Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
- 3 -
SỐNG MỘT ĐỜI SỐNG TU SĨ TRONG THẾ GIỚI TRẦN GIAN

Bây giờ, nếu chúng ta là những tu sĩ nam hay nữ, điều ấy thì có đôi chút khác biệt. Điều ấy trở thành một vấn đề lớn. Làm thế nào chúng ta thực hành như một người phương Tây, sống trong xã hội Tây phương, như một tu sĩ nam hay nữ? Chúng ta mang y để làm việc chứ? À, đấy không là một vấn đề dễ dàng. Một cách đặc biệt bởi vì chưa bao giờ có khuynh hướng về việc tu sĩ Phật giáo (tăng hay ni) đi làm việc trong một ảnh hưởng việc làm phàm tục. Toàn bộ vấn đề trở thành một vị tu sĩ (nam hay nữ) là để sống trong một tu viện với những tu sĩ khác. Và, nếu quý vị làm một sự ẩn tu, quý vị ra khỏi …tu viện của quý vị… đến một hang động, hay bất cứ gì và rồi trở lại tu viện tu viện của quý vị. Thế nên, luôn luôn ở trong sự liên hệ với toàn bộ cộng đồng với những người khác, những người thường ăn mặc và liên hệ trong cùng một hình thức hành hoạt. Do vậy, điều này trở thành một vấn đề quan trọng. Làm thế nào trở thành một vị tu sĩ (nữ hay nam) ở phương Tây? Và làm thế nào chúng ta thực hành, nếu chúng ta không có những tu viện phương Tây – hay chúng ta có quá ít tu viện phương Tây?
À, chúng ta hãy nhìn những thí dụ trong lịch sử. Những người Mông Cổ tiếp nhận Phật giáo Tây Tạng và trước khi những tu viện được thành lập và hổ trợ một cách tốt đẹp ở Mông Cổ, nếu bạn muốn trở thành một tu sĩ (nữ hay nam) và thực hành một cách nghiêm chỉnh, bạn sang Tây Tạng và học tập ở đấy trong tu viện. Thế nên, như những người phương Tây chúng ta không có gì khác biệt; không có gì đặc biệt. Người Mông Cổ không biết tiếng Tây Tạng. Nó là một ngôn ngữ hoàn toàn xa lạ. Họ phải học. Và chúng ta cũng vậy. Không dễ dàng cho họ đến Tây Tạng – họ phải đi bộ! Chúng ta tối thiểu không phải đi bộ đến Nepal hay Ấn Độ. Và họ đối diện nhiều khó khăn; chúng ta cũng sẽ cần phải đối mặt với những khó khăn. Chúng ta sẽ không tiếp nhận nó hời hợt không thành thật. Và, điều quan trọng là cố gắng thành lập những ni viện và tăng viện ở phương Tây.
Rồi thì chúng ta có thể nói, thí dụ, “À, nhưng chúng ta không có truyền thống khất thực.” Nếu chúng ta đi chân không chung quanh thành phố của chúng ta với một bình bát và… khi quý vị khất thực như một vị tăng hay ni, bạn thậm chí không được yêu cầu bất cứ thứ gi; bạn chỉ bước đi và mọi người đáng lý phải biết để cúng dường thực phẩm cho bạn và v.v… và chúng ta chắc là phải rất đói bụng. Người Tây Tạng không đi khất thực chung quanh với bình bát của họ. Những khoảng cách rất xa để vào phố thị ở Tây Tạng. Nhưng cộng đồng phát triển trong một cung cách mà mọi người đem thực phẩm tới tu viện. Vì thế rất tốt đẹp. Và chính quyền hổ trợ những tu viện. Thế nên, được họ ban cho đất đai và họ tiếp nhận … có nhiều người làm việc trên những cánh đồng và họ đóng một phần nào đấy cho tu viện. Do vậy, hệ thống chuyển động. Nhưng điều ấy phải có một thời gian dài để tiến triển. Nhưng người Trung Hoa không có truyền thống khất thực và tu sĩ nam nữ ở Trung Hoa không khất thực. Họ thay đổi truyền thống một cách nhẹ nhàng, vì thể tu sĩ nam nữ thật sự làm việc tại tu viện. Và họ có những cánh đồng và họ trồng trọt nông phẩm cho chính họ. Thế nên, ở phương Tây chúng ta chắc chắn sẽ làm tương tự như thế trong tăng viện và ni viện, nhầm mục tiêu thực tập Phật giáo và hổ trợ chính mình, họ chắc chắn sẽ phải có liên hệ với một loại hình làm việc nào đấy.
Nếu chúng ta nhìn vào Ấn Độ, nhiều thứ đã phát triển một ít trong chiều hướng này. Trong tu viện…ở nam Ấn… họ được chính quyền Ấn Độ ban cho đất đai. Vào lúc ban đầu, tăng sĩ trồng trọt. Mọi người phải làm việc trên những cánh đồng. Và nếu họ có thể tiếp nhận sự hổ trợ… hoặc là từ gia đình hay từ những người bảo trợ ngoại quốc hay bất cứ điều gì.. thế thì họ có thể mướn những người địa phương làm việc trên đồng cho họ. Vì vậy, điểm này là nếu chúng ta sẽ trở thành một vị tăng hay ni, thế thì chúng tôi nghĩ điều quan trọng là cố gắng hoạt động trong khuôn khổ của một vị tu sĩ nữ hay nam. Bằng cách nào đấy, chúng ta sẽ có là sự tự hổ trợ và vạn tiếp tục mặc y áo tu sĩ. Áo quần tu sĩ có ý nghĩa rất quan trọng.
Tôi nhớ tiến sĩ Phật học (Geshe [3]) Wangyal. Ông là một người Mông Cổ Kalmyk, vị giáo thọ đầu tiên mà chúng tôi gặp. Ông sống ở Hoa Kỳ và ông không quá tha thiết trong việc có những học trò phương Tây của ông trở thành một vị tăng hay ni. Nhưng, nếu bạn thật muốn trở thành một vị tu sĩ, điều mà ông ta muốn bạn làm là mặc y áo tu sĩ tăng ni bên cạnh quầy tính tiền trong một siêu thị với bình bát khất thực. Ông nói, “Nếu bạn sắp trở thành một vị tăng hay ni ở đây, bạn phải làm gì. Bạn sẽ không tiếp nhận nó một cách hời hợt không thành thật…” [hãy thực hành] trong hình thức đã bị hầu hết mọi truyền thống quên lãng.
---
[3] Geshe: 1- Trong truyền thống Kadam, một danh hiệu đặt cho một vị giáo thọ và thiện tri thức, đặc biệt những ai là đạo sư của rèn luyện thái độ [tu tâm] lojong. 2- Trong truyền thống Gelugpa, một danh hiệu đặt cho những ai đã hoàn tất chương trình học vấn của tu viện. Tiến sĩ Phật học: theo thứ tự từ thấp lên cao của bằng Geshe: Dorampa, Lingtse, Tsorampa và Lharampa, Lharampa là cao nhất.