng, nàng bồn chồn đi đi lại lại lại, thấy mình hạnh phúc thật vô cớ. Vài ngày sau nàng gặp một chàng trai và ngây ngất vì yêu. Hai sự kiện này phải chăng không hề có liên hệ? Vậy thì nó diễn ra do mối quan hệ bí ẩn nào, do sự khúc khuỷu nào nữa thời gian và do lô-gich đảo ngược nào?
Trong cái thế giới phi nhân quả này, các khoa học gia thật bất lực. Những điều họ tiên đoán trở thành những giải thích muộn màng. Những phương trình của họ trở thành sự biện minh, lô-gich của họ trở thành phi lô-gich. Các nhà khoa học trở nên liều lĩnh và càu nhàu như những con bạc không hề ngừng chơi. Các nhà khoa học là những tay hề, không phải vì họ có lí mà vì vũ trụ phi lí. Mà cũng có thể không phải bởi vũ trụ phi lí, mà bởi vì họ có lí. Ai quả quyết được điều này trong một thế giới phi nhân quả?
Trong cái thế giới này, các nghệ sĩ sung sướng. Tranh, nhạc, tiểu thuyết của họ sống nhờ những điều không tiên đoán được. Họ miệt mài thụ hưởng trong những sự kiện không ai có thể tiên đoán, trong những điều đã diễn ra, không ai cắt nghĩa được.
Phần lớn người ta đã học sống trong khoảnh khắc hiện tại. Họ bảo rằng nếu tác đọng của quá khứ lên hiện tại không chắc chắn thì cần chi biết kỹ về quá khứ. Còn nếu hiện tại chẳng ảnh hưởng đến tương lai thì cần gì phải biết về những hậu quả tương lai của những hành động hiện tại. Đúng hơn thì mỗi hành động đều là một hòn đảo trong thời gian và phải được phán xử độc lập. Một ông chủ đang hấp hối được gia quyến an ủi không phải vì họ nhắm vào di sản của ông mà bởi tình thương trong giấy phút đó. Người làm công được tuyển không phải bởi lí lịch mà là cảm tình người ta dành cho anh lúc phỏng vấn. Cấp dưới bị cấp trên xử tệ sẽ chống trả mọi xúc phạm mà không lo lắng gì về tương lai. Đó là một thế giới tự phát. Một thế giới ngay thật. Đó là một thế giới, trong đó mỗi lời nói ra chỉ có giá trị trong khoảnh khắc đó, mỗi cái nhìn nhau chỉ có một ý nghĩa, mỗi gần gũi đều không có quá khứ lẫn tương lai, mỗi nụ hon chỉ sinh ra vào giây phút ấy.

°4 tháng Năm 1905
Buổi tối hôm ấy có hai cặp vợ chồng-một cặp người Thụy Sĩ, cặp kia người Anh- ngồi ở cái bàn thường dành cho họ trong phòng ăn khác sạn San Muezan ở St.Moritz. Hàng năm họ vẫn gặp nhau ở đây vào tháng Sáu để vun xới mối giao tình và để nghỉ ngơi. Hai ông mang cravát đen trông rất bệ vệ, còn hai bà thì duyên dáng trong dạ phục. Người bồi bước trên sàn lát gỗ bóng nhoáng tới he những món khách gọi.
“Tôi nghĩ rằng ngày mai trời sẽ đẹp đấy”, bà khách có miếng lụa thêu kim tuyến trên mái tóc nói. ”Thế thi tuyệt”, những người kia gật đầu nói. “Một nơi nghỉ mát thế này sẽ thú vị hơn nhiều nếu trời đẹp, tuy nói đúng ra thì cũng chẳng quan trọng mấy”.
“Ở Dublin con Running Lightly được cá một ăn bốn”, viên đô đốc nói.”Nếu có tiền tôi sẽ đặt cho nó”, ông ta nháy mắt với bà vợ.
“Nếu ông chơi thì tôi sẽ trả ông một ăn năm”, ông nọ nói.
Hai người dàn bà xẻ bánh mì, phết bơ rồi gượng nhẹ đặt dao xuống cạnh đĩa bơ của mình, còn hai người đàn ông nhìn như bị thôi miên vào cửa ra vào.
“Tôi thấy họ gấp cái đầu khăn ăn mới khéo làm sao”, bà khách có miếng lụa thêu kim tuyến nói. Bà cầm tấm khăn ăn cả mình, mở ra rồi xếp lại.
“Josephine, năm nào chị cũng nói thế cả”, bà kia mỉm cười nói.
Đồ ăn được bưng ra. Tối nay có món tôm hùm kiểu Bordeaux, măng tây, thịt bò chiên và vang trắng.
“Món của mình được không?” bà khách có miếng lụa thêu kim tuyến trên mái tóc quay sang hỏi ông chồng.
“Tuyệt. Còn của mình thì sao?”
“Gia vị hơi kém. Như tuần vừa rồi”.
“Thế món thịt bò của đô đốc thì sao?”
“Tôi chưa bao giờ chê món thịt bò”, viên đô đốc hài lòng đáp.
“Không ai thấy là ông thích chén đẫy cả”, ông kia nói. “Từ năm ngoái đến nay ông không thêm một kí lô nào. Cả mười năm rồi ấy chứ”.
“Hẳn ông không nhận ra đấy thôi, chứ còn bà này thì chắc chắn rồi”, viên đô đốc nháy mắt nhìn bà vợ.
“Có thể tôi nhầm nhưng tôi có cảm tưởng là năm nay căn phòng có hút gió hơn”, bà vợ viên đô đốc nói. Những người kia gật đầu trong lúc tiếp tục ăn tôm hùm và thịt bò. “Tôi thích nhát là ngủ trong một căn phòng mát mẻ, nhưng nếu hút gió thì sáng ra lại bị ho.”
“Thì chị trùm kín đầu lại”, bà kia nói.
Bà vợ viên đô đốc đáp:”Phải đấy”, song có vẻ bối rối.
“Khi chị trùm kín đầu thì gió hút chẳng nhằm nhò gì”, bà kia nói tiếp. “Ở Grindelwald tôi đều ngủ như thế. Ở dấy cửa sổ sát ngay cạnh giường. Keoschawn che kín mũi rồi thì tôi cứ để cửa sổ mở. Chăn cản khí lạnh lại”.
Bà khách có miếng lụa thêu kim tuyến nhúc nhích trên ghế, bỏ cái chân đang vắt chéo xuống.
Cà phê được bưng ra. Hai người đàn ông rút vào phòng hút thuốc, còn hai bà ra ngồi ghế xích đu ngoài sân.
“Chuyện làm ăn năm qua như thế nào?” viên đô đốc hỏi.
“Chẳng có gì để phàn nàn”, ông kia đáp rồi hớp một ngụm rượu.
“Còn các cháu?”
“Thêm một tuổi”.
Ngoài sân hai bà ngồi đung đưa trên ghế xích đu, mắt nhìn vào bóng đêm.
Trong mỗi khách sạn, mỗi ngôi nhà, mỗi thành phố cũng đều y như thế. Vì trên thế giới này tuy thời gian qua đi nhưng chẳng xảy ra chuyện gì cả. Năm này qua năm khác chẳng xảy ra chuyện gì thì tháng này qua chẳng khác, ngày này qua ngày khác cũng đều như thế. Nếu thời gian và sự việc là một thì thời gian không hề chuyển dịch. Nếu thời gian và sự việc khổng là một thì chỉ có con người là không hề chuyển dịch. Nếu một người trong thế giới này không có hoài bão thì y sẽ đau khổ mà không biết, còn nếu có hoài bão thì y biết rằng mình đau khổ, song rất từ từ.